UBND TỈNH BẮC
GIANG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/BC-SVHTTDL |
Bắc Giang, ngày 09 tháng 05 năm 2016 |
RÀ SOÁT, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC SỞ
Thực hiện Kế hoạch số 103/KH-SVN ngày 11/4/2016 của Sở Nội vụ về việc rà soát, đề xuất phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các trung tâm, đơn vị sự nghiệp; căn cứ kết quả rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Sở VHTTDL báo cáo như sau:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của UBND tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VHTTDL.
1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy
Căn cứ Quyết định số 90/2016/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang, Sở có 19 phòng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, cụ thể như sau:
- 09 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Văn phòng, Thanh tra, phòng Quản lý Văn hóa, Quản lý Di sản văn hóa, Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, Quản lý Thể dục thể thao, Quản lý Du lịch, Kế hoạch - Tài chính và Tổ chức - Pháp chế;
- 10 đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà hát Chèo, Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng, Ban Quản lý di tích tỉnh, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao, Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Năng khiếu Thể thao, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch.
2. Về biên chế
- Năm 2014, được UBND tỉnh giao 319 chỉ tiêu biên chế, trong đó: Biên chế hành chính: 52 người; biên chế sự nghiệp: 256 người; hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 11 người; năm 2015, được giao 325 chỉ tiêu biên chế, trong đó: Biên chế hành chính: 52 người; biên chế sự nghiệp: 262 người; hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 11 người; năm 2016, được giao 324 chỉ tiêu biên chế, trong đó: Biên chế hành chính; 51 người; biên chế sự nghiệp: 262 người; hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 11 người.
3. Thuận lợi, khó khăn của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
a) Thuận lợi:
- Được Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị làm việc; giao chỉ tiêu biên chế và kinh phí hoạt động, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ;
- Các Sở, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố tạo điều kiện, phối kết hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ;
- Đội ngũ công chức, viên chức, lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp có trình độ chuyên môn cơ bản phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; yêu ngành, yêu nghề, an tâm công tác và có tinh thần trách nhiệm; đoàn kết, phát huy dân chủ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị cũng như của ngành giao.
b) Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã xuống cấp, nhiều năm nay không được đầu tư cải tạo, nâng cấp (Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trường Năng khiếu thể thao, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT…), một số đơn vị chưa có trụ sở làm việc (Ban Quản lý di tích tỉnh, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch, Trường Năng khiếu thể thao);
- Trang thiết bị phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ còn thiếu, cũ và lạc hậu (Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trường năng khiếu thể thao, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh..);
- Biên chế một số đơn vị còn thiếu so với cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của đơn vị (Nhà hát Chèo, Trường Năng khiếu thể thao, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT..);
- Trang thiết bị tập luyện cho đội ngũ HLV, VĐV thể thao thành tích cao còn thiếu, chưa đáp ứng được với xu thế tập luyện của thể thao hiện đại; một số HLV thể thao chưa tích cực cập nhật những phương pháp huấn luyện tiên tiến;
- Vẫn còn một số ít viên chức có chuyên môn không phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành đào tạo dẫn đến hiệu quả công tác không cao...
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC
Được thành lập theo Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang; có trụ sở tại đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; cơ sở vật chất, diện tích đất sử dụng 7.413m2.
1.1. Chức năng: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và khách tham quan du lịch theo quy định của pháp luật
1.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quản lý, bảo quản các hiện vật, di vật, cổ vật, bảo vật, tài liệu lịch sử văn hóa gốc trên địa bàn để bổ sung cho kho cơ sở của Bảo tàng.
- Tư liệu hóa, phục chế, phục dựng tài liệu, hiện vật, trưng bày hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Thăm dò, khai quật khảo cổ, khai quật khẩn cấp tại các di tích lịch sử văn hóa theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân hiến tặng, giao nộp và lưu giữ tại Bảo tàng; đăng ký và quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật.
1.3. Tổ chức bộ máy
a) Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, gồm: Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,8) và 02 Phó Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,6).
b) Các tổ chức tham mưu về chuyên môn nghiệp vụ, gồm 04 phòng: Phòng Hành chính - Quản trị; Nghiệp vụ Bảo tàng; Nghiệp vụ Bảo tồn Văn hóa; Kiểm kê - Bảo quản.
1.4. Biên chế: Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, đơn vị được giao 24 trong đó:
a) Biên chế sự nghiệp 23, lao động hợp đồng theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 01.
b) Lao động hợp đồng ngắn hạn do đơn vị ký sau khi có ý kiến đồng ý của Sở VHTTDL: 03.
Đến ngày 01/4/2016, đơn vị sử dụng 22/24 biên chế sự nghiệp (thiếu 02) và 03 lao động hợp đồng ngắn hạn,
c) Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 01; đại học: 19; trung cấp: 01.
d) Lý luận chính trị: Cao cấp: 03, trung cấp: 03.
1.5. Tài chính
a) Nguồn thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: 2013 là 2.801.000.000 đồng; 2014: 3.500.000 đồng; 2015: 3.829.000 đồng.
- Kinh phí thu hoạt động sự nghiệp: Không có.
b) Các khoản chi phí:
- Chi thường xuyên: 2013: 1.457.000.000đ; 2014: 1.590.000.000đ; 2015: 1.700.000.000đ.
- Chi hoạt động sự nghiệp: 2013: 1.344.000.000đ; 2014: 1.910.000.000đ; 2015: 2.129.000.000đ.
1.6. Kết quả hoạt động
- Năm 2013: Đơn vị đã tổ chức trưng bày chuyên đề cố định; trưng bày lưu động tại tỉnh Quảng Nam thu hút khoảng gần 4.500 lượt khách tham quan. Sưu tầm trên 120 hiện vật. Tham mưu tổ chức: Hội thảo khoa học quốc tế "Bảo tồn khai thác giá trị Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang"; hội thảo khoa học "Di sản văn hóa hát văn tỉnh Bắc Giang". Xuất bản kỷ yếu hội thảo khoa học "Danh nhân võ lược tiêu biểu thế kỷ XV - XVIII tỉnh Bắc Giang", Kỷ yếu hội thảo khoa học: "Bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang". Xuất bản sách "Phong tục tập quán tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang".
- Năm 2014: Tổ chức 08 cuộc trưng bày chuyên đề cố định và trưng bày lưu động thu hút khoảng gần 10.000 lượt khách tham quan. Sưu tầm được 01 hiện vật thể khối lớn (Máy bay MIG 21 tại Trung đoàn 927). Tham mưu tổ chức 02 hội thảo khoa học: "Vai trò của thủ lĩnh Lương Văn Nắm với cuộc khởi nghĩa Yên Thế". "Bảo tồn, khai thác các giá trị di sản văn hóa về phong trào khởi nghĩa Yên Thế" tổ chức ở huyện Yên Thế. Tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề: "Bảo tàng với việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương".
