BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/BC-BCT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2013 |
Bộ Công Thương báo cáo kết quả 5 tháng triển khai thực hiện Đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép (Đề án 2088) như sau:
I. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
a. Bộ Công Thương
Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực thực hiện Đề án 2088, Bộ Công Thương ban hành 43 văn bản phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai Đề án và chỉ đạo Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường; tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cập nhật số liệu kiểm tra, xử lý vi phạm hàng tuần, tháng báo cáo Văn phòng Chính phủ; chuẩn bị chương trình nội dung các Hội nghị trực tuyến về phòng ngừa, ngăn chặn việc kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm; đang tiến hành in cuốn Sổ tay hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan làm việc với Bộ Tài chính về việc bố trí kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện Đề án; phối hợp với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn chủng loại, đơn vị cung cấp thiết bị tiêu hủy gia cầm, chuyển Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
b. Bộ Công an
Ban hành 32 văn bản, kế hoạch về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu không rõ nguồn gốc; 05 công điện chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương rà soát lên danh sách các đường dây, ổ nhóm, đối tượng hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu; 01 Điện chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt Đề án 2088 và tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa sự xâm nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm từ nước ngoài vào nước ta; đề nghị Công an 24 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc phối hợp với các đơn vị Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường... tổ chức công tác trinh sát, tuần tra, chốt chặn để phát hiện, xử lý vi phạm và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, thống kê số liệu; kiến nghị UBND Thành phố Hà Nội về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm tại chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội), đề nghị tăng cường chấn chỉnh công tác kiểm dịch động vật và xử lý cán bộ thú y có hành vi vi phạm quy trình kiểm dịch động vật, hợp thức hóa gà Trung Quốc thải loại trên thị trường.
Rà soát lập danh sách 123 đối tượng tham gia hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu, đến nay, có 84/123 đối tượng đã chấm dứt hoạt động, 39/123 đối tượng còn biểu hiện hoạt động nhưng chủ yếu hoạt động lẻ, vận chuyển với số lượng nhỏ, diễn ra không thường xuyên tại khu vực giáp biên.
Kết quả: phát hiện bắt giữ và xử lý 467 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 547.2 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy hơn 125 tấn gà nhập lậu, 46 tấn thịt gia cầm, 480.000 quả trứng gia cầm, 355.000 con gia cầm giống.... Chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 2 vụ án, 4 bị can về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới 1.
c. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban hành 04 văn bản về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới phía Bắc và phòng ngừa dịch cúm H5N1, H7N9; phối hợp với các tỉnh đánh giá tình hình vận chuyển gia cầm dưới 50 con để nghiên cứu, đề nghị sửa đổi Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch; công bố trên mạng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2011 về yêu cầu xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật; cập nhật và đăng tải danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh gia cầm giống trên trang điện tử của Cục Thú y.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát lưu hành vi rút cúm A/H5N1 gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc tại các chợ: phát hiện 08/569 mẫu (chiếm 1,4%) dương tính với H5N1
- Lấy mẫu để giám sát vi rút cúm H7, H7N9: Xét nghiệm sàng lọc 634 mẫu gia cầm nhập lậu và tại các chợ, kết quả không phát hiện thấy vi rút H7N9.
- Tổ chức xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với gia cầm tại các nơi tập kết, trung chuyển và buôn bán gia cầm: 10 mẫu gà loại thải không rõ nguồn gốc đều không phát hiện thấy có chất tồn dư kháng sinh (so với trước đây đã phát hiện có tới 95% mẫu gà loại thải có chất tồn dư kháng sinh).
