BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/BC-BTP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2023 |
BÁO CÁO
CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2022, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP NĂM 2023
Kính gửi: Chính phủ
Thực hiện quy định tại các Điều 73, 74 và 75 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN), Điều 35 của Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), các Bộ, ngành và 63 Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, Bộ Tư pháp báo cáo kết quả công tác bồi thường nhà nước năm 2022 với những nội dung sau:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2022
1. Tình hình thụ lý yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả
1.1. Tình hình thụ lý yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường
Tính từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022, các cơ quan giải quyết bồi thường trên cả nước đã thụ lý giải quyết tổng số 103 vụ việc1 (giảm 03 vụ việc so với năm 2021), trong đó thụ lý mới 26 vụ việc, từ kỳ trước chuyển sang 77 vụ việc.
Số vụ việc có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 41 vụ việc (đạt tỉ lệ 40%), đình chỉ 10 vụ việc (đạt tỉ lệ 10%) trên tổng số 103 vụ việc được thụ lý; tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường là 26 tỷ 303 triệu 338 nghìn đồng theo các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, đã chi trả số tiền bồi thường là 14 tỷ 456 triệu 759 nghìn đồng. Còn 52 vụ việc đang được tiếp tục giải quyết (chiếm tỉ lệ 50%). Kết quả giải quyết bồi thường trong từng lĩnh vực cụ thể như sau:
- Trong hoạt động quản lý hành chính, các cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý, giải quyết 37 vụ việc2 (thụ lý mới 8 vụ việc), số vụ việc có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật và đình chỉ là 16/37 vụ việc, đạt tỷ lệ 43% với số tiền Nhà nước phải bồi thường theo các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 03 tỷ 598 triệu 410 nghìn đồng, còn 21 vụ việc đang được tiếp tục giải quyết.
- Trong hoạt động tố tụng, các cơ quan tố tụng thụ lý, giải quyết 38 vụ việc3 (thụ lý mới 14 vụ việc), số vụ việc có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật và đình chỉ là 25/38 vụ việc, đạt tỷ lệ 66 %4, với tổng số tiền bồi thường trên văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 20 tỷ 790 triệu 074 nghìn đồng, còn 13 vụ việc đang được giải quyết. Cụ thể:
Trong hoạt động tố tụng hình sự, TAND các cấp thụ lý, giải quyết 11 vụ việc (thụ lý mới 03 vụ việc), trong đó 07/11 vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật với số tiền bồi thường là 3 tỷ 238 triệu 286 nghìn đồng, còn 04/11 vụ việc đang giải quyết; VKSND các cấp thụ lý giải quyết 25 vụ việc (thụ lý mới 10 vụ việc), vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 14/25 vụ việc với tổng số tiền phải bồi thường là 17 tỷ 551 triệu 788 nghìn đồng, đình chỉ 03/25 vụ việc, còn 08/25 vụ việc đang được giải quyết; cơ quan Công an các cấp đã giải quyết xong 01 vụ việc, đang giải quyết 01 vụ việc.
Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính: không phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường.
- Trong hoạt động thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự các cấp thụ lý giải quyết 28 vụ việc5 (thụ lý mới 04 vụ việc), vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường trên văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật và đình chỉ là 10/28 vụ việc, đạt tỷ lệ 36% với tổng số tiền phải bồi thường là 1 tỷ 914 triệu 672 nghìn đồng, số tiền đã chi trả là 570 triệu 359 nghìn đồng6, còn 18 vụ việc đang được giải quyết. Trong hoạt động thi hành án hình sự không phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường.
1.2. Cấp phát kinh phí và chi trả tiền bồi thường
Việc cấp phát kinh phí được Bộ Tài chính, Sở Tài chính thực hiện đầy đủ cho các cơ quan giải quyết bồi thường đối với các vụ việc có đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp phát kinh phí theo quy định.
Trong năm 2022, Bộ Tài chính đã tiếp nhận và cấp phát kinh phí để các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ chi trả tiền bồi thường cho 13 người bị thiệt hại với tổng số tiền là 12 tỷ 880 triệu 534 nghìn đồng (tăng 3 tỷ 654 triệu 834 nghìn đồng so với năm 2021). Cụ thể: VKSNDTC được cấp 4 tỷ 195 triệu 083 nghìn đồng, chi trả cho 06 người; TANDTC được cấp 1 tỷ 101 triệu 845 nghìn đồng, chi trả cho 01 người; Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) được cấp 2 tỷ 583 triệu 606 nghìn đồng, chi trả cho 05 người; VKS quân khu I, Bộ Quốc phòng được cấp 5 tỷ đồng chi trả cho 01 vụ việc.
Sở Tài chính đã thực hiện cấp ngân sách địa phương để các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính chi trả số tiền bồi thường là 3 tỷ 208 triệu 258 nghìn đồng cho 04 vụ việc.
Trên cơ sở cấp phát kinh phí của Bộ Tài chính và Sở Tài chính, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã chi trả 14 tỷ 456 triệu 759 nghìn đồng trên tổng số tiền bồi thường trên các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 26 tỷ 303 triệu 338 nghìn đồng.
1.3. Xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại
Việc xem xét trách nhiệm hoàn trả đang thực hiện đối với 24 vụ việc (07 việc trong hoạt động quản lý hành chính, 07 việc trong hoạt động thi hành án dân sự, 10 việc trong hoạt động tố tụng hình sự). Trong đó, 06 vụ việc đã xem xét trách nhiệm hoàn trả với tổng số tiền người thi hành công vụ gây thiệt hại phải hoàn trả là 318 triệu 798 nghìn đồng (tăng 110 triệu 893 nghìn đồng so với năm 2021), đã thực hiện hoàn trả 77 triệu 379 nghìn đồng (hoạt động quản lý hành chính là 11 triệu 643 nghìn đồng, hoạt động thi hành án dân sự là 65 triệu 736 nghìn đồng); 07 vụ việc không xem xét trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật; 11 vụ việc đang xem xét trách nhiệm hoàn trả.
2. Kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước
2.1. Về xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác bồi thường nhà nước
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 113/QĐ-BTP ngày 7/7/2021 của Bộ Tư pháp về triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng7, ngày 08/02/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 159/QĐ-BTP về kế hoạch thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2022. Kế hoạch đã đảm bảo thống nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cũng như đảm bảo sự chủ động đánh giá tổng kết, nghiên cứu giải pháp hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành hiệu quả pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã có văn bản đề nghị TANDTC, VKSNDTC, các bộ, UBND cấp tỉnh tiếp tục quan tâm, phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2022 của cơ quan, ngành, địa phương mình8.
Trong ngành Tòa án, TANDTC đã ban hành văn bản9 yêu cầu các Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc gửi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến giải quyết bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước; phối hợp thống kê, báo cáo công tác giải quyết bồi thường; chỉ đạo cập nhật thông tin thụ lý và giải quyết yêu cầu bồi thường theo Luật TNBTCNN tại TAND trên Phần mềm thống kê các loại án của ngành TAND. Theo đó, tòa án các cấp đã khẩn trương xem xét, thụ lý giải quyết kịp thời các yêu cầu bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra theo Luật TNBTCNN đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
Trong ngành Kiểm sát, thực hiện Chỉ thị số 08/CT-VKSTC10 và Hướng dẫn số 21/HD-VKSNDTC-V7 ngày 14/3/2022 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 08/CT-VKSTC, các đơn vị trong ngành đã thực hiện nghiêm túc và nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác bồi thường nhà nước, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai; chống bỏ lọt tội phạm; khẩn trương xem xét, thụ lý giải quyết kịp thời các yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thực hiện văn bản của Bộ Tư pháp về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2022, một số bộ và hầu hết các địa phương11 đã chủ động ban hành Kế hoạch riêng để thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại bộ, địa phương mình. Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện12 đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai công các bồi thường nhà nước trong phạm vi sở, ngành, địa phương bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả. Nhiều địa phương đã ban hành văn bản triển khai nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh13.
2.2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN
Trong năm 2022, Bộ Tư pháp không được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, để chuẩn bị sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN14. Hiện nay, Bộ đang triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch này. Đồng thời, để hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và chuẩn bị hoạt động sơ kết, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Cục Bồi thường nhà nước thường xuyên rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật và những vướng mắc từ quy định của pháp luật thông qua các hoạt động quản lý nhà nước15.
Trong ngành Tòa án, TANDTC đang thực hiện việc xây dựng văn bản hướng dẫn quy định tại Điều 55 Luật TNBTCNN năm 2017 về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án. Bộ Tư pháp đã có văn bản góp ý trong năm 2021. Hiện nay, văn bản này đang tiếp tục được TANDTC soạn thảo.
2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước
Bộ Tư pháp đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước với các hình thức đa dạng, phong phú như xuất
bản sách, tạp chí, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng16, đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến trực tiếp tại một số địa phương17, đã đem lại hiệu quả tích cực. Trong công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác bồi thường, Bộ Tư pháp đã tăng cường công tác này với hình thức trực tiếp tại địa phương thay vì hình thức trực tuyến như trong năm 2021. Theo đó, Bộ Tư pháp đã tổ chức 01 Hội nghị trực tuyến và 04 Hội nghị trực tiếp tại một số địa phương cho hơn 900 đại biểu là đại diện lãnh đạo và công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước của Sở Tư pháp, TAND, VKSND, Cục Thi hành án dân sự, các sở ban, ngành chuyên môn khác thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện của 25 tỉnh, thành phố. Phối hợp với Dự án EU JULE tổ chức 06 lớp tập huấn giảng viên nguồn cho 240 cán bộ, công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước và phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã hỗ trợ tài liệu, chương trình tập huấn và cử báo cáo viên hỗ trợ cho một số địa phương, cơ quan trong việc tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước.
Lãnh đạo một số bộ, ngành và hầu hết địa phương đã ban hành Kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động đổi mới hình thức trong công tác phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, cá nhân đảm bảo chất lượng thông qua nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tế của từng đối tượng khác nhau như: hội nghị, các cuộc họp giao ban định kỳ, hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị, tuyên truyền, phổ biến qua hệ thống phát thanh, truyền hình, xuất bản sách chuyên đề về pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, sổ tay, in, phát hành tờ rơi, tờ gấp18; đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, trang điện tử; bản tin tư pháp. Công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước tiếp tục được các Sở Tư pháp quan tâm, triển khai thực hiện19 cho cán bộ, công chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước của các cơ quan, đơn vị thuộc các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã20.
2.4. Kết quả thực hiện quản lý chuyên ngành về bồi thường nhà nước
a) Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước, giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường
- Ở Trung ương, Bộ Tư pháp đã ban hành 82 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc pháp luật, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường21, trong đó đều là các vụ việc phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành, nhiều cấp nên để có cơ sở hướng dẫn, giải đáp, hỗ trợ, Bộ đã thực hiện gần 100 lượt trao đổi, nắm bắt thông tin của vụ việc với các cơ quan, địa phương có liên quan. Việc hướng dẫn nghiệp vụ đã được Bộ Tư pháp thực hiện khẩn trương, kịp thời, qua đó thúc đẩy tiến độ giải quyết bồi thường, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan giải quyết bồi thường trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật. Đến nay, nhiều vụ việc yêu cầu bồi thường phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm22. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu của người bị thiệt hại, Bộ Tư pháp đã tổ chức các đoàn công tác Hỗ trợ trực tiếp người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường tại 13 địa phương có vụ việc bồi thường nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức.