- Năm 2015: Tổ chức 08 cuộc trưng bày chuyên đề cố định và lưu động thu hút khoảng 14.000 lượt khách tham quan. Sưu tầm trên 150 hiện vật, tài liệu, thu trên 1.500 hiện vật khảo cổ tại chùa Vĩnh Nghiêm. Phục chế 02 hiện vật. Triển khai chương trình số hóa 3D và phần mềm hiển thị 88 hiện vật tiêu biểu. Tham mưu tổ chức hội thảo KH: "Di sản văn hóa- từ Phủ Lạng Thương đến Thành phố Bắc Giang". Hoàn thiện lập hồ sơ di sản VH phi vật thể Lễ hội Xương Giang, TP Bắc Giang; lễ hội Vật cầu nước làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên; chương trình bảo tồn tục kết chạ xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa. Hoàn thiện hồ sơ phi vật thể hát Then-Tày-Nùng trình Bộ VHTTDL. Phối hợp với Viện Âm nhạc lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
1.7. Đề xuất, kiến nghị
Bổ sung kinh phí cho cải tạo, tu sửa cơ sở vật chất, các phòng trưng bày, nhà kho, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bảo tàng. Đề nghị có cơ chế cho tuyển dụng đặc thù đối với viên chức bảo tàng.
Được thành lập theo Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang. Hiện nay Ban Quản lý đang làm việc tại khu nhà 2 tầng, diện tích khoảng 300m2 trong khuôn viên của bảo tàng tỉnh. Dự kiến đơn vị sẽ chuyển đến tòa nhà liên cơ quan sau khi hoàn thiện xong.
2.1. Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Sở VHTTDL quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ khoa học những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xếp hạng.
- Sưu tầm các tài liệu, thư tịch Hán Nôm, các lễ hội cổ truyền liên quan đến di tích; thực hiện công tác đăng ký, kiểm kê khoa học đối với các di tích; các tài liệu, hiện vật của di tích; tư liệu hóa (quay phim, chụp ảnh) các di tích, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
a) Lãnh đạo Ban Quản lý di tích tỉnh, gồm: Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,6) và 02 Phó Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,4).
b) Các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ, gồm 03 phòng: Phòng Hành chính-Tổng hợp; phòng Nghiên cứu và Tuyên truyền; phòng Bảo quản và Tu bổ di tích.
2.4. Biên chế: Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, Ban Quản lý di tích tỉnh được giao 16 biên chế, trong đó:
a) Biên chế sự nghiệp: 16 biên chế sự nghiệp; lao động hợp đồng theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP là: 0.
b) Lao động hợp đồng ngắn hạn: 02 người do đơn vị ký.
Đến ngày 01/4/2016, đơn vị sử dụng 14/16 biên chế sự nghiệp (thiếu 02) và 02 lao động hợp đồng ngắn hạn.
c) Trình độ chuyên môn: Đại học: 14 người.
d) Lý luận chính trị: Cao cấp: 01, Trung cấp: 03.
2.5. Kinh phí
a) Nguồn thu:
- Ngân sách nhà nước cấp; Năm 2013: 3.415.000.000đ; năm 2014: 3.900.410.000đ; năm 2015: 3.911.000.000đ;
- Nguồn thu tự chủ: Không.
b) Chi:
- Chi thường xuyên: 2013: 1.113.000.000đ; 2014: 1.136.410.000đ; 2015: 1.143.000.000đ.
- Chi hoạt động sự nghiệp: 2013: 2.302.000.000đ; 2014: 2.764.000.000đ; 2015: 2.768.000.000đ.
2.6. Kết quả hoạt động
- Công tác chuyên môn, nghiệp vụ: Tham mưu lập hồ sơ khoa học các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh: 01 hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt; 06 hồ sơ cấp quốc gia và 56 hồ sơ cấp tỉnh trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Việc bảo quản và phục hồi di tích: Thẩm định, tham mưu hỗ trợ vốn cho 90 di tích, chương trình mục tiêu quốc gia 11; xã hội hóa 69 di tích trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu, tuyên truyền hệ thống di tích cho 100 đoàn khách đến thăm, nghiên cứu tại hệ thống di tịch trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm kê và quay phim, chụp ảnh các di tích, cổ vật, bảo vật quốc gia; sưu tầm in dịch tư liệu Hán-Nôm và in sách tuyên truyền có liên quan tới di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như: Tổ chức in, dịch nhiều câu đối, thần tích, thần sắc, hoành phi.... phục vụ cho nghiên cứu và trùng tu, phục hồi di tích.
Được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của UBND tỉnh. Có trụ sở tại phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Cơ sở vật chất: Nhà làm việc, Nhà kho cấp 4, Nhà để xe ô tô, Hội trường tập, Nhà tập múa, tập nhạc, quản lý hành chính. Diện tích đất sử dụng: 10.017,8 m2
3.1. Chức năng: Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật Chèo, nghệ thuật ca múa nhạc đáp ứng nhu cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị và thưởng thức nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh; khai thác, bảo tồn và phát triển nghệ thuật Chèo truyền thống và các loại hình ca, múa, nhạc dân gian của các địa phương trong và ngoài tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, khôi phục, bảo tồn, phát triển và truyền bá nghệ thuật Chèo truyền thống, dân ca các dân tộc; đồng thời, thử nghiệm những sáng tác mới, phong cách biểu diễn mới của nghệ thuật Chèo và ca múa nhạc dân gian trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, khu vực theo kế hoạch của Bộ VHTTDL, quyết định của UBND tỉnh và Sở VHTTDL; tổ chức biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh và phục vụ nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh.
- Tổ chức thực hiện công tác thu sự nghiệp, các nguồn thu khác theo quy định hiện hành, nhằm tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cho cán bộ, viên chức, nghệ sỹ, diễn viên.
3.3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Nhà hát, gồm: Giám đốc (hưởng phụ cấp chức vụ 0,7) và 02 Phó Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,5).
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 04 phòng và tương đương: Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp; Nghệ thuật và Đào tạo; Đoàn Nghệ thuật Chèo; Đoàn Ca múa nhạc.
3.4. Biên chế
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, Nhà hát Chèo được giao 50 biên chế, trong đó:
a) Biên chế sự nghiệp: 50, lao động hợp đồng theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP là: 0.
b) Lao động hợp đồng đặc thù, có tham gia BHXH: 10 người do đơn vị ký.
Đến ngày 01/4/2016, sử dụng 46 biên chế sự nghiệp (thiếu 04) và 10 lao động hợp đồng đặc thù.
c) Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 01; đại học: 15; cao đẳng: 06; Trung cấp: 30.
d) Lý luận chính trị: Cao cấp: 01; trung cấp: 03.
3.5. Công tác tài chính
a) Các khoản thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: Năm 2013: 7.293.796.000đ; 2014: 9.257.270.000đ; 2015: 6.766.000.000.