e. Bộ Quốc phòng
Thành lập Đoàn kiểm tra công tác triển khai thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép tại một số đơn vị; chỉ đạo các Quân khu, Quân đoàn, Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu hành lý theo người xuất nhập cảnh trên khu vực biên giới đất liền, vùng biển; chú trọng khu vực cửa khẩu, cảng biển, các đường mòn, lối mở, nơi tập kết hàng lậu, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy từ biên giới vào nội địa; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động nhân dân khu vực biên giới và ngư dân trên tuyến biển không tham gia tiếp tay cho buôn lậu gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm, gắn với xây dựng cơ sở chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Kết quả: bắt giữ, xử lý 183 vụ/146 đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm. Tạm giữ 12.758 kg thịt gia cầm các loại, 1.150 con gia cầm thịt, 180.162 con gia cầm giống, 35.800 quả trứng gia cầm.
f. Bộ Y tế
Ban hành 03 văn bản chỉ đạo các địa phương phối hợp triển khai Đề án 2088; phát "Thông điệp Ngăn chặn tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu", thời lượng 1 phút 05 giây trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; cập nhật 06 tin, bài về thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong chế biến, tiêu dùng gia cầm nhập lậu trên website của Cục An toàn thực phẩm; vận động cơ sở cam kết và tự treo, dán thông điệp với nội dung hưởng ứng như: "Cơ sở nói không với gà nhập lậu"; "Cơ sở cam kết không sử dụng gà nhập lậu, thực phẩm không an toàn"; "Cơ sở cam kết chỉ kinh doanh thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng"; thành lập 05 đoàn công tác do lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm làm trưởng đoàn tiến hành thanh, kiểm tra trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Sơn La về việc thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ triển khai Kế hoạch phòng chống dịch cúm A (H7N9) trên người và kết quả thực hiện Đề án 2088.
Ngày 20 tháng 3 năm 2013, lấy 05 mẫu thịt gà sống không rõ nguồn gốc trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chợ Hà Vĩ và chợ đầu mối phía Nam) để kiểm nghiệm nhưng chưa phát hiện tồn dư một số Hormone nhóm Corticoid, Testosterone, Progesterone và Trenbolone.
e. Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh, sử dụng gia cầm nhập khẩu trái phép; nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe, không vì lợi ích cá nhân, trước mắt mà gây hại sức khỏe cho người tiêu dùng và thiệt hại cho nông dân chăn nuôi gia cầm trong cả nước; đưa tin kịp thời về tình hình ngăn chặn vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không được phép nhập khẩu qua biên giới, các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và những nơi buông lỏng, lơ là để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, gây nguy cơ dịch bệnh trên gia cầm trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; chủ trì và phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng "Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013; hiện đang xây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện.
e. Tổng cục Hải Quan, Bộ Tài chính
Ban hành 03 văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các cửa khẩu; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát, xác định phương thức, thủ đoạn, đường dây, ổ nhóm, đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn hoạt động hải quan để chủ động xây dựng kế hoạch, đấu tranh có trọng điểm, có hiệu quả; tổ chức quán triệt tới toàn bộ cán bộ, công chức trong đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm, không bao che, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật sâu rộng đến từng người dân trên địa bàn quản lý về tác hại của việc buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm; vận động người dân tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, không dung túng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.
Kết quả: phát hiện bắt giữ 36 vụ vi phạm, hàng hóa vi phạm gồm 114.330 con gia cầm giống, 5.820 kg thịt gia cầm, 145.200 quả trứng gia cầm, 302.610 kg chân, cánh gà đông lạnh.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
a. Thành phố Hà Nội chỉ đạo Đội cơ động liên ngành của Thành phố tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp chặt chẽ với các Tổ kiểm tra liên ngành của huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn và các lực lượng chức năng trên địa bàn đấu tranh, xử lý nghiêm việc vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố tăng cường công tác thông tin về tình hình gia cầm nhập lậu và an toàn thực phẩm; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền theo đúng tinh thần của Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tiếp tục tuyên truyền đối với các hộ kinh doanh tại chợ Hà Vỹ không kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ký cam kết không kinh doanh gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc với 100% các hộ kinh doanh trong chợ Hà Vĩ; ký 14 Bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm giữa UBND thành phố Hà Nội với UBND tỉnh, thành phố trọng điểm phía Bắc.
