BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 458/BC-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2008 |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 2008 CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổng hợp qua kết quả báo cáo nhanh của các chủ đầu tư trực thuộc như sau:
1.1. Kế hoạch vốn đầu tư được giao (bao gồm cả kế hoạch bổ sung hoặc Điều chuyển trong năm 2008):
Thực hiện Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19-11-2007 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định số 3657/QĐ-BTC ngày 20-11-2007 của Bộ Tài chính và Quyết định số 187/QĐ-BKH ngày 19-11-2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản kế hoạch năm 2008 cho các Trường, các đơn vị và các Dự án trực thuộc như sau:
Tổng vốn đầu tư: |
|
1.124.500 triệu đồng |
Trong đó: |
- Vốn trong nước: |
578.000 triệu đồng |
|
- Vốn ngoài nước |
546.500 triệu đồng |
- Tổng mức vốn đầu tư 1.124.500 triệu đồng được chia theo ngành và lĩnh vực như sau:
+ Đầu tư xây dựng cơ bản: |
|
1.121.500 triệu đồng |
. Chuẩn bị đầu tư: |
|
4.000 triệu đồng |
.Vốn giáo dục đào tạo: |
|
976.500 triệu đồng |
Chia ra: |
Vốn trong nước: |
430.000 triệu đồng |
|
Vốn ngoài nước: |
546.500 triệu đồng |
. Khoa học công nghệ: |
|
70.000 triệu đồng |
. Môi trường: |
|
7.000 triệu đồng |
. Công cộng: |
|
50.000 triệu đồng |
. Thể dục thể thao: |
|
14.000 triệu đồng |
+ Vốn đầu tư theo mục tiêu: |
|
3.000 triệu đồng |
1.2. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư 9 tháng đầu năm 2008:
Theo báo cáo của các đơn vị, dự án trực thuộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp thì:
- Khối lượng xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành đến thời điểm 30/9/2008 là 900.931 triệu đồng, đạt 80,01% so với kế hoạch vốn năm 2008.
- Số vốn đã được thanh toán (trong đó thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành) đến thời điểm 30/9/2008 là 707.838 triệu đồng, đạt 62,94% so với kế hoạch vốn năm 2008.
Riêng đối với các dự án nhóm A, đến thời điểm 30/9/2008: khối lượng XDCB hoàn thành đạt 86,83%, tổng số vốn đã thanh toán đạt 69,52% so với kế hoạch vốn năm 2008. Trong đó, các dự án ODA: khối lượng XDCB hoàn thành đạt 110,33% (709.983 tỷ đồng/643.500 tỷ đồng), tổng số vốn đã thanh toán đạt 89,64 % (576.870 tỷ đồng/643.500 tỷ đồng) so với kế hoạch vốn năm 2008.
- Số lượng dự án, công trình hoàn thành: Theo kế hoạch, đến cuối năm 2008 sẽ có 20 dự án, công trình hoàn thành.
Ưu điểm:
- Việc bố trí vốn năm 2008 đã thể hiện ưu tiên cho các Trường Sư phạm và trường trọng điểm; Ưu tiên các đơn vị ở vùng khó khăn vừa mới thành lập.
- Đã giảm khởi công các công trình mới, tập trung vốn để hoàn thành các dự án nhóm B, C đang dở dang, đáp ứng hàng trăm nghìn m2 phòng học, thí nghiệm, ký túc xá phục vụ tốt cho công tác giáo dục và đào tạo.
- Tập trung bố trí vốn các dự án nhóm B vượt quá thời hạn để sớm. Hiện nay không còn dự án nhóm B kéo dài quá 4 năm.
- Các đơn vị không có nợ đọng XDCB. Đi đôi với việc tập trung vốn cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều đơn vị đã huy động nguồn thu từ học phí và các nguồn thu hợp pháp khác để tăng cường đầu tư các công trình phục vụ cho học tập và xây dựng KTX cho sinh viên.
- Đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý vốn đầu tư: Đa số các đơn vị trực thuộc Bộ đều tuân thủ thủ tục đầu tư; thời gian, tiến độ thực hiện các dự án. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên tình hình quyết toán vốn đầu tư các công trình, dự án XDCB trong năm 2008 còn chưa kịp thời;
Một số hạn chế:
- Đầu tư vẫn chưa thể tập trung vì số lượng dự án dồn lại nhiều từ những năm trước vẫn còn khá lớn.
