BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4985/BC-BNN-PC |
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2011 |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 03/2010/TT-BTP NGÀY 03/03/2010 CỦA BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Thực hiện công văn số 5357/BTP-VĐCXDPL ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo tình hình thực hiện Thông tư số 03/2010/TT-BTP , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các quy định của Thông tư 03/2010/TT-BTP
Để thực hiện công tác kiểm tra thực hiện pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 10 tháng 02 năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành công văn số 1152/BNN-PC hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ triển khai công tác này.
Tuy nhiên, đến ngày 03/03/2010, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-BTP hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Căn cứ quy định của Thông tư 03/2010/TT-BTP , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã soạn thảo công văn hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ thực hiện để phù hợp với tình hình và phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện:
Trong năm 2011, công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện như sau:
- Các đơn vị thuộc Bộ tự xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực mình phụ trách, báo cáo kết quả về Vụ Pháp chế để tổng hợp.
- Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối tổng hợp, đồng thời cũng xây dựng kế hoạch và trực tiếp kiểm tra tình hình thi hành pháp luật tại các địa phương.
Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tiến hành chủ yếu bằng hình thức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật thông qua các đoàn kiểm tra tại các địa phương hoặc kiểm tra thông qua báo cáo của đối tượng kiểm tra, trong đó chủ yếu là hình thức tổ chức đoàn kiểm tra tại các địa phương, đơn vị. Nhiều đơn vị trong Bộ đã tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật bằng cách kết hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc các hoạt động khác của đơn vị.
Công tác theo dõi thi hành pháp luật được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Các điều kiện bảo đảm để triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã dành kinh phí cho công tác theo dõi thi hành pháp luật để soạn thảo các báo cáo theo quy định tại Thông tư số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn hiện hệ thống pháp luật.
Kinh phí cho các đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật được trích từ kinh phí thường xuyên của các đơn vị. Tuy nhiên, kinh phí dành riêng cho theo dõi thi hành pháp luật chưa nhiều do chưa có văn bản quy định về cơ chế tài chính cho công tác này.
Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang kiện toàn lại cơ cấu, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế và các tổ chức pháp chế của các Tổng cục, các Cục thuộc Bộ. Các tổ chức này sẽ là hạt nhân quan trọng trong việc thực hiện công tác pháp chế của Bộ nói chung và công tác theo dõi thi hành pháp luật nói riêng.
Thông tư 03/2010/TT-BTP mới được ban hành và tổ chức thực hiện được hơn 01 năm, mặt khác công tác theo dõi thi hành pháp luật là một công tác mới, vì vậy, việc tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn lúng túng. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gặp phải một số khó khăn như sau:
a. Các nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
- Nội dung về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, văn bản chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện: So với các nội dung khác quy định tại Điều 4 của Thông tư số 03/2010/TT-BTP thì đây là nội dung dễ theo dõi và đánh giá nhất, các Bộ, ngành có thể theo dõi thông qua việc thực hiện kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm.
Tuy nhiên có một số vấn đề nảy sinh trong việc theo dõi nội dung này, cụ thể:
+ Kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của các Bộ được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của văn bản quy phạm pháp luật cấp trên hoặc yêu cầu của quản lý nhà nước. Trong khi đó, theo khoản 1 của Điều 5 thì việc theo dõi nội dung ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành lại được tính là “số lượng, hình thức văn bản cần được ban hành, xây dựng theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”. Vì vậy, việc tổng hợp tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch sẽ không trùng khớp với nội dung theo khoản 1 Điều 5.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu ban hành các văn bản để hướng dẫn. Tuy nhiên, hầu hết các yêu cầu này không đặt ra thời hạn ban hành văn bản hướng dẫn. Vì vậy, việc đánh giá tiến độ ban hành văn bản được tính theo kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của các Bộ, ngành. Điều đó xảy ra tình trạng nhiều Luật, Nghị định ban hành đã lâu nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Vậy việc đánh giá tiến độ các văn bản đó thực hiện như thế nào?
- Nội dung đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân và đánh giá về tính hợp lý của các quy định pháp luật.
Tiêu chí này cũng có thể đánh giá được và cần thiết phải đánh giá, tuy nhiên trong 01 năm thì chỉ có thể theo dõi, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, tính hợp lý của một số các văn bản quy phạm pháp luật chứ không thể theo dõi, đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của một Bộ, ngành, địa phương.
