ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 2015 |
Thực hiện Chương trình hành động số 09-CTrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011- 2015 (gọi tắt là Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND). Qua hơn 4 năm thực hiện, kết quả đạt được như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện:
a) Căn cứ Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND , các sở- ngành Thành phố đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011- 2015 của 06 chương trình nhánh (Phụ lục 1):
- Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố;
- Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề Thành phố;
- Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân Thành phố;
- Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao Thành phố;
- Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế Thành phố;
- Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị Thành phố.
b) Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Đan Chỉ đạo Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011- 2020. Để thực hiện có kết quả các nội dung thuộc Quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo lồng ghép Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố giai đoạn 2011 - 2015 với Quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố giai đoạn 2011 - 2020.
Trong quá trình thực hiện Chương trình, Ủy ban nhân dân Thành phố đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố.
2.1. Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng:
a) Hệ thống các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn cơ bản theo quy định:
Trên địa bàn Thành phố hiện có 85 trường cao đẳng, đại học, chia thành 04 nhóm:
- Nhóm 1: các trường đại học, cao đẳng công lập trực thuộc Thành phố, gồm có 9 trường (2 trường đại học, 6 trường cao đẳng, Học viện Cán bộ Thành phố);
- Nhóm 2: các trường đại học, cao đẳng tư thục, có 23 trường (14 trường đại học, 9 trường cao đẳng);
- Nhóm 3: các trường đại học, cao đẳng công lập thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý có 46 trường.
- Nhóm 4: các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TPHCM) có 07 trường và 01 khoa trực thuộc.
* Về Chuẩn cơ bản:
Nhận thức tầm quan trọng của việc đạt các chuẩn cơ bản theo quy định, giúp các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đảm bảo chất lượng đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, Thành phố đã có một số giải pháp hỗ trợ như:
- Từ năm 2011 đến 2014 bên cạnh nguồn vốn ngân sách Thành phố, Thực hiện Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND , Thành phố có chế độ ưu đãi hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất, ký túc xá cho các trường từ tháng 11/2011 đến nay số dự án đầu tư của các trường được ngân sách Thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay trong thời gian 7 năm để đầu tư xây dựng có 14 dự án với tổng mức đầu tư là 1.427,3 tỷ đồng; tổng số vốn vay được ngân sách hỗ trợ lãi vay là 608,2 tỷ đồng.
- Các trường đại học, cao đẳng đã tận dụng tốt các ưu đãi, có nhiều bước nhảy vọt trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để đạt và vượt các chuẩn cơ bản (Phụ lục 2A).
* Về chuẩn kiểm định khu vực ASEAN (AUN-QA) (Phụ lục 2B): có 33 ngành ở 04 nhóm trường:
- Nhóm 1: Trường Đại học Sài Gòn đăng ký kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN-QA 2 ngành: ngành Sư phạm mầm non và ngành Đào tạo giáo viên Tiểu học.
- Nhóm 2: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành triển khai cho 12 khoa tự đánh giá theo chuẩn AUN-QA; Trường Đại học Văn Hiến có 3 ngành: ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị kinh doanh và ngành Tâm lý học.
- Nhóm 3 : Trường Đại học Kiến trúc đăng ký kiểm định 3 ngành: ngành Kiến trúc, ngành Quy hoạch vùng và đô thị và ngành Thiết kế đô thị.
- Nhóm 4: các trường thành viên ĐHQG TPHCM đã hoàn thành 100% công tác kiểm định cho 13 ngành, trong đó 8 ngành được chứng nhận kiểm định khu vực: Trường Đại học Bách khoa: 5 ngành (Kỹ thuật chế tạo, Kỹ thuật Hóa học, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Quản lý công nghiệp); Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: 3 ngành (Việt Nam học, Ngữ văn Anh, Quan hệ quốc tế), Trường Đại học Kinh tế - Luật: 2 ngành (Kinh tế đối ngoại, Tài chính ngân hàng), Trường Đại học Quốc tế: 3 ngành (Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Điện tử Viễn thông).
b) Công tác củng cố, phát triển mạng lưới các trường vá ký túc xá:
- Ngành Giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai xây dựng trường học theo quy hoạch đã được phê duyệt; tập trung triển khai, kiểm tra tiến độ công tác đầu tư, xây dựng cơ bản trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học. Ngân sách Thành phố đã đầu tư 88 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị cho dự án Temasek trang bị cho 4 trường (Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm (nay là Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố), Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh và Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn) để phục vụ cho 2 ngành Cơ điện tử và Công nghệ thông tin - Đa phương tiện theo chương trình tiên tiến của Singapore.
- Xác định quỹ đất để mở rộng các trường trung cấp, cao đẳng công lập hiện hữu, gồm: 33 ha để mở rộng phân hiệu Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng tại Củ Chi; 3,45 ha tại huyện Nhà Bè để nâng cấp trường Trung cấp Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh; 7,6 ha tại huyện Cần Giờ cho trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nam Sài Gòn;,...
- Ủy ban nhân dân Thành phố đã quy hoạch đất xây dựng để di dời các trường cao đẳng, đại học ở nội thành theo quy hoạch mạng lưới các trường trên địa bàn Thành phố; tham gia góp ý Bộ Giáo dục và Đào tạo về các tiêu chí di dời các trường đại học ra khỏi nội thành và đã lập Ban chỉ đạo và điều hành kế hoạch di dời các trường cao đẳng, đại học và triển khai Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên, học sinh theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Nhiều trường đại học, cao đẳng đã được thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế cơ sở đối với các công trình xây dựng trụ sở, ký túc xá như: Trường Cao đẳng Nghề Thành phố; Trường Đại học Sài Gòn; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thành phố... và phê duyệt chủ trương xây dựng 69.925,82 m2 sàn cho hạng mục ký túc xá các trường.
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TPHCM) đã triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng Dự án ký túc xá tại khu đô thị ĐHQG TPHCM với tổng diện tích ở và học tập của sinh viên là 553.414 m2, với sức chứa 60.024 sinh viên. Ngoài ra, các trường khác cũng quan tâm đầu tư phát triển hệ thống ký túc xá như: Trường Đại học Bách khoa Thành phố; Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Văn Lang... (Phụ lục 2C)
c) Công tác đổi mới nội dung, chương trình về phương pháp đào tạo:
* Việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông luôn được quan tâm thực hiện. Các nội dung đã triển khai thực hiện như:
- Quyết định phê duyệt mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập và chủ trương nhân rộng mô hình Trường Trung học phổ thông (THPT) Lê Quý Đôn; xây dựng được mô hình trường Quốc tế Việt Úc (SIC) làm mô hình chủ đạo trong hệ thống các trường quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành phố có hai Trường THPT chuyên là Trường Lê Hồng Phong và Trường Trần Đại Nghĩa (trường còn có các lớp bậc THCS và THPT được tuyển chọn qua kỳ thi tuyển sinh lớp 6 đến lớp 10 hàng năm) với các lớp: chuyên Văn, Tiếng Anh, Toán, Tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học và các nhóm chuyên Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Lịch sử, Địa lý. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu học tập của các học sinh ở xa khu trung tâm, Thành phố đã chủ trương cho phép triển khai tại 07 Trường Trung học phổ thông có lớp chuyên gồm: Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình), Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn), Củ Chi, Trung Phú (huyện Củ Chi), Mạc Đĩnh Chi (Quận 6), Gia Định (quận Bình Thạnh), Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức).
- Phệ duyệt Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông Và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố; tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Anh bậc tiểu học; tổ chức khảo sát trình độ giáo viên dạy tiếng Anh các trường THCS, THPT, TCCN và cao đẳng thuộc Thành phố.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các trường cao đẳng, đại học, các doanh nghiệp có nhóm ngành liên quan, thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các ngành như: nhóm ngành Sư phạm; Y -Dược; Kỹ thuật - Công nghệ và Du lịch.
* Việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường luôn được sự quan tâm: đã cử 40 cán bộ, giáo viên tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của Thành phố (trong đó có 39 trường hợp đào tạo Thạc sĩ và 01 trường hợp Tiến sĩ).
- Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước: cử 14 cán bộ quản lý các trường chuyên nghiệp tham gia học tập và bồi dưỡng nghiệp vụ tại Cộng hòa Liên bang Đức; triển khai Đề án bồi dưỡng cán bộ quản lý, bồi dưỡng cán bộ phát triển chương trình, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục chuyên nghiệp do tổ chức Temasek Foundation - Singapore tài trợ; ký kết chương trình hợp tác đào tạo nghề cho học sinh các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (chương trình TAFE) với Bộ Giáo dục và Cộng đồng Bang New South Wales, Úc; ký biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo nghề với đại học Dongyang (Hàn Quốc); ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai dự án “Phát triển Giáo dục Việt Nam” với công ty Vina Edu (Hàn Quốc).
- Công tác nghiên cứu khoa học cũng được các trường quan tâm triển khai thực hiện. Có 21 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 655 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở đã được thực hiện tại các trường, 857 công trình khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học, trong đó có 671 công trình đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và 186 công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế. Có 892 đề tài nghiên cứu của sinh viên.
- Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố bình quân là 73,15%, nhiều trường tỷ lệ trên 80% như: Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Trường Đại học Hoa Sen... Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đạt tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp là 100%. Các trường đại học, cao đẳng tổ chức lấy ý kiến sinh viên sau tốt nghiệp và cơ sở sử dụng lao động để bổ sung, hiệu chỉnh chương trình đào tạo, đưa các chương trình này tiếp cận với thực tế sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển khoa học trong xã hội hiện nay (Phụ lục 2B).
d) Củng cố các điều kiện bảo đảm chất lượng các trường, tăng cường hợp tác, liên kết trong đào tạo:
- Tổ chức 2 khóa tập huấn giúp các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp triển khai tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo nhằm tăng cường điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt chủ trương chuyển sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Các trường đã nghiên cứu, biên soạn và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo.
- Triển khai công tác tự đánh giá trong các trường chuyên nghiệp; các trường cao đẳng Thành phố đã tiến hành tợ đánh giá các điều kiện đào tạo và xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể nhà trường giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện đổi mới Giáo dục Đại học theo Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn các trường cao đẳng, đại học tư thục xây dựng các phương án tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo cam kết trong Đề án thành lập trường.
- Hầu hết các trường đều xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập tốt nghiệp, tham quan thực tế và giảng viên cũng có điều kiện cập nhật kiến thức, tiếp cận trình độ phát triển của xã hội. Việc hợp tác quốc tế cũng được nhiều trường quan tâm thực hiện. Các chương trình liên kết đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, cho phép triển khai (Phụ lục 2F), cụ thể:
+ Trường Đại học Sài Gòn có quan hệ với hơn 1.284 doanh nghiệp. Trong năm học 2011 - 2012, đã có 927 doanh nghiệp nhận 1.555 sinh viên thực tập, 1.556 sinh viên làm việc bán thời gian trên cơ sở quan hệ của Trường. Trường đã tổ chức liên kết đào tạo với các trường như: Đại học Vinh (đào tạo Thạc sĩ khối Sư phạm cho Thành phố - 1.285 thạc sĩ đã tốt nghiệp); Đại học ngắn hạn phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe Osaka - Nhật Bản; Trường Đại học Kỹ thuật Dresden - Cộng hòa Liên bang Đức...
+ Trường Đại học Công nghệ thông tin (ĐHQG TPHCM) được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin theo chương trình tiên tiến hợp tác với Trường Đại học Oklahoma State University - Hoa Kỳ.
+ Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM) đang triển khai chương trình liên kết Thạc sĩ Luật kinh doanh quốc tế với Trường Đại học Panthéon-Assas Paris 2.
- Các trường còn thu hút lực lượng sinh viên nước ngoài đến học tập và nghiên cứu. Số lượng sinh viên quốc tế đang học tập tại các trường thành viên ĐHQG TPHCM và các trường khác: 767 sinh viên. Số lượng sinh viên các nước ASEAN đang học tại các trường thuộc ĐHQG TPHCM và các trường đại học khác: 689 sinh viên.
đ) Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo:
- Thực hiện quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố. Đã tổ chức kiểm tra 103 lượt trường đại học, cao đẳng (với 231 ngành: trình độ Cao đẳng 52 ngành, Đại học 117 ngành, Thạc sĩ 49 ngành, Tiến sĩ 13 ngành) theo quy định.
- Tham mưu công nhận, không công nhận Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng đối với các trường đại học, cao đẳng tư thục trên địa bàn. Kiểm tra kết quả thực hiện các cam kết thành lập của 8 trường trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp tổ chức đánh giá, bình xét thi đua hàng năm đối với các trường cao đẳng, đại học thuộc Thành phố; quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên kết đào tạo trong và ngoài nước của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố; các cơ sở đào tạo có liên kết với nước ngoài.