- Thu dịch vụ: Năm 2013: 279.000.000đ; 2014: 340.000.000đ; 2015: 334.000.000đ.
b) Các khoản chi:
- Chi thường xuyên: Năm 2013: 4.084.000.000đ; 2014: 4.161.270.000đ; 2015: 4.186.000.000đ
- Chi không thường xuyên: Năm 2013: 3.209.796.000đ; 2014: 5.096.000.000đ; 2015: 2.580.000.000đ;
- Các khoản chi khác: Năm 2013: 279.000.000đ; 2014: 340.000.000đ; 2015: 334.000.000đ.
3.6. Kết quả hoạt động
Từ năm 2013 đến 2015 đơn vị đã dựng 03 vở diễn mới, phục hồi 03 vở diễn cũ và nhiều chương trình trích đoạn chèo ngắn, chương trình ca múa nhạc dân gian. Tổ chức biểu 379 đêm phục vụ khoảng 240.000 lượt người xem. Thực hiện tốt công tác bảo tồn nghệ thuật Chèo truyền thống, Ca trù, Quan họ qua các nội dung chương trình hàng năm, như: Cử các nghệ sĩ về giúp đỡ phục hồi CLB chèo, CLB Ca trù, Quan họ tại các địa phương trong tỉnh. Mời nghệ nhân về truyền dậy Quan họ, Ca trù, Quan họ, hát Sẩm cho các nghệ sĩ của Nhà hát.
Năm 2013: Tham gia Liên hoan Sân khấu Chèo toàn quốc đạt: 01 Huy chương vàng, 02 huy chương bạc, toàn đoàn được tặng Bằng khen của Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; năm 2014: Tham gia Liên hoan Ca trù toàn quốc đạt 01 huy chương đồng tiết mục, toàn đoàn được tặng Giấy khen của Viện Âm nhạc. Ngoài công tác biểu diễn phục vụ nhân dân, đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ những nhiệm vụ chính trị theo sự điều động của UBND tỉnh và của Sở VHTTDL.
3.7. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị Sở UBND tỉnh, Sở Nội vụ xem xét tặng chỉ tiêu biên chế để đơn vị sớm kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với Đề án thành lập Nhà hát (đã được Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt).
Được thành lập theo Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang. Có trụ sở tại đường Ngô Gia Tự, phường Trần Phú, TP. Bắc Giang. Có trụ sở tại đường Ngô Gia Tự, phường Trần Phú, TP. Bắc Giang, gồm 03 tầng chính, với diện tích sử dụng là 2.025m2
4.1. Chức năng
Giữ gìn di sản, thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội, nhằm đảm bảo việc tiếp cận thông tin, tri thức bằng mọi hình thức. Chỉ đạo nghiệp vụ và hỗ trợ để phát triển hệ thống thư viện công cộng, phối hợp hoạt động và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các loại hình thư viện khác trên địa bàn.
4.2. Nhiệm vụ
- Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động thư viện trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ VHTTDL; thẩm định, tham mưu cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật.
- Sưu tầm, thu thập, bổ sung và xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu của Thư viện, bảo quản, thanh lọc vốn tài liệu lạc hậu, hư nát, không phù hợp đưa ra khỏi thư viện. Sưu tầm, bảo quản vốn tài liệu cổ, quý hiếm; thu thập, tàng trữ tài liệu xuất bản phẩm trên địa bản và viết về địa phương; tiếp nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu của tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông chuyển giao theo quy định của pháp luật; tổ chức nghiên cứu, phục vụ bạn đọc vốn tài liệu này nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh.
4.3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Thư viện tỉnh, gồm: Giám đốc (hưởng phụ cấp chức vụ 0,65) và 02 Phó Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,45).
b) Các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ, gồm 04 phòng: Phòng Hành chính - Quản trị; Nghiệp vụ; Phục vụ bạn đọc và phòng Địa chỉ-Thông tin-Thư mục.
4.4. Biên chế
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, Thư viện tỉnh được giao 21 biên chế, trong đó:
a) Biên chế sự nghiệp: 21 biên chế sự nghiệp; lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là: 0.
b) Lao động hợp đồng ngắn hạn: 02 do đơn vị ký.
Đến ngày 01/4/2016, đơn vị sử dụng 21/21 (thừa, thiếu: 0) và 02 lao động hợp đồng ngắn hạn.
d) Trình độ chuyên môn: 01 tiến sĩ, 03 thạc sĩ, 17 đại học.
đ) Trình độ lý luận chính trị: 01 cao cấp, 02 trung cấp.
4.5. Tài chính
a) Các khoản thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: Năm 2013: 2.700.000.000đ; năm 2014: 2.860.440.000đ, năm 2015: 3.309.000.000 đ
- Nguồn thu sự nghiệp: Năm 2013: 14.255.000 đ; năm 2014: 13.100.000 đ; năm 2015: 11.840.000 đ.
b) Các khoản chi:
- Chi thường xuyên: Năm 2013: 1.397.620.000đ; 2014: 1.492.440.000đ; 2015: 1.533.000.000đ.
- Chi không thường xuyên: Năm 2013: 758.000.000đ; 2014: 1.492.440.000đ; 2015: 1.583.000.000đ.
- Chi Chương trình MTQG: Năm 2013: 560.000.000đ; 2014: 177.000.000đ; 2015: 193.000.000đ.
4.6. Kết quả công tác
Từ 2013-2015, Thư viện tỉnh đã bổ sung mới được 13.661 cuốn sách và 120 - 135 loại báo tạp chí/quý cho các kho Thư viện tỉnh, cụ thể: năm 2013 bổ sung được 3.647 cuốn; năm 2014 bổ sung được 5.113 cuốn; năm 2015 bổ sung được 4.901 cuốn. Cấp phát 12.582 ấn phẩm văn hóa cho các xã đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, trường dân tộc nội trú 4 huyện bằng kinh phí Chương trình MTQG, cụ thể: Năm 2013, bổ sung 7.259 ấn phẩm văn hóa (APVH); 2014 bổ sung 3.223 APVH; năm 2015 bổ sung 2.100 APVH; tổ chức bảo quản 153 cuốn báo - tạp chí trung ương đóng bìa; xuất bản 12 số lược thuật báo, tạp chí Trung ương viết về địa phương, trung bình mỗi năm xuất bản 4 số; 12 thư mục chuyên đề và nhiều thư mục thông báo sách mới khác; Tổ chức cấp phát miễn phí 5.147 cuốn sách cho các xã trên địa bàn tỉnh bằng nguồn sách xã hội hóa do đơn vị thực hiện, cụ thể: năm 2013 được 1.694 cuốn; năm 2014 được 1.158; Năm 2015 được 2.295 cuốn; Bổ sung và xử lý nghiệp vụ được 795 tài liệu, bao gồm sách địa chí, hồ sơ di tích, thần tích, thần sắc, địa bạ văn bia của tỉnh Bắc Giang.