b. Tỉnh Lạng Sơn ban hành 14 văn bản triển khai thực hiện Đề án; tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo về tác hại của việc kinh doanh, vận chuyển, tiêu dùng gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không qua kiểm dịch đối với sức khỏe của nhân dân, với ngành chăn nuôi trong nước; các lực lượng chức năng như Biên phòng, Quản lý thị trường, Hải Quan, Công an tăng cường tuần tra, kiểm soát, lập 14 điểm chốt chặn 24/24 giờ tại các khu vực trọng điểm như Tân Mỹ, Tân Thanh (Văn Lãng), Đồng Đăng, Chi Ma, Co Sa; điều tra, trinh sát và tổ chức kiểm tra, triệt phá các chủ đầu nậu, các đường dây, tụ điểm kinh doanh, vận chuyển, chứa chấp gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; làm rõ và xử lý nghiêm việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khống, giấy kiểm dịch giả..
c. Tỉnh Quảng Ninh, các ban, ngành trong tỉnh: huyện, thị xã, thành phố ban hành gần 100 văn bản chỉ đạo, điều hành để thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập khẩu trái phép; các ngành, lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường bố trí trên 20 tổ kiểm tra, kiểm soát, nhận thông tin 24/24 giờ tại khu vực biên giới, các điểm tập kết gà nhập lậu: Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 127 tỉnh (Chi cục QLTT) phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố liền kề; Hải Phòng, Hải Dương và Bắc Giang tổ chức Đoàn công tác tiến hành khảo sát các tuyến, địa bàn trọng điểm, đường vành đai biên giới từ Hoành Mô - Bắc Phong Sinh - Móng Cái và tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá Kế hoạch phối hợp; đồng thời trao đổi thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn, kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm giữa các đơn vị.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các ban, ngành thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá 04 tháng triển khai Đề án 2088.
d. Tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, góp phần ổn định thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm trong tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền tác hại của gia cầm nhập lậu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân; vận động, thuyết phục các đối tượng vận chuyển, kinh doanh gia cầm, cam kết không vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên đàn gia cầm và lây nhiễm sang người; chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn vệ sinh thực phẩm, gia cầm có thương hiệu như "Gà đồi Yên Thế".
e. Tỉnh Cao Bằng ban hành 02 công điện, 06 kế hoạch, 09 văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung của Đề án 2088; chủ động triển khai hoạt động điều tra, trinh sát, kiểm tra, kiểm soát các đường mòn, lối mở khu vực biên giới, các chợ trung tâm, chợ phiên, các tụ điểm tập kết, kinh doanh gia cầm nhập lậu, tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; kết hợp giữa công tác kiểm tra, kiểm soát với tuyên truyền bằng nhiều hình thức đưa thông tin tới người tiêu dùng không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
n. Tỉnh Lào Cai ban hành 02 công điện, 10 văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; hướng dẫn cụ thể cho nhân dân, người tiêu dùng nhận biết được đặc điểm và mối nguy hại của gà thải loại nhập lậu đối với sức khỏe con người, môi trường; thành lập Đội kiểm soát liên ngành chống buôn lậu của tỉnh, phân ca trực 24/24 giờ kể cả ngày nghỉ, ngày Tết, Lễ; tăng cường lực lượng, phương tiện cho chốt kiểm soát Ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi, Chốt kiểm dịch thú y Km78, Quốc lộ 70; tuần tra, kiểm soát bằng ca nô trên sông để ngăn chặn vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào nội địa bằng đường sông.
Các tỉnh, thành phố khác như: Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc cũng triển khai nhiều hoạt động và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ban, ngành trên địa bàn triển khai thực hiện Quyết định số 2088/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Qua 05 tháng triển khai thực hiện Đề án, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý được 1.108 vụ, phạt hành chính 919,850 triệu đồng, tịch thu 38.451 kg gà lông, 150.546 kg gà thịt, 536.029 quả trứng, 94.496 kg phụ phẩm gia cầm (nội tạng, chân, cổ, cánh), 904.859 con gà giống, 4.019 con và 5.008 kg vịt con, 10.444 kg và 5.350 con chim, trị giá hàng tịch thu tiêu hủy 2.034,58 triệu đồng.
