ỦY BAN DÂN TỘC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 1030/UBDT-HTQT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2012 |
Kính gửi: Bộ Ngoại giao
Phúc đáp công văn số 4074/BNG-LPQT ngày 06 tháng 11 năm 2012 của Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc xin gửi Báo cáo công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế năm 2012 và Kế hoạch năm 2013 kèm theo Bảng danh sách thỏa thuận quốc tế và Kế hoạch để Quý cơ quan tổng hợp báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Bộ./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
BÁO CÁO
VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, THỎA
THUẬN QUỐC TẾ NĂM 2012 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM 2013
(Kèm theo công văn số 1030/UBDT-HTQT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban
Dân tộc)
I. Tình hình ký kết, gia nhập ĐƯQT, TTQT năm 2012
Các danh mục thống kê theo các mẫu đính kèm Báo cáo này.
II. Tình hình thực hiện ĐƯQT, TTQT
1. Đánh giá tình hình thực hiện ĐƯQT
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Phần Lan về dự án “Hỗ trợ kỹ thuật quản lý chương trình 135 giai đoạn II” ký ngày 12/6/2008 và đã kết thúc ngày 23/6/2011.
2. Đánh giá tình hình thực hiện TTQT năm 2012
2.1. Thỏa thuận Hợp tác ký giữa Ủy ban Dân tộc nước CHXHCN Việt Nam với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước nước CHDCND Lào giai đoạn 2012-2020 (ký ngày 13/8/2012)
1. Loại thỏa thuận quốc tế: thỏa thuận được ký nhân danh Ủy ban Dân tộc nước CHXHCN Việt Nam về lĩnh vực công tác dân tộc; được ký nhân dịp đoàn đại biểu cấp cao của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước do Chủ tịch Phan Đuông Chít Vông Sả làm Trưởng đoàn sang thăm Việt Nam.
2. Tình trạng hiệu lực: đang có hiệu lực; thỏa thuận này không cần phải trình Chính phủ sau khi ký để có hiệu lực; Thời gian hiệu lực của thỏa thuận: có hiệu lực từ ngày 13/8/2012, có giá trị trong thời hạn 2012-2020 và được mặc nhiên gia hạn từng năm một, trừ khi một trong hai bên thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc chấm dứt Thỏa thuận.
3. Tình hình thực hiện năm 2012
- Về trao đổi đoàn: Năm 2012, Ủy ban Dân tộc đã đón 02 đoàn cấp cao của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước sang thăm và làm việc với Ủy ban Dân tộc: từ ngày 22 đến ngày 25/4/2012 Đoàn cán bộ UBTWMT Lào xây dựng đất nước do Đồng chí Vong Chan Phom Sa Vat, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn; từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 8 năm 2012, Đoàn cấp cao của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do đồng chí Phăn Đuông Chit Vông Sả, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước làm Trưởng đoàn sang Việt Nam ký kết Thỏa thuận Hợp tác giai đoạn 2012-2020 và trao tặng huân chương cho Ủy ban Dân tộc. Đồng chí Phăn Đuông Chít Vông Sả, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thay mặt Đảng, Nhà nước Lào đã trao tặng Huân chương Tự do Hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc Việt Nam; trao Huân chương Tự do Hạng Nhì cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử; Huân chương Tự do Hạng Ba cho các đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Minh Thắng, Hà Hùng, Sơn Phước Hoan, hòang Xuân Lương và nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Bế Trường Thành; trao Kỷ niệm chương 60 năm Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước cho 18 đồng chí là Lãnh đạo, nguyên là Lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
- Về đào tạo, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác dân tộc khóa 3 (23/4/2012-22/5/2012) cho 25 cán bộ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước. Hiện nay Ủy ban Dân tộc đang triển khai các thủ tục đề nghị Chính phủ cấp kinh phí để tổ chức 01 khoá đào tạo tập huấn cho 25 cán bộ Lào tại Hà Nội, Việt Nam và 01 khóa tại Viêng Chăn, Lào vào Quý II năm 2013.
4. Khó khăn: không có
5. Tồn tại, nguyên nhân: Việc triển khai các nội dung trong thỏa thuận còn chậm, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân do sự phối hợp giữa hai đơn vị đầu mối của hai cơ quan có nhiều bất cập và hạn chế; việc trao đổi và cung cấp, xử lý thông tin còn chậm.
6. Kiến nghị: đề nghị các cơ quan hữu quan (Bộ Ngoại giao, Phân ban Việt - Lào của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) tạo điều kiện để Ủy ban Dân tộc thực hiện tốt các nội dung đã ký trong thỏa thuận.