Tổ chức cấp 3.200 thẻ, cụ thể: năm 2013 cấp 1.096 thẻ; năm 2014 cấp 986 thẻ; năm 2015 cấp 1.118 thẻ; phục vụ 37.869 lượt người đến sử dụng các dịch vụ của Thư viện, cụ thể: năm 2013 phục vụ 12.455 lượt, năm 2014 phục vụ 13.136 lượt, năm 2015 phục vụ 12.278 lượt; 98.683 lượt luân chuyển sách, báo - tạp chí, cụ thể: năm 2013 được 37.235 lượt; năm 2014 được 25.689 lượt; năm 2015 được 35.759 lượt và trong 03 năm phục vụ được 15.905 lượt người tra cứu mục lục trực tuyến, tài liệu số hóa qua internet; luân chuyển hơn 40.000 cuốn sách cho 10 thư viện huyện, thành phố và Trại giam Ngọc Lý.
4.7. Đề xuất, kiến nghị
Tăng nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị chuyên dụng, mua sách, báo và các tài liệu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người đọc.
5. Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch
Được thành lập theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 29/05/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang. Hiện Trung tâm đang thuê trụ sở tại Trung tâm Thương mại Chợ Quán Thành (ngã ba Quán Thành đường Xương Giang, phường Xương Giang thành phố Bắc Giang) sẽ chuyển trụ sở về tòa nhà liên cơ quan sau khi hoàn thiện xong.
5.1. Chức năng: Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược xúc tiến, du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch ở trong và ngoài nước; triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh; tiếp nhận và quản lý các nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang từ các tổ chức trong nước và quốc tế.
5.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án về thông tin xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp xây dựng phim, chuyên trang, chuyên mục du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức xây dựng, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch; cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp về khảo sát nghiên cứu thị trường, đặt chi nhánh đại diện du lịch ở trong nước và quốc tế.
- Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch; nghiên cứu, thí điểm, xây dựng các sản phẩm du lịch; xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.
5.3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo gồm Trung tâm gồm: Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,6) và 01 Phó Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,4).
b) Các bộ phận chuyên môn, gồm 02 phòng: Phòng Hành chính - Tổng hợp; phòng Xúc tiến và Tư vấn du lịch.
5.4. Biên chế
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch được giao 09 biên chế, trong đó:
a) Biên chế sự nghiệp: 09, lao động hợp đồng theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP là: 0.
b) Lao động hợp đồng ngắn hạn: 02 do đơn vị ký.
Đến ngày 01/4/2016, đơn vị sử dụng 06 (thiếu: 03) và 02 lao động hợp đồng ngắn hạn.
c) Trình độ chuyên môn: Đại học: 06.
d) Trình độ lý luận chính trị: 01 cao cấp, 03 trung cấp.
5.5. Công tác tài chính
a) Các khoản thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: Năm 2013: 1.345.000.000đ; năm 2014: 1.654.860.000đ; năm 2015: 1.717.000.000đ.
- Nguồn thu dịch vụ của đơn vị: Không có.
b) Các khoản chi:
- Chi thường xuyên: Năm 2013: 489.000.000đ; 2014: 518.260.000đ; 2015: 676.000.000đ.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: Năm 2013: 952.300.000đ; 2014: 1.136.600.000đ; 2015: 1.041.000.000đ
5.6. Kết quả hoạt động
Từ năm 2013-2015 đơn vị đã Tham mưu chương trình hợp tác phát triển du lịch Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; tổ chức thành công Hội thảo "Quản lý di tích danh thắng gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Bắc Giang"; tham gia hội thảo, tuyên truyền xúc tiến quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, tờ gấp, đĩa phim tài liệu quảng bá về vùng đất con người Bắc Giang. Thiết kế và in 4000 bản đồ, tờ gấp tuyên truyền quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh; Phối hợp với tổ chức GTV của Italia, in, phát tờ gấp giới thiệu về Khe Rỗ Sơn Động (bằng tiếng Anh).
- Xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2014-2020, (Được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 81/QĐ-UBND, ngày 20/01/2014), triển khai Chương trình liên kết phát triển du lịch Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; tổ chức Hội thảo "Liên kết phát triển du lịch Quảng Ninh - Bắc Giang - Thái Nguyên - Hải Dương"; In 2000 bản đồ Liên kết phát triển du lịch Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; 3000 tờ gấp, 500 đĩa hình du lịch Bắc Giang. Tham gia 06 Hội chợ, Hội thảo, Triển lãm du lịch do các tỉnh tổ chức.
- Tham mưu thực hiện Đề tài khoa học "Nghiên cứu tiềm năng, đề xuất phương án xây dựng mô hình quản lý phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa sinh thái và phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Giang". In 4.000 băng đĩa hình; 3.500 tờ gấp, bản đồ du lịch phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá Du lịch Bắc Giang. Xuất bản Cẩm nang Du lịch Bắc Giang (In 1,000 cuốn). Tham gia giới thiệu, trưng bày sản phẩm, quảng bá du lịch Bắc Giang tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
5.7. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh bổ sung cho Trung tâm thêm 01 chức danh lãnh đạo quản lý (Phó Giám đốc Trung tâm)
Được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND tỉnh. Có trụ sở tại đường Nguyễn Thị Lưu, thành phố Bắc Giang, với diện tích 375m2, khu nhà 4 tầng có 21 phòng (Bao gồm cả khu nội trú vận động viên).
6.1. Chức năng: Là loại hình trường chuyên biệt, thực hiện chức năng phát hiện, tuyển chọn, đào tạo học sinh, vận động viên năng khiếu thể thao và tham gia thi đấu các nhóm tuổi trẻ toàn quốc; đồng thời tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đào tạo, phát triển thể dục, thể thao theo quy định của Luật Khoa học công nghệ, Luật Giáo dục và Luật Thể dục, Thể thao.
6.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức tập huấn, tham gia thi đấu giải các nhóm tuổi trẻ toàn quốc theo quyết định của cấp có thẩm quyền; phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu khoa học TDTT, Trung tâm đào tạo vận động viên, Trường Năng khiếu thể dục, thể thao các tỉnh để mở rộng hợp tác về đào tạo năng khiếu thể dục, thể thao.
- Phát hiện, tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo vận động viên năng khiếu thể thao để cung cấp cho đội tuyển trẻ và đội tuyển tỉnh. Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng chuyên môn của học sinh, vận động viên năng khiếu để từ đó lựa loại những học sinh, vận động viên có độ tăng trưởng chuyên môn chậm, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ tập luyện đề ra; thường xuyên tổ chức các biện pháp trong công tác huấn luyện, đào tạo để nâng cao kết quả, thành tích tập luyện và thi đấu của học sinh, vận động viên năng khiếu thể thao.