- Ngân sách Nhà nước tập trung cho mảng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các đơn vị. Đặc biệt còn để nhiều quy hoạch treo chưa đủ vốn để đền bù giải toả mặc dù đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, như 3 đại học vùng: Đại hoc Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên.
- Ngân sách được Chính phủ phân bổ cũng chưa thể đáp ứng được tiến độ của các dự án ODA và các dự án nhóm A đã được phê duyệt.
Vốn đối ứng cho Dự án Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC): Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1290/TTg-KTTH ngày 08/8/2008 cho ứng trước dự toán ngân sách trung ương của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009 là 50 tỷ đồng để thanh toán nợ khối lượng hoàn thành của dự án tính đến ngày 29/7/2008, đồng thời cho phép coi các điểm trường được xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ là phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cho Dự án. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 7843/BGDĐT-CSVCTBĐCTE ngày 28/8/2008 về việc “hướng dẫn thực hiện công văn số 1290/TTg-KTTH của CP”, đồng thời tổ chức họp với các tỉnh để hướng dẫn triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn cho Dự án xây dựng toà nhà trung tâm đào tạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Chính phủ đã có công văn số 3961/VPCP-KTTH ngày 17/6/2008 giao cho Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ và cơ quan liên quan xây dựng cơ chế huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước và quyết định việc áp dụng thực hiện đối với dự án. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn và tổ chức buổi làm việc với Trường Đại học Kinh tế quốc dân để triển khai thực hiện xây dựng đề án
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện sẽ còn gặp nhiều khó khăn cần được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của UBND các tỉnh và các Bộ ngành trung ương.
- Một số ít đơn vị vẫn chưa thể giải ngân được do nhiều thủ tục Điều chỉnh bổ sung và tổ chức đấu thầu chậm.
- Công tác chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán, thiết kế kỹ thuật... còn chậm trễ, đặc biệt là các thủ tục Điều chỉnh bổ sung do các quy định mới và đơn giá thay đổi nên đã kéo dài thời hạn thực hiện việc thi công xây dựng công trình.
- Một số dự án đã bố trí vốn nhưng kéo dài thời gian chuẩn bị, chưa có giải pháp đồng bộ đảm bảo dự án đúng tiến độ.
Những hạn chế nêu trên, cũng một phần vì các khó khăn khách quan, như:
- Giá cả vật tư biến động thường xuyên và tăng rất cao so với dự toán ban đầu, vượt ngoài tầm kiểm soát của Chủ đầu tư và nhà thầu gây khó khăn cho chủ đầu tư và đơn vị thi công.
- Thị trường vật tư tại các địa phương khan hiếm, không đáp ứng được khối lượng thi công;
- Giá cả thực tế trên thị trường chênh lệch rất lớn với các văn bản thông báo giá của địa phương gây khó khăn cho đơn vị thi công khi thực hiện thnh toán khối lượng;
- Các công trình, dự án được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được phân bổ cho từng năm có giới hạn nên khi trượt giá vầ vật tư (đặc biệt là trong 2 quý đầu năm 2008) nguồn vốn này không đáp ứng được nhu cầu giải ngân cho tiến độ thi công công trình.
Mặc dù có những hạn chế nếu trên song nhìn chung các công trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
2. Đề xuất kiến nghị, giải pháp:
- Các thủ tục thanh toán ở Kho bạc Nhà nước cần được cải tiến, đặc biệt khi thanh toán các khối lượng phát sinh do các yếu tố trượt giá, bù nhân công theo quy định của các văn bản pháp lý mà chưa làm vượt tổng mức đầu tư.
- Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tham mưu cho Chính phủ có cơ chế đặc biệt để cấp riêng dự toán cho các dự án ODA, không trừ vào ngân sách trung ương hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì nếu phân bổ như hiện nay, đáp ứng được vốn đối ứng cho các dự án ODA thì không thể còn vốn để phân bổ cho các dự án nhóm B và C dẫn đến cơ sở vật chất của các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không được đầu tư theo sự phát triển của giáo dục, đào tạo.
- Đối với Dự án xây dựng toà nhà trung tâm đào tạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đề nghị Chính phủ ủng hộ để cho phép vận dụng tối đa cơ chế huy động vốn ngoài ngân sách.
- Đối với dự án quy hoạch 3 đại học vùng: Đại hoc Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên, đề nghị Chính phủ có chính sách ưu tiên về vốn để thực hiện dự án theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo!
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.