Một số vụ việc điển hình: phụ lục kèm theo
Tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Hầu hết các đường dây lớn đã ngừng hoạt động hoặc không còn công khai trắng trợn như trước. Nhiều đối tượng trước đây thường xuyên buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép qua biên giới đã thay đổi hoạt động kinh doanh.
Thông qua công tác tuyên truyền về tình hình dịch cúm A(H5N1) ở một số địa phương trong nước, đặc biệt là diễn biến tình hình cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, kết quả lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các loại gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép có tỷ lệ nhiễm virus cúm và tồn dư các hóa chất độc hại cao đã được người tiêu dùng tiếp thu, nâng cao nhận thức về các mối nguy hại tiềm ẩn trong gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và từ đó đã thay đổi dần phong cách tiêu dùng, không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Kết quả trên, bước đầu góp phần thực hiện thành công Đề án 2088 của Chính phủ, giúp phục hồi và kích thích tăng trưởng sản xuất chăn nuôi trong nước. Dư luận xã hội và quần chúng nhân dân tin tưởng, đồng tình với chủ trương và biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Tuy nhiên, tình hình nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhỏ lẻ vẫn tiếp tục diễn ra tại một số địa bàn giáp biên thuộc tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, trong từng thời điểm còn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ đối với con giống gia cầm trong thời gian gần đây của người dân tăng mạnh và với số lượng tương đối lớn, trong khi nguồn cung trong nước không đủ cung ứng nên tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm giống có diễn biến mới, phức tạp, một số đối tượng lén lút mua con giống gia cầm với người nước ngoài rồi dùng nhiều thủ đoạn đưa vào nội địa tiêu thụ. Qua công tác kiểm tra, xử lý cho thấy, các đối tượng vi phạm phần lớn là cư dân biên giới trình độ dân trí còn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên tranh thủ lúc nông nhàn mua gia cầm với người nước ngoài về để bán kiếm lời, mặt hàng vi phạm bị tịch thu thường với số lượng thấp từ 70 đến 250kg/vụ đối với gia cầm sống hoặc đã giết mổ, 150 con đến 600 con/vụ đối với con giống gia cầm.
- Các đối tượng vi phạm sử dụng phương thức thủ đoạn hoạt động nhằm đối phó với các cơ quan chức năng ngày càng tinh vi hơn như: Trà trộn gà nhập khẩu trái phép với gà nuôi trong nước; dùng hồ sơ kiểm dịch của gà trong nước trong quá trình vận chuyển; giết mổ trước khi đưa sâu vào nội địa tiêu thụ nhằm giấu diếm nguồn gốc nhập khẩu trái phép để mức phạt thấp hơn, tránh bị tịch thu tiêu hủy; vận chuyển vào ban đêm nhằm tránh nguy cơ bị tuần tra, phát hiện; một số đối tượng manh động có biểu hiện chống đối lực lượng chức năng. Gần đây, các đối tượng sử dụng cả xe ô tô du lịch dưới 12 chỗ, tháo ghế để vận chuyển gia cầm nhập lậu; lợi dụng cư dân biên giới sử dụng xe máy chạy thẳng sang Trung Quốc vận chuyển lén lút gia cầm qua biên giới, tập kết tại nhà, chờ thời điểm thuận lợi, tiếp tục vận chuyển sâu vào nội địa hoặc chuyển lên xe ô tô. Đặc biệt, còn phát hiện thủ đoạn các đối tượng chế tạo các cửa phụ bí mật trên các lồng chứa, thùng xe tải để đánh tráo, bổ sung gia cầm nhập lậu sau khi đã được cơ quan thú y cấp chứng nhận kiểm dịch và niêm phong cửa chính.