Trong ngành Tòa án, thực hiện Chỉ thị của Chánh án TANDTC, việc hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước trong hoạt động xét xử tiếp tục được thực hiện thông qua các cuộc tập huấn, trao đổi nghiệp vụ trực tuyến với các TAND trong toàn hệ thống.
Trong ngành Kiểm sát, thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC, các cơ quan chuyên môn thuộc VKSNDTC đã trả lời 11 trường hợp thỉnh thị của các địa phương, ban hành 02 văn bản trao đổi, hướng dẫn đường lối giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường phức tạp do cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan Trung ương chuyển đến và 03 văn bản trao đổi một số vụ việc tại địa phương, ban hành văn bản hướng dẫn VKSND cấp dưới giải quyết bồi thường và xác định trách nhiệm hoàn trả23.
- Ở địa phương, một số Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác hướng dẫn các cơ quan giải quyết bồi thường cũng như phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương mình24, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình theo quy định của Luật TNBTCNN25.
b) Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước
Bộ Tư pháp đã tăng cường thực hiện công tác theo dõi công tác bồi thường nhà nước thông qua nhiều “kênh” khác nhau. Theo đó, Bộ Tư pháp đã giao cho Cục Bồi thường nhà nước rà soát lập danh mục vụ việc và đề xuất phương án xử lý26 đối với các vụ việc đã được thụ lý giải quyết đến thời điểm này. Đặc biệt, Cục Bồi thường nhà nước đã chủ động theo dõi vụ việc thông qua các tin bài của cơ quan truyền thông, báo chí phản ánh những vụ việc có khả năng phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước27 để kịp thời nắm bắt được tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường, tổ chức đoàn theo dõi công tác bồi thường nhà nước tại 11 địa phương28 và một số vụ việc phức tạp, kéo dài trong hoạt động tố tụng29. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã ban hành 11 văn bản gửi TANDTC và Sở Tư pháp đề nghị phối hợp theo dõi và báo cáo đối với các vụ việc được báo chí phản ánh.
Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, một số địa phương, đơn vị có liên quan thuộc Bộ tổ chức 12 đoàn kiểm tra công tác bồi thường nhà nước30. Công tác kiểm tra đã tăng về số lượng và yêu cầu cao hơn về nội dung, có trọng tâm, đánh giá sát và thực chất tình hình quản lý nhà nước về công tác bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả. Trong ngành Kiểm sát, VKSNDTC đã xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra và hướng dẫn công tác giải quyết yêu cầu bồi thường đối với VKSND địa phương31.
Tại địa phương, đa số các Sở Tư pháp đã theo dõi công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi quản lý. Trên cơ sở kết quả theo dõi, nhiều Sở Tư pháp đã ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra công tác bồi thường nhà nước. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra giúp cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường kịp thời phát hiện sai sót, nắm bắt đầy đủ tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường, từ đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
c) Công tác phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước
Ở Trung ương, hoạt động phối hợp liên ngành giữa Bộ Tư pháp với TANDTC, VKSNDTC và các bộ, ngành có liên quan trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có chiều sâu và đạt được kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng và quản lý hành chính, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng. Việc phối hợp được thực hiện qua hình thức hội nghị, họp và văn bản trao đổi vụ việc32. Bộ Tư pháp đã ban hành văn bản phối hợp gửi TAND cấp cao tại Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh đôn đốc giải quyết các vụ việc bồi thường thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Trên cơ sở các nội dung nêu trên, TANDC đã có văn bản gửi Chánh án các TAND cấp cao, Chánh án TAND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo về một số nội dung liên quan đến công tác bồi thường nhà nước33.
Ở địa phương, việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước đã được nhiều địa phương quan tâm thực hiện bài bản và đạt hiệu quả hơn so với năm 2021. Trên cơ sở công văn của Bộ Tư pháp hướng dẫn xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương34, trong năm 2022, đã có 22/63 UBND tỉnh, thành phố ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn quản lý của mình. Hoạt động phối hợp liên ngành đã giúp địa phương tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường, thúc đẩy công tác phối hợp giữa các ban, ngành trong việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.
2.5. Công tác báo cáo, thống kê về công tác bồi thường nhà nước
Trong năm 2022, đa số các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện nghiêm túc việc báo cáo, thống kê về công tác bồi thường nhà nước gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp. Trên cơ sở biểu mẫu và đề cương hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đã bám sát, cập nhật các thông tin phục vụ công tác tổng hợp, đánh giá công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
3. Đánh giá chung
3.1. Kết quả đạt được
Trong năm 2022, với sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tư pháp và tinh thần trách nhiệm, quyết tâm của các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh, công tác bồi thường nói chung và công tác giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường nói riêng đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả. So với năm 2021, kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường hiệu quả hơn35 mặc dù các vụ việc năm 2022 có mức độ phức tạp và mức bồi thường cao hơn. Số lượng vụ việc có giảm so với năm 2021 nhưng số tiền bồi thường trên văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật tăng hơn 3 lần so với năm 202136, đồng thời tỷ lệ các vụ việc được xem xét trách nhiệm hoàn trả tăng hơn 2 lần kể cả về số vụ việc và số tiền hoàn trả37. Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã đổi mới, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tăng cường nhận thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp liên ngành về công tác bồi thường nhà nước.
Kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, hạn chế các sai phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đồng thời, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, nâng cao lòng tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Một số tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai công tác bồi thường nhà nước trong năm 2022 còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, trong công tác giải quyết yêu cầu bồi thường còn nhiều vụ việc giải quyết bồi thường kéo dài, không đáp ứng được thời hạn, số vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường chuyển từ năm trước sang còn cao38. Việc giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ chưa hiệu quả, số lượng vụ việc giải quyết bồi thường tại Tòa án chiếm tỉ lệ cao39. Nhiều trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện thẳng ra Tòa án hoặc tiếp tục khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường sau khi cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã giải quyết dẫn đến vụ việc kéo dài, gây lãng phí về nguồn lực của Nhà nước40. Điều này thể hiện người bị thiệt hại vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào cơ quan giải quyết bồi thường. Trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, một số vụ việc giải quyết chưa phù hợp với pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước41 .
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường ở một số địa phương còn hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong cả 03 lĩnh vực. Việc nắm bắt thông tin, tổng hợp, báo cáo về công tác bồi thường nhà nước của một số địa phương, bộ, ngành chưa đảm bảo về thời hạn và sự chính xác của số liệu nên ảnh hưởng đến việc tổng hợp, đánh giá về kết quả công tác bồi thường nhà nước.
Thứ ba, tại một số nơi, công tác phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước nhất là việc phối hợp với các cơ quan tố tụng ở địa phương trong việc quản lý nhà nước, giải quyết bồi thường chưa được chặt chẽ, nhịp nhàng.
b) Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan
Ở một số địa phương, nhận thức của lãnh đạo về công tác bồi thường nhà nước còn đơn giản, chưa quan tâm chỉ đạo công tác quản lý nhà nước, giải quyết bồi thường. Công chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương đều là kiêm nhiệm, thường xuyên bị thay đổi nên kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Nguyên nhân khách quan
+ Một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp dẫn tới khó khăn, hạn chế trong tổ chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước42. Người bị thiệt hại chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình dẫn đến nhiều vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm43.
+ Việc bố trí kinh phí phục vụ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước còn hạn chế, chưa bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2023
1. Nhiệm vụ trọng tâm
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác bồi thường nhà nước trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của công tác bồi thường nhà nước năm 2022, Bộ Tư pháp xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của công tác bồi thường nhà nước năm 2023 như sau:
1.1. Thực hiện sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017; tổ chức nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong tình hình mới theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, chú trọng chất lượng, hiệu quả và thực chất công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành, phối hợp liên ngành và các nhiệm vụ để nắm bắt đầy đủ tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường; thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
1.3. Bộ Tư pháp tăng cường phối hợp với TANDTC, VKSNDTC, các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, trong đó chú trọng phối hợp thực hiện chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 134/2020/NQ-QH14 về việc giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN.
2. Giải pháp chủ yếu
2.1. Tổ chức thi hành hiệu quả pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: xây dựng và tổ chức hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác bồi thường nhà nước, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, bám sát các nhiệm vụ được giao trong Luật và kế hoạch chung của bộ, ngành Tư pháp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đa dạng các hình thức theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ; chỉ đạo hoạt động thụ lý, giải quyết bồi thường kịp thời, đúng pháp luật.
Tổ chức hiệu quả Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 và rà soát văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước để nhận diện về những khó khăn vướng mắc từ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và trong tổ chức thi hành, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường nhà nước.
2.2. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nâng cao nhận thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ và trách nhiệm của lãnh đạo, công chức cơ quan nhà nước được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước cũng như giúp cho cá nhân, tổ chức hiểu biết đầy đủ quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2.3. Thực hiện hiệu quả công tác phối hợp liên ngành với TANDTC, VKSNDTC và các bộ, ngành, UBND các tỉnh trong việc thực hiện đầy đủ, có trọng tâm các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; nắm bắt thông tin, lập danh sách các vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc đã thụ lý, không để tình trạng tồn đọng, kéo dài gây bức xúc cho người bị thiệt hại và dư luận xã hội. Đề nghị TANDTC, VKSNDTC và các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của ngành mình tại địa phương phối hợp chặt chẽ, kịp thời với UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương. Đề nghị UBND cấp tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bồi thường nhà nước ở địa phương mình đảm bảo đúng quy định của pháp luật, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Tư pháp.
