NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1070/NHNN-TD |
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2002 |
Kính gửi: |
- Chi nhánh NHNN tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, |
Ngày 20/12/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng) kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg); Ngày 7/5/2002 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn số 42/2002/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2002/TT-BTC). Để triển khai chủ trương của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, triển khai ngay một số việc sau:
1. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các ban, ngành, địa phương tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương.
Khi có yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cử đại diện tham gia Ban trù bị thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng và Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng của tỉnh, thành phố.
2. Các tổ chức tín dụng:
2.1. Căn cứ vào vốn điều lệ và quỹ dự trữ, tình hình sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ cho hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương để quyết định việc tham gia đóng góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập.
- Mức góp vốn của một tổ chức tín dụng trong một quỹ bảo lãnh tín dụng so với vốn điều lệ của quỹ bảo lãnh tín dụng đó tối đa không được vượt quá tỷ lệ sau:
+ Ngân hàng: 6%
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Công ty tài chính): 10%
- Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một tổ chức tín dụng trong tất cả các doanh nghiệp, các quỹ bảo lãnh tín dụng so với vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng đó tối đa không được vượt quá tỷ lệ sau:
+ Ngân hàng: 30%
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Công ty tài chính): 40%
2.2. Cử đại diện tham gia Ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tham gia Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng trong trường hợp góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập tại địa phương.
2.3. Hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu được Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh khi vay vốn tại tổ chức tín dụng theo đúng quy định tại Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg, Thông tư số 42/2002/TT-BTC và các quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với khách hàng.
2.4. Phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ của khách hàng, đảm bảo an toàn vốn.
Trên đây là một số nội dung triển khai liên quan đến việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nhgiệp nhỏ và vừa. Trong quá trình triển khai thực hiện, các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố; các tổ chức tín dụng, nếu có vướng mắc, báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ tín dụng) để được giải quyết kịp thời.
|
Nguyễn Văn Giàu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.