- Các đối tượng vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm sẵn sàng cản trở, liều lĩnh chống đối quyết liệt khi bị bắt giữ, đe dọa sự an toàn của gia đình, vợ con của cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu.
- Cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác phòng ngừa, ngăn chặn gia cầm nhập lậu phần lớn được huy động làm việc ngoài giờ hành chính; tổ chức trực ban, tuần tra, chốt chặn rất vất vả; quá trình bắt giữ gia cầm nhập lậu phải tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao, nhưng hiện chưa có chế độ chính sách bồi dưỡng cũng như không được trang bị bảo hộ lao động, phòng chống lây nhiễm để đảm bảo sức khỏe. Cán bộ chính quyền cấp xã cũng chưa có chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ thực hiện công tác giám sát, dân vận tại cơ sở.
- Việc phân biệt gia cầm nhập khẩu trái phép với gia cầm thải loại của các cơ sở sản xuất trong nước rất khó khăn. Tuy các lực lượng chức năng tiến hành truy xét nguồn gốc nhưng các đối tượng hợp pháp hóa bằng hóa đơn chứng từ quay vòng, bằng thủ tục kiểm dịch của các trang trại trong nước. Việc kiểm tra, xác minh gia cầm nhập lậu mất nhiều thời gian, đối với gia cầm còn sống, hầu hết các địa phương không có kho tàng, nhà xưởng để nhốt, cách ly, không có các phương tiện, thiết bị phòng chống dịch bệnh, tiêu hủy gia cầm nhập lậu.
1. Kiến nghị với Chính phủ
- Có chính sách quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới để nhân dân khu vực biên giới có mức thu nhập ổn định, đảm bảo, đời sống từng bước được nâng lên, qua đó, hạn chế được việc mang, vác hàng lậu, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu nói chung và nhập khẩu trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nói riêng.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin khách quan, trung thực về diễn biến tình hình, công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng các cấp, kết quả phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tránh việc đưa tin không có cơ sở, không khách quan và thiếu tính xây dựng.
- Qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy, việc các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện 60 ngày để điều tra, xác minh đã khiến các đối tượng vi phạm chùn bước và có tác dụng tuyên truyền phòng ngừa vi phạm đối với các đối tượng khác. Do đó, đề nghị Chính phủ xem xét thống nhất áp dụng trên phạm vi toàn quốc các biện pháp mạnh nhằm đảm bảo tính răn đe như: tạm giữ phương tiện tối đa 60 ngày để điều tra, xác minh; tịch thu phương tiện đối với trường hợp tái phạm hoặc chuyển sang cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật; tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
- Theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, đề nghị Phó Thủ tướng cho phép tỉnh Điện Biên tham gia thực hiện Đề án 2088 (Bộ Công Thương đã báo cáo Phó Thủ tướng tại văn bản số 4857/BCT-QLTT ngày 04 tháng 6 năm 2013).
2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hiện nay việc niêm phong, kẹp chì đối với phương tiện vận chuyển gia cầm không thống nhất, cụ thể, có phương tiện được kẹp chì, có phương tiện được dán niêm phong bằng giấy. Một số phương tiện vận chuyển gia cầm có Giấy chứng nhận kiểm dịch, có biên bản niêm phong, kẹp chì của Chi cục Thú Y. Tuy nhiên chỉ niêm phong hoặc kẹp chì đối với cửa sau của thùng xe, trên các nóc thùng xe không được phủ bạt, không có niêm phong, chỉ có các thanh sắt ngang, mỗi thanh sắt cách nhau trên 40 cm. Do đó, cần sớm có quy định thống nhất trong việc cấp giấy kiểm dịch, niêm phong, kẹp chì đối với phương tiện vận chuyển gia cầm.