Trên đây là Báo cáo về công tác bồi thường nhà nước năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp năm 2023, Bộ Tư pháp xin trân trọng báo cáo Chính phủ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 01
TÌNH
HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG, GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG VÀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM HOÀN
TRẢ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH, TỐ TỤNG VÀ THI HÀNH ÁN (THEO QUY ĐỊNH
CỦA LUẬT TNBTCNN NĂM 2009)
(Số liệu tính từ 01/01/2022 đến 31/12/2022)
STT |
Cơ quan/địa phương báo cáo |
Số vụ việc thụ lý năm 2022 |
Số vụ việc thụ lý trước năm 2021 chuyển sang |
Số vụ việc giải quyết năm 2022 |
Số tiền bồi thường(*1) (nghìn đồng ) |
Chi trả tiền bồi thường |
Thực hiện trách nhiệm hoàn trả |
GHI CHÚ |
|||
Tổng số |
Số vụ việc đã giải quyết xong |
Số vụ việc chưa giải quyết xong |
Số vụ việc hoàn trả |
Số tiền hoàn trả(*2) (nghìn đồng) |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN CẢ NƯỚC |
1 |
18 |
19 |
5 |
14 |
1,822,332 |
- |
5 |
- |
|
|
I |
LĨNH VỰC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH(*3) |
- |
3 |
3 |
- |
3 |
- |
- |
1 |
- |
|
1 |
Gia Lai |
- |
1 |
1 |
|
1 |
- |
- |
- |
- |
|
2 |
Thừa Thiên Huế |
- |
1 |
1 |
|
1 |
- |
- |
- |
- |
|
3 |
Thái Bình |
- |
1 |
1 |
|
1 |
- |
- |
- |
- |
|
4 |
Tuyên Quang |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
1 |
- |
|
II |
LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (*4) |
1 |
11 |
12 |
3 |
9 |
1,288,672 |
- |
1 |
- |
|
1 |
Bình Định |
- |
1 |
1 |
- |
1 |
- |
- |
|
- |
|
2 |
Bình Thuận |
- |
- |
- |
- |
|
- |
- |
1 |
- |
|
3 |
Đồng Nai |
- |
1 |
1 |
- |
1 |
- |
- |
- |
- |
|
4 |
Gia Lai |
- |
1 |
1 |
- |
1 |
- |
- |
- |
- |
|
5 |
Khánh Hòa (Hà Nội) |
- |
1 |
1 |
1 |
- |
1,208,772 |
- |
- |
- |
|
6 |
Hải Phòng |
- |
1 |
1 |
- |
1 |
- |
- |
- |
- |
|
7 |
Hậu Giang |
- |
1 |
1 |
- |
1 |
- |
- |
- |
- |
|
8 |
Kiên Giang |
- |
2 |
2 |
- |
2 |
- |
- |
- |
- |
|
9 |
Nghệ An |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
10 |
Phú Yên |
- |
1 |
1 |
1 |
- |
79,900 |
- |
- |
- |
|
11 |
Tây Ninh |
1 |
- |
1 |
- |
1 |
- |
- |
- |
- |
|
- |
1 |
1 |
- |
1 |
- |
- |
- |
- |
|
||
- |
1 |
1 |
1 |
|
- |
- |
- |
- |
|
||
III |
LĨNH VỰC TỐ TỤNG(*5) |
- |
4 |
4 |
2 |
2 |
533,660 |
- |
3 |
- |
|
A |
NGÀNH KIỂM SÁT |
- |
1 |
1 |
- |
1 |
- |
- |
- |
- |
|
1 |
Hồ Chí Minh |
- |
1 |
1 |
|
1 |
- |
- |
- |
- |
|
B |
NGÀNH TÒA ÁN |
- |
3 |
3 |
2 |
1 |
533,660 |
- |
- |
- |
|
1 |
Quảng Ngãi |
- |
2 |
2 |
2 |
|
533,660 |
- |
- |
- |
|
2 |
TANDTC |
- |
1 |
- |
- |
1 |
- |
- |
- |
- |
|
C |
NGÀNH CÔNG AN |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
3 |
- |
|
1 |
Bắc Giang |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
1 |
|
|
2 |
Quảng Trị |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2 |
- |
|
IV |
TÒA ÁN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ |
1 |
9 |
10 |
3 |
7 |
1,288,672 |
- |
- |
- |
|
Người lập biểu |
Ngày 17 tháng 3 năm 2023 |
(*1) Số tiền bồi thường được xác định theo quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
(*2) Số tiền hoàn trả được xác định theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực pháp luật.
(*3), (*4), (*5): Số liệu vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường tại có quan có trách nhiệm bồi thường.
(*6) Số liệu vụ việc người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 22 Luật TNBTCNN.
PHỤ LỤC SỐ 02
TỔNG
HỢP TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG, GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG VÀ CHI TRẢ TIỀN BỒI
THƯỜNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TNBTCNN NĂM 2017
(Số liệu tính từ 01/01/2022 đến 31/12/2022)
STT |
Cơ quan, đơn vị/địa phương báo cáo |
Thụ lý vụ việc (vụ việc) |
Tình hình giải quyết vụ việc |
Chi trả tiền bồi thường |
||||||||||||||||||||||
Tổng số vụ việc |
Số vụ việc thụ lý mới |
Số vụ việc kỳ trước chuyển sang |
Đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật |
Đang giải quyết (vụ việc) |
Đình chỉ (vụ việc) |
|||||||||||||||||||||
Thụ lý tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại |
Thụ lý tại Tòa án |
Thụ lý tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại |
Thụ lý của Tòa án |
Tổng số vụ việc (vụ việc) |
Tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại (vụ việc) |
Tại Tòa án (vụ việc) |
'Số tiền bồi thường (nghìn đồng) |
Tổng số |
Tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại |
Đang giải quyết tại Tòa án |
Tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại |
Tại Tòa án theo thủ tục tố tụng |
Số vụ việc đã chi trả (vụ việc) |
Số tiền đã chi trả theo quyết định có hiệu lực của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ (nghìn đồng ) |
Số tiền đã chi trả theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án (nghìn đồng) |
|||||||||||
Khởi kiện vụ án dân sự |
Yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính |
Khởi kiện vụ án dân sự |
Yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính |
Khởi kiện vụ án dân sự |
Trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính |
Khởi kiện vụ án dân sự |
Trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính |
|||||||||||||||||||
Theo điểm a khoản 1 Điều 52 |
Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 |
Theo điểm a khoản 1 Điều 52 |
Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 |
Theo điểm a khoản 1 Điều 52 |
Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 |
Theo điểm a khoản 1 Điều 52 |
Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 |
|||||||||||||||||||
1 |
|
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
|
TỒNG CỘNG I+II+IV |
84 |
19 |
4 |
0 |
2 |
20 |
9 |
22 |
8 |
36 |
18 |
3 |
11 |
4 |
24,481,006 |
38 |
20 |
3 |
10 |
5 |
3 |
7 |
14 |
8,123,097 |
6,333,662 |
I |
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH |
|||||||||||||||||||||||||
|
TỔNG (QLHC) |
34 |
3 |
3 |
0 |
2 |
8 |
4 |
6 |
8 |
12 |
4 |
2 |
2 |
4 |
3,598,410 |
18 |
8 |
2 |
3 |
5 |
1 |
3 |
4 |
3,208,258 |
0 |
1 |
Bắc Kạn |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Bình Định |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
41,381 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
Bình Dương |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Bình Phước |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Cà Mau |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
Cần Thơ |
4 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
- |
2 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Cao Bằng |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
8 |
Đà Nẵng |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