2.2. Thỏa thuận Hợp tác ký giữa Ủy ban Dân tộc và Miền núi nước CHXHCN Việt Nam với Ủy ban Dân tộc Nhà nước nước CHND Trung Hoa (ký ngày 21/12/1995)
1. Loại thỏa thuận quốc tế: thỏa thuận được ký nhân danh Ủy ban Dân tộc và Miền núi nước CHXHCN Việt Nam; về hợp tác trên các lĩnh vực công tác dân tộc; ký nhân dịp đoàn đại biểu cấp cao của UBDTMN (nay là Ủy ban Dân tộc) nước CHXHCN Việt Nam do Bộ trưởng, Chủ nhiệm hòang Đức Nghi làm trưởng đoàn sang thăm Trung Quốc.
2. Tình trạng hiệu lực: đang có hiệu lực; thỏa thuận này không cần trình Chính phủ sau khi ký để có hiệu lực; thời gian hiệu lực: có hiệu lực từ ngày 21/12/1995, có giá trị trong thời hạn 10 năm và được mặc nhiên gia hạn 5 năm một, trừ khi một trong hai bên thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc chấm dứt thỏa thuận
3. Trong thời gian qua hai cơ quan vẫn duy trì liên lạc và tổ chức trao đổi các đoàn công tác cấp Bộ đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc. Từ ngày 12-17/11/2012, Ủy ban Dân tộc tổ chức đón đoàn cấp Vụ của Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc sang trao đổi về tình hình thực hiện Thỏa thuận Hợp tác từ năm 1995 đến nay và bàn về dự thảo Thỏa thuận Hợp tác giai đoạn mới, thống nhất phương án ký kết Thỏa thuận Hợp tác vào năm 2013.
4. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện: không có
5. Tồn tại, nguyên nhân: không có
6. Kiến nghị: không có
2.3. Thỏa thuận Hợp tác ký giữa Ủy ban Dân tộc và Miền núi nước CHXHCN Việt Nam với Bộ Biên giới, Dân tộc và Phát triển Liên bang Mianma (ký ngày 28/7/2000)
1. Loại thỏa thuận quốc tế: thỏa thuận được ký nhân danh Ủy ban Dân tộc và Miền núi nước CHXHCN Việt Nam; về hợp tác trên các lĩnh vực công tác dân tộc; được ký nhân dịp đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Biên giới, Dân tộc và Phát triển Liên bang Mianma do Chuẩn tướng, Thứ trưởng Than Tun làm trưởng đoàn sang thăm Việt Nam.
2. Tình trạng hiệu lực: đang có hiệu lực; thỏa thuận này không cần phải trình Chính phủ sau khi ký để có hiệu lực; thời gian hiệu lực của thỏa thuận: có hiệu lực từ ngày 28/7/2000, có giá trị trong thời hạn 5 năm và được mặc nhiên gia hạn từng năm một, trừ khi một trong hai bên thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc chấm dứt thỏa thuận
3. Cho đến nay hai bên vẫn duy trì liên lạc và trao đổi các đoàn công tác cấp Bộ đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc. Năm 2012, hai Bên tiếp tục xin ý kiến các Bộ, ngành hòan thiện dự thảo Thỏa thuận Hợp tác trình Chính phủ hai nước, Ủy ban Dân tộc dự kiến tổ chức Đoàn công tác cấp Lãnh đạo Ủy ban sang Mianma ký Thỏa thuận Hợp tác.
4&5. Khó khăn, tồn tại, nguyên nhân:
- Quy chế làm việc của Mianma quá chặt chẽ; việc thông tin liên lạc rất khó khăn, mọi vấn đề trao đổi đều phải thông qua Đại sứ quán Mianma tại Việt Nam mà cơ quan này thì rất bận không phải lúc nào cũng quan tâm tới vấn đề này.
- Thông tin từ phía Mianma rất hạn chế, Ủy ban Dân tộc nhận được rất ít thông tin từ Mianma.
6. Kiến nghị, đề xuất: Ủy ban Dân tộc có nguyện vọng tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác về công tác dân tộc vì đây là lĩnh vực có thể hợp tác và chia sẻ nhiều kinh nghiệm giữa hai bên, phù hợp với xu thế chung của sự phát triển trong khu vực và thế giới.
III. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, THOẢ THUẬN QUỐC TẾ NĂM 2013
Theo mẫu kèm theo.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.