2.2. Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình:
* Thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo:
Theo số liệu điều tra, tổng nhu cầu nhân lực và lao động qua đào tạo nghề trong 5 năm (không tính nhu cầu nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), như sau (Phụ lục 3, 3B):
- Tổng nhu cầu nhân lực của Thành phố: 19.764.321
- Số lao động qua đào tạo nghề: 12.962.531 (66,70%)
Giai đoạn 2011 - 2014, tổng số sinh viên, học sinh (SV, HS) được đào tạo ước đạt 1.693.450 SV, HS; trong đó hệ đào tạo nghề 1.445.914 và Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) 247.536 HS). Căn cứ kết quả thực hiện đào tạo nghề các năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp của Thành phố đạt được như sau: Năm 2011 đạt 61,48% (1.862.324/3.029.306 lao động); năm 2012 đạt 64,30% (2.055.704/3.197.174 lao động); năm 2013 đạt 66,54% (2.243.225/3.371.360 lao động); năm 2014 đạt 69,93% (2.484.141/3.552.127 lao động). (Phụ lục số 3, 3B).
* Thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo làm việc trong các ngành dịch vụ và công nghiệp trọng yếu của Thành phố:
Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nghiệp địa bàn Thành phố có hướng chuyển biến tích cực, Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 97% đến trên 100% ở các lĩnh vực công nghiệp[1] và dịch vụ trọng yếu[2] của Thành phố (Phụ lục 3, 3A). Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề có hướng chuyển biến tích cực, gần 70% SV, HS, học viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Đối với các ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực ưu tiên, nhất là các nghề tiếp cận công nghệ tiên tiến như Hàn, Cơ điện tử, Công nghệ thông tin,..., tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm đạt gần 100%.
b) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và nội dung chủ yếu của Chương trình:
* Triển khai Chương trình số 38-Ctr/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đổi mới:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng về học nghề cho người công nhân, người lao động:
+ Các ngành đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo viên, sinh viên, học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng Chương trình hành động số 09-CTrHĐ/TU, Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND , Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo...Triển khai các nội dung liên quan đến Luật Giáo dục và Đào, Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề. Phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách, quy định mới về công tác đào tạo cho các cơ sở đào tạo. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao ý thức trách nhiệm, huy động sự tham gia tích cực, có hiệu quả của toàn xã hội đối với công tác đào tạo nhân lực cho Thành phố theo hướng thực hiện mục tiêu đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng cơ bản và ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhất là nhân lực có chất lượng cao cho các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố; gắn đào tạo với sử dụng lao động đã qua đào tạo; nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động Thành phố; xây dựng hệ thống đào tạo nghề của Thành phố thành trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao của cả nước.
+ Liên đoàn Lao động Thành phố, Thành Đoàn, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố đã phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở - ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình hành động số 38-CTrHĐ/TU ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố có liên quan đến việc nâng cao tay nghề cho người lao động, trong doanh nghiệp, đào tạo nghề cho thanh niên, cho lao động nông thôn, cho phụ nữ...
+ Ủy ban nhân dân các quận - huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình nhánh nâng cao chất lượng dạy nghề trên địa bàn, chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng về học nghề cho công nhân, người lao động với các nội dung chủ yếu: phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề; tuyên truyền về vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên. Đối với các huyện ngoại thành, thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm, góp phần thực hiện hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn huyện.
- Tổ chức thực hiện công tác tổ chức đào tạo, đào tạo lại; bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp:
Trong năm 2014, có 14 cơ sở đào tạo phối hợp với 58 lượt doanh nghiệp tổ chức thi nâng bậc cho 1.206 lao động[3] và 22.000 lao động được công nhận bậc thợ thông qua các hội thi do Liên đoàn Lao động Thành phố triển khai tổ chức thực hiện; ước thực hiện năm 2014 là 2.000 lao động[4] và 40.000 công nhân do Liên đoàn Lao động Thành phố chỉ đạo các công đoàn cấp trên tổ chức. Có 69 trường cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề phối hợp cùng 329 lượt doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng, thi nâng bậc thợ cho 9.269 công nhân, lao động[5] với các ngành nghề: Điện tử, Cơ điện tử, Điện lạnh, Quản lý vận hành sửa chữa lưới điện trung thế, Công nghệ ô tô, Tiện, Phay, Bào, Công nghệ hàn, Công nghệ may, Công nhân xây dựng đường bộ, Công nhân cơ khí, Vận hành lái xe cơ giới đường bộ, Vận hành máy công trình, Công nghệ in, Vận hành máy chế biến lương thực - thực phẩm, Kiểm nghiệm chất lượng lương thực - thực phẩm.
- Về thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Chương trình xây dựng nông thôn mới:
+ Đã tiến hành Hội nghị sơ kết 03 năm (2010 - 2012) thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg .
+ Trong 04 năm (2011 - 2014) đã tổ chức đào tạo nghề 20.131 lao động nông thôn, (2011 đã đào tạo cho 3.105 lao động, 2012: 4.640 lao động, 2013: 4.886 lao động và 2014: 7.500 lao động.
- Về tổ chức thực hiện tuyên dương, tôn vinh thợ giỏi, lao động kỹ thuật giỏi:
+ Sở Lao động - Thương binh và xã hội đã phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức Hội thi công nhân giỏi nghề hàng năm. Năm 2012, để nâng chất lượng kỳ thi theo kỹ thuật công nghệ cao, đã tổ chức Hội thi tay nghề Hàn kỹ thuật cao cho 39 công nhân, lao động (kết quả có 01 giải bàn tay vàng, 02 giải nhất, 01 giải nhì, 03 giải ba và 04 giải khuyến khích); năm 2013 tổ chức Hội thi bàn tay vàng nghề Điện tử công nghiệp cho 20 công nhân, lao động tại các công ty, doanh nghiệp (kết quả có 01 giải bàn tay vàng, 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 01 giải khuyến khích).
+ Nhằm khuyến khích phong trào thi đua dạy, học nghề, rèn luyện tay nghề đáp ứng yêu cầu mới, Thành phố đã tuyên dương khen thưởng 86 thí sinh tại Hội thi tay nghề trẻ Thành phố năm 2012 (cụ thể có 19 thí sinh đạt giải nhất, 18 thí sinh đạt giải nhì, 20 thí sinh đạt giải ba, 29 thí sinh đạt giải khuyến khích); năm 2014 đã đề xuất tuyên dương khen thưởng 84 thí sinh (cụ thể có 21 thí sinh đạt giải nhất, 21 thí sinh đạt giải nhì, 24 thí sinh đạt giải ba, 18 thí sinh đạt giải khuyến khích) và 35 giáo viên có thành tích trong huấn luyện thí sinh đạt giải cao tại hội thi.
* Về xây dựng hệ thống thông tin, dự báo, xác định nhu cầu và yêu cầu đối với nguồn nhân lực:
- Điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu nhân lực:
+ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát cập nhật cung - cầu thị trường lao động Thành phố theo quy định của Ban Điều tra Thành phố; báo cáo cơ cấu đào tạo trên địa bàn Thành phố năm 2013, phân tích kết quả khảo sát nguồn lao động có nhu cầu học nghề và tìm việc làm tại Thành phố năm 2013, dự báo xu hướng năm 2014.
+ Ủy ban nhân dân quận - huyện chủ động giao cho Phòng Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn điều tra, khảo sát, cập nhật tình hình lao động trên địa bàn, điều tra nhu cầu học nghề của người lao động để chủ động đào tạo nghề phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quận, huyện. Chú trọng điều tra, khảo sát số lao động có tay nghề cao, trên cơ sở đó tham mưu Ủy ban nhân dân quận - huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.
- Thực hiện cải tiến nội dung, hình thức hướng nghiệp tại các trường THPT và THCS, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp; phân luồng và nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề. Tăng cường thông tin, giúp học sinh xác định được lĩnh vực ngành nghề, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo để chọn ngành học phù hợp:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Giáo dục tổ chức họp giới thiệu chỉ tiêu tuyển sinh khối giáo dục nghề nghiệp cho các cơ quan báo chí, truyền thông; tổ chức in và phát hành tài liệu tuyên truyền cẩm nang tuyển sinh học nghề cho học sinh phổ thông nhằm đáp ứng nguyện vọng nghiên cứu, tham khảo của học sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề. Thành Đoàn triển khai cho các đơn vị và cơ sở trực thuộc chủ động tổ chức các hoạt động sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về học nghề và lập nghiệp trong thanh thiếu niên. Các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm (GTVL) phối hợp cùng các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp; xây dựng kênh tư vấn - hướng nghiệp - GTVL; tổ chức ngày hội “Hướng nghiệp, dạy nghề” cho sinh viên, học sinh Thành phố.
+ Ủy ban nhân dân Thành phố đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đề án về công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS theo mô hình 9+5, nhằm tiếp tục cụ thể hóa Chỉ thị số 10/CT-TW ngày 5 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị.
c) Về tổ chức mạng lưới cơ sở đào tạo, xây dựng các phương thức đào tạo phù hợp, nâng chất lượng đầu vào các lĩnh vực đào tạo:
* Thực hiện rà soát, xác định thế mạnh theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố:
Thành phố đã tổ chức rà soát, xác định thế mạnh theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn, xây dựng Dự án “Quy hoạch phát triển dạy nghề Thành phố đến năm 2025” và dự án “Quy hoạch mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố” trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Tính đến nay, cơ sở đào tạo nghề tại Thành phố bao gồm:
- Hệ đào tạo nghề: có 430 cơ sở dạy nghề, trong đó có 14 trường cao đẳng nghề (07 trường công lập); 29 trường trung cấp nghề (18 trường công lập); 62 trung tâm dạy nghề (11 TTDN công lập thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện) và 325 cơ sở dạy nghề.
- Hệ đào tạo TCCN: có 66 cơ sở, trong đó có 14 trường đại học (06 trường công lập); 15 trường cao đẳng (06 trường công lập); 36 trường TCCN (08 trường công lập).
* Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề; đầu tư phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề Thành phố theo chuẩn các nước tiên tiến để đào tạo các ngành nghề phục vụ lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao:
- Về tăng cường cơ sở sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề:
+ Thực hiện Chương trình đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề cho trường đầu tư nghề trọng điểm thuộc Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thành phố có 06 trường tham gia Dự án [6] với tổng kinh phí 48.300.000 nghìn đồng.
+ Năm 2014, tiếp tục thực hiện Chương trình đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề thuộc Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề cho 02 trường tham gia Đề án phát triển trường chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ là Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương với tổng kinh phí là 16.350.000 nghìn đồng.
+ Triển khai Chương trình tăng cường thiết bị để dạy nghề cho lao động nông thôn theo Dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; (nguồn Ngân sách Trung ương theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): có 05 cơ sở dạy nghề công lập tại 05 huyện và 02 Trung tâm Giáo dục lao động xã hội[7] tham gia Dự án với tổng kinh phí 02 năm (2011; 2012) là 12.776.059 nghìn đồng;
+ Thành phố phê duyệt dự án hợp tác do Temasek Foundation tài trợ thông qua Trường Singapore Polytechnic dưới hình thức chuyển giao công nghệ: Công nghệ thông tin đa truyền thông, Cơ điện tử cho 04 trường[8], với kinh phí 88.164.000 nghìn đồng.
- Tổ chức thí điểm lại một số trung tâm dạy nghề tại một số quận huyện: Giai đoạn 2011 - 2014, Thành phố đã tổ chức thí điểm nâng cấp 06 trung tâm dạy nghề (TTDN) thành các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và TCCN[9].
- Xây dựng chương trình đào tạo dựa trên cơ sở các yêu cầu của thị trường lao động về kiến thức, kỹ năng... của vị trí công việc, gắn đào tạo với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp; xây dựng chương trình theo cấu trúc module tích hợp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; đảm bảo khả năng liên thông giữa các trình độ:
+ Căn cứ chương trình khung trình độ cao đẳng, trung cấp nghề, khối trường nghề đã xây dựng, triển khai 56 chương hình nghề trình độ cao đẳng nghề, 76 chương trình nghề trình độ trung cấp nghề trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích nghề Dacum, phân tích nhiệm vụ, công việc của người lao động, thiết kế các mô đun đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Căn cứ danh mục 112 nghề trọng điểm được ban hành, Ủy ban nhân dân Thành phố đã đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định công nhận 14 trường nghề trọng điểm giai đoạn 2011 -2015 (Phụ lục 3D).
