BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10943 /BYT-MT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; |
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, để tạo điều kiện và hỗ trợ cho người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) nhưng vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch) đã rà soát và xây dựng hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) (được gửi kèm theo Công văn này).
Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung sau:
Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Công văn số 4674/BYT-MT ngày 31/8/2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày).
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC
PHÉP NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM LÀM VIỆC NGẮN NGÀY (DƯỚI 14 NGÀY)
(Ban hành kèm theo Công văn số 10943/BYT-MT ngày24 tháng12 năm 2021)
Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày với thời gian dưới 14 ngày (sau đây gọi chung là người nhập cảnh ngắn ngày).
1. Người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày bao gồm:
- Người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ.
- Người nhập cảnh không phải mục đích ngoại giao công vụ (Nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, kinh doanh, thương mại, nghiên cứu thị trường cùng thân nhân và các đối tượng theo thỏa thuận với từng quốc gia).
2. Những người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc tại Việt Nam.
1. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố cân nhắc nhu cầu mời người nhập cảnh ngắn ngày vào Việt Nam làm việc và phải đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
2. Không phải cách ly y tế song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt, không tiếp xúc với cộng đồng, đảm bảo an toàn cho người nhập cảnh ngắn ngày và những người tiếp xúc, không để lây nhiễm chéo trong quá trình làm việc và không lây nhiễm ra cộng đồng. Trong trường hợp người nhập cảnh dự kiến làm việc, hoạt động tại nhiều địa phương, cần phải có kế hoạch, phương án di chuyển rõ ràng và được địa phương liên quan chấp thuận.
3. Người nhập cảnh ngắn ngày và người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày phải thực hiện đầy đủ quy định 5K, tự theo dõi sức khỏe, khi có một trong các biểu hiện: sốt, ho, đau rát họng hoặc khó thở thì thông báo cho cơ quan quản lý và y tế địa phương để xử lý theo quy định.
4. Lập danh sách toàn bộ những người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc, đi thực địa.
5. Nơi lưu trú (khách sạn, nơi lưu trú do doanh nghiệp thu xếp, cơ sở lưu trú khác) được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Bố trí riêng khu vực lưu trú cho người nhập cảnh ngắn ngày. Tuyệt đối không để lây nhiễm chéo tại nơi lưu trú và lây nhiễm ra cộng đồng.
6. Người nhập cảnh ngắn ngày phải có bảo hiểm y tế quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức mời cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp bị mắc COVID-19.
7. Đơn vị, tổ chức mời người nhập cảnh ngắn ngày chi trả chi phí cho việc lưu trú, phương tiện đưa đón, xét nghiệm COVID-19 theo quy định. Đối với người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì được miễn chi trả (trừ chi phí lưu trú tại khách sạn theo nguyện vọng).
8. Trường hợp sau thời gian làm việc ngắn ngày mà người nhập cảnh tiếp tục có nhu cầu ở lại Việt Nam làm việc thì phải thực hiện các quy định hiện hành về nhập, xuất cảnh và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như sau:
- Đối với người đã được tiêm đủ liều vắc-xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19[1]:
+ Kết thúc thời gian làm việc trước 3 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú đến hết ngày thứ 3, không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú. Thực hiện xét nghiệm SARS- CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng…thì phải báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
+ Trường hợp kết thúc thời gian làm việc sau 3 ngày và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính vào ngày thứ 3 thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Nếu có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng…thì phải báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
- Đối với người chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19:
+ Kết thúc thời gian làm việc trước 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải tự cách ly tại nơi lưu trú đến hết ngày thứ 7. Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 tính từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng…thì phải báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
+ Trường hợp kết thúc thời gian làm việc sau 7 ngày và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính vào ngày thứ 7 thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Nếu có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng…thì phải báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
- Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
IV. CÁC YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
4.1. Đối với người nhập cảnh không phải mục đích ngoại giao công vụ
4.1.1. Trước khi nhập cảnh
- Đơn vị, tổ chức mời lập danh sách người dự kiến nhập cảnh vào Việt Nam (họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, quốc tịch, số mũi tiêm phòng COVID-19, đã khỏi bệnh COVID-19, địa chỉ, số điện thoại, email, mục đích nhập cảnh, thời gian nhập cảnh và nơi lưu trú). Cam kết chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi mời người nhập cảnh vào Việt Nam và cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp bị mắc COVID-19. Xây dựng kế hoạch, phương án làm việc, địa điểm lưu trú, phương tiện đưa đón cụ thể, phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt quá trình làm việc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Người nhập cảnh phải có:
+ Kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh[2]
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm y tế quốc tế còn hiệu lực hoặc cam kết chi trả chi phí điều trị của đơn vị, tổ chức mời trong trường hợp người nhập cảnh bị mắc COVID-19.
- Trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 cần có các giấy tờ xác nhận theo quy định1.
- Đối với người nhập cảnh chỉ tham gia họp, thực hiện ký kết các hợp đồng, thỏa thuận, hợp tác thì ưu tiên lựa chọn địa điểm họp, ký kết, lưu trú tại các tỉnh, thành phố có hoặc gần các cửa khẩu xuất, nhập cảnh để hạn chế người nhập cảnh vào sâu nội địa, di chuyển qua nhiều địa phương không đảm bảo được các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
4.1.2. Tại nơi nhập, xuất cảnh
- Người nhập cảnh phải xuất trình khi nhập cảnh:
+ Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính,
+ Giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 (nếu có)[3].
- Yêu cầu người nhập cảnh thực hiện nghiêm quy định 5K, cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong suốt thời gian ở Việt Nam.
- Tổ chức việc đưa đón người nhập cảnh về nơi lưu trú và di chuyển theo kế hoạch, phương án làm việc theo hướng dẫn tại Phần 4.1.6, Mục IV.
4.1.3. Tại nơi lưu trú
a) Đơn vị, tổ chức mời người nhập cảnh bố trí chỗ ở riêng biệt cho người nhập cảnh tại nơi lưu trú để thuận tiện theo dõi, quản lý.
b) Bố trí riêng phòng/khu vực lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2 tại nơi lưu trú để tiến hành lấy mẫu cho tất cả các người nhập cảnh. Yêu cầu phòng/khu vực lấy mẫu phải được bố trí tại địa điểm riêng biệt, thuận tiện đi lại. Trường hợp không thể bố trí được phòng/khu vực lấy mẫu riêng biệt thì có thể lấy mẫu tại phòng nghỉ của người nhập cảnh.
c) Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm SARS-COV-2 (bằng kỹ thuật RT- PCR/RT-LAMP) tại nơi lưu trú đối với tất cả người nhập cảnh:
- Đối với trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19: (i) lưu trú dưới 03 ngày: xét nghiệm 01 lần vào ngày đầu; (ii) lưu trú từ 03 ngày trở lên: xét nghiệm 02 lần vào ngày đầu và ngày thứ 3.
- Đối với các trường hợp khác: xét nghiệm 03 lần vào ngày đầu, ngày thứ 3 và ngày thứ 7.
- Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục.
4.1.4. Tại nơi diễn ra cuộc họp, ký kết
Ưu tiên làm việc ngay tại khuôn viên khách sạn, nơi lưu trú. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp.
a) Trước cuộc họp, ký kết
- Lập danh sách người tham dự họp, ký kết (người nhập cảnh và những người tiếp xúc với người nhập cảnh) với đầy đủ thông tin bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, địa chỉ nơi công tác, nơi lưu trú/cư trú và số điện thoại liên hệ, địa chỉ E-mail.
- Bố trí điểm đo thân nhiệt cho tất cả các đại biểu tham dự họp, ký kết (tốt nhất là bố trí máy đo thân nhiệt tự động tại cửa ra vào của địa điểm họp, ký kết).
- Bố trí điểm rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các phòng họp, ký kết, khu vực công cộng của địa điểm họp, ký kết và điểm phát khẩu trang cho đại biểu tham dự họp, ký kết.
- Bố trí các biển báo hoặc thông báo để thông tin, hướng dẫn, nhắc nhở các đại biểu thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 (như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định với người xung quanh…).
- Phòng họp, hội trường, địa điểm tổ chức cuộc họp, ký kết cần thông thoáng, đảm bảo vệ sinh, khử khuẩn theo hướng dẫn tại Phụ lục.