- Kết hợp huấn luyện, đào tạo với nghiên cứu khoa học thể dục thể thao theo quy định của Luật khoa học Công nghệ, Luật Giáo dục và Luật Thể dục thể thao; ứng dụng các tiến bộ của khoa học thể dục thể thao vào việc nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, huấn luyện, đào tạo học sinh, vận động viên năng khiếu thể thao.
6.3. Tổ chức bộ máy
a) Ban Giám hiệu nhà trường gồm: Hiệu trưởng (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,6) và 02 Phó Hiệu trưởng (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,4).
b) Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 02 phòng: Phòng Hành chính - Tổ chức - Tổng hợp; Phòng Đào tạo.
6.4. Biên chế
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, Trường Năng khiếu thể thao được giao 26 trong đó:
a) Biên chế sự nghiệp: 23, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là: 03.
b) Lao động hợp đồng (đặc thù): 06 do đơn vị ký sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Tài chính và Sở VHTTDL.
Đến ngày 01/4/2016, đơn vị sử dụng biên chế sự nghiệp 20 (thiếu: 03), 03 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và 06 lao động đặc thù.
c) Trình độ chuyên môn: 03 Thạc sĩ (hiện có 01 đang đi học Nghiên cứu sinh); đại học: 18; cao đẳng: 01; trung cấp: 01;
d) Trình độ lý luận chính trị: 01 cao cấp, 03 trung cấp.
6.5. Kinh phí
a) Nguồn thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: Năm 2013: 8.193.000.000 đ; 2014: 8.962.000.000đ; 2015: 9.640.000.000 đ.
- Thu hoạt động sự nghiệp: Không có.
b) Chi:
- Chi thường xuyên: Năm 2013: 2.268.000.000đ; 2014: 2.405.140.000đ; 2015: 2.558.000.000đ.
- Chi hoạt động chuyên môn: Năm 2013: 5.579.294.942đ; 2014: 6.344.000.000đ; 2015: 6.890.540.000đ.
6.6. Kết quả hoạt động
- Duy trì đào tạo 180 học sinh năng khiếu của 11 môn thể thao gồm: Vật (nam, nữ), Đá cầu, Cầu lông, Cờ vua, Điền kinh, Quần vợt, cầu mây (nữ), Vovinam, Judo, Boxing, Wushu. Trong đó có 10 lớp Năng khiếu tập luyện tại trường và 19 lớp năng khiếu tập luyện ở cơ sở.
- Công tác huấn luyện, đào tạo học sinh năng khiếu được triển khai và thực hiện nghiêm túc từ công tác phát hiện, tuyển chọn đến công tác huấn luyện cường độ và khối lượng tập luyện của các buổi tập được đề ra phù hợp với học sinh, công tác đánh giá kiểm tra định kỳ được thực hiện một cách nghiêm túc. Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố bố trí tạo điều kiện tốt nhất cho các em trong việc học văn hóa nhất là những em từ huyện chuyển lên được bố trí học ở những trường có chất lượng đào tạo tốt.
- Chủ động xây dựng kế hoạch và tham mưu đề xuất với Lãnh đạo Sở thành lập các đội tuyển để tham gia thi đấu giải các nhóm tuổi trẻ toàn quốc trong 3 năm qua Nhà trường đã tổ chức tập huấn thi đấu 31 giải các lứa tuổi trẻ toàn quốc, giành 144 huy chương (33 HCV, 36 HCB, 75 HCĐ). Trong đó, học sinh nhà trường đạt 47 huy chương (7 HCV, 14 HCB, 26 HCĐ), cung cấp 93 học sinh có thành tích xuất sắc cho các đội tuyển của tỉnh.
6.7. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị UBND tỉnh xem xét sớm triển khai xây dựng nhà trường tại khu đã được quy hoạch, trước mắt đầu tư sửa chữa trụ sở làm việc nhà trường và sân bãi tập luyện của học sinh. Sở Nội vụ thẩm định cho chia tách phòng Đào tạo thành 2 phòng: Phòng Huấn luyện thể thao và Phòng Giáo vụ.
7. Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Được thành lập theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh. Có trụ sở tại phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tổng diện tích đất 5.814 m2 đang được đầu tư xây dựng mới (giai đoạn 1).
7.1. Chức năng: Đào tạo năng khiếu nghệ thuật bổ sung các hạt nhân văn nghệ; đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch bậc Trung cấp cho các đơn vị, địa phương trong tỉnh. Liên kết với các trường Đại học, cao đẳng khối ngành Văn hóa nghệ thuật và ngành sư phạm mở các lớp đào tạo cán bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch ở các bậc trên Trung cấp.
7.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy học tập, quản lý người học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ theo thẩm quyền.
- Tổ chức nghiên cứu, sáng tạo và thực hành biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị, nghiên cứu khoa học ứng dụng kết quả thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ quan có thẩm quyền. Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục.
7.3. Cơ cấu tổ chức
a) Ban Giám hiệu gồm: Hiệu trưởng (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,7) và 02 Phó Hiệu trưởng (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,5).
b) Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 06 phòng, khoa: Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp, Kế hoạch - Đào tạo; Khoa Âm nhạc và Sân khấu, Khoa Mỹ thuật, Khoa Lý luận cơ sở nghiệp vụ văn hóa và Du lịch, Khoa Thể dục thể thao.
7.4. Biên chế
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, Trường Trung cấp VHTTDL được giao 40 biên chế, trong đó:
a) Biên chế sự nghiệp: 40, lao động hợp đồng theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP: Không.
b) Lao động hợp đồng ngắn hạn: 02 hợp đồng bảo vệ, 08 hợp đồng giáo viên thỉnh giảng do nhà trường ký.
- Đến ngày 01/4/2016, nhà trường đang sử dụng 36 biên chế (thiếu 04) và 02 hợp đồng bảo vệ, 08 hợp đồng giáo viên thỉnh giảng do nhà trường ký.
c) Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 12; đại học: 20; Trung cấp: 04 người.
d) Lý luận chính trị: Cử nhân: 01; cao cấp: 01; trung cấp: 05.
7.5. Công tác tài chính
a) Các khoản thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: Năm 2013: 5.159.000.000đ; 2014: 5.923.000.000đ; 2015: 6.072.000.000đ.
- Nguồn thu học phí của đơn vị: Năm 2013: là 158.000.000đ; 2014: là 158.000.000đ; 2015: 158.000.000đ.
- Thu từ lớp liên kết: Năm 2013: là 331.002.900đ; 2014: là 631.778.000 đ; 2015: là 285.677.000đ.
b) Các khoản chi:
- Chi thường xuyên: năm 2013: là 3.511.000.000đ; 2014: là 3.795.190.000đ; 2015: là 3.719.000.000đ.