9 |
Đắk Lắk |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
- |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
10 |
Điện Biên |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
67,600 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
11 |
Gia Lai |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
269,106 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
12 |
Hải Phòng |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
13 |
Hậu Giang |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
2 |
2 |
0 |
0 |
0 |
128,258 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
128,258 |
0 |
14 |
Hồ Chí Minh |
3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
2,558 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
15 |
Kiên Giang |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
16 |
Lào Cai |
4 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
3 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
17 |
Quảng Ngãi |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
9,507 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
18 |
Quảng Ninh |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
19 |
Tây Ninh |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
20 |
Thái Bình |
2 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
2 |
0 |
0 |
0 |
3,080,000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
3,080,000 |
0 |
21 |
Vĩnh Phúc |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
II |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ |
|||||||||||||||||||||||||
|
CỘNG TTHS (1+2+3) |
34 |
14 |
0 |
0 |
0 |
10 |
1 |
9 |
0 |
20 |
13 |
1 |
6 |
0 |
20,256,414 |
11 |
9 |
0 |
2 |
0 |
2 |
1 |
7 |
4,914,839 |
5,382,089 |
|
NGÀNH TÒA ÁN |
8 |
3 |
0 |
0 |
0 |
3 |
0 |
2 |
0 |
5 |
4 |
0 |
1 |
0 |
2,704,626 |
3 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1,101,845 |
0 |
1 |
Cà Mau |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1.1 |
Đắk Nông |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1.2 |
Hải Phòng |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1.3 |
Hồ Chí Minh |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
600,717 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1.4 |
Lào Cai |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1.5 |
Quảng Ngãi |
2 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
2 |
0 |
0 |
0 |
1,002,064 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1.6 |
Sóc Trăng |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1,101,845 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1,101,845 |
0 |
2 |
NGÀNH KIỂM SÁT |
24 |
10 |
0 |
0 |
0 |
6 |
1 |
7 |
0 |
14 |
8 |
1 |
5 |
0 |
17,551,788 |
7 |
6 |
0 |
1 |
0 |
2 |
1 |
6 |
3,812,994 |
5,382,089 |
2.1 |
Bình Thuận |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.2 |
Cà Mau |
6 |
6 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
4 |
0 |
0 |
0 |
2,434,507 |
2 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.3 |
Cao Bằng |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.4 |
Đà Nẵng |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.5 |
Hậu Giang |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1,962,185 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1,962,185 |
0 |
2.6 |
Hồ Chí Minh |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.7 |
Khánh Hòa |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1,679,726 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
2.8 |
Lai Châu |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
674,532 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
674,532 |
0 |
2.9 |
Phú Yên |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
382,089 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
382,089 |
2.1 |
Sóc Trăng |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1,011,762 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1,011,762 |
0 |
2.11 |
Tây Ninh |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
2,574,912 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.12 |
Thái Bình |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
164,515 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
164,515 |
0 |
2.13 |
Tiền Giang |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.14 |
Vĩnh Phúc |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1,667,560 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2.15 |
Bộ Quốc Phòng |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
5,000,000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
5,000,000 |
3 |
NGÀNH CÔNG AN |
2 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3.1 |
Bắc Giang |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3.2 |
Bộ Công an |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
III |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ |
|||||||||||||||||||||||||
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH |
|||||||||||||||||||||||||
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V |
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ |
|||||||||||||||||||||||||
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI |
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ |
|||||||||||||||||||||||||
|
CỘNG THADS |
16 |
2 |
1 |
0 |
0 |
2 |
4 |
7 |
0 |
4 |
1 |
0 |
3 |
0 |
626,182 |
9 |
3 |
1 |
5 |
0 |
0 |
3 |
3 |
0 |
951,573 |
1 |
An Giang |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
381,214 |
2 |
Bắc Ninh |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
Đồng Tháp |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
0 |
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
570,359 |
4 |
Gia Lai |
2 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Hậu Giang |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
Hòa Bình |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Kon Tum |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
26,182 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
8 |
Lâm Đồng |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
600,000 |
4 |
0 |
1 |
3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
9 |
Phú Yên |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
10 |
Tây Ninh |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
Người lập biểu |
Ngày 17 tháng 3 năm 2023 |
PHỤ LỤC SỐ 03
TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ
(Số liệu tính từ 01/01/2022 đến 31/12/2022)
STT |
Số tiền đã chi trả xong cho người yêu cầu bồi thường (nghìn đồng) |
Xem xét trách nhiệm hoàn trả |
Giảm mức hoàn trả |
Số vụ việc hoãn hoàn trả (vụ việc) |
Số tiền đã hoàn trả |
Số tiền còn phải hoàn trả (nghìn đồng) |
GHI CHÚ |
||||||||
Tổng số vụ việc xem xét |
Số vụ việc đã xem xét |
Số vụ việc đang xem xét (vụ việc) |
Số vụ việc không xem xét (vụ việc) |
Số vụ việc (vụ việc) |
Số tiền (nghìn đồng) |
||||||||||
Số vụ việc có Quyết định có hiệu lực và đã thực hiện hoàn trả (vụ việc) |
Số tiền phải hoàn trả (nghìn đồng) |
Người thi hành công vụ không có lỗi |
Người thi hành công vụ chết trước khi ra quyết định hoàn trả |
Tổng số (nghìn đồng) |
Số tiền đã hoàn trả trong kỳ báo cáo (nghìn đồng) |
Số tiền đã hoàn trả kỳ trước chuyển sang (nghìn đồng) |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
|
|
14,587,073 |
19 |
6 |
318,798 |
8 |
2 |
3 |
0 |
0 |
0 |
77,379 |
77,379 |
0 |
94,206 |
TỔNG CỘNG (I+II+IV) |
I |
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH |
|
|||||||||||||
Cộng |
5,372,287 |
6 |
1 |
105,849 |
4 |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
11,643 |
11,643 |
0 |
94,206 |
|
1 |
128,258 |
2 |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
1,087,029 |
2 |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
1,077,000 |
0 |
1 |
105,849 |
|
|
|
|
|
|
11,643 |
11,643 |
|
94,206 |
|
4 |
3,080,000 |
2 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ |
|
|||||||||||||
Cộng |
6,732,536 |
9 |
3 |
147,213 |
3 |
2 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
1 |
588,100 |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
1,273,133 |
1 |
1 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
1,962,185 |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
2,234,586 |
4 |
2 |
147,213 |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
674,532 |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
III |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ |
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH |
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V |
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ |
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI |
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ |
|
|||||||||||||
Cộng |
2,482,250 |
4 |
2 |
65,736 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
65,736 |
65,736 |
0 |
0 |
|
1 |
381,214 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
1,530,677 |
2 |
1 |
28,635 |
1 |
|
|
|
|
|
28,635 |
28,635 |
|
|
|
3 |
570,359 |
1 |
1 |
37,101 |
|
|
|
|
|
0 |
37,101 |
37,101 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Ngày 17 tháng 3 năm 2023 |
1 Trong đó có 19 vụ việc thụ lý, giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2009 và 84 vụ việc thụ lý, giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2017. Theo Báo cáo 50/BC-BTP ngày 15/3/2022 của Bộ Tư pháp báo cáo công tác bồi thường năm 2021 là 106 vụ việc.
2 34 vụ việc thụ lý, giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2017; 03 vụ việc thụ lý, giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2009.
3 34 vụ việc thụ lý, giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2017; 04 vụ việc thụ lý, giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2009.
4 22 vụ việc có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, 03 vụ việc đình chỉ.
5 16 vụ việc thụ lý, giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2017; 12 vụ việc thụ lý, giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2009.
6 01 vụ việc bà Nguyễn Kim Phước, An Giang có bản án giải quyết bồi thường năm 2020 do kháng nghị giám đốc thẩm không thành nên trong năm 2022 mới cấp kinh phí với số tiền 381 triệu 214 nghìn đồng để chi trả. Do đó, tổng số tiền đã chi trả năm 2022 là 951 triệu 573 nghìn đồng theo Phụ lục số 02.
7 Trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường nhà nước. Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũng như lợi ích của Nhà nước; Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong tình hình mới theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” và nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn 2021-2025 là “Nâng cao năng lực, đổi mới hình thức, phương pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân”.
8 Công văn số 25/BTP-BTNN và Công văn số 26/BTP-BTNN ngày 05/01/2022 của Bộ Tư pháp.
9 Công văn số 90/TANDTC-TH ngày 29/4/2022 về phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
10 Chỉ thị số 08/CT-VKSTC ngày 26/11/2021 của Viện trưởng VKSNDTC về “Tăng cường trách nhiệm quản lý, giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân”.
11 62/63 tỉnh, thành phố.
12 An Giang (có 11 huyện), Bắc Kạn (có 5/8 huyện)…..
13 Các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Kạn, Bạc Liêu……
14 Ban hành kèm Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07/10/2022 của Bộ Tư pháp.
15 Đã tổ chức 02 Tọa đàm và Hội nghị:Tọa đàm tổ chức tại Hà Nội ngày 25/11/2022 và Hội nghị tại Lai Châu ngày 27/12/2022 (trong khuôn khổ Dự án JICA), 01 khảo sát về thực tiễn thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
16 Xây dựng Số chuyên đề 200 trang “Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017”; Phối hợp với đơn vị truyền thông để thực hiện và phát sóng 03 Tọa đàm (gồm Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Tọa đàm “Hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường”; Tọa đàm “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”; Xây dựng và phát hành 1.000 cuốn sách “Cẩm nang giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính”; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp tại địa phương và đăng tải thông tin về quan điểm của Bộ Tư pháp đối với một số vụ việc được báo chí phản ánh về các vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước.
17 Tại tỉnh Bình Dương.
18 An Giang (6.000 tờ gấp); Kon Tum (7.000 tờ gấp); Thanh Hóa (3.000 tờ gấp).
19 27 địa phương đã ban hành kế hoạch tập huấn riêng; 06 địa phương tổ chức tập huấn công tác bồi thường nhà nước với các công tác khác.
20 Các tỉnh, thành phố như Lai Châu, Hậu Giang, Nghệ An…..
21 Trong đó 27 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, 21 văn bản trả lời đơn thư, giải đáp pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, 34 văn bản cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường
22 Trong hoạt động quản lý hành chính: vụ bà Hoàng Diễm Thúy, Đắk Lắk; Công ty TNHH xây dựng 88 Cam Lâm, Khánh Hòa; Nguyễn Thị Kiểm, Quảng Ninh. Trong hoạt động tố tụng hình sự: vụ ông, bà Nguyễn Thị May, Trần Thị Nga, Trần Ngọc Hùng ở tỉnh Cao Bằng; Phạm Ngọc Tuân, Quảng Ngãi; Ngô Văn Phán, Sóc Trăng. Trong hoạt động THADS: vụ Nguyễn Văn Hùng, bà Vũ Thị Hạt, Hải Dương; Nguyễn Thị Huệ, Tây Ninh, Võ Thị Hồng Nha, Tây Ninh; Phạm Ngọc Lài, Tây Ninh; Bùi Văn Hà, Bình Phước; Vụ ông Phạm Ngọc Tuân, Quảng Ngãi; bà Hoàng Thị Vang, Cao Bằng.
23 Báo cáo số 107/VKSTC-V7 ngày 13/01/2023 của VKSNDTC.
24 Bắc Giang, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hóa, Hậu Giang, Hồ Chí Minh…
25 Bắc Giang, Đắk Nông, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Ninh Bình, Phú Yên….
26 Kế hoạch số 18/KH-BTNN ngày 18/6/2022. Theo Báo cáo số 105/BC-BTNN ngày 05/9/2022 của Cục Bồi thường nhà nước về kết quả rà soát các vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, số vụ việc có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật và đình chỉ là 28 vụ việc, đang giải quyết là 58/86 vụ việc.
27 Cập nhật, theo dõi 38 lượt tin, bài báo chí phản ánh 17 vụ việc.
28 An Giang, Tây Ninh, Phú Yên, Đồng Nai, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Hậu Giang, Hòa Bình.
29 Vụ Nguyễn Thị May, Trần Thị Nga, Trần Ngọc Hùng (Cao Bằng); vụ Dương Văn Hùy (Bắc Giang); Huỳnh Ngọc Bích (Sóc Trăng); Ngô Thùy Lan, Phạm Văn Hổ (Đồng Nai); Trần Ngọc Chinh, Trần Thị Thắm (Vĩnh Phúc); Trầm Văn Khế (Trà Vinh); Nguyễn Duy Chiến (Cao Bằng).
30 08 đoàn kiểm tra định kỳ công tác bồi thường nhà nước tại tỉnh Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Bạc Liêu, Phú Thọ và 04 đoàn kiểm tra liên ngành tại Quảng Ngãi, Tây Ninh, Cao Bằng, Sóc Trăng.
31 04 VKSND các tỉnh Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang.
32 Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan tố tụng ở trung ương tổ chức triển khai công tác và họp trao đổi, thống nhất giải quyết các vụ việc; phối hợp với TAND cấp cao tại Tp. Hà Nội tham gia cuộc họp trao đổi, thống nhất giải quyết vụ việc ông Phạm Văn Cường, Nam Định.
33 Công văn số 90/TANDTC-TH ngày 29/4/2022 của TANDTC.
34 Công văn số 4131/BTP-BTNN ngày 24/10/2022 của Bộ Tư pháp.
35 Năm 2022 tỷ lệ số lượng vụ việc có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 40% và đình chỉ là 10%. Năm 2021 tỷ lệ số lượng vụ việc có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật và đình chỉ đạt tỉ lệ 22,64%.
36 Số tiền bồi thường trên văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật năm 2021 là 5 tỷ 922 triệu 655 nghìn đồng; năm 2022 là 26 tỷ 303 triệu 338 nghìn đồng.
37 Số vụ việc tăng 11 vụ việc và số tiền hoàn trả tăng 110 triệu 893 nghìn đồng.
38 77/103 vụ việc từ kỳ trước chuyển sang.
39 55/103 vụ việc giải quyết tại Tòa án.
40 Có 17 vụ việc đang giải quyết tại Tòa sau khi cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã giải quyết.
41 Một số vụ việc giải quyết tại Tòa án đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản kiến nghị khắc phục vi phạm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường do Tòa án không áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong việc xác định thiệt hại và tính giá trị thiệt hại, như vụ: Vụ Huỳnh Chiếm Phái, Khánh Hòa (Công văn số 4258/VKSTC-V7 của VKSNDTC ngày 04/11/2022 gửi Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng) và vụ ông Nguyễn Văn Dũng, Tây Ninh (Công văn số 4570/VKSTC-V7 của VKSTC ngày 28/11/2022 gửi Chánh án TANDTC tại Tp. Hồ Chí Minh)...
42 Như phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước còn hẹp, chưa bao quát được các trường hợp được bồi thường đã quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, ví dụ: Vụ Hoàng Thị Hoan, tỉnh Thừa Thiên - Huế; quy định về thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường là thời điểm chấp nhận người yêu cầu bồi thường trong trường hợp Tòa án kết hợp giải quyết bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính chưa sát với yêu cầu của thực tiễn; quy định về việc không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án về giải quyết bồi thường chưa rõ ràng, dẫn tới cách hiểu và áp dụng quy định này chưa thống nhất, ví dụ: vụ Nguyễn Văn Dũng, Tây Ninh.
43 Như tình trạng: Thương lượng không thành nhưng cũng không khởi kiện Tòa án giải quyết (Trần Thị Sương, Tây Ninh); thiếu hợp tác với cơ quan giải quyết bồi thường, yêu cầu mức bồi thường quá cao, thiếu căn cứ, không đúng với quy định của pháp luật, gây khó khăn cho việc thương lượng giải quyết bồi thường (Ngân hàng BIDV, chi nhánh Bắc Hà Nội; Phan Thị Hồng Sen, Thừa Thiên Huế; Vũ Văn Vấn, Thái Bình; Trần Văn Bích, Cần Thơ; Nguyễn Thị Tú Anh, Quảng Ngãi; Nguyễn Văn Võ, Nguyễn Thị Thưởng, Đắk Nông; Nguyễn Hoàng Cầu, Hải Phòng). Có vụ việc có bản án, quyết định giải quyết bồi thường (giải quyết theo Luật TNBTCNN năm 2009) có hiệu lực pháp luật, kinh phí bồi thường đã được cấp mà người bị thiệt hại không nhận tiền bồi thường (Đặng Văn Mỹ, Hải Phòng; ông Hồ Văn Thái và bà Hoàng Thị Lợi, Nghệ An).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.