- Bố trí khu vực, vị trí ngồi riêng cho người nhập cảnh theo từng quốc gia và theo từng nhóm tương đồng về yếu tố dịch tễ. Đặt biển tên và thông báo trước các vị trí ngồi để các người nhập cảnh chủ động vào vị trí.
- Bố trí phòng họp, ký kết dự phòng để thay thế khi phòng họp, ký kết chính phải cách ly phòng, chống dịch COVID-19. Bố trí phòng họp, ký kết được kết nối trực tuyến dành riêng cho người nhập cảnh trong trường hợp cần thiết.
- Bố trí khu vực làm việc cho bộ phận y tế trực phục vụ tại địa điểm họp, ký kết theo quy định.
- Bố trí phòng cách ly tại địa điểm họp, ký kết để cách ly đại biểu tham dự có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng hoặc khó thở trong thời gian tham dự cuộc họp, ký kết. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bố trí tại khu vực riêng cách xa các phòng họp, ký kết, nơi công cộng của địa điểm họp, ký kết. Bố trí lối đi riêng đến phòng cách ly.
+ Thoáng khí, thông gió tốt; hạn chế đồ đạc trong phòng; có khẩu trang, có chỗ rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn (sau đây gọi tắt là dung dịch sát khuẩn tay); có thùng đựng rác có nắp đậy kín; có khu vực vệ sinh riêng.
- Xây dựng, in ấn thông báo hướng dẫn các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 để phát cho các đại biểu tham dự cuộc họp, ký kết. Thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nếu là cuộc họp, ký kết song phương thì có thể bằng ngôn ngữ của quốc gia tham dự cuộc họp, ký kết.
- Yêu cầu không bố trí những người phục vụ cuộc họp, ký kết có một trong các biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt, đau rát họng, khó thở thực hiện nhiệm vụ.
b) Trong cuộc họp, ký kết
- Đưa đón người nhập cảnh từ nơi lưu trú đến địa điểm họp, ký kết theo hướng dẫn tại Phần 4.1.6, Mục IV.
- Lập danh sách tất cả các đại biểu, Ban Tổ chức, người phục vụ, phóng viên, báo chí tham dự các phiên họp, ký kết hoặc tại các phòng họp, ký kết để thuận tiện cho việc truy vết khi cần.
- Kiểm tra thân nhiệt, cấp phát khẩu trang cho các đại biểu trước khi vào họp, ký kết.
- Phát thông báo hướng dẫn các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 cho các đại biểu.
- Khuyến khích không giải lao tập trung giữa giờ; nên giải lao, nghỉ tại chỗ. Bố trí phục vụ giải khát và nước uống tại chỗ cho từng đại biểu tại vị trí đã được sắp xếp trước.
- Ăn uống trong quá trình họp, ký kết: Ưu tiên hình thức ăn uống tại chỗ với suất ăn, uống cá nhân. Nếu ăn tập trung phải đảm bảo khoảng cách giữa các đại biểu tối thiểu 1m; bố trí ngồi so le, không ngồi đối diện.
- Người phục vụ phải đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ. Lập và lưu giữ danh sách, địa chỉ liên hệ của toàn bộ những người phục vụ tại cuộc họp, ký kết (để thuận tiện cho việc truy vết khi cần).
- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn địa điểm họp, ký kết theo hướng dẫn tại Phụ lục.
- Tổ chức việc kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại địa điểm họp, ký kết.
- Theo dõi tình hình sức khỏe, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 của người nhập cảnh.
c) Sau cuộc họp, ký kết
Toàn bộ các đại biểu tham dự cuộc họp, ký kết (bao gồm đại biểu quốc tế và đại biểu trong nước), các thành viên Ban Tổ chức và những người liên quan khác tiếp tục tự theo dõi sức khỏe sau khi kết thúc cuộc họp, ký kết. Nếu có người được xác định mắc COVID-19 trong vòng 14 ngày sau khi kết thúc cuộc họp, ký kết thì:
- Thông báo cho cơ quan quản lý và y tế tại địa phương đối với đại biểu trong nước và những người tiếp xúc với người nhập cảnh.
- Thông báo cơ quan, tổ chức mời người nhập cảnh đối với người nhập cảnh để cơ quan, tổ chức này thông báo cho y tế tại địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
4.1.5. Tại nơi làm việc, đi thực địa
- Được di chuyển và làm việc theo phương án, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Đưa đón các người nhập cảnh đi thực địa, tới nơi làm việc theo hướng dẫn tại Phần 4.1.6, Mục IV.
- Yêu cầu người nhập cảnh tự theo dõi sức khỏe, đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm quy định 5K, sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong suốt thời gian làm việc và đi thực địa ở Việt Nam.
- Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện của địa điểm làm việc, đi thực địa.
- Bố trí cán bộ y tế hỗ trợ, theo dõi, giám sát y tế trong quá trình người nhập cảnh làm việc và đi thực địa (nếu có).
- Khi kết thúc làm việc, đi thực địa: Tiến hành vệ sinh khử khuẩn địa điểm làm việc, địa điểm thực địa theo hướng dẫn tại Phụ lục.
- Khi phát hiện người nhập cảnh có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục.
4.1.6. Đảm bảo phương tiện đưa đón người nhập cảnh
Tổ chức việc đưa đón người nhập cảnh từ nơi nhập cảnh về nơi lưu trú và trong suốt quá trình ở Việt Nam bằng phương tiện riêng đảm bảo các yêu cầu sau:
- Yêu cầu lái xe, người nhập cảnh thực hiện nghiêm quy định 5K. Phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.
- Bố trí dung dịch sát khuẩn tay trên xe gần cửa ra vào để các người nhập cảnh sát khuẩn tay trước khi lên xe và trong quá trình di chuyển.
- Tiến hành vệ sinh khử khuẩn xe đưa đón người nhập cảnh theo hướng dẫn tại Phụ lục.
4.2. Đối với người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ
- Các yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19 thực hiện tương tự như đối với người nhập cảnh. Tuy nhiên, người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ không bắt buộc cài đặt ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID), chỉ khuyến khích.
- Đối với khách VIP nhập cảnh từ cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, các đoàn khách vào thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc các bộ, ngành cơ quan trung ương: không bắt buộc phải có giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 khi nhập cảnh; không phải cài đặt, sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC- COVID) và không phải xét nghiệm SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh.
- Thông báo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu mời người nhập cảnh ngắn ngày thực hiện các nội dung được quy định tại hướng dẫn này.
- Bố trí địa điểm lưu trú, làm việc riêng biệt, đảm bảo giám sát y tế, không tiếp xúc cộng đồng. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt phương án, phương tiện đưa đón, cách ly, phương án an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình làm việc của người nhập cảnh ngắn ngày và người tiếp xúc.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian người nhập cảnh ngắn ngày lưu trú tại Việt Nam.
- Báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tình hình triển khai thực hiện khi có vấn đề phát sinh.
- Hướng dẫn việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài.
- Thông tin, hướng dẫn các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan liên quan về quy định đối với người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ.
- Thông báo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trực thuộc có nhu cầu mời các người nhập cảnh ngắn ngày thực hiện các nội dung được quy định tại hướng dẫn này.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian người nhập cảnh ngắn ngày lưu trú tại Việt Nam.
- Báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 tình hình triển khai thực hiện khi có vấn đề phát sinh.
4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Theo dõi, giám sát y tế, xử lý các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 và hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn môi trường trong thời gian người nhập cảnh ngắn ngày lưu trú tại Việt Nam;
- Bố trí bộ phận/người chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú, địa điểm họp, ký kết, nơi làm việc, địa điểm thực địa;
- Chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở thu dung điều trị các trường hợp mắc COVID-19.
- Xây dựng phương án nhập cảnh, bố trí phương tiện đưa đón, địa điểm lưu trú, nơi họp, ký kết, nơi làm việc, địa điểm thực địa cụ thể cho người nhập cảnh ngắn ngày, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc và những người tiếp xúc theo phương án đã được phê duyệt. Chi trả các chi phí liên quan theo quy định.
- Thông tin, hướng dẫn các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại hướng dẫn này và các quy định khác liên quan của Chính phủ Việt Nam.
- Thực hiện đúng các nội dung được quy định tại hướng dẫn này.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Bộ, ngành tình hình triển khai thực hiện.
6. Đối với người nhập cảnh ngắn ngày.
- Thực hiện đầy đủ việc khai báo y tế điện tử khi nhập cảnh. Sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam (trừ người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ).
- Thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại hướng dẫn này và các quy định Chính phủ Việt Nam.
- Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Khi có một trong biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở phải thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức mời và cơ quan y tế.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, quy định 5K khi tham gia các hoạt động.
- Thực hiện lịch trình họp, ký kết, làm việc, đi thực địa theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
7. Đối với người tiếp xúc gần với người nhập cảnh ngắn ngày trong thời gian lưu trú tại Việt Nam.
- Phải khai báo với cơ quan y tế để được ghi nhận thông tin.
- Trong quá trình tiếp xúc, làm việc với người nhập cảnh ngắn ngày: thực hiện nghiêm quy định 5K, tự theo dõi sức khỏe.
- Sau khi dừng tiếp xúc, làm việc với người nhập cảnh ngắn ngày cần tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng. Nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở cần tự cách ly tại nơi lưu trú, thông báo cho cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế để được tư vấn và khám, xét nghiệm theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
8. Đơn vị quản lý địa điểm họp, ký kết, nơi làm việc, địa điểm thực địa
Xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công cụ thể cho các đơn vị trực thuộc và các cá nhân có liên quan chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị và phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung theo hướng dẫn tại Mục IV để đảm bảo các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19./.
1.1. Khi có trường hợp có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở.
- Thông báo cho bộ phận/cán bộ chịu trách nhiệm giám sát y tế tại nơi lưu trú/cuộc họp/ký kết/làm việc/khi đi thực địa. Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn và nếu cần thì đến cơ sở y tế khám và điều trị.
- Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.
- Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh.
- Đưa người có biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở vào phòng cách ly tạm thời và xử trí như đối với ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 theo quy định.
1.2. Khi có trường hợp xác định mắc COVID-19
Khi kết quả xét nghiệm của người nhập cảnh dương tính với SARS-CoV-2 trong thời gian người nhập cảnh lưu trú tại Việt Nam cần:
- Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để thực hiện phân luồng cách ly để xử lý và điều trị theo quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 và Bộ Y tế.
- Tiến hành khử khuẩn và xử lý môi trường tại địa điểm lưu trú, họp, ký kết, làm việc, đi thực địa theo hướng dẫn tại Mục 2 của Phụ lục.
2. Khử khuẩn và xử lý môi trường
2.1. Khử khuẩn phương tiện vận chuyển người nhập cảnh
- Sau mỗi lần chở người nhập cảnh cần tiến hành vệ sinh khử khuẩn xe như sau: Dùng khăn lau thấm các chất tẩy rửa thông thường như (i) chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn, hoặc (ii) các dung dịch khử khuẩn chứa 0,1% Clo hoạt tính, hoặc (iii) cồn 70% lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút. Lưu ý nếu bề mặt cần khử khuẩn bị bẩn thì phải làm sạch bề mặt bằng xà phòng và nước sạch trước khi khử khuẩn.
- Các vị trí lau khử khuẩn bề mặt: Các vị trí thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, tay nắm hoặc tay vịn trên xe, sàn xe, điều hòa trong xe và các vị trí thường xuyên tiếp xúc khác.
- Tăng cường thông khí trên phương tiện vận chuyển bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Thường xuyên vệ sinh hệ thống thông gió, quạt, điều hòa.
- Bố trí đủ túi đựng rác và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày theo quy định.
2.2. Khử khuẩn, xử lý môi trường địa điểm họp, ký kết
a) Hằng ngày thực hiện vệ sinh khử khuẩn tại địa điểm họp, ký kết và/hoặc các phòng họp, ký kết như sau:
- Lau khử khuẩn bằng (i) chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn, hoặc (ii) các dung dịch khử khuẩn chứa 0,1% Clo hoạt tính, hoặc (iii) cồn 70%. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày. Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.
- Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa và để khô tự nhiên. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa và nước trước khi khử khuẩn.
- Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang, quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.
- Các vị trí cần khử khuẩn: Phòng họp, ký kết, căng tin, thang máy, sảnh chờ, khu vực vệ sinh chung, nhà ăn hoặc phòng ăn (nếu có sử dụng) và các khu vực dùng chung khác.
- Tần suất lau khử khuẩn:
+ Đối với nền nhà, tường, các đồ vật trong phòng họp, ký kết các bề mặt có tiếp xúc: Khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
+ Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, mặt bàn họp, ghế ngồi của đại biểu (đặc biệt là tay ghế, thành ghế), micro, bàn phím máy tính dùng chung, các nút bấm điều khiển, tay vịn lan can, khu vệ sinh chung và các vị trí thường xuyên tiếp xúc khác: Khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
b) Tăng cường thông khí tại các phòng họp, địa điểm họp, hành lang, sảnh chờ, thang máy bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác.
c) Xử lý chất thải: Bố trí đủ thùng đựng rác có lót túi ni lon và có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện. Chất thải phải được thu gom và đưa đi xử lý hằng ngày theo quy định.
2.3. Vệ sinh môi trường, khử khuẩn nơi làm việc, địa điểm thực địa
- Tiến hành vệ sinh môi trường, khử khuẩn sau khi người nhập cảnh rời khỏi nơi làm việc, địa điểm thực địa theo quy định.
2.4. Khử khuẩn, xử lý môi trường khi có người xác định mắc COVID-19
Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng hoặc hướng dẫn khác của Ban chỉ đạo quốc gia hoặc Bộ Y tế nếu có và lưu ý một số nội dung đối với khử khuẩn nơi họp, ký kết, nơi làm việc, địa điểm thực địa của bệnh nhân COVID-19 như sau:
a) Khu vực cần khử khuẩn
Cần tiến hành vệ sinh khử khuẩn toàn bộ những địa điểm đại biểu mắc COVID-19 có mặt, tiếp xúc gồm:
- Tại địa điểm họp, ký kết: Toàn bộ phòng họp, phòng tiếp đón (nếu có); khu vực hành lang, lối đi chung dẫn đến phòng họp, thang máy, sảnh chờ, nhà vệ sinh và các khu vực dùng chung khác của địa điểm họp, ký kết mà đại biểu mắc COVID-19 có mặt hoặc tiếp xúc.
- Tại nơi lưu trú: Phòng ở của đại biểu mắc COVID-19; tường bên ngoài của phòng ở, hành lang, lối đi chung dẫn đến phòng ở của đại biểu, cầu thang, thang máy, sảnh chờ, nhà vệ sinh và các khu vực dùng chung khác ở nơi lưu trú.
- Phương tiện chuyên chở đại biểu mắc COVID-19: Lau khử khuẩn toàn bộ các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, tay nắm hoặc tay vịn trên xe, sàn xe và các vị trí thường xuyên tiếp xúc khác.
b) Nguyên tắc khử khuẩn
- Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi khử khuẩn.
- Hóa chất, dung dịch khử khuẩn: Sử dụng dung dịch khử khuẩn chứa 0,1% Clo hoạt tính pha sẵn để lau khử khuẩn. Chỉ pha dung dịch khử khuẩn đủ dùng trong ngày. Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.
- Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.
- Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn.
c) Biện pháp vệ sinh khử khuẩn, xử lý môi trường:
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn tại địa điểm họp, nơi lưu trú, phương tiện vận chuyển của đại biểu mắc COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế.
- Các đồ dùng đựng thức ăn, nước uống; đồ vải tại địa điểm họp (như khăn trải bàn), phòng ở của đại biểu mắc COVID-19 cần được thu gom và xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Toàn bộ rác thải phát sinh tại phòng họp, phòng ở, phương tiện vận chuyển của đại biểu mắc COVID-19 phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” và được đưa đi xử lý theo quy định./.
[1] (i) Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn đối với từng loại vắc xin được cấp phép (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có Chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vắc xin đã được Việt Nam công nhận (hoặc hợp pháp hoá/xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền nếu loại Giấy đó chưa được công nhận để sử dụng trực tiếp tại Việt Nam) hoặc (ii) Đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp R.T-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và đã khỏi bệnh (có giấy xác nhận đã khỏ i bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia/vùng lãnh thổ điều trị cấp).
[2] Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.
[3] (i) Việc kiểm tra và công nhận Chứng nhận tiêm chủng COVID-19, Chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 ở nước ngoài (hoặc hộ chiếu vắc xin) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao; (ii) Việc công nhận và kiểm tra Chứng nhận tiêm chủng COVID-19, Chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 ở Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.