+ Khối TCCN tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng theo yêu cầu xã hội. Các trường hợp đã thực hiện rà soát, hiệu chỉnh chương trình, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành nghề giảng dạy theo quy định; đã bổ sung 27 ngành, nghề đào tạo mới như: Quản lý nhà đất; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Quản lý tài nguyên môi trường ... Thành phố đã chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cho đại bộ phận thanh niên trong độ tuổi để nâng chất lượng đầu vào giáo dục nghề nghiệp, hướng dẫn các trường phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện tiếp tục bổ túc trình độ THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS đang học nghề tại các trường, đảm bảo học sinh tốt nghiệp đạt trình độ THPT và cấp bằng TCCN.
* Thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định:
- Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định, đăng ký với Cục Kiểm định chất lượng Dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề để được kiểm định chất lượng đào tạo.
- Thành phố có 19 trường, TTDN đã thực hiện tự kiểm định, 09 trường và 05 TTDN được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định công nhận trường đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề và có 9/36 trường TCCN đã hoàn thành báo cáo, đăng ký kiểm định chất lượng đào tạo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo theo công bố của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phụ lục 3E).
d) Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên:
Khối đào tạo nghề có 9.055 giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và TTDN [10], 100% giáo viên dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt chuẩn về trình độ đào tạo, 100% giáo viên dạy thực hành lái xe đặt chuẩn theo quy định. Khối TCCN có 5.916 giảng viên, giáo viên cơ hữu tham gia đảo tạo hệ TCCN[11], có 2.085 giáo viên đã bồi dưỡng: nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 1.559 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm bậc 2.
* Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
- Thành phố đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề cho 3.571 giáo viên, trong đó 3.167 giáo viên giảng dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và 404 giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề; tổ chức tập huấn, kiểm toa và cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho 104 giáo viên giảng dạy trình độ cao đẳng và trung cấp nghề theo quy định của Vụ Kỹ năng - Tổng cục Dạy nghề. Năm 2012, đã tổ chức Triển khai đào tạo bồi dưỡng cho 32 giáo viên các trường có đầu tư nghề trọng điểm tại Hàn Quốc về kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề khu vực ASEAN với 02 nghề Điện tử công nghiệp và Công nghệ thông tin. Năm 2013 tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên đề công nghệ mới các nghề thuộc lĩnh vực ưu tiên như: Cắt gọt kim loại, Cơ điện tử, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Điện công nghiệp, Quản trị mạng máy tính và Công nghệ thông tin cho 116 giảng viên, giáo viên tại các trường đầu tư nghề trọng điểm thuộc Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề. Năm 2014 cử 31 giáo viên tham dự khóa đào tạo nâng cao kỹ năng nghề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức (11 giáo viên học tập tại Úc, 18 giáo viên tại Malaysia và 02 giáo viên tại Trung Quốc).
- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý chất lượng cơ sở giáo dục chuyên nghiệp cho 45 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực quản lý trường chuyên nghiệp do Tổ chức CREFAP của Pháp tài trợ; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý về chuẩn nghiệp vụ sư phạm cho 99 cán bộ quản lý; khảo sát năng lực tiếng Anh theo chuẩn IELTS cho 176 giáo viên; tập huấn công nghệ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức cho 57 giáo viên; cử 14 cán bộ quản lý tham gia và học tập bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tại Cộng hòa Liên bang Đức, cử 12 giáo viên tham gia khóa học bồi dưỡng công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Hàn Quốc.
* Thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên:
Năm 2010 và 2013, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp Thành phố và toàn quốc (kết quả Thành phố đạt giải nhất toàn quốc các đợt thi); năm 2009 và 2012 tổ chức hội giảng giáo viên khối dạy nghề và giáo viên khối trung cấp chuyên nghiệp cấp Thành phố và toàn quốc (Kết quả toàn quốc, đoàn giáo viên dạy nghề Thành phố đạt giải nhất năm 2009 và giải ba năm 2012; đoàn giáo viên khối giáo dục chuyên nghiệp đạt giải nhất năm 2012).
đ) Đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác về giáo dục và đào tạo:
- Đối với khối dạy nghề, giai đoạn 2011 - 2014, Thành phố đã chấp thuận cho Trường Cao đẳng nghề Thành phố tiếp nhận viện trợ phi dự án “Nâng cao các kỹ năng nghề” do Viện Xúc tiến Công nghiệp Kawasaki - Nhật Bản; Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố hợp tác với Nhật Bản đào tạo nghề Hàn công nghệ cao theo tiêu chuẩn Nhật Bản, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương được chấp thuận đào tạo chương trình Công nghệ thông tin của học viện KENT (Úc), Trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ hợp tác với trường Đại học Broward (Hoa Kỹ) đào tạo Quản trị kinh doanh, Lập trình máy tính, Quản trị khách sạn; Trường Trung cấp nghề Công nghệ Bách khoa đào tạo chương trình Công nghệ thông tin của Tập đoàn Aptech (Ấn Độ).
- Đối với khối giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình hợp tác với Sở Giáo dục và Cộng đồng bang New South Wales - Úc, triển khai thực hiện Chương trình hợp tác tại các trường: Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố, Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh. Đã cho phép Trường Trung cấp Bách khoa Thành phố ký hợp tác đào tạo nghề Điều dưỡng với Đại học Trinity University of Asia và Đại học Adamson (Philippines), Trường Trung cấp Ánh Sáng thực hiện thủ tục liên kết với Viện đào tạo BIB - Cộng hòa Liên bang Đức đào tạo nghề Điều dưỡng. Ngoài ra, Thành phố cũng ký kết thỏa thuận hợp tác với tổ chức F+U (Đức) tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các trường chuyên nghiệp.
2.3. Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân:
a) Kết quả thực hiện chương trình:
* Giai đoạn 2011 -2013:
Thành phố đã tổ chức được 91 lớp với 3.780 lượt học viên (đạt 12,6% so với kế hoạch chương trình được duyệt), trong đó, có 22 lớp khởi sự doanh nghiệp với 1.000 lượt học viên; 61 lớp quản trị doanh nghiệp với 2.539 lượt học viên và 08 lớp chuyên ngành với 241 lượt học viên, cụ thể:
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh (Thành Đoàn): đã tổ chức được 02 lớp khởi sự doanh nghiệp với 100 lượt học viên.
- Trung Tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (gọi tắt là ITPC): đã tổ chức 11 lớp với 412 lượt học viên. Trong đó: 01 lớp khởi sự doanh nghiệp (30 lượt học viên), 09 lớp quản trị doanh nghiệp (351 lượt học viên) và 01 lớp chuyên ngành (31 lượt học viên).
- Trung tâm tư vấn ứng dụng kinh tế - Viện nghiên cứu phát triển Thành phố: đã tổ chức được 41 lớp với 1.558 lượt học viên, trong đó có 14 lớp khởi sự doanh nghiệp (620 lượt học viên) và 27 lớp quản trị doanh nghiệp (938 lượt học viên).
- Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố: đã tổ chức được 37 lớp với 1.710 lượt học viên, trong đó, có 05 lớp khởi sự doanh nghiệp (250 lượt học viên), 25 lớp quản trị doanh nghiệp (1.250 lượt học viên) và 07 lớp chuyên ngành (210 lượt học viên).
* Năm 2014:
Tổ chức được 40 lớp với 1.805 lượt học viên (đạt 17,5% kế hoạch năm 2014), trong đó có 09 lớp khởi sự doanh nghiệp (432 lượt học viên), 26 lớp quản trị doanh nghiệp (1.183 lượt học viên) và 05 lớp chuyên ngành (190 lượt học viên), cụ thể:
- ITPC: đã tổ chức được 09 lớp với 275 lượt học viên, trong đó có 01 lớp khởi sự doanh nghiệp với 32 lượt học viên, 07 lớp quản trị doanh nghiệp với 233 lượt học viên và 01 lớp chuyên ngành với 10 lượt học viên.
- Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế: đã tổ chức được 14 lớp với 700 lượt học viên, trong đó có 06 lớp khởi sự doanh nghiệp (300 lượt học viên) và 06 lớp quản trị doanh nghiệp (300 lượt học viên) và 02 lớp chuyên ngành (100 lượt học viên).
- Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố: đã tổ chức được 18 lớp với 840 lượt học viên, trong đó, có 02 lớp khởi sự doanh nghiệp (100 lượt học viên), 13 lớp quản trị doanh nghiệp (650 lượt học viên) và 03 lớp chuyên ngành (90 lượt học viên).
Như vậy, nếu tính từ đầu chương trình đến nạy, Thành phố, đã tổ chức được 132 lớp với 5.595 lượt học viên, đạt 18,7% kế hoạch của chương trình; trong đó, có 31 lớp khởi sự doanh nghiệp (1.432 lượt học viên); 87 lớp quản trị doanh nghiệp (3.722 lượt học viên) và 14 lớp chuyên ngành (441 lượt học viên). Trong năm 2015, Thành phố sẽ đẩy mạnh tổ chức đào tạo các lớp đạt chỉ tiêu đề ra. (Phụ lục 4).
b) Kết quả thực hiện ngoài chương trình được phê duyệt:
Ngoài các chỉ tiêu đã được Ủy ban nhân dân Thành phố giao; trong giai đoạn từ 2011 đến nay, các đơn vị đào tạo đã huy động nguồn lực từ xã hội và nguồn kinh phí tự túc của học viên để tổ chức khoảng hơn 587 lớp với hơn 30.928 lượt học viên;
Như vậy, nếu tính cả những khóa đào tạo không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Thành phố thì tính từ đầu chương trình đến hết 06 tháng năm 2014, Thành phố đi tổ chức hơn 719 lớp với khoảng hơn 36.523 lượt học viên (đạt 121,7% kế hoạch 2011 - 2015).
a) Lĩnh vực Văn hóa - nghệ thuật:
* Thành phố tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo dài hạn Chương trình đào tạo tài năng trẻ từ năm 2007 và tổ chức một số chương trình đào tạo mới, như:
- 06 trung cấp nhạc cụ (giai đoạn 2008 - 2014 tại Trung Quốc);
- 10 cao đẳng múa tại Trung Quốc (giai đoạn 2007 - 2013, ban đầu học 06 năm trung cấp nay rút ngắn thành 04 năm và 02 năm cuối chuyển lên hệ cao đẳng); năm 2012 cử thêm 05 học sinh đào tạo trình độ trung cấp diễn viên múa (giai đoạn 2012 - 2016).
- 07 trung cấp xiếc (từ 2007 - 2012 tại Hà Nội);
- 01 cử nhân thanh nhạc (tù 2008 - 2014 tại Pháp);
- 01 thạc sĩ chỉ huy dàn nhạc (năm 2012, tại Ý, kinh phí được Thành ủy hỗ trợ một phần, phần còn lại do cá nhân tự túc);
* Tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ:
- Mời giảng viên Nhà hát Nghệ thuật Rối Trung ương truyền nghề cho 18 diễn viên Đoàn Nghệ thuật Múa rối;
- Duy trì việc mời nghệ sĩ nước ngoài về tập huấn nâng cao kỹ năng biểu diễn tại chỗ cho lực lượng diễn viên Nhà hát Nhạc - Giao hưởng, Vũ kịch từ 2012 đến nay;
- Duy trì lớp truyền nghề cho lực lượng diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội từ năm 2011 đến nay.
- Bế giảng lớp Trung cấp Cải lương với 19 học sinh tốt nghiệp (giai đoạn 2011-2012 tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật);
- Tổ chức lớp tập huấn di sản văn hóa năm 2012 tại Đà Nẵng, Hội An, Hạ Long, Hà Nội (10 học viên).
b) Lĩnh vực Thể dục thể thao:
* Đào tạo, tập huấn và thi đấu nước ngoài:
Trong giai đoạn 2011 - 2014, khi Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011-2015 chưa được ban hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn vận dụng nguồn kinh phí được bố trí hàng năm để cử một số huấn luyện viên, vận động viên tài năng đi đào tạo, bồi dưỡng kết hợp tập huấn và thi đấu tại nước ngoài theo mục đích, yêu cầu của Chương trình. Đến nay, đã cử 30 huấn luyện viên, 14 trọng tài và 81 vận động viên các môn thể thao đi đào tạo, bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn, dài hạn và tham dự thi đấu tại nước ngoài nhằm bồi dưỡng nâng cao cho lực lượng năng khiếu, nhân tài.
* Đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, trọng tài:
Nhằm mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng huấn luyện viên, vận động viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thể thao Thành phố, trong những năm vừa qua, Thành phố vẫn thường xuyên thực hiện việc cử các huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn luật thi đấu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn nhằm tham dự các kỳ thi phân cấp, đạt chuẩn huấn luyện viên, trọng tài toàn quốc và quốc tế, cụ thể:
+ Trong nước: trong giai đoạn 2011 - 2014 đã cử 451 lượt huấn luyện viên, 139 lượt trọng tài và 22 lượt vận động viên tham dự các lớp tập huấn luật thi đấu, bồi dưỡng huấn luyện viên và thi phân cấp trọng tài quốc gia hoặc quốc tế được tổ chức tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
+ Ngoài nước: trong giai đoạn 2011 - 2014 đã cử 64 lượt huấn luyện viên, 55 lượt trọng tài và 10 lượt vận động viên tham dự các lớp tập huấn luật thi đấu, bồi dưỡng huấn luyện viên và thi phân cấp trọng tài quốc tế được tổ chức tại các nước trên thế giới.
* Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng:
Bên cạnh việc cử lực lượng tham dự các lớp đào tạo, tập huấn tổ chức trong ngoài nước, hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao thường xuyên phối hợp các hội, liên đoàn, trung tâm thể dục thể thao tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài thu hút hàng trăm lượt học viên tham dự mỗi năm. Đặc biệt từ năm 2009, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố tổ chức lớp Đại học tại chức niên khóa 2009 - 2014 dành cho khoảng 100 vận động viên, huấn luyện viên đã hoàn thành nhiệm vụ thi đấu cho Thành phố và lớp Thạc sĩ quản lý thể thao dành cho đối tượng là lực lượng cán bộ, công chức, viên chức ngành với sự tham dự của 28 học viên.
c) Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ lĩnh vực di sản văn hóa:
Bên cạnh đa số các chỉ tiêu dành cho lĩnh vực nghệ thuật và thể dục thể thao, Thành phố còn đề ra một số chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa, cụ thể là đào tạo 03 tiến sĩ, 07 thạc sĩ các chuyên ngành sử học, văn hóa học, được triển khai theo Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Thành phố. Từ 2011 đến nay đã có 05 công chức, viên chức trúng tuyển, trong đó có 02/05 thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học, 01/05 thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học và 02/05 thạc sĩ các chuyên ngành khác. 6 tháng đầu năm 2014, đã cử thêm 01 ứng viên dự tuyển trình độ tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử; 03 ứng viên dự tuyển trình độ thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử, Văn hóa học; hiện đang chờ kết quả xét tuyển của Ban điều hành Chương trình (xem chi tiết Phụ lục 5).
2.5. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế Thành phố:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tính đến hết năm 2014:
Tính đến tháng 6/2014, số lượng bác sĩ đang công tác trên địa bàn Thành phố đạt 11.608 người. Trong đó:
+ Bệnh viện trực thuộc Bộ - ngành quản lý + Bệnh viện, trung tâm trực thuộc Thành phố quản lý + Bệnh viện, trung tâm trực thuộc quận - huyện quản lý + Bệnh viện ngoài công lập và phòng khám đa khoa + Số bác sĩ tốt nghiệp ra trường trong năm 2014 |
: 2.494 người : 4.823 người : 2.045 người : 1.881 người : 365 người |
- Số bác sĩ/10.000: 14,5 (đạt 96,66% so với chỉ tiêu kế hoạch của Thành phố đề ra và cao gần gấp 2 lần so với chỉ tiêu của Trung ương đề ra tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020).
- Số dược sĩ đại học (DSĐH)/10.000 dân: đạt 9,21 (7478/8.115.000 dân) cao gần gấp 5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch của Thành phố (2 DS/10.000 dân). Tuy nhiên, số lượng dược sĩ đại học không được phân bố đều trong các khu vực, chủ yếu tập trung vào khối kinh doanh dược (6.593 DSĐH, 88.16%), tiếp đến là khối dược bệnh viện (829 DSĐH, 11,08%), quản lý nhà nước chỉ có 56 DSĐH chiếm 0,75% (Sở Y tế: 27, Phòng Y tế các quận - huyện: 20 và Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Thực phẩm, Mỹ phẩm: 9). Nếu không tính số dược sĩ công tác tại khu vực sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ dược sĩ trên 10.000 dân chỉ đạt 1,09.
- Số điều dưỡng/10.000 dân: 33,70 (27.354/8.115.000 dân), đạt 135% so với kế hoạch đề ra.
- Tỷ lệ cán bộ y tế công tác tại bệnh viện hạng 1 có trình độ sau đại học đạt 57,07% (3643/6383), đạt 81.52% so với kế hoạch đề ra.
- Tỷ lệ cán bộ y tế công tác tại bệnh viện hạng 2 có trình độ sau đại học đạt 51,6% (643/1246), đạt 103% so với kế hoạch đề ra.
- Lĩnh vực y tế dự phòng và tuyến y tế cơ sở đạt 12,20% (4.573/37.469), đạt 40,66% so với kế hoạch đề ra.
b) Kết quả đào tạo, bồi dưỡng thực hiện Chương trình nhánh:
Trong giai đoạn 2011 - 2014, Sở Y tế đã phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo và các sở - ngành, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ y tế của Thành phố gồm:
* Về Chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ ngành Y, Dược của Thành phố giai đoạn 2011 - 2015: Giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu 2014 đã thu hút và tuyển chọn được 41 trường hợp (04 tiến sĩ, 32 thạc sĩ, 05 bác sĩ chuyên khoa II), trong đó 26 cán bộ, công chức, viên chức và 15 sinh viên.
* Mô hình Viện - Trường Y tế giữa Bệnh viện Nhân dân 115 và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo Quyết định số 4884/QĐ-UBND: Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cũng đã xem xét phê duyệt định mức giảng viên thính giảng và cơ hữu; định mức học viên các khối; kinh phí hỗ trợ cải tạo cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo cho học viên tại Bệnh viện Nhân dân 115, trước khi triển khai trong năm học 2014 - 2015.
* Về Chương trình đào tạo hợp đồng theo địa chỉ sử dụng: Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2014, có 103 sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo; trong đó, có 97 sinh viên là cán bộ, viên chức được bố trí trở về đơn vị cũ; có 06 sinh viên được bố trí về các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý.
* Về đào tạo định hướng chuyên khoa và nâng chuẩn trình độ chuyên môn:
- Đã tổ chức đào tạo định hướng chuyên khoa sau đại học cho 338 bác sĩ mới tốt nghiệp ra trường được phân công về công tác tuyến y tế cơ sở.
- Đào tạo nâng chuẩn trình độ chuyên môn sau đại học theo quy hoạch của ngành và theo nhu cầu của đơn vị, cá nhân cho 1.523 cán bộ y tế; đào tạo nâng chuẩn từ trung cấp, cao đẳng lên đại học cho 2.081 cán bộ y tế công tác tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (Phụ lục số 6E).
- Đào tạo nâng chuẩn về trình độ chuyên môn Bác sĩ chuyên khoa II, chuyên ngành Quản lý y tế, cho 65 công chức, viên chức lãnh đạo quản lý là Giám đốc, Phó Giám đốc; Trưởng, phó khoa, phòng các cơ sở y tế công lập từ Thành phố đến quận, huyện theo tiêu chuẩn chức danh đang đảm nhiệm.
* Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức:
- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế - tài chính, quản lý bệnh viện cho 397 công chức, viên chức là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, phó phòng các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chăm sóc cho 363 viên chức là Điều dưỡng trưởng, Hộ sinh trưởng, Kỹ thuật viên trưởng công tác tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
- Đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức y khoa liên tục, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và thái độ phục vụ cho hơn 157.723 lượt cán bộ y tế.
- Đào tạo bổ sung kiến thức, đào tạo lại cho 1.634 Điều dưỡng trung cấp tốt nghiệp tại các trường Trung cấp Y tế ngoài công lập.
- Trang bị kỹ năng nghiệp vụ sư phạm y học cơ bản cho khoảng 338 giảng viên đào tạo liên tục theo chương trình của Bộ Y tế ban hành tại Công văn 2585/BYT-K2ĐT ngày 27 tháng 4 năm 2010.
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài cho 7.124 lượt cán bộ y tế, bằng nguồn kinh phí tài trợ của các dự án, chương trình, hợp tác quốc tế, với nhiều hình thức như: bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo khoa học góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế Thành phố (Phụ lục 6B kèm theo).
* Cử 110 bác sĩ về hỗ trợ tuyến dưới theo Chương trình 1816, Đề án luân phiên cán bộ y tế theo Quyết định số 3768/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2011, bổ sung nguồn nhân lực, đào tạo chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện thông qua mô hình phòng khám vệ tinh, khoa vệ tinh nhằm góp phần giảm tải bệnh viện tuyến Thành phố, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến quận, huyện.
* Xây dựng Đề án “Tăng cường nhân lực Y tế dự phòng”, trong đó tập trung củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức Trung tâm Y tế dự phòng quận - huyện; bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực y tế dự phòng; ban hành một số chính sách thu hút, hỗ trợ để tạo nguồn cán bộ y tế làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng.
2.6. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
* Cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc của Thành phố: (Phụ lục 7A.1)
Cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc của Thành phố và quận - huyện có 77% đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định. Trên 67,5% đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; trong đó có 42% đạt trình độ cao cấp, cử nhân chính trị; số cán bộ có trình độ, ngoại ngữ, tin học đạt trên 54%.
* Cán bộ, công chức khối Nhà nước Thành phố (Phụ lục 7A.2)
- Các chức danh lãnh đạo, quản lý: Cán bộ, công chức, viên chức phần lớn có trình độ chuyên môn phù hợp theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh. Khối hành chính đạt 94,16%, khối sự nghiệp đạt 96,30%. Số cán bộ, công chức hành chính ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên có trình độ Trung cấp chính trị trở lên khoảng hơn 80,27%; khối sự nghiệp đạt 53,70%. Có khoảng 77,90% công chức ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên trở lên, khối sự nghiệp đạt khoảng 51,50%. Trình độ ngoại ngữ, tin học: khối hành chính có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ đạt chuẩn trên 83,5%; có bằng cấp, chứng chỉ tin học trên 86%; khối sự nghiệp đạt tương ứng: 89,73% và 93,39%.
- Cán bộ, công chức, viên chức không giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp theo tiêu chuẩn (khối hành chính khoảng 91%, khối sự nghiệp khoảng 80,5%). Số lượng cán bộ, công chức ở ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên có trình độ Trung cấp chính trị trở lên khoảng hơn 42%; tuy nhiên khối viên chức chỉ đạt tỷ lệ khoảng 20,9%, còn thấp so với yêu cầu. Về trình độ quản lý nhà nước: trên 54,77% công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Khối hành chính có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ đạt chuẩn khoảng 82,15%; có bằng cấp, chứng chỉ tin học trên 86,90%; khối sự nghiệp đạt tương ứng: 54,53% và 81,80%.
- Cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn:
+ Cán bộ chủ chốt phường, xã, thị trấn: có trình độ Trung cấp chính trị khoảng hơn 77,30% và trên 57% được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch.
+ Đối với công chức chuyên môn phường, xã, thị trấn, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo chức danh chuyên môn còn thấp (lý luận chính trị khoảng 68,30%, quản lý nhà nước đạt khoảng 56,30%).
b) Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (xem Phụ lục 7 đính kèm):
* Đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
- Trong giai đoạn 2011 -2014, Thành phố đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị; kiến thức quản lý nhà nước; tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ, công chức, viên chức; kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công sở; xây dựng; nghiệp vụ đấu thầu, nghiệp vụ công tác Dân tộc, công tác Tổ chức nhà nước, tiếng Anh;... cho trên 68.167 lượt cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: lý luận chính trị: 16.230 lượt; Quản lý nhà nước: 5.803 lượt; chuyên môn, nghiệp vụ: 42.774 lượt; Ngoại ngữ; tin học: 3.360 lượt.
- Thành phố đa tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; chú trọng cập nhật nội dung, kiến thức mới, lấy người học làm trung tâm, tăng thời lượng thực hành, thảo luận các chủ đề sát với thực tiễn công tác chuyên môn và các vấn đề kinh tế - xã hội của Thành phố. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở cho các vị trí, bộ phận thường xuyên tiếp dân cho trên 3.200 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, Thành phố cũng tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cho các vị trí chủ chốt tại các sở - ngành, quận - huyện (năm 2013: 200 lượt, năm 2014: khoảng 500 lượt, năm 2015: dự kiến 750 lượt).
* Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
- Từ 2011 dự kiến hết năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố đã cử trên 1.547 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự các khóa bồi dưỡng, thực tập, tập huấn ngắn và dài hạn trên các lĩnh vực quản lý giáo dục, quản lý hành chính, quản lý dự án, quản lý đô thị, du lịch, y tế, công nghệ sinh học, ... bằng kinh phí tài trợ, học bổng của các đối tác nước ngoài và kinh phí tự túc ở các nước Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Lào, Nga, Nhật Bản, Pháp, Úc,...
- Thành phố cũng đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, ngoại ngữ tại nước ngoài bằng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hàng năm, cụ thể: các lớp nông nghiệp công nghệ cao; các lớp đào tạo về quản lý, điều hành, bảo dưỡng, xử lý tình huống tai nạn giao thông, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn ở đường hàm vượt sông, đường cao tốc, cầu vượt, metro và đường sắt đô thị... đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các dự án cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước của Thành phố.
