BẢO HIỂM XÃ HỘI
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/BHXH-CSXH |
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Căn cứ Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, trong đó tại Khoản 2, Điều 8 Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện chi trả trợ cấp. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn số 4281/BHXH-CSXH ngày 29/10/2013 hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện có phát sinh một số vướng mắc, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố báo cáo và đề nghị hướng dẫn cụ thể hơn để có căn cứ thực hiện. Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, những vướng mắc khi thực hiện Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngoài thẩm quyền của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp và báo cáo Văn phòng Chính phủ về một số nội dung như sau:
1. Về xác định phạm vi điều chỉnh
Tại Điều 1 Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Như vậy, phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo quy định này có bao gồm phụ cấp thâm niên quân đội, công an, cơ yếu và phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác nhau như hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, kiểm lâm, thi hành án dân sự, kiểm tra Đảng hay không hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể.
2. Về xác định đối tượng được áp dụng hưởng trợ cấp theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg:
Tại Điều 2 Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg quy định đối tượng áp dụng là: "Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng, trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện của các cơ sở nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập". Tuy nhiên, do Bảo hiểm xã hội Việt Nam không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên không thể hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về đối tượng, phạm vi áp dụng của Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg, không thể hướng dẫn thế nào là "đang trực tiếp giảng dạy" và quy định rõ đối tượng nào không được áp dụng theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg nêu trên. Vì vậy, khi thực hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đều gặp khó khăn không xác định được đối tượng áp dụng cụ thể. Theo phản ánh của nhiều địa phương trong hồ sơ hưu trí ghi chức danh khi nghỉ hưu như:
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng, tổ trưởng các trường mầm non, các trường thuộc các cấp từ tiểu học đến phổ thông, từ trung cấp đến đại học;
- Giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng các trường chính trị, trường dạy nghề, các trường từ trung cấp đến đại học;
- Giám đốc, phó giám đốc, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng, tổ trưởng các Trung tâm dạy nghề thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức Chính trị - Xã hội, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Cô nuôi dạy trẻ, trông trẻ, giữ trẻ làm việc trong các Nhà trẻ, Nhà Mẫu giáo thuộc các nhà máy, xí nghiệp, công ty hoặc các đơn vị khối hành chính sự nghiệp… (thời kỳ bao cấp hoặc sau thời kỳ bao cấp);
- Giáo viên dinh dưỡng các trường mầm non, tổng phụ trách đoàn, đội tại các trường tiểu học và trung học cơ sở;
- Hướng dẫn viên thuộc trung tâm thể dục thể thao, giáo viên thuộc đại đội thanh niên xung phong;
- Trưởng khoa văn hóa trường quân sự nhưng không được hưởng phụ cấp thâm niên quân đội.
…
Tại Khoản 2, Điều 3 Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg chưa rõ các trường hợp chờ đủ tuổi, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trước ngày 31/5/2011, được giải quyết hưởng lương hưu kể từ ngày 01/6/2011 trở về sau thì có thuộc đối tượng được tính trợ cấp theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg?
3. Việc xác định thời gian được tính trợ cấp chưa được quy định cụ thể:
- Đối với trường hợp có thời gian đang trực tiếp giảng dạy sau đó được cử đi học trong nước, ngoài nước, đi học tập nghiên cứu, thực tập sinh, chuyên gia giảng dạy ở các trường ở nước ngoài, đi nghĩa vụ quân sự… hoặc nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản sau đó tiếp tục về trực tiếp giảng dạy thì thời gian nêu trên có được tính là thời gian để hưởng trợ cấp theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg không?
- Thời gian là giáo viên tại các trường bán công hoặc là giáo viên tại các trường công lập rồi tham gia công tác quản lý tại các Trường bán công hoặc giáo viên từ trường bán công chuyển sang các trường công lập thì thời gian là giáo viên hoặc cán bộ quản lý tại trường bán công có được tính hưởng trợ cấp không?
- Thời gian là cô nuôi dạy trẻ, trông trẻ, giữ trẻ làm việc trong các nhà trẻ, nhà mẫu giáo thuộc các nhà máy, xí nghiệp, công ty hoặc các đơn vị khối hành chính sự nghiệp… sau đó chuyển sang các cơ sở giáo dục mầm non;
- Giáo viên trong quân đội (là sỹ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp) chuyển ngành ra làm giáo viên trường phổ thông khi nghỉ hưu trong lương hưu đã hưởng thâm niên quân đội;
- Giáo viên vỡ lòng trước ngày 08/4/1976 (là thời điểm theo Quyết định số 152/TTg ngày 08/4/1976 của Thủ tướng Chính phủ các lớp vỡ lòng mới được chuyển vào hệ giáo dục phổ thông cấp 1).
Các trường hợp vướng mắc nêu trên không chỉ thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý mà còn thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể ở Trung ương và địa phương quản lý. Việc xác định các đối tượng trên có trực tiếp giảng dạy hay không có thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng theo Quyết định số 52/QĐ-TTg hay không phải đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật ban hành và có hiệu lực từ trước ngày 31/5/2011. Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể Trung ương, địa phương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.