- Chi hoạt động sự nghiệp: Năm 2013: 1.648.747.000đ; 2014: 2.477.624.000đ; 2015: 2.353.472.000đ.
- Chi từ lớp liên kết: Năm 2013: 331.002.900đ; 2014: 631.778.000đ; 2015: 285.677.000đ.
7.6. Kết quả hoạt động
- Số đào đào tạo chính quy từ năm 2013-2015 dao động từ 120-140 học sinh gồm các mã ngành: Thanh nhạc; hát Dân ca Quan họ; Nhạc Dân tộc; Oóc gan; múa; Hội họa; Hành chính văn thư, Quản lý TDTT, Nghiệp vụ du lịch....
- Tham gia thi tài năng trẻ các trường VHTTDL toàn Quốc vào tháng 6/2013 và tháng 6/2015 đạt Huy chương vàng chương trình toàn đoàn (Trong đó cá nhân: 01 HCV, 5 HCB, 3 HCĐ; 02 giáo viên đạt giáo viên xuất sắc). Tháng 8/2015 nhà trường cử 01 Giáo viên tham gia dự thi và đạt giải nhất Hội thi giáo viên dạy giỏi Trung cấp chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.
- Phối hợp với trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, thực hiện kế hoạch đào tạo và duy trì sĩ số học viên của các lớp hệ Đại học vừa làm vừa học. Tổ chức thi tốt nghiệp cho lớp Quản lý văn hóa khóa 4 với 36 học viên; lớp Sư phạm Âm nhạc với 42 học viên; lớp Sư phạm Mỹ thuật với 31 học viên. Duy trì 05 lớp liên kết đào tạo với trường Đại học sư phạm Hà Nội và 01 lớp liên kết đào tạo với Học viên Âm nhạc Huế với tổng số 417 sinh viên.
- Phối hợp với phòng VHTT các huyện, thành phố mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về Nghiệp vụ Thể dục Thể thao, nghiệp vụ Du lịch và kỹ năng hát Dân ca Quan họ cho các đối tượng là giáo viên dạy nhạc của các trường phổ thông trong tỉnh. Hoàn thành xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo mới: "Hướng dẫn du lịch"; "Thư ký văn phòng" được Sở GD-ĐT Quyết định phê duyệt cho tuyển sinh từ năm học 2015-2016.
7.7. Đề xuất, kiến nghị
Tiếp tục bổ sung nguồn kinh phí xây dựng, cải tạo nhà trường giai đoạn 2.
8. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao
Được thành lập theo Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh. Có trụ sở tại số 01 đường Đàm Thuận Huy, phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang, cơ sở vật chất gồm trụ sở làm việc với diện tích đất sử dụng khoảng 1000m2, ngoài ra Trung tâm còn được giao quản lý, sử dụng các công trình thể thao gồm: Sân vận động (đường Xương Giang), Nhà thi đấu (đường Nghĩa Long), Khu nội trú vận động viên (đường Nguyễn Thị Lưu).
8.1. Chức năng: Tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo vận động viên các đội tuyển thể thao của tỉnh, tập huấn tham gia thi đấu các giải trẻ, vô địch quốc gia, khu vực và quốc tế; tổ chức các giải thi đấu thể thao của tỉnh, quốc gia, khu vực và quốc tế theo kế hoạch của Sở và cấp có thẩm quyền.
8.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện kế hoạch tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao ngắn hạn, dài hạn phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của tỉnh; kế hoạch tập huấn các đội tuyển thể thao của tỉnh, tham gia thi đấu giải quốc gia, khu vực và quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức kiểm tra chuyên môn, y sinh theo định kỳ, trên cơ sở các chỉ số và đánh giá khoa học để lựa loại những vận động viên không đáp ứng được yêu cầu, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyển chọn bổ sung vận động viên theo chỉ tiêu được giao.
- Hướng dẫn, kiểm tra Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố về: Chương trình, kế hoạch tuyển chọn, huấn luyện vận động viên các môn thể thao phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục thể thao chung của tỉnh. Tổ chức các hoạt động thu dịch vụ nhằm tăng nguồn thu cho đơn vị; quản lý hồ sơ, tài liệu, tài sản, sử dụng ngân sách được cấp theo quy định của pháp luật.
8.3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Trung tâm, gồm: Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,5) và 02 Phó Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,3).
b) Các phòng tổ chức chuyên môn, gồm 05 phòng, ban: Phòng Hành chính - Tổ chức - Tổng hợp; phòng Huấn luyện - Thi đấu; Ban quản lý Nhà tập luyện và Thi đấu; Ban quản lý Sân vận động; Ban quản lý Khu nội trú vận động viên.
8.4. Biên chế
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, năm 2016 được giao, Trung tâm được giao 32 biên chế, trong đó:
a) Biên chế sự nghiệp: 32, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: Không.
b) Lao động hợp đồng đặc thù: 25 do đơn vị ký sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở VHTTĐL.
Đến 01/4/2016, đơn vị đang sử dụng 31 biên chế (thiếu 01) và 25 lao động hợp đồng đặc thù.
c) Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 02; đại học 28, khác 01.
d) Lý luận chính trị: Cao cấp 02; trung cấp 04.
8.5. Công tác tài chính
a) Các khoản thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: Năm 2013: 14.395.728.000 đồng; năm 2014: 18.243.300.000 đồng; năm 2015: 17.472.000.000 đồng.
- Thu dịch vụ: Năm 2013: 406.150.000 đồng; năm 2014: 410.723.000 đồng; năm 2015: 453.834.000 đồng,
b) Các khoản chi:
- Chi thường xuyên: Năm 2013: 3.161.000.000đ; 2014: 3.199.330.000đ; 2015: 3.331.000.000đ.
- Chi hoạt động chuyên môn: Năm 2013: 11.220.000.000đ; 2014: 15.050.000.000đ; 2015: 14.141.000.000đ.
8.6. Kết quả công tác
- Năm 2013: Tổ chức tập huấn và tham gia đấu 33 giải quốc gia, giành được 107 huy chương các loại (30 Vàng, 30 Bạc, 47 Đồng), 82 lượt vận động viên đạt đẳng cấp (38 lượt Kiện tướng, 44 lượt cấp I); 13 giải quốc tế, giành được 42 huy chương các loại (22 Vàng, 11 Bạc, 9 Đồng), 65 lượt vận động viên đạt đẳng cấp.
- Năm 2014: Tổ chức tập huấn và tham gia thi đấu 38 giải quốc gia, quốc tế, giành được 139 huy chương các loại (41 Vàng, 33 Bạc, 65 Đồng), 110 lượt vận động viên đạt đẳng cấp (65 lượt Kiện tướng, 45 lượt cấp I). Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII, đoàn thể thao Bắc Giang đã giành được tổng số 33 huy chương, trong đó có 10 huy chương Vàng, 11 huy chương Bạc và 12 huy chương Đồng; 52 lượt vận động viên đạt đẳng cấp, trong đó có 31 lượt vận động viên đạt Kiện tướng và 21 lượt vận động viên đạt cấp 1; xếp hạng 19/65 tỉnh thành, ngành tham dự Đại hội và xếp hạng 1/19 tỉnh miền núi trong cả nước, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao.
- Năm 2015: Tổ chức tập huấn, cử VĐV được tập huấn đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu 47 giải quốc gia, quốc tế, giành được 140 huy chương các loại (40 Vàng, 41 Bạc, 59 Đồng), 96 lượt vận động viên đạt đẳng cấp (56 lượt Kiện tướng, 40 lượt cấp I).
Hàng năm Trung tâm cung cấp một số VĐV xuất sắc tập trung tập huấn đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia ở các môn: cầu lông, Điền kinh, Cầu mây, Cờ vua, Boxing, Vật, Đá cầu.
8.7. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn tham mưu sớm triển khai xây dựng khu liên hợp thể thao, các công trình thể thao mới hiện đại như: Nhà thi đấu, Sân vận động, Bể bơi, Khu nhà ở VĐV tập trung...nhằm đào tạo, huấn luyện lực lượng vận động vị kế cận phục vụ cho thể thao thành tích cao của tỉnh.
9. Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng
Được thành lập theo Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh. Có trụ sở tại đường Nguyễn Thị Lưu, phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang, cơ sở vật chất gồm: Diện tích nhà làm việc: 450 m2, kiot cho thuê: 480 m2, rạp Sông Thương; 675 m2. Tổng diện tích đất sử dụng: 4.500 m2.
9.1. Chức năng: Tổ chức và triển khai phục vụ các nhiệm vụ chính trị, chiếu phim, cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực điện ảnh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức hoạt động và công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động chuyên môn của Sở VHTTDL.
9.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại; phục vụ thiếu nhi và dân dân các dân tộc tại các xã, thị trấn miền núi trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định, tham mưu cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim do cơ sở điện ảnh trong tỉnh sản xuất hoặc nhập khẩu; cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim truyện do cơ sở điện ảnh trong tỉnh sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật về điện ảnh.
- Tổ chức khai thác và phát hành phim nhựa, video, nhân bản, phát hành băng đĩa phim tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
9.3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Trung tâm, gồm: Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,6) và 02 Phó Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,4).
b) Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 6 phòng và tương đương: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Nghiệp vụ - Điện ảnh; Đội chiếu bóng số 01, số 2, số 3; rạp Sông Thương.
9.4. Biên chế
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, năm 2016 Trung tâm được giao:
a) Biên chế sự nghiệp: 18; lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: Không có.
b) Lao động hợp đồng khác: 16, trong đó: 13 lao động không thời hạn, 03 lao động ngắn hạn do đơn vị ký sau khi được sự đồng ý của Sở VHTTDL.
Đến ngày 01/4/2016, đơn vị sử dụng 16 biên chế (thiếu 02) và 16 lao động hợp đồng trong đó: 13 lao động không thời hạn, 03 lao động ngắn hạn.
d) Chuyên môn: Đại học 09, trung cấp 03, sơ cấp 04.
đ) Lý luận chính trị: cao cấp: 01, trung cấp: 04.
9.5. Công tác tài chính
a) Các khoản thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: Năm 2013: 2.350.000.000đ; 2014: 2.263.000.000đ; 2015; 3.293.000.000đ
- Thu dịch vụ: Năm 2013: 998.565.000đ; 2014: 1.081.285.000đ; 2015: 913.185.000đ
b) Các khoản chi:
- Chi thường xuyên: 2013: 1.298.000.000 đồng; 2014: 1.316.950.000đ; 2015: 1.422.000.000 đồng.
- Chi hoạt động sự nghiệp và chi khác: 2013: 794.000.000 đồng; 2014; 778.000.000 đồng; 2015: 791.000.000 đồng.
9.6. Kết quả công tác
- Năm 2013, 03 đội chiếu bóng lưu động thuộc Trung tâm đã tổ chức phục vụ các nhiệm vụ chính trị và chiếu phim miễn phí 600 buổi tại 188 xã, thị trấn miền núi trong toàn tỉnh, phục vụ khoảng 110.000 lượt người xem; rạp Sông Thương tổ chức 345 buổi/năm, phục vụ khoảng 6.100 lượt người xem, Trong đó: Chiếu phim kinh doanh: 300 buổi, phục vụ nhiệm vụ chính trị: 25 buổi, cho thuê biểu diễn nghệ thuật, hội nghị 20 buổi.
- Năm 2014: 03 đội chiếu bóng lưu động thuộc Trung tâm đã tổ chức phục vụ các nhiệm vụ chính trị và chiếu phim miễn phí 600 buổi tại 188 xã, thị trấn miền núi trong toàn tỉnh, phục vụ khoảng 110.000 lượt người xem; rạp Sông Thương tổ chức 336 buổi/năm, phục vụ khoảng 5.400 lượt người xem. Trong đó: Chiếu phim kinh doanh: 304 buổi, phục vụ nhiệm vụ chính trị: 19 buổi; cho thuê biểu diễn nghệ thuật, hội nghị.. 13 buổi.
- Năm 2015: 03 đội chiếu bóng lưu động thuộc Trung tâm đã tổ chức phục vụ các nhiệm vụ chính trị và chiếu phim miễn phí 630 buổi tại 188 xã, thị trấn miền núi trong toàn tỉnh, phục vụ khoảng 118.000 lượt người xem; rạp Sông Thương tổ chức 305 buổi/năm, phục vụ khoảng 4.500 lượt người xem. Trong đó: Chiếu phim kinh doanh: 272 buổi, phục vụ nhiệm vụ chính trị: 22 buổi, cho thuê biểu diễn nghệ thuật, hội nghị.. 11 buổi.
9.7. Đề xuất, kiến nghị
Tăng tỷ lệ tự chủ về kinh phí của đơn vị, UBND tỉnh cấp bổ sung nguồn kinh phí mua xe ô tô chuyên dụng để phục vụ công tác chiếu phim lưu động; nâng cấp hệ thống ghế khán giả rạp Sông Thương; thay mới trang thiết bị kỹ thuật cho 03 đội chiếu bóng lưu động (máy chiếu kỹ thuật số, trang thiết bị âm thanh đồng bộ, ...).
Được thành lập theo Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh. Có trụ sở tại đường Nghĩa Long, cơ sở vật chất: 02 khu nhà làm việc, 01 hội trường cấp 4, diện tích đất sử dụng 1.773m2.
10.1. Chức năng: Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng; tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; sáng tác tranh cổ động, cụm cổ động; tuyên truyền lưu động, triển lãm do các địa phương tổ chức trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân các dân tộc trong tỉnh theo quy định của pháp luật.
10.2. Nhiệm vụ
- Hướng dẫn xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở ở địa phương trên cơ sở quy định của UBND tỉnh, Bộ VHTTDL; tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; biên tập và phát hành các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; liên kết, phối hợp với thiết chế văn hóa của các ngành và đoàn thể quần chúng trong thực hành nghiệp vụ.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm quy mô cấp tỉnh; tham gia quản lý hoạt động mua bán, trưng bày, sao chép tác phẩm mỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Tiếp nhận thông báo các cơ quan, tổ chức về tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô cấp tỉnh; đăng ký tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh; đăng ký các triển lãm khác thuộc phạm vi quản lý của ngành văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, phối hợp tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn, sáng tác tranh cổ động, cụm cổ động; tuyên truyền lưu động, triển lãm do các địa phương tổ chức trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng và các hoạt động văn hóa khác trên địa bàn tỉnh.
10.3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Trung tâm, gồm: Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,7) và 02 Phó Giám đốc (hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,5).
b) Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 05 phòng và tương đương: Phòng Hành chính-Tổng hợp; phòng Nghệ thuật quần chúng; phòng Tuyên truyền cổ động, triển lãm; phòng Nghiệp vụ Nhà văn hóa - Câu lạc bộ; đội Tuyên truyền lưu động.
10.4. Biên chế
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh, năm 2016 Trung tâm được giao:
a) Biên chế sự nghiệp: 30; lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: Không có.
b) Lao động hợp đồng khác (đặc thù): 10 người do đơn vị ký sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Tài chính và Sở VHTTDL.
Đến ngày 01/4/2016, đơn vị đang sử dụng 26 biên chế (thiếu 04) và 10 lao động đặc thù.
d) Trình độ chuyên môn: Đại học 24, cao đẳng 01, sơ cấp 01.
đ) Lý luận chính trị: Cao cấp 02, trung cấp 06.
10.5. Kinh phí
a) Nguồn thu:
- Ngân sách nhà nước cấp: Năm 2013: 3.917.000,000 đồng; 2014: 5.417.000 đồng; 2015: 4.408.000.000 đồng.
- Thu hoạt động sự nghiệp: Không có.
b) Chi:
- Chi thường xuyên: Năm 2013: 2.858.000.000 đồng; 2014: 3.217.000.000 đồng; 2015: 2.308.000.000 đồng.
- Chi hoạt động sự nghiệp: Năm 2013: 1.059.000.000đ; 2014: 2.200.000.000đ; 2015: 2.100.000.000đ
10.6. Kết quả hoạt động
- Tổ chức đám cưới mẫu và hội thảo về Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2013; Tổ chức Hội thảo Nghi lễ, nhạc hiếu trong việc tang trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - Thực trạng và giải pháp (năm 2014);...
- Tham gia Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" và Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô-Hà Nội) và tham gia Festival Di sản văn hóa các nước ASEAN tổ chức tại tỉnh Quảng Nam (năm 2013); tham gia Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Nội và Liên hoan "Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc, trình diễn trang phục dân tộc - Vũ khúc Lạc Hồng" Năm du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt tại tỉnh Lâm Đồng (năm 2014).
- Xây dựng ảnh, pa nô, tranh cổ động trưng bày triển lãm trực quan và lưu gồm hơn 100 bức ảnh mầu và tranh cổ động khổ lớn tuyên truyền giới thiệu về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ, về đất nước đổi mới; triển lãm tuyên truyền kỷ niệm 55 năm Mở đường Trường Sơn và 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (gồm 28 pa nô, tranh cổ động); tuyên truyền 25 năm ngày Quốc phòng toàn dân và 70 năm ngày thành lập QĐND (gồm 16 panô, tranh cổ động khổ 2mx3m)....
- Xây dựng nhiều chương trình ca-múa-nhạc, kịch đi biểu diễn tuyên truyền phục vụ với các nội dung về: mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới; phòng chống các tệ nạn xã hội, việc cưới, việc tang, lễ hội; dân số kế hoạch hóa gia đình; gia đình văn hóa - làng văn hóa. Đội tuyên truyền lưu động tổ chức biểu diễn phục vụ quần chúng trong và ngoài tỉnh mỗi năm từ 100 đến 120 buổi.
10.7. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị UBND tỉnh, Sở Nội vụ tổ chức tuyển dụng biên chế sự nghiệp của Trung tâm còn thiếu tại một số chuyên ngành: thanh nhạc, điện, điện tử, thanh nhạc.
1. Ưu điểm
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở đã tham mưu, triển khai thực hiện tốt nhiều đề án, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh trên các lĩnh, vực:
a) Lĩnh vực văn hóa: Tổ chức tuyên truyền trực quan, qua các phương tiện thôn tin đại chúng; chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật... phục vụ các nhiệm vụ chính trị (các ngày lễ lớn của đất nước, sự kiện chính trị của tỉnh) góp phần ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
b) Lĩnh vực thể dục thể thao: Tổ chức tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và tham gia thi đấu các giải thể thao trong nước và quốc, tế đạt nhiều thành tích cao (huy chương vàng, bạc, đồng quốc tế, khu vực và trong nước) cung cấp nhiều vận động viên cho đội tuyển quốc gia.
c) Lĩnh vực du lịch: Tuyên truyền, xúc tiến đầu tư du lịch, từng bước xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh; cơ sở lưu trú du lịch từng bước nâng cao về số lượng và chất lượng; lượng khách du lịch quốc tế, trong nước đến Bắc Giang năm sau cao hơn năm trước.
2. Tồn tại, hạn chế
Một số viên chức có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở được giao tự chủ một phần chưa nhiều, nguồn kinh phí tự chủ chưa cao.
- Vẫn còn một số nhiệm vụ của Tỉnh ủy, UBND, Chủ tịch UBND giao tiến độ thực hiện còn chậm, chất lượng chức cao, chưa đáp ứng được với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
1. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh
- Đề nghị tiếp tục quan tâm cấp kinh phí sửa chữa, xây mới trụ sở làm việc đối với Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Trường Năng khiếu thể thao; bố trí trụ sở làm việc cho Ban Quản lý di tích tỉnh Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch.
- Cấp kinh phí đầu tư phương tiện tập luyện cho độ ngũ HLV, VĐV thể thao thành tích cao và các phương tiện làm việc của công chức, viên chức. Giữ nguyên cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở theo Quyết định số 90/2016/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh.
2. Đối với Sở Nội vụ
- Thẩm định, tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND tỉnh ổn định tổ chức bộ máy và biên chế theo quyết định số 90/2016/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét tăng thêm 01 cán bộ lãnh đạo quản lý đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch).
- Trên đây là Báo cáo rà soát, đề xuất phương án kiện toàn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở VHTTDL./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.