Ngoài các chương trình đào tạo do Thành phố tổ chức, các sở - ngành, quận - huyện còn chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng, tập huấn kiến thức pháp luật, bồi dưỡng lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học... cho cán bộ, công chức, viên chức của địa phương, đơn vị.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và ngoại ngữ, tin học đã được quan tâm, chỉ đạo nhưng chủ yếu ưu tiên chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ nguồn quy hoạch; đội ngũ viên chức đạt chuẩn theo yêu cầu đề ra còn thấp.
Nhờ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, trình độ, chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức ngày càng nâng cao, chất lượng tham mưu, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch của Thành phố. Chất lượng nguồn nhân lực hệ thống chính trị được nâng cao đã đóng vai trò quan trọng giúp Thành phố tiếp tục đi đầu trong công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, làm hài lòng người dân, giúp Thành phố đạt được các thành tựu kinh tế - xã hội thời gian qua.
* Về Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, Chương trình quy hoạch cán bộ dài hạn, Chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân:
Nhằm tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị Thành phố theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa IX nhiệm kỳ 2010 - 2015 dồi dào về số lượng, đào tạo cơ bản về chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn cho các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Thành phố, đặc biệt là cấp cơ sở, Thành phố đã triển khai 03 chương trình: Chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi (trước đây là Chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ dài hạn); Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và Chương trình quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân.
- Chương trình tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi được triển khai từ năm 1999 nhằm thu hút, tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy từ loại khá trở lên, có lịch sử chính trị rõ ràng, không vi phạm tiêu chuẩn theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị, là Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng phát triển; tự nguyện tham gia Chương trình và chấp hành sự phân công, bố trí công tác của tổ chức; có sức khỏe tốt; hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi được tuyển chọn, sinh viên sẽ được bố trí về công tác tại quận, huyện, sở, ban, ngạch Thành phố, được sắp xếp đưa đi đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phường - xã, thị trấn (học tập trung 03 tháng) và được luân chuyển về phường - xã, thị trấn để tiếp tục đào tạo, rèn luyện. Từ năm 2011 đến nay, Ban Tổ chức Thành ủy đã tuyển chọn được 233 trường hợp (trong đó cán bộ, công chức là 33; sinh viên 200); đã bố trí 100% số sinh viên được tuyển chọn. Hiện nay, tổng số cán bộ trong Chương trình là 995 trong đó có 379 đồng chí được điều động về phường - xã, thị trấn; 616 đồng chí đã luân chuyển về quận, huyện, sở, ngành; qua quá trình công tác, đã có 372 trường hợp được đề bạt, bổ nhiệm chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng sở - ngành, quận - huyện và cán bộ chủ chốt phường - xã, thị trấn; có 19 đồng chí tham gia cấp ủy quận - huyện; 07 đồng chí giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
- Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được triển khai từ năm 2001 nhằm thu hút, tuyển chọn sinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, có hạnh kiểm tốt (trường hợp tốt nghiệp đại học loại khá thì bản thân phải là Đảng viên hoặc Bí thư Đoàn hoặc Chủ tịch Hội sinh viên từ cấp khoa trở lên hoặc cha mẹ là cán bộ, đảng viên); có triển vọng phát triển tốt, lịch sử chính trị rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân; có hộ khẩu thường trú tại Thành phố; cam kết làm việc theo phân công sau khi tốt nghiệp. Sau khi được tuyển chọn, sinh viên sẽ được cử đi đào tạo toàn phần ở nước ngoài, hoặc đào tạo trong nước kết hợp nghiên cứu, thực tập ở nước ngoài 03 tháng, khi hoàn thành đào tạo được bố trí công tác về sở - ngành, quận - huyện. Từ năm 2011 đến nay, Ban Tổ chức Thành ủy đã xét chọn được 177 học viên; trong đó có 49 sinh viên (chiếm tỷ lệ 27,7%); đã đưa đi đào tạo trong nước 72 học viên, đào tạo ở nước ngoài 54 học viên; liên kết đào tạo trong và ngoài nước 51 học viên. Hiện nay sẽ học viên của Chương trình đã hoàn thành đào tạo, đang công tác tại các địa phương, đơn vị là 534 học viên (gồm 499 thạc sĩ và 35 tiến sĩ), trong đó có 242 trường hợp được đề bạt, bổ nhiệm chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng của các sở - ngành, quận - huyện và cán bộ chủ chốt phường - xã, thị trấn.
- Chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân được triển khai từ năm 2011 nhằm thu hút, tuyến chọn công nhân làm việc ít nhất 3 năm tại các doanh nghiệp và sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật; lịch sử chính trị rõ ràng, không vi phạm tiêu chuẩn theo quy định; là đảng viên hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh; tự nguyện tham gia Chương trình và chấp hành sự phân công của tổ chức; có triển vọng phát triển thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đối với công nhân, sau khi được công nhận vào Chương trình, được đào tạo về lý luận chính trị và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, sau đó được bố trí công tác về quận, huyện hoặc bố trí trở về doanh nghiệp (trong trường hợp cần thiết). Đối với sinh viên, sau khi được tuyển chọn, được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và bố trí về làm việc tại các doanh nghiệp. Qua thời gian công tác ít nhất 03 năm, được xem xét, tuyển chọn đào tạo và bố trí công tác như quy trình đối với công nhân. Từ năm 2011 đến nay, Ban Tổ chức Thành ủy đã tuyển chọn được 128 trường hợp, trong đó có 44 sinh viên (chiếm tỷ lệ 34,4%); đã bố trí 33 cán bộ về làm việc tại các doanh nghiệp; 11 công nhân được bố trí Phó Bí thư Đảng ủy và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã.
* Về Chương trình 100 Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học:
- Từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014, Thành phố đã cử 21 cán bộ, viên: chức tham gia các khoá đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại các trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM), Đại học Nông lâm, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam …; trong đó 07 trường hợp đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ. Tính từ tháng 7/2014 đến năm 2015, dự kiến sẽ cử 22 cán bộ tham gia đào tạo thạc sĩ tại các trường, trong đó năm 2014 cử đi đào tạo 11 người, năm 2015 cử 11 người). Như vậy tính đến hết 2015, Thành phố đã đào tạo 43 trường hợp theo học các chương trình sau đại học trong nước về Công nghệ sinh học.
b) Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
Tính đến tháng 6/2014, Thành phố đã cử 11 trường hợp đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học ở các nước phát triển như: Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý, Bỉ, Thái Lan...trong đó, có 6 trường hợp được cấp học bổng toàn phần (học phí và sinh hoạt phí), 05 phải trả toàn bộ kinh phí đào tạo. Từ tháng 7/2014 đến năm 2015, dự kiến sẽ cử 10 cán bộ, viên chức đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở các nước: Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cuba, Thái Lan,... (Trong đó năm 2014 cử đi đào tạo 02 người, năm 2015 cử đi 08 người). Tính đến 2015, có 21 trường hợp được cử đi học ở nước ngoài theo kế hoạch của Chương trình đề ra.
2.7. Kinh phí thực hiện chương trình:
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2014 khoảng 1.888.704,494 triệu đồng; kế hoạch thực hiện năm 2015 dự kiến khoảng 724.940,736 triệu đồng (Phụ lục 8). Trong đó:
* Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng: Đây là chương trình lồng ghép trong các chương trình khác nên Thành phố không bố trí kinh phí cụ thể.
* Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Tổng kinh phí thực hiện 04 năm (2011 - 2014) là 1.019.495,326 triệu đồng (trong đó nguồn ngân sách Trung ương là 83.100,652 triệu đồng; ngân sách Thành phố là 935.019,674 triệu đồng; nguồn khác do xã hội hóa là 1.375 triệu đồng), cụ thể tổng kinh phí năm 2011 là 330.183,760 triệu đồng; năm 2012 là 292.391,228 triệu đồng và năm 2013 là 187.203,858 triệu đồng và ước thực hiện năm 2014 là 209.716,480 triệu đồng (Phụ lục 8A).
* Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân:
- Kinh phí thực hiện theo chương trình được phê duyệt: Tính từ năm 2011 đến nay, Thành phố đã bố trí dự toán 7.182,49 triệu đồng để hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị đào tạo thực hiện chương trình này, đến nay đã thanh toán được 2.566,102 triệu đồng. (Phụ lục 8B).
- Kinh phí thực hiện ngoài chương trình được phê duyệt: Tính từ đầu chương trình đến nay, các đơn vị đào tạo đã huy động khoảng 20.380,673 triệu đồng để thực hiện; trong đó: Thành đoàn Thành phố là 3.200 triệu đồng, ITPC là 136 triệu đồng; Trung tâm tư vấn ứng dụng kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố là 2.215,6 triệu đồng; Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố là 14.829,073 triệu đồng.
* Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao: Tổng kinh phí ước thực hiện: khoảng 226,301 triệu đồng, trong đó: năm 2011 - 2012: 17.473,433 triệu đồng; 2013 - 2014: 123.383,265 triệu đồng. Năm 2015 (dự kiến): 197.454,485 triệu đồng (Phụ lục 8C).
* Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế: Tổng kinh phí thực hiện khoảng 226,301 triệu đồng, trong đó: năm 2011: 65.514 triệu đồng; 2012: 86.572 triệu đồng; 2013: 41.708 triệu đồng; 2014: 32.507 triệu đồng (Phụ lục 8D).
* Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị: Tổng kinh phí ước thực hiện giai đoạn 2011 - 2014 khoảng: 428.583,145 triệu đồng. Trong đó: năm 2011: 95.527 triệu đồng (nguồn Thành ủy là 84.290 triệu đồng; nguồn Ủy ban nhân dân Thành phố là 11.237 triệu đồng); 2012: 106.390 triệu đồng (nguồn Thành ủy là 93.000 triệu đồng; nguồn Ủy ban nhân dân Thành phố là 13.390 triệu đồng); 2013: 106.030,98 triệu đồng; 2014 là: 140.475,145 triệu đồng. Kinh phí dự kiến bố trí năm 2015 là: 133.656 triệu đồng.
1.1. Những ưu điểm chung:
- Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã gắn kết tốt với việc thực hiện một trong 03 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các chương trình của Trung ương và Chính phủ như Quy hoạch nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,...
- Chương trình đã luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và sâu sát của lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và các cấp ủy, chính quyền các địa phương, đơn vị. Đồng thời, việc thực hiện Chương trình cũng đã tạo được sự đồng thuận, hỗ trợ từ các cơ quan đoàn thể các cấp, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ.
- Công tác tuyên truyền, quán triệt đã được thực hiện nghiêm túc, tác động mạnh mẽ đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của toàn Thành phố; tạo sự đồng thuận cao và sự tham gia tích cực hưởng ứng của cán bộ, công chức, viên chức. Đây là điều kiện cần thiết để phát triển và xây dựng Thành phố trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo với quy mô ngang tầm khu vực Đông Nam Á và quốc tế.
- Thành phố đã tiếp nhận nhiều chương trình, dự án đầu tư của Trung ương và Chính phủ về cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống công trình an sinh xã hội: các dự án nâng cấp, xây dựng các trường đại học, cao đẳng, dự án cải tạo, xây dựng mới các bệnh viện tuyến Trung ương,... và một số cơ chế, chính sách đặc thù, tạo bước phát triển mới trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc và cống hiến.
- Tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội những năm qua đã giúp Thành phố có thêm nguồn lực đầu tư cho các chương trình phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục đi đầu trong công tác thu hút, phát triển nguồn lao động có trình độ vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc các lĩnh vực của Thành phố. Ngoài ra, Thành phố cũng là địa phương đi đầu về thu hút nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho giáo dục, đào tạo cũng như phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nhân lực văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế,... phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
1.2. Những ưu điểm cụ thể của từng chương trình nhánh:
a) Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng:
- Nhiều cơ sở đào tạo có uy tín được nâng cấp, đầu tư xây dựng đã tạo bước phát triển mới trong công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trên nhiều lĩnh vực, kịp thời bổ sung nguồn lực lao động cho các lĩnh vực, đơn vị trọng điểm. Trong đó, Trường Cán bộ Thành phố được nâng cấp thành Học viện Cán bộ Thành phố đã hỗ trợ Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Mạng lưới cơ sở đào tạo được củng cố và phát triển, quy mô đào tạo được mở rộng, ngành nghề đào tạo đa dạng, nội dung và chương trình đào tạo được thường xuyên cập nhật và điều Chính phù hợp với thực tế, góp phần tích cực cung ứng nhân lực có trình độ phục vụ yêu cầu phát triển của Thành phố và khu vực.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên các trường, các cơ sở đào tạo không ngừng được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, bắt đầu tiếp cận được trình độ tiên tiến. Điều kiện cơ sở vật chất được cải thiện, đầu tư, nhất là các nhóm ngành công nghệ và dịch vụ Thành phố ưu tiên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
b) Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề:
- Công tác dạy nghề tùng bước gắn với công tác phân tích và dự báo nhu cầu lao động, đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động từng địa phương và đặc thù của Thành phố về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
c) Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân:
- Việc tổ chức đào tạo đội ngũ doanh nhân đã được giao cụ thể cho các tổ chức có kinh nghiệm và thực hiện thường xuyên nên công tác phối hợp thuận lợi và nhịp nhàng, nhận được sự đồng thuận và tham gia đông đảo từ phía các doanh nghiệp và cá nhân.
d) Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao:
- Việc phát hiện, tìm kiếm tài năng nghệ thuật và thể thao được quan tâm, chú trọng, tranh thủ được sự hỗ trợ của gia đình cùng với niềm đam mê và sự nỗ lực của chính lực lượng diễn viên, văn nghệ sĩ, vận động viên, góp phần, tạo nên thành công cho Chương trình vừa qua.
đ) Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế:
Trình độ, năng lực đội ngũ y, bác sĩ ngày càng được nâng lên, đã góp phần tích cực vào việc chăm lo sức khỏe cho người dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từng bước kéo giảm tình trạng quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng công tác phát hiện, phòng ngừa các dịch bệnh... tạo niềm tin trong nhân dân.
e) Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị:
Qua đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều cá nhân có ý thức tự giác chủ động học tập nâng cao trình độ. Tỷ lệ được đào tạo ở các cơ sở đào tạo quốc tế ngày càng cao, đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng trẻ hóa và có nhiều phẩm chất, năng lực công tác tốt, một số có tư duy năng động, đổi mới, sáng tạo, khao khát cống hiến cho sự phát triển của Thành phố.
2.1. Những hạn chế chung:
- Việc triển khai thực hiện một số chương trình nhánh còn chậm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, thực hiện chương trình.
- Hệ thống pháp luật về công tác tổ chức, công tác cán bộ, công chức, viên chức, các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong khu vực công đang được Trung ương và Chính phủ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện nên Thành phố gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hành lang pháp lý ổn định, phù hợp và chế độ đãi ngộ hấp dẫn để khuyến khích nguồn lao động chất lượng cao.
2.2. Những khó khăn, hạn chế cụ thể của từng chương trình nhánh:
a) Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng:
- Những quy định của Luật Giáo dục đại học về tỉnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng tương đối cao đã khiến cho công tác quản lý về chất lượng đào tạo của Thành phố gặp nhiều khó khăn.
- Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng chưa thực hiện hiệu quả. Công tác di dời các trường về khu vực tập trung gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố: thủ tục giao đất, cấp đất, đền bù, giải tỏa, nguồn vốn đầu tư... còn nhiều trở ngại.
- Các chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố thiếu tính liên thông, tương thích giữa các ngành nên đào tạo còn nhiều trùng lắp, lãng phí. Một số chương trình còn lạc hậu, chậm cập nhật nên tổ chức sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo lại làm ảnh hưởng đến uy tín của các trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành, các cấp, lĩnh vực đào tạo chưa đồng đều về chất lượng. Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng, phương pháp giảng dạy và vận dụng thực tiễn vẫn còn hạn chế, một số đối tượng chưa được cập nhật thường xuyên các kiến thức, phương pháp mới nền ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
b) Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề:
- Những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động ngày càng khắt khe và biến đổi liên tục, không ổn định, đặt ra nhiều thách thức trong công tác dự báo nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường lao động Thành phố.
- Chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp triển khai chưa đồng bộ, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực thực hiện chưa hiệu quả dẫn đến mất cân bằng cung cầu trong đào tạo.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo chất lượng đào tạo còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chưa có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, có tính chiến lược lâu dài.
c) Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân:
Tình hình khó khăn và biến động kinh tế đã tác động tiêu cực đến khu vực sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất đã ảnh hưởng đến việc duy trì số lượng lớp đào tạo và học viên tham gia Chương trình.
d) Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao:
- Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao chưa đủ sức hấp dẫn nhiều tài năng trẻ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Chế độ chính sách của ngành chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, chưa tạo được môi trường tốt thu hút học viên phục vụ lâu dài sau đào tạo.
- Những ngành, môn nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ dần mai một. Trong khi đó, thực tế hiện nay chưa có các trường, lớp đào tạo chính quy đối với các bộ môn này mà chủ yếu chỉ đào tạo lực lượng kế thừa thông qua các lớp theo hình thức truyền nghề.
- Việc thay đổi địa điểm đào tạo đội ngũ diễn viên, vận động viên từ các đối tác truyền thống như Trung Quốc sang các nước khác đặt ra nhiều khó khăn trong công tác bố trí, hỗ trợ học viên thích nghi với điều kiện sinh hoạt, học tập, tập luyện và văn hóa của quốc gia mới. Ngoài ra, lực lượng tài năng của lĩnh vực nghệ thuật và thể thao được cử đi đào tạo dài hạn tại nước ngoài đa phần nằm trong độ tuổi thiếu nhi, thiếu niên (khoảng 08 - 15 tuổi) nên hầu hết gia đình học viên không an tâm và lo ngại về ảnh hưởng đến việc trang bị kiến thức văn hóa phổ thông cho học sinh.
- Trong những năm tiếp theo, Thành phố cần đầu tư đào tạo bổ sung một số chuyên ngành mới, cụ thể như công nghệ âm nhạc, điện ảnh, quản lý nhà hát,... phục vụ yêu cầu phát triển văn hóa - nghệ thuật. Tuy nhiên, để đào tạo được các chuyên ngành này phải cử học viên đi đào tạo tại những quốc gia tiên tiến trong khi năng lực và trình độ về ngoại ngữ của đội ngũ diễn viên, lao động vẫn còn hạn chế.
đ) Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế:
- Một số công chức, viên chức chưa có ý thức vươn lên trong học tập và công tác, đồng thời do áp lực công việc phải vừa học vừa làm nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và hiệu quả công tác.
- Số dược sĩ đại học/10.000 dân đã đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch (đạt tỷ lệ 9,5/10.000 dân) nhưng số lượng đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan quản lý nhà nước còn rất thấp nên cần phải có chính sách khuyến khích để tạo nguồn nhân lực dược sĩ đại học về công tác tại cơ sở y tế công lập.
- Lĩnh vực y tế dự phòng và tuyến y tế cơ sở đặt mục tiêu đạt 30% trên tổng số cán bộ y tế của ngành, tuy nhiên hiện nay chỉ mới đạt 12,20%. Chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ ngành Y, Dược Thành phố giai đoạn 2011 - 2015 đang gặp nhiều khó khăn do xu hướng đào tạo thực hành lâm sàng (chuyên khoa I và II) đang chiếm ưu thế để bổ sung đội ngũ cán bộ y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh các cấp, trong khi số lượng và nhu cầu về đào tạo sau đại học đang có chiều hướng giảm.
e) Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị:
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố có số lượng rất lớn, có những đặc thù riêng. Đối với khối viên chức phải dành thời gian cho công tác chuyên môn, phục vụ nhu cầu nhân dân và tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, đối với lực lượng này, khi tổ chức đào tạo về lý luận chính trị đòi hỏi phải triển khai đào tạo linh hoạt, đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn kết chặt chẽ với chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong bộ máy nhà nước của Thành phố. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức trẻ được đào tạo ở nước ngoài giữ các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý có tăng lên qua các năm nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn. Một số địa phương, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa tập trung chuẩn hóa, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ đương nhiệm, cán bộ trẻ trong nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý trong nhiệm kỳ tới nên hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao.
- Trong quá trình thực hiện Chương trình, Thành phố đã phải điều chỉnh chỉ tiêu “100% cán bộ chủ chốt cơ sở phường - xã, thị trấn dưới 50 tuổi có trình độ đại học, cao cấp lý luận chính trị - hành chính” thành “...trung cấp lý luận chính trị - hành chính”. Vì theo văn bản số quy định của Ban Tổ chức Trung ương, cán bộ chủ chốt ở phường - xã, thị trấn không thuộc đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị. Mặt khác, chỉ tiêu đào tạo cao cấp lý luận chính trị cũng rất hạn chế cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn hóa và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi, có năng lực, phẩm chất tạo bước phát triển mới cho Thành phố.
- Việc xây dựng kế hoạch có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị (kể cả cơ quan Trung ương, đơn vị ngành dọc trú đóng tại Thành phố) nên thời gian dự thảo, lấy ý kiến kéo dài vì phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Một số chỉ tiêu trong quá trình thực hiện cần phải sửa đổi cho phù hợp với các quy định pháp luật hoặc chỉ tiêu của Trung ương.
- Việc phân công cơ quan làm đầu mối để thực hiện Chương trình có sự thay đổi, chưa rõ ràng, đặc biệt là sau khi kết hợp Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và Quy hoạch nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội của Thành phố giai đoạn 2011 - 2020, nên đôi lúc trong việc điều hành, tham mưu tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình chưa đạt tiến độ và đúng yêu cầu.
- Công tác hướng dẫn và phối hợp kiểm tra giữa các địa phương, đơn vị chưa thường xuyên và kịp thời dẫn đến một số chỉ tiêu thực hiện còn thấp so với kế hoạch.
- Kinh phí thực hiện Chương trình khá lớn nên đã tạo áp lực trong huy động các nguồn lực thực hiện, đặc biệt trong giai đoạn ngân sách Thành phố gặp khó khăn do suy thoái kinh tế thời gian qua.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO:
Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố là kết quả của tinh thần nghiêm túc, chủ động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị, tạo bước đột phá về nhận thức và xây dựng có hiệu quả các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Các chương trình nhánh được quan tâm thực hiện đã mang lại những thay đổi căn bản, thể hiện tính đúng đắn và tầm quan trọng của Chương trình, cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó:
- Chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng và đào tạo nghề đã từng bước đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, lực lượng lao động đã trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quy mô, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn đã từng bước gắn với giải quyết việc làm theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động địa phương và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề hiệu quả còn thấp, chưa xác định tốt nhu cầu của thị trường, trong giai đoạn tới phải tiếp tục tập trung đổi mới chương trình gắn với yêu cầu thực tiễn, trang bị kỹ năng nghề nghiệp tiên tiến cho đội ngũ lao động.
- Việc tổ chức đào tạo cho đội ngũ doanh nhân đã nhận được sự đồng thuận và tham gia từ phía các doanh nghiệp và cá nhân. Các chương trình học đã được thẩm định, xây dựng phù hợp với nguyện vọng, yêu cầu người học, gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Trong giai đoạn tới cần quan tâm đổi mới phương pháp, đa dạng hóa loại hình đào tạo, gắn với phát huy kiến thức trong thực tiễn điều hành và quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại.
- Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện, tìm kiếm nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao đã góp phần phát hiện, tìm kiếm nhiều tài năng nổi trội, thực sự đam mê nghề nghiệp để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng phát huy, bổ sung vào đội ngũ tham gia các chương trình, liên hoan, giải đấu trong và ngoài nước, nâng cao vị thế và hình ảnh của Thành phố. Trong giai đoạn tiếp theo cần nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách thu hút nhân tài các lĩnh vực này để các đối tượng được thu hút an tâm công tác, cống hiến tài năng cho nền văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao Thành phố.
- Việc thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế đã bổ sung đội ngũ y bác sĩ có trình độ, y đức, có kinh nghiệm và năng lực công tác tốt. Nhờ đó, Thành phố tiếp tục chủ động về nguồn lao động trong lĩnh vực y tế khi các công trình chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh quy mô lớn hoàn thành và đi vào sử dụng, tiếp tục đưa Thành phố xứng đáng với vai trò và vị trí trung tâm y tế chất lượng cao của vùng kinh tế và trọng điểm phía Nam và cả nước. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố cần tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được trong đào tạo đội ngũ y bác sĩ gắn với yêu cầu phát triển và hiện đại hóa ngành y tế, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã được trang bị kiến thức cập nhật và đầy đủ về chuyên môn, lý luận chính trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kiến thức pháp luật và các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử, tiếp dân, cải cách hành chính,... Nhờ tăng cường công tác đào tạo, chất lượng đội ngũ cán bộ đã nâng cao rõ rệt, thể hiện ở chất lượng tham mưu, ban hành chính sách ngày càng có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy và huy động hiệu quả các nguồn lực cho yêu cầu phát triển Thành phố.
Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2011 - 2015 và phân tích, đánh giá những mặt được và chưa được, Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất tiếp tục thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”. Đây là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Việc tiếp tục thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016 - 2020 vừa thể hiện tính liên kết, phối hợp chặt chẽ, cụ thể hóa, bám sát các chủ trương, kế hoạch giai đoạn 2011 - 2020 của Trung ương, vừa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn của Thành phố.
- Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là một tròng những yếu tố quyết định, tăng lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ phát triển, hội nhập và thu hút đầu tư của Thành phố. Trong điều kiện hiện nay, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cần được quan tâm hàng đầu nhằm phát triển lực lượng lao động có kiến thức, nắm bắt khoa học công nghệ, có tay nghề, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao. Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng là khâu then chốt trong cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương. Để Thành phố trở thành đầu tàu phát triển kinh tế tri thức, trung tâm văn hóa, xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân đòi hỏi tiếp tục đầu tư cho nguồn lực con người trong những năm tiếp theo.
- Thứ ba, một số kế hoạch thực hiện chương trình nhánh mới được phê duyệt trong năm 2014, thời gian triển khai thực hiện chưa nhiều. Do đặc thù số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động,...của Thành phố rất lớn, việc phát hiện, sử dụng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi có lộ trình từng bước mới có thể đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả cao.
1. Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng:
1.1. Các giải pháp cơ bản:
- Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, TCCN trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tiếp cận nguồn vốn vay của Thành phố.
- Áp dụng đề án phân luồng học sinh sau tốt nghiệp bậc trung học. Đồng thời thí điểm tổ chức đào tạo theo mô hình 9+5 tại 04 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.
- Thay đổi việc xử lý các thông tin liên quan đến nhu cầu nguồn nhân lực và dự báo tốt nhu cầu nhân lực ngắn hạn và trung hạn.
- Khuyến khích các trường xây dựng chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất theo định hướng tiên tiến cấp khu vực Đông Nam Á, tiếp cận các chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
1.2. Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020:
a) Nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015:
- Phê duyệt Đề án phân luồng học sinh sau tốt nghiệp bậc trung học.
- Xây dựng mạng lưới thông tin về tình hình nguồn nhân lực và đội ngũ giảng viên các ngành nghề làm cơ sở dự báo nguồn cung ứng cho thị trường lao động; nhu cầu của thị trường lao động hiện nay và dự báo nhu cầu giai đoạn 2015 - 2020.
- Tổ chức Hội thảo khoa học về “Xây dựng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực ASEAN” nhằm chuẩn bị hội nhập khi thị trường lao động Việt Nam mở cửa năm 2015.
- Xây dựng Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, TCCN giai đoạn 2015 - 2020.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau tốt nghiệp và đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm của sinh viên sau tốt nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
b) Phương hướng, kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020:
Hệ thống chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
STT |
Tiêu chuẩn |
Chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2020 |
|
Giai đoạn 2016-2018 |
Giai đoạn 2018-2020 |
||
1 |
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn cơ bản theo quy định. |
70% |
100% |
2 |
Thu hút người học đến từ các nước trong khu vực ASEAN nói riêng và sinh viên quốc tế nói chung (tính trên tổng số sinh viên đang học tại Thành phố năm 2016 và 2020). |
1% |
2% |
3 |
Tỉ lệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng sau tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo. |
80% |
95% |
4 |
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố hoàn tất công tác kiểm định, đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
70% |
100% |
5 |
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng đáp ứng các tiêu chí xây dựng trường tiên tiến theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thanh phố |
70%
đạt mức độ 1; |
80%
đạt mức độ 1; |
6 |
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng được công nhận đạt các chuẩn kiểm định quốc tế, trong đó chuẩn kiểm định khu vực ASEAN là ưu tiên. |
07 trường, 08 ngành |
10 trường, 20 ngành |
2. Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề:
2.1. Các giải pháp cơ bản:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; công tác phát triển dạy nghề của Thành phố, nhất là đào tạo nhân lực có tay nghề cao.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng hệ thống thông tin nhu cầu nhân lực các cấp trình độ, ngành nghề, nhất là nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho 09 ngành dịch vụ và 04 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động, làm cơ sở tư vấn, định hướng người học, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực nghề của Thành phố.
- Từng bước hoàn thiện và đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tối thiểu cho các nghề đào tạo. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển dạy nghề Thành phố; thực hiện rà soát, xác định thế mạnh theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo của cơ sở dạy nghề, phấn đấu có 04 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận. Phát huy năng lực đào tạo các trường nghề được đầu tư nghề trọng điểm thuộc Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội.
- Phát triển, các hình thức dạy nghề đa dạng và linh hoạt gắn với tạo việc làm cho người lao động; đa dạng hóa phương thức đào tạo và áp dụng các hình thức tuyển sinh, đào tạo linh hoạt kết hợp giữa dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Thực hiện đổi mới và đồng bộ chương trình, nội dung đào tạo nghề, nhất là chương trình đào tạo nghề nhân lực tay nghề cao; mở rộng ngành nghề, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động các cấp trình độ đào tạo. Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp; chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo, chú trọng quản lý chất lượng đầu ra.
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020; triển khai hiệu quả Đề án dạy nghề lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người khuyết tật, đào tạo nghề công tác xã hội; phối hợp Thành đoàn thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm; phối hợp với Liên đoàn lao động Thành phố thực hiện Chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề công nhân, người lao động trong doanh nghiệp; phối hợp Sở Công thương xây dựng chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật tại các trường nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp hóa chất và ngành cơ khí.
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, chuẩn hóa năng lực chuyên môn, sư phạm và thực hành của giáo viên, khuyến khích giáo viên tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, Hội giảng cấp Thành phố và toàn quốc; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; tổ chức kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hành cho giáo viên giảng dạy thực hành cấp Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề, Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề quốc gia các cấp trình độ. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng sư phạm nghề; nghề trọng điểm cấp khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
- Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề, kiểm định chương trình dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đăng ký với Cục Kiểm định chất lượng Dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề để được kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định.
- Chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước, các tổ chức quốc tế về dạy nghề; khuyến khích các cơ sở dạy nghề mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
2.2. Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020:
a) Nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện năm 2015:
- Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu “tỷ lệ lao động qua đào tạo” đạt 72%.
- Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống thông tin, dự báo, xác định nhu cầu và yêu cầu đối với nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để thông tin cho cơ sở đào tạo nhằm nâng dần tính tương thích giữa đào tạo và sử dụng lao động.
- Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống đào tạo nhân lực nghề cho Thành phố, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Phấn đấu trên 90% cơ sở đào tạo nghề nghiệp công lập của Thành phố hoàn thành kế hoạch tự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định.
b) Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020:
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp đến năm 2020 đạt 85%.
- Thực hiện tuyển sinh đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề giai đoạn 2016 - 2020 đạt 118.000 SV, HS (trong đó cao đẳng nghề là 85.500 sinh viên), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.800.000 học viên.
3. Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân:
3.1. Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2015:
- Tiếp tục giới thiệu, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các cá nhân đang thành lập hoặc đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp về mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân năm 2015.
- Dự kiến trong năm 2015, Thành phố sẽ tổ chức khoảng 327 lớp, với 15.728 lượt học viên, trong đó gồm 149 lớp khởi sự doanh nghiệp với khoảng 7.495 lượt học viên, 133 lớp quản trị doanh nghiệp với khoảng 6.619 lượt học viên và 45 lớp chuyên ngành với khoảng 1.614 lượt học viên, dự kiến đạt 100% kế hoạch của năm 2015. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân Thành phố trong năm 2015 là 2.6542,552 triệu đồng (trong đó ngân sách Thành phố dự kiến hỗ trợ 50% kinh phí, tương đương 12.737,29 triệu đồng) (chi tiết tại Phụ lục số 4A).
- Với kế hoạch thực hiện nêu trên, dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 sẽ tổ chức đào tạo cho khoảng 30.000 lượt học viên, đạt 100% kế hoạch. Trong tổng số 30.000 lượt học viên này, có 12.500 lượt học viên được đào tạo lớp khởi sự doanh nghiệp. Trong đó có 10.000 lượt thuộc đối tượng là các thanh niên, sinh viên và các cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa, những cá nhân đã thành lập doanh nghiệp nhưng đang trong giai đoạn khởi sự (thời gian hoạt động dưới 03 năm) theo chương trình khởi sự doanh nghiệp do Thành đoàn trực tiếp tổ chức đào tạo); 14.500 lượt học viên được đào tạo lớp quản trị doanh nghiệp và 3.000 lượt học viên được đào tạo lớp chuyên ngành.
3.2. Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020:
Nhằm chuẩn bị điều kiện cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên trường quốc tế, trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân cần có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian tới, cụ thể:
- Đa dạng hóa phương pháp đào tạo, nâng cao tính thực tiễn tổ chức các buổi giao lưu quốc tế; mời các chuyên gia nước ngoài, giảng viên nước ngoài giỏi, nổi tiếng để trao đổi, truyền đạt kiến thức. Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, tọa đàm chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm trong việc khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và đào tạo chuyên ngành cũng như đem đến những lợi ích và trải nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp trong quá trình làm việc và nâng cao kiến thức.
- Triển khai các chương trình đào tạo giám đốc điều hành theo chuẩn quốc tế (có thể hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hoặc các trường đại học nước ngoài).
- Chú trọng nâng cao kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tìm kiếm thông tin thị trường, kỹ năng thâm nhập thị trường;
- Tiếp tục hỗ trợ theo phương thức ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo; doanh nghiệp và học viên đóng góp 50% kinh phí. Tuy nhiên, định mức cần xem xét hỗ trợ các khoản chi phí thực tế (thù lao giảng viên, báo cáo viên, chi phí về cơ sở vật chất, phòng học,...) cần được xem xét cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của chương trình. Tiếp tục khuyến khích xã hội hóa, tạo cơ chế thông thoáng để hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, mời gọi chuyên gia, doanh nhân nước ngoài đến trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp.
- Về chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2020: dự kiến chương trình sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức quản lý, điều hành doanh nghiệp cho khoảng từ 30.000 lượt học viên trở lên. Sau khi tiến hành đánh giá chi tiết kết quả thực hiện chương trình đội ngũ doanh nhân giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ xem xét, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cơ sở đào tạo về các lớp khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và đào tạo chuyên ngành trong giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với khả năng đào tạo và tình hình thực tế trên địa bàn Thành phố.
4.1. Nhiệm vụ, giải pháp cơ bản:
- Ban hành các quy chế tuyển chọn và đào tạo đối với lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, văn nghệ sĩ... Điều chỉnh, bổ sung các chế độ, chính sách đặc thù để thu hút nhân tài. Đẩy mạnh việc xã hội hóa, phát huy ưu thế của nhiều nguồn lực cũng như tăng cường hợp tác quốc tế, tìm kiếm, hợp tác thêm với các cơ sở đào tạo mới nhằm thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm, phát hiện những học viên năng khiếu, nhân tài trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho ngành Văn hóa - thể dục thể thao, tạo điều kiện cho việc tập luyện, sinh hoạt và cống hiến của các tài năng trên các lĩnh vực này.
4.2. Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020:
a) Nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện năm 2015:
* Đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật:
- Đào tạo trong nước: đào tạo trên đại học: 11 người (03 tiến sĩ chuyên ngành lịch sử; 07 thạc sĩ chuyên ngành văn hóa học, sử học; 01 cao học sân khấu) và duy trì lớp truyền nghề nghệ thuật hát bội cho các diễn viên thuộc Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội.
- Đào tạo nước ngoài: Đào tạo trên đại học cho 09 trường hợp (04 thạc sĩ ngành nhạc giao hưởng, 02 thạc sĩ ngành nhạc kịch, 03 cao học thanh nhạc); đại học chuyên ngành: 16 người (06 cử nhân nhạc, 03 cử nhân biên đạo múa soloist, 05 đạo diễn sân khấu, 02 công nghệ âm nhạc); trung cấp chuyên ngành: 12 trung cấp múa dân gian quốc tế, 10 trung cấp diễn viên xiếc, 11 trung cấp múa ballet soloist. Đào tạo chuyên ngành theo hình thức khác: 03 họa sĩ thiết kế sân khấu hiện đại, 06 đạo diễn ánh sáng, 06 đạo diễn âm thanh, 01 quản lý nhà hát, 06 đạo diễn điện ảnh, 03 quay phim, 03 biên kịch phim). Mời chuyên gia sang tập huấn kỹ năng biểu diễn và dàn dựng tiết mục xiếc hề.
- Đối với lĩnh vực thể dục thể thao: Đào tạo 102 vận động viên trẻ, huấn luyện viên tài năng thuộc 20 môn thể thao trọng điểm; 35 huấn luyện viên, trọng tài đạt bằng cấp quốc tế và khoảng 5 đến 8 cán bộ chuyên môn mỗi năm.
b) Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020:
* Đối với lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật:
- Tiếp tục tìm kiếm, phát hiện, đào tạo những học viên năng khiếu từ độ tuổi thiếu nhi, thiếu niên để xây dựng đội hình diễn viên đẹp, tài năng đối với các bộ môn múa ba- lê, múa dân gian quốc tế, xiếc, v.v... (6 -12 diễn viên/môn).