- Việc xác định gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước hay nhập khẩu rất khó khăn cho các lực lượng trực tiếp kiểm tra. Để xử lý triệt để các hành vi này đề nghị sửa đổi bổ sung các văn bản theo hướng thống nhất về thủ tục giấy tờ khi vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm và các giấy tờ phải đi theo hàng hóa, xuất trình ngay tại thời điểm kiểm tra để tránh việc quay vòng hóa đơn và hợp pháp hóa thủ tục giấy tờ đối phó với các lực lượng chức năng khi bị kiểm tra.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống gia cầm trong nước có chất lượng cao với giá cả hợp lý để cung cấp cho các địa phương, góp phần ngăn chặn việc nhập lậu giống gia cầm. Có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi về con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh cho đàn gia cầm nhằm khuyến khích người dân tích cực chăn nuôi, tăng đàn gia cầm tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo đủ cung ứng cho thị trường nội địa.
- Nghiên cứu ban hành quy trình tiêu hủy gia cầm trong toàn quốc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, đảm bảo môi trường với chi phí hợp lý.
3. Đề nghị Bộ Tài chính: bố trí nguồn kinh phí cho việc triển khai thực hiện Đề án 2088 và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về trình tự, thủ tục xin cấp kinh phí; ngoài dự toán kinh phí thường xuyên, đề nghị cấp cho các Bộ, ngành, địa phương một khoản kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.
4. Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo như đã quy định tại Quyết định số 2088/QĐ-TTg, gửi về Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
5. Việc khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc cần có chủ trương nhất quán, tránh hiện tượng thực hiện xong lại dừng lại mà lý do không thuyết phục gây tâm lý không tốt cho cơ sở.
Bộ Công Thương kính báo cáo Phó Thủ tướng xem xét./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔNG HỢP SỐ LIỆU KIỂM TRA, XỬ LÝ GIA CẦM,
SẢN PHẨM GIA CẦM NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP 05 THÁNG NĂM 2013
Kèm theo Báo cáo số: 79/BC-BCT ngày 14 tháng 6 năm
2013 của Bộ Công Thương
Tên tỉnh |
Số vụ KT |
VPHC (nghìn) |
Trị giá TH (ngh) |
Gà (gà lông-kg) |
Trứng (quả) |
Phụ phẩm CB |
Gà giống (con) |
Vịt (con) |
Chim (kg) |
Gà thịt (kg) |
Hà Nội |
144 |
155,550 |
|
26,930 |
207,880 |
59,294 |
14,933 |
500 |
|
32,910 |
Quảng Ninh |
111 |
169,300 |
|
|
56,260 |
35,130 |
285,965 |
|
5,735 |
29,909 |
Lạng Sơn |
471 |
160,700 |
|
|
|
|
342,045 |
4,406 kg |
4,406 |
81,202 |
Bắc Giang |
28 |
52,650 |
|
1,910 |
|
|
38,600 |
|
273 |
|
Bắc Ninh |
16 |
35,000 |
|
2,450 |
|
|
12,000 |
|
|
|
Cao Bằng |
94 |
60,100 |
333,350 |
2,530 |
36,150 |
|
12,102 |
|
|
2,393 |
Hà Giang |
41 |
43,000 |
144,000 |
1,441 |
12,699 |
|
|
2690 |
|
1,271 |
Lào Cai |
22 |
12,250 |
550,000 |
3,190 |
97,240 |
72 |
735 |
602 kg |
30 |
846 |
Lai Châu |
18 |
8,550 |
180,000 |
|
|
|
7,350 |
|
|
1,030 |
Yên Bái |
15 |
24,500 |
129,730 |
|
2,800 |
|
3,229 |
|
|
480 |
Hòa Bình |
15 |
17,500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hải Phòng |
20 |
21,500 |
685,850 |
|
42,000 |
|
65,645 |
|
|
|
Hải Dương |
45 |
61,500 |
|
|
|
|
5,855 |
|
|
120 |
Hưng Yên |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thái Bình |