- Nội dung đánh giá về hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đánh giá về các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật: Việc đánh giá theo các tiêu chí của Điều 7 và Điều 9 Thông tư 03/2010/TT-BTP là khó thực hiện vì không rõ ràng và khó định lượng, chỉ có thể đưa ra các nhận định chung chung.
b. Về các phương pháp theo dõi thi hành pháp luật: Thông tư 03/2010/TT-BTP đưa ra 03 phương pháp là điều tra, khảo sát; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới chỉ thực hiện theo phương pháp kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, các phương pháp khác chưa vận dụng được do nhiều khó khăn, lúng túng. Phương pháp điều tra, khảo sát phải sử dụng các phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn sâu, đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí, trong khi đó chưa có quy định về kinh phí cho công tác theo dõi thi hành pháp luật. Đối với phương pháp thu thập, xử lý thông tin, Thông tư số 03/2010/TT-BTP quy định “Thông tin về tình hình thi hành pháp luật chỉ được sử dụng khi đã được phân tích, đánh giá và xử lý. Việc thu thập, xử lý thông tin phải bảo đảm các quy định của pháp luật về thu thập và bảo mật thông tin” nhưng chưa hướng dẫn cụ thể về việc phân tích, đánh giá, xử lý nhất là đối với các thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.
c. Về cơ chế, cách thức thực hiện, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc theo dõi thi hành pháp luật, chế độ báo cáo
Theo quy định của Thông tư số 03/2010/TT-BTP thì các Bộ, ngành có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành. Để theo dõi được tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước, các Bộ, ngành cần có sự phối hợp của các Sở chuyên ngành ở các địa phương.
Tuy nhiên, qua đi kiểm tra tại các địa phương thì công tác pháp chế của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường được giao cho một cán bộ đầu mối thuộc Văn phòng Sở hoặc Thanh tra Sở, vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác pháp chế. Hơn nữa, theo quy định tại Thông tư số 03/2010/TT-BTP thì trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật của các Sở chuyên ngành chưa được đề cập đến một cách rõ ràng.
a. Các quy định cần tiếp tục đưa vào dự thảo Nghị định
- Đối với nội dung của theo dõi thi hành pháp luật: Đề nghị chỉnh sửa lại các nội dung theo dõi thi hành pháp luật theo hướng chỉ tập trung vào các nội dung có thể định tính được như tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tình hình vi phạm, các vi phạm chủ yếu và nguyên nhân của vi phạm, tính hợp lý của các văn bản nhằm mục tiêu theo dõi tình hình thi hành pháp luật để biết được các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ra có tính khả thi, đi vào cuộc sống. Sau một thời gian thực hiện, khi công tác này đi vào ổn định thì có thể mở rộng thêm các nội dung khác.
- Về cơ chế và cách thức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật
Đề nghị sửa lại quy định về “cơ chế thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật” thành “phạm vi theo dõi thi hành pháp luật” trong đó chỉ chia thành 03 loại phạm vi là cả nước, ngành, lĩnh vực và địa phương.
Phạm vi theo dõi thi hành pháp luật: Cần xác định rõ phạm vi theo dõi của các cơ quan Bộ, ngành là theo dõi tình hình thi hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình (tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành do các cơ quan cấp trên hoặc do chính cơ quan đó ban hành).
- Về cách thức theo dõi thi hành pháp luật: Nên tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong đó cách thức kiểm tra có thể tham khảo quy định tại Điều 4 Nghị định số 99/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2006 về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Việc thu thập, xử lý thông tin không nên coi là một phương pháp theo dõi thi hành pháp luật mà chỉ là cách thức để phục vụ cho việc điều tra, khảo sát hoặc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.
- Về xây dựng chương trình, kế hoạch: Nên hướng dẫn cụ thể hơn về việc lập kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương. Trong đó để các Bộ, ngành, địa phương chủ động lập kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của mình. Đồng thời hướng dẫn cụ thể hơn về cách thức, tiêu chí chọn các văn bản quy phạm pháp luật để lập kế hoạch theo dõi trong 01 năm vì không thể theo dõi việc thi hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành, địa phương cùng một thời điểm.
b. Các nội dung đề nghị bổ sung vào Nghị định:
- Bổ sung quy định về trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ chế phối hợp của các cơ quan này với Sở Tư pháp của địa phương và với các Bộ, ngành quản lý theo lĩnh vực.
- Bổ sung các quy định về việc lập hệ cơ sở dữ liệu, thiết lập các bảng, biểu theo dõi để có thể lưu giữ thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
- Bổ sung các quy định về cách thức xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật hàng năm.
Trên đây là báo cáo về tình hình thực hiện Thông tư số 03/2010/TT-BTP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Quý Bộ tổng hợp.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.