- Tiếp tục phát huy thế mạnh về đào tạo nghệ sĩ, diễn viên có trình độ quốc tế ở các bộ môn nghệ thuật như nhạc giao hưởng, thanh nhạc, vũ kịch,... (2-3 học viên/môn).
- Duy trì các lớp bồi dưỡng truyền nghề đối với những bộ môn nghệ thuật truyền thống như cải lương, hát bội; đồng thời tìm kiếm những giải pháp khả thi để đưa những bộ môn này vào trường lớp đào tạo chính quy.
- Đột phá trong việc đào tạo đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ ở những bộ môn, lĩnh vực nghệ thuật mới phát triển mạnh trong những năm gần đây như múa đương đại, điện ảnh, thiết kế thời trang, thiết kế sân khấu, thiết kế phim trường, công nghệ âm nhạc điện tử,...(2 - 3 học viên/môn).
- Kết hợp cử học viên đào tạo nâng cao ở nước ngoài với việc mời các nghệ sĩ nước ngoài đến tập huấn để nâng cao kỹ năng biểu diễn cho diễn viên để việc đào tạo, bồi dưỡng vừa đạt hiệu quả cao vừa tiết kiệm chi phí.
- Về lĩnh vực di sản văn hóa, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa; chuyên gia bảo tồn bảo tàng; cán bộ quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa theo hướng chính quy, hiện đại. Tập trung triển khai đào tạo theo Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Thành phố với chỉ tiêu phấn đấu từ 20-25 cán bộ; trong đó đào tạo nước ngoài từ 10 -12 cán bộ có chuyên môn sâu.
- Quan tâm đào tạo cán bộ quản lý văn hóa và thể thao; phấn đấu đến năm 2020 có 100% cán bộ cấp trưởng, 80% cán bộ cấp phó của ngành được đào tạo đúng chuyên môn và có kỹ năng quản lý về văn hóa và thể thao.
* Đối với lĩnh vực thể dục thể thao:
- Quy hoạch phân nhóm môn và xác định các môn thể thao trọng điểm ưu tiên đầu tư theo Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam với các môn trọng điểm, có ưu thế của Thành phố; đảm bảo bao gồm những môn thể thao cơ bản của Olympic, Asian Games, SEA Games và các môn truyền thống có thể mạnh, tiềm năng phát triển cao.
- Quy hoạch số lượng huấn luyện viên, vận động viên ở những môn thể thao chủ lực theo tiêu chuẩn tuyển chọn và đào tạo của thể thao Thành phố nhằm nâng cao thành tích thông qua các giải pháp: đào tạo tập trung dài hạn, tập huấn ngắn hạn kết hợp tham dự các giải thi đấu quốc tế tại các quốc gia có thể mạnh riêng biệt ở từng môn thể thao.
- Xác định và xây dựng kế hoạch hợp tác toàn diện với các quốc gia là cường quốc ở các môn thể thao trọng điểm, có địa điểm phù hợp, có cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu hiện đại. Đồng thời định hướng việc ký kết hợp tác hỗ trợ, chuyển giao công nghệ huấn luyện, khoa học - kỹ thuật về đào tạo và phục vụ chuyên môn.
- Chỉ tiêu đào tạo giai đoạn 2016 - 2020 gồm: 200 vận động viên; 115 huấn luyện viên và trọng tài; 40 cán bộ chuyên môn.
5. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế:
5.1. Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2015:
- Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân đạt: 15 trở lên.
- 70% cán bộ y tế công tác tại bệnh viện hạng 1 và 50% cán bộ y tế công tác tại bệnh viện hạng 2 có trình độ sau đại học.
- Lĩnh vực Y tế dự phòng và y tế cơ sở đạt 30% trên tổng số cán bộ y tế toàn ngành.
- 100% đội ngũ công chức, viên chức Dhh vực y tế phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng,... trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình phụ trách (24 giờ/năm).
- Hoàn chỉnh và phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho lĩnh vực y tế dự phòng.
5.2. Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020:
Triển khai thực hiện Quyết định số 1865/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, theo đó mục tiêu cụ thể của ngành y tế Thành phố đến năm 2020 hướng đến đạt một số chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân đạt: 20
- Tỷ lệ điều dưỡng/10.000 dân đạt: 30
- Số bác sĩ ở trạm y tế đạt: 100%
Tiếp tục duy trì thực hiện Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế của Thành phố nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố, hướng tới cung ứng dịch vụ y tế chất lượng cao. Có chính sách thu hút, khuyến khích đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực về công tác tại cơ sở.
6. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị:
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hệ thống chính trị. Trong đó đẩy mạnh, tăng chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị theo nhiều loại hình đào tạo. Năm 2015 dự kiến đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ,... cho khoảng 25.670 lượt cán bộ, công chức, viên chức (kể cả các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan, đơn vị tổ chức). Trong giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm Thành phố sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 23.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức của các sở - ngành, quận - huyện, phường, xã - thị trấn (kể cả các lớp đào tạo của khối Đảng, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, các lớp do cơ quan, đơn vị tổ chức với kinh phí tự túc hoặc được hỗ trợ và các lớp đào tạo có kinh phí từ các nguồn khác ngoài ngân sách Thành phố).
- Quán triệt cho cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các ngành mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong thời kỳ mới; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu quy hoạch và bố trí; chuẩn hóa chức danh và nâng cao trình độ nhận thức, bản lĩnh chính trị để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các Ban thuộc Thành ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Học viện Cán bộ Thành phố, các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở, đảng ủy trực thuộc Thành ủy, các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, các trung tâm bồi dưỡng chính trị trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ, công chức; sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Có kế hoạch thu hút, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện Cán bộ Thành phố và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị theo hướng tuyển chọn những cán bộ đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học chính trị, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi các ngành khoa học xã hội - nhân văn. Phấn đấu tăng nhanh số lượng giảng viên đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn, phẩm chất và tâm huyết bổ sung vào đội ngũ giảng dạy. Có chính sách thu hút và giữ chân giảng viên giỏi.
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác và những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cho đội ngũ giảng viên để nâng cao kiến thức, năng lực giảng dạy. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đổi mới phương pháp, công nghệ, áp dụng mô hình tiên tiến, phát huy vai trò của người học.
- Tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí hoạt động, xây dựng, nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phục vụ tốt việc dạy và học góp phần hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thành phố.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình đào tạo cán bộ trẻ để bổ sung nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi, cán bộ, chuyên gia khoa học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các địa phương, đơn vị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thành phố theo Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc xét chọn ứng viên, cử đi đào tạo và bố trí sử dụng sau đào tạo theo kế hoạch (Chương trình 165, Chương trình quy hoạch cán bộ dài hạn, Chương trình quy hoạch các bộ lãnh đạo quản lý xuất thân từ công nhân và Chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ của Thành phố...). Quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, có chuyên môn, phẩm chất, năng động sáng tạo giữ các vị trí chủ chốt, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở - ngành, quận - huyện phối hợp, tham mưu các chính sách thu hút có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ, lao động trẻ có trình độ chuyên môn, được đào tạo ở trong và ngoài nước vào làm việc cho các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội hóa nhằm giảm áp lực ngân sách cho Thành phố về đào tạo, bồi dưỡng. Gắn chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài với làm tốt công tác cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá đúng năng lực, phẩm chất làm cơ sở quy hoạch, đề bạt các chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với Đề án vị trí việc làm.
- Tiếp tục định kỳ kiểm tra việc thực hiện Chương trình nhánh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị tại các cơ quan, đơn vị; đôn đốc việc thực hiện và kịp thời giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có) của các cơ quan, đơn vị.
- Tiếp tục xem xét, nghiên cứu để có hướng tách thành 02 chương trình nhánh: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối Đảng, đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc Thành phố và Chương trình dành cho khối Nhà nước Thành phố, nâng cao tinh thần chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì và các cơ quan, đơn vị phối hợp để tạo thuận lợi cho công tác triển khai, thực hiện đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện được các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra, Ủy ban nhân dân Thành phố có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
1. Với Trung ương và Chính phủ:
- Xem xét và sớm ban hành Nghị định về quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp vì theo Luật Giáo dục nghề nghiệp thì các trường cao đẳng hiện nay là đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Ban Tổ chức Trung ương tăng chỉ tiêu đào tạo Cao cấp lý luận chính trị cho Thành phố, giao bổ sung chỉ tiêu đào tạo cho Học viện Cán bộ Thành phố để chủ động thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là cán bộ, công chức giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn, địa phương, đơn vị đạt chuẩn theo vị trí chức danh, đáp ứng yêu cầu nguồn cán bộ có chất lượng cao, có năng lực và phẩm chất tốt để đảm trách và thực hiện các chương trình, kế hoạch, mục tiêu lớn của Thành phố.
- Ban hành chế độ đặc thù trong đào tạo nhân tài thể thao, vận động viên đặc biệt của các môn thể thao trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020.
2. Với các Bộ - ngành có liên quan:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu nhằm nâng cao chế độ cho huấn luyện viên, vận động viên và Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2006 về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin để phù hợp với tình hình hiện nay.
- Bộ Nội vụ sớm ban hành các văn bản quy định về xếp loại đơn vị sự nghiệp công lập và quy định về tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức các ngành và lĩnh vực làm cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất, đạo đức đáp ứng yêu cầu đề ra.
- Tiếp tục kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu đào tạo về Cao cấp và Cử nhân chính trị cho Thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp, cán bộ trẻ trong nguồn quy hoạch.
- Tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, địa phương để đảm bảo đạt được các chỉ tiêu mà Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra (đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp đạt chỉ tiêu và khối viên chức sự nghiệp do trình độ lý luận chính trị còn thấp).
Trên đây là kết quả 5 năm (2011 - 2015) thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục tăng cường phối hợp với các Bộ - ngành Trung ương và chỉ đạo các sở - ngành, quận - huyện tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, nghiên cứu đề ra các giải pháp thiết thực, phấn đấu thực hiện thắng lợi Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố giai đoạn 2016 - 20207.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
[1] Nhóm ngành Cơ khí, Điện tử - Công nghệ thông tin, Chế biến tinh lương thực thực phẩm.
[2] Nhóm ngành Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bảo hiểm, Vận tải - Kho bãi - Dịch vụ cảng, Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng.
[3] Trong đó bậc 2/3:123 lao động, bậc 3/7: 522 lao động; bậc 4/7: 208 lao động; bậc 5/7: 138 lao động; bậc 6/7: 213 lao động và bậc 7/7: 2 lao động.
[4] Bậc 2/3:175 lao động; bậc 3/7: 900 lao động; bậc 4/7: 350 lao động; bậc 5/7: 200 lao động; bậc 6/7: 250 lao động và bậc 7/7: 125 lao động.
[5] Trong đó có 864 lao động bậc 2/3; 4.328 lao động bậc 3/7; 1.558 lao động bậc 4/7; 838 lao động bậc 5/7; 1.078 lao động bậc 6/7 và 603 lao động bậc 7/7.
[6] Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trường Tộ, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, Trường Trung cấp nghề Nhân Đạo, Trường Trung cấp nghề Thủ Đức, Trung tâm Giáo dục Lao động - xã hội Phước Bình.
[7] Trường Trung cấp nghề Củ Chi, Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hóc Môn, Trung tâm dạy nghề huyện Nhà Bè, Trung tâm dạy nghề huyện Bình Chánh, Trung tâm dạy nghề huyện Cần Giờ, Trung tâm giáo dục lao động và xã hội Phước Bình, Trung tâm giáo dục dạy nghề Thanh thiếu niên 2.
[8] Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm, Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức, Trường Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn. Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh.
[9] TTDN Quận 2 thành Trường Cao đẳng nghề Quận 2; TTDN Quận 9 thành trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn; TTDN Quận 12 thành trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Quận 12; TTDN huyện Hóc Môn thành trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hóc Môn; TTDN Quận Bình Thạnh thành trường Trung cấp nghề Bình Thạnh; TTDN huyện Bình Chánh thành trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa.
[10] Theo cấp trình độ giảng dạy có: 3,403 giáo viên dạy cao đẳng nghề, 1.376 giáo viên dạy trung cấp và 4.276 giáo viên dạy sơ cấp, về trình độ chuyên môn có: 225 tiến sỹ, 1.459 thạc sỹ, 3.849 đại học, 1.817 cao đẳng, trung cấp và 1.621 trình độ khác.
[11] Có 122 giáo sư, phó giáo sư; 174 tiến sĩ, 2.095 thạc sĩ, 3.242 đại học, 23 cao đẳng và 68 có trình độ khác.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.