12 |
11,000 |
|
|
|
|
34,700 |
|
|
|
Ninh Bình |
27 |
35,950 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuyên Quang |
11 |
20,300 |
|
|
81,000 |
|
81,000 |
800 con |
|
385 |
Bắc Cạn |
13 |
18,500 |
11,650 |
|
|
|
700 |
29 |
|
|
Vĩnh Phúc |
4 |
10,000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phú Thọ |
1 |
2,000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
1108 |
919,850 |
2,034,580 |
38,451 |
536,029 |
94,496 |
904,859 |
4019 con + 5008 kg |
10,444 |
150,546 |
MỘT SỐ VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH
(Kèm theo Báo cáo số 79/BC-BCT ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ Công Thương)
Tỉnh Bắc Giang
1. Ngày 09/5/2013 Đội QLTT số 1 và Đội CSĐTTP về Môi trường Công an thành phố Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra, bắt giữ 02 xe ô tô tải SUZUKI loại 500Kg vận chuyển 5.000 con gà giống khoảng 30 ngày tuổi không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định. Một số con đã chết, không rõ nguyên nhân do ông Bùi Văn Hùng; Địa chỉ: Tổ 7, Khu phố 3, Phường Mỹ Độ, Thành phố Bắc Giang. Đội đã xử phạt vi phạm hành chính 1.500.000 đồng và chuyển giao cho trạm thú y thành phố Bắc Giang để xử lý theo quy định (đã tiến hành tiêu hủy). Cụ thể:
+ Xe ô tô BKS 12C-015.33 do ông Phạm Văn Hưng; Địa chỉ: Thôn Na Hoa, Xã Sơn Hà, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn điều khiển. Trên xe chở 2450 con.
+ Xe ô tô BKS 12C-015.15 do ông Lý Ngọc Cảnh; Địa chỉ: Thôn Tầm Danh, Xã Tân Thành, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn điều khiển. Trên xe chở 2550 con.
2. Hồi 4 giờ 30 phút ngày 20/5/2013, Đội CSĐT TP về KT và Chức vụ Công an huyện Lục Ngạn tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 05 đối tượng gồm: các ông Nguyễn Văn Thắng SN: 1972, chỗ ở: Thôn 3, Quảng Minh, Quảng Hà, Quảng Ninh; ông Cao Văn Thẳm SN: 1967 ở Thôn 5, Quang Thịnh, Hải Hà, Quảng Ninh; ông Nguyễn Văn Mừng SN: 1983, chỗ ở Bái Khê, Cương Chính, Tiên Lữ, Hưng Yên; ông Chu Xuân Tỵ SN: 1977, chỗ ở: Thôn Chín, Quảng Chính, Hải Hà, Quảng Ninh; và ông Hoàng Văn Xuyên SN: 1974, chỗ ở: thôn 6, Quảng Minh, Hải Hà, Quảng Ninh có hành vi vận chuyển gia cầm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định. Tổng số gà giống 10.000 con.
Công an huyện Lục Ngạn bàn giao toàn bộ số gà con vi phạm nêu trên cho Trạm thú y huyện Lục Ngạn để tiến hành tiêu hủy theo quy định.
Tỉnh Lào Cai
1. Ngày 19/4/2013, Đội QLTT số 6 phối hợp kiểm tra tại chốt kiểm dịch Km 78 - huyện Bảo Yên phát hiện lô hàng 650 con ngan và 100 con gà giống 1 ngày tuổi không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Chủ hàng là ông: Nguyễn Văn Cao, địa chỉ: Khánh Yên-Văn Bàn-Lào Cai. Tổ kiểm tra đã lập biên bản, trình UBND huyện Bảo Yên ra quyết định xử phạt VPHC 1.500.000 đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu tiêu hủy: 5.250.000 đồng
2. Ngày 22/4/2013, Đội QLTT số 6 phối hợp kiểm tra tại chốt kiểm dịch Km78 - huyện Bảo Yên phát hiện lô hàng 16.000 quả trứng gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch, chủ lô hàng là ông Chu Văn Nhiệm, địa chỉ: Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Tổ kiểm đã tiến hành lập biên bản trình UBND huyện Bảo Yên xử phạt VPHC. Trị giá hàng hóa tịch thu tiêu hủy: 32.000.000 đồng.
3. Ngày 01/5/2013, Đội QLTT số 1 phối hợp với Tổ liên ngành chống buôn lậu thành phố tiến hành kiểm tra tại khu vực đường Hồng Hà Chợ Cốc Lếu - P. Cốc Lếu - Tp Lào Cai phát hiện lô hàng Trứng gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy kiểm dịch, số lượng 1.800 quả. Không có ai nhận làm chủ hàng. Đội đã lập hồ sơ và xử lý theo quy định, trị giá hàng tiêu hủy: 4.140.000đ.
Tỉnh Quảng Ninh
1. Vào hồi 03 giờ ngày 05/5/2013, Tổ kiểm tra liên ngành (Quản lý thị trường, Công an, Quân sự) phối hợp với Đội tuần tra kiểm soát giao thông 1-4 (Công an tỉnh) đã kiểm tra xe ôtô BKS 14C-03018 do Vũ Văn Tuấn (SN 1984; trú tại Thôn 2, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh) điều khiển đi hướng Móng Cái - Hạ Long; phát hiện trên xe chở 12.000 con gà giống nhập lậu. Toàn bộ tang vật, phương tiện và đối tượng đã được bàn giao cho Đội QLTT số 8 huyện Tiên Yên ra quyết định xử phạt VPHC đối với đối tượng vi phạm 3 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy toàn bộ số gia cầm nhập lậu và tạm giữ phương tiện vi phạm 60 ngày để điều tra, xác minh làm rõ.
2. Ngày 08/5/2013, tại khu vực bến Sủi (Khu 7, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra, bắt giữ 113 kg gà thịt vận chuyển trên đò máy, xử phạt vi phạm hành chính 750.000 đồng, tịch thu tiêu hủy số gia cầm vi phạm theo quy định (đối tượng là Nguyễn Văn Tưởng, thường trú khu 6, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái); tạm giữ 60 ngày 01 đò máy để điều tra, xác minh làm rõ.
3. Vào hồi 23 giờ ngày 10/5/2013, trên quốc lộ 18A (thành phố Hạ Long), Phòng cảnh sát giao thông tỉnh phát hiện, kiểm tra xe ôtô BKS 30C-03215 do Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1978 (địa chỉ: Ứng Hòe, Ninh Giang, Hải Dương) vận chuyển 616 kg chim bồ câu nhập lậu. Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh bàn giao cho Công an thành phố Hạ Long tịch thu, tiêu hủy toàn bộ số chim bồ câu trên và xử phạt VPHC 4.000.000 đồng đối với Nguyễn Văn Hùng.
4. Vào hồi 23h15', ngày 10/5/2013, tại Km103+900 QL18A, đoạn thuộc phường Đại Yên, TP Hạ Long, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông trung tâm và dẫn đoàn, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Công an tỉnh) đã tiến hành kiểm tra hành chính xe ô tô tải BKS 34C - 032.15 chạy hướng Móng Cái - Hà Nội. Lực lượng đã phát hiện trên xe chở 1.260 con chim bồ câu. Lái xe Nguyễn Văn Giang, SN 1974, trú tại Thôn Tân Cương, huyện Ninh Giang, Hải Dương không xuất trình được giấy tờ hợp lệ. Công an thành phố Hạ Long đã thụ lý hồ sơ, xử lý vi phạm tạm giữ phương tiện 60 ngày và tiêu hủy toàn bộ hàng nhập lậu.
1 Ngày 24/12/2012, PC49 Quảng Ninh đã khám phá chuyên án bí số GC-2412, bắt giữ 5 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, thu giữ 7.227kg chân gà và 10.355 kg mề gà đông lạnh. Đã chuyển vụ việc trên cho cơ quan CSĐT Công an TP Móng Cái khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.