BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4226/BC-BNN-PC |
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013 |
Thực hiện công văn số 7712/BTP-KTrVB ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp về việc thông báo nội dung, thời gian làm việc của Đoàn công tác liên ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả hoạt động soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 2013
1. Công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL
1.1. Công tác xây dựng Kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản của Bộ và tổ chức triển khai thực hiện luôn được chú trọng đổi mới, coi đây là khâu then chốt để đảm bảo thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, cụ thể:
- Bộ đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-BNN-PC ngày 23/1/2013 và Quyết định số 566/QĐ-BNN-PC ngày 19/3/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013; Quyết định 1586/QĐ-BNN-PC ngày 9 tháng 7 năm 2013 điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn bản sáu tháng cuối năm 2013; Chỉ thị số 3480/CT-BNN-PC ngày 30 tháng 9 năm 2013 về việc tăng cường công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để triển khai Nghị quyết số 101/NQ-CP ngày 20/8/2013 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật).
Các đơn vị thuộc Bộ dựa trên kế hoạch xây dựng văn bản của Bộ, có kế hoạch cụ thể, chi tiết, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, cán bộ công chức soạn thảo văn bản, phối hợp với Vụ Pháp chế trong quá trình xây dựng văn bản.
- Bộ thường xuyên có văn bản chỉ đạo các đơn vị bám sát tiến độ trình văn bản và hàng tháng tổ chức việc đánh giá mức độ hoàn thành hay không hoàn thành của từng đơn vị tại cuộc họp giao ban tháng. Trong những tháng cuối năm, Bộ yêu cầu các đơn vị báo cáo theo từng tuần.
- Bộ chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp để xây dựng, điều chỉnh tiến độ trình các dự thảo Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì soạn thảo.
1.2. Công tác tổ chức xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được phê duyệt
a) Đối với các Dự án luật
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì xây dựng 05 dự án Luật (Phòng, chống thiên tai, Thú y, Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Thủy sản sửa đổi và dự án Luật Thủy lợi). Tiến độ cụ thể như sau:
- Dự án Luật phòng, chống thiên tai được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp tháng 5/2013 (Luật số 33/2013/QH13). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 2397/BNN-TCTL ngày 19 tháng 7 năm 2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai. Theo đó, sẽ có 02 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cần ban hành để hướng dẫn Luật.
- Dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, Ủy ban của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và hoàn thiện báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Dự án sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 tháng 10/2013.
- Dự án Luật Thú y: Đã hoàn thiện hồ sơ trình Dự án. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng, ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2014 (dự kiến đề nghị trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến kỳ họp thứ 8 tháng 10/2014).
- Dự án Luật Thủy lợi: Đang xây dựng dự thảo. Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến đề nghị đưa vào Chương trình ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2015.
- Dự án Luật thủy sản sửa đổi: Đang xây dựng dự thảo, Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến đề nghị đưa vào Chương trình ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội cuối năm 2015.
b) Về xây dựng văn bản theo chương trình, kế hoạch
- Đối với văn bản cấp Chính phủ: đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 05 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Đã trình Chính phủ xem xét, ban hành 04 Nghị định (về tổ chức, bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 3 Nghị định về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, tập đoàn).
- Đối với Thông tư do Bộ trưởng ban hành: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành theo thẩm quyền là 49 Thông tư.
(Xem Phụ lục Danh mục Nghị định, Quyết định của Thủ tướng và Thông tư của Bộ đã được ký ban hành)
2. Công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL
- Tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát văn bản theo chuỗi trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y và lĩnh vực thủy lợi. Kết quả: số lượng văn bản được rà soát trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y là 135 văn bản, gồm 02 Pháp lệnh, luật; 08 Nghị định, 06 Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 109 văn bản cấp Bộ. Theo đó, đã có báo cáo đề xuất bãi bỏ: 13 văn bản; sửa đổi, bổ sung: 16 văn bản; văn bản thay thế: Luật Thú y thay thế Pháp lệnh thú y và 07 Thông tư của Bộ thay thế 20 văn bản; ban hành mới: Luật Chăn nuôi, 09 Thông tư và 09 vấn đề cần ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Đối với Thủ tục hành chính, đề xuất thay thế, bãi bỏ: 07 TTHC; sửa đổi, bổ sung 36 TTHC; giữ nguyên 41 TTHC.
Lĩnh vực thủy lợi đang được triển khai thực hiện và dự kiến hoàn thành vào quý 1/2014.
- Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để công bố hết hiệu lực. Dự kiến năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố 40 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực.
- Ban hành Quyết định số 1279/QĐ-BNN-PC ngày 6 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch hợp nhất văn bản QPPL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức pháp chế tại các Tổng cục, Cục đã triển khai thực hiện kế hoạch này tại đơn vị, Vụ Pháp chế có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của văn bản hợp nhất trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.
- Ban hành Quyết định số 2694/QĐ-BNN-PC ngày 12/11/2013 ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Tổ chức rà soát hệ thống hóa các văn bản về nông nghiệp để đảm bảo tới thời điểm 31/12/2013 là mốc đầu tiên được tính của kỳ hệ thống hóa văn bản thực hiện theo Nghị định 16/2013/NĐ-CP và Thông tư số 09/2013/TT-BTP .
- Tổng hợp danh mục văn bản đưa vào đề mục pháp điển hóa trong chủ đề nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Cụ thể số lượng văn bản là 737, trong đó Luật: 07, Pháp lệnh: 09, Nghị định của Chính phủ: 89, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: 116, Nghị quyết của Chính phủ: 05, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: 05, Thông tư của Bộ trưởng: 348, Quyết định của Bộ trưởng: 143 và Chỉ thị của Bộ trưởng: 15.
3. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- Tự kiểm tra 47 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành trong năm 2013. Kết quả kiểm tra có 2 văn bản do Bộ ban hành có dấu hiệu trái pháp luật và đang trong quá trình đơn vị chủ trì soạn thảo tự kiểm tra, đề xuất hướng khắc phục.
- Tổ chức tự kiểm tra hệ thống văn bản lĩnh vực nông sản, lâm sản, thủy sản, thú y, quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp, số lượng văn bản được ban hành trong lĩnh vực này theo thống kê là 337 văn bản, đến nay theo kết quả kiểm tra đã dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế 22 văn bản.
- Trong năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được và kiểm tra theo thẩm quyền 103 văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do cơ quan có thẩm quyền địa phương ban hành. Kết quả kiểm tra cho thấy có 09 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, chủ yếu quy định về ngày có hiệu lực, thể thức văn bản. Sau khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho Bộ trưởng ban hành văn bản đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tại địa phương tự kiểm tra, xử lý văn bản và báo cáo Bộ theo quy định.
- Bộ đã có công văn số 3703/BNN-PC ngày 15/10/2013 v/v thực hiện kiểm tra văn bản và gửi danh mục văn bản QPPL có liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đến nay, Bộ đã nhận công văn trả lời của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kèm theo danh mục 206 văn bản và 12 Bộ, cơ quan ngang Bộ kèm theo danh mục 33 văn bản. Hiện Vụ Pháp chế đang tham mưu giúp Bộ trưởng tổ chức kiểm tra các văn bản này.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được 05 thông báo của Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra văn bản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành có dấu hiệu chưa phù hợp với pháp luật. Nhận được thông báo, Bộ đã tổ chức tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra gửi Cục Kiểm tra văn bản QPPL. Kết quả cụ thể như sau:
+ Công văn số 109/KTrVB ngày 10/5/2013 của Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp về việc thông báo kiểm tra văn bản Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 2698/BNN-PC ngày 11/6/2013 giải trình một số nội dung tại Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT gửi Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp. Theo đó, Bộ đề nghị được bảo lưu ý kiến, đảm bảo quản lý an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thông lệ quốc tế, không trái với pháp luật về an toàn thực phẩm.
+ Công văn số 152/KTrVB ngày 27/6/2013 của Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp về việc thông báo kiểm tra văn bản Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 3240/BNN-PC ngày 17/7/2013 v/v tự kiểm tra Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT gửi Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT.
+ Công văn số 171/KTrVB ngày 16/7/2013 của Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp về việc thông báo kiểm tra văn bản Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2013 quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 3228/BNN-PC ngày 11/9/2013 v/v tự kiểm tra Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT gửi Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp. Ngày 23/10/2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 44/2013/TT-BNNPTNT bãi bỏ Điều 6 và sửa đổi Điều 15 Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
+ Công văn số 215/KTrVB ngày 23/8/2013 của Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp về việc thông báo kiểm tra văn bản Thông tư số 22/2013/TT-BNNPTNT ngày 03/5/2013 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung giai đoạn 2012-2017. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 147/BNN-KTHT ngày 19/9/2013 v/v tự kiểm tra Thông tư số 22/2013/TT-BNNPTNT gửi Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp.
+ Công văn số 242/KTrVB ngày 10/9/2013 của Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp về việc thông báo kiểm tra văn bản Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2013 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 4791/BNN-PC ngày 17/10/2013 v/v tự kiểm tra Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT gửi Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp. Vấn đề này sẽ tiếp tục được xem xét khi hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này.
- Báo cáo 10 năm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể trong 10 năm Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức tự kiểm tra 1.031 văn bản QPPL; nhận và kiểm tra 1.119 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
1. Kết quả đạt được
- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hàng tháng, hàng tuần tại Hội nghị giao ban của Bộ có kiểm điểm về tình hình triển khai thực hiện công tác xây dựng văn bản; ban hành kịp thời các công văn chỉ đạo; tăng cường kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện kế hoạch. Thủ trưởng các đơn vị của Bộ ngày càng quan tâm đến công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra thực hiện pháp luật.
- Kết quả của công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kiểm tra, xử lý văn bản và kiểm tra thực hiện pháp luật đã phục vụ tốt cho công tác xây dựng văn bản QPPL, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ.
- Công tác soạn thảo, thẩm định và trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ đã được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 5/3/2009. Công tác thẩm định văn bản QPPL được đổi mới, từ việc giao 01 chuyên viên thẩm định đến nay đã tổ chức thẩm định theo nhóm, họp thẩm định. Nhiệm vụ pháp chế của Bộ mang tính ổn định, triển khai toàn diện và đồng bộ, sự chỉ đạo mang tính linh hoạt theo kế hoạch đã đề ra.
- Trong quá trình triển khai thực hiện công tác pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn nhận được sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; rà soát và kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
- Chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế.
2. Một số khó khăn, tồn tại
2.1. Về công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
- Trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL: Số lượng văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Bộ chủ trì xây dựng phần lớn có nội dung liên quan đến các chính sách, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều Bộ, ngành, do đó cần tập trung nguồn lực, thời gian rất lớn và sự đồng thuận của các Bộ, ngành, địa phương; nhiệm vụ đột xuất của các đơn vị do phải phòng, chống thiên tai, dịch bệnh cần phải được triển khai ngay, kịp thời nên có ảnh hưởng tới việc chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ về công tác pháp chế.
- Trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL: Việc triển khai các hoạt động rà soát còn chậm. Nhiều đơn vị chưa chú trọng vào hoạt động này. Chất lượng rà soát chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đối với một số hoạt động rà soát được quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo sát sao, chất lượng rà soát đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với một số hoạt động rà soát khác, chất lượng chỉ mới dừng lại ở thống kê danh mục văn bản còn hiệu lực và hết hiệu lực.
- Trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL:
+ Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật mặc dù được đào tạo về luật, song vẫn còn hạn chế nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm tra văn bản; phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT rộng, nhiều lĩnh vực, cán bộ được đào tạo về chuyên ngành còn hạn chế, do đó việc phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền còn hạn chế;
+ Địa phương không gửi văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do địa phương ban hành hoặc có gửi nhưng không đầy đủ, không đúng quy định (chỉ gửi danh mục), do đó Vụ Pháp chế tự tìm kiếm văn bản của địa phương bằng cách khác (qua mạng thông tin điện tử, công báo địa phương);
2.2. Về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ
- Phần lớn đội ngũ công chức của Vụ Pháp chế còn trẻ, kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế. Công chức Vụ Pháp chế, thanh tra các Tổng cục và công chức Phòng Pháp chế, thanh tra các Cục phần lớn làm về thanh tra, chưa dành nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ pháp chế. Điều này gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất về công tác pháp chế.
- Kỹ năng, năng lực triển khai về công tác pháp chế, trong đó có quy trình, thủ tục soạn thảo văn bản của một bộ phận Lãnh đạo, cán bộ công chức của một số đơn vị còn yếu.
- Số lượng, thâm niên công tác và trình độ học vấn của đội ngũ công chức làm công tác pháp chế tại Vụ Pháp chế của Bộ và các tổ chức pháp chế tại các Tổng cục, Cục thuộc Bộ còn hạn chế. Cụ thể: số lượng người làm công tác pháp chế ở Bộ: 73 người (trong đó: Kiêm nhiệm: 32 người; Chuyên trách: 41 người). Về thâm niên công tác: Dưới 5 năm: 33 người, từ 5 - 10 năm: 27 người; trên 10 năm: 13 người. Về trình độ học vấn: Đại học Luật trở lên: 21 người, Thạc sĩ Luật: 11 người, Tiến sĩ Luật: không có, chưa có trình độ cử nhân Luật (Chuyên ngành khác): 33 người
2.2. Về kinh phí
- Kinh phí về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL còn nhiều hạn chế:
+ Trong hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản QPPL: Kinh phí xây dựng văn bản theo Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật thấp, chưa đáp ứng được một số hoạt động trong việc xây dựng văn bản QPPL. Cụ thể định mức cho xây dựng 01 Thông tư là 15 triệu và tối đa là 30 triệu, trong khi kinh phí dành cho công tác khảo sát, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của văn bản gần như không có kinh phí thực hiện, định mức chi thấp. Một số hoạt động khác cần có kinh phí triển khai như chuẩn bị ý kiến Thành viên Chính phủ; góp ý các Hiệp định, thỏa thuận song phương.... cũng chưa được bố trí kinh phí theo Thông tư liên tịch số 192.
+ Trong hoạt động kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL: Kinh phí dành cho công tác này theo Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL còn hạn chế, một số hoạt động chưa có kinh phí như: kiểm tra văn bản QPPL do Bộ ban hành, kiểm tra văn bản cá biệt có chứa QPPL.
+ Chưa có hướng dẫn kinh phí cho hoạt động hợp nhất văn bản QPPL
- Việc hỗ trợ kinh phí từ các chương trình, dự án nước ngoài cho công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL gần như không có.
Để tạo điều kiện cho công tác pháp chế của Bộ hoạt động có hiệu quả hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan:
1. Phối hợp với tổ chức pháp chế Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc tổ chức các hoạt động kiểm tra văn bản chuyên đề tại địa phương.
2. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế ở các Bộ, ngành trong đó có cán bộ làm công tác pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Tài chính hướng dẫn Nghị định số 55/2011/NĐ-CP trong đó quy định chế độ phụ cấp nghề đặc thù cho những người làm công tác pháp chế.
Trên đây là báo cáo kết quả hoạt động soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013. Đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC NGHỊ ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Báo cáo số: 4226/BC-BNN-PC ngày
25/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Nghị định (05 văn bản)
1. Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
2. Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
3. Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi.
4. Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt bão.
5. Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ( 02 văn bản)
1. Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 về Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
DANH MỤC THÔNG TƯ DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH NĂM 2013 (49 VĂN BẢN)
(Ban hành kèm theo Báo cáo số: 4226/BC-BNN-PC ngày 25/11/2013
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/1/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011
2. Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/1/2013 Quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối
3. Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/1/2013 về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật
4. Thông tư số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/1/2013 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015
5. Thông tư số 05/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
6. Thông tư số 06/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2013 Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
7. Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/1/2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.
8. Thông tư số 08/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/1/2013 ban hành danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
9. Thông tư số 09/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/1/2013 Ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
10. Thông tư số 10/2013/TT-BNNPTNT ngày 1/2/2013 Hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ
11. Thông tư số 11/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/2/2013 Ban hành danh mục loài cây trồng được bảo hộ
12. Thông tư số 12/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/2/2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kho chứa thóc và Cơ sở xay, xát thóc gạo
13. Thông tư số 13/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/2/2013 Quy định về Đăng kiểm viên tàu cá
14. Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/2/2013 Quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
15. Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/2/2013 Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông
16. Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
17. Thông tư số 18/2013/TT-BNNPTNT ngày 14/3/2013 Ban hành Danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
18. Thông tư số 19/2013/TT-BNNPTNT ngày 15/3/2013 Hướng dẫn biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
19. Thông tư số 20/2013/TT-BNNPTNT ngày 27/3/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng.
20. Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
21. Thông tư số 22/2013 ngày 3/5/2013 hướng dẫn thực hiện một số nội dung quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bố trí ổn định dân cư các xã biên giới miền trung giai đoạn 2012-2017
22. Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 Quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất.
23. Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
24. Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết Điều 3 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản.
25. Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 về quản lý giống thủy sản.
26. Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BNNPTNT-BYT-BGDĐT ngày 31 tháng 5 năm 2013 Hướng dẫn phân công, phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
27. Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2013 Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
28. Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 6 năm 2013 Quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh
29. Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 6 năm 2013 Hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng
30. Thông tư số 31/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 6 năm 2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống
31. Thông tư số 32/2013/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 6 năm 2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.
32. Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2013 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giống cây trồng.
33. Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn về bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
34. Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2013 Quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến.
35. Thông tư số 36/2013/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 7 năm 2013 về Danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
36. Thông tư số 37/2013/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam; ban hành Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
37. Thông tư số 38/2013/TT-BNNPTNT ngày 9/8/2013 Ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
38. Thông tư số 39/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 8 năm 2013 Ban hành Danh mục bổ sung, sửa đổi thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
39. Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 về việc Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
40. Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013 Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
41. Thông tư số 42/2013/TT-BNNPTNT ngày 16/10/2013 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
42. Thông tư số 43/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2013 Hướng dẫn thực hiện quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ, quản lý tài chính của nhiệm vụ khoa học công nghệ và công tác tổ chức cán bộ của các tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
43. Thông tư số 44/2013/TT-BNNPTNT ngày 23/10/2013 Bãi bỏ Điều 6 và sửa đổi Điều 15 Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
44. Thông tư số 45/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/10/2013 quy định về trình tự, thủ tục đầu tư nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên; xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
45. Thông tư số 46/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/11/2013 ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp
46. Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 8/11/2013 hướng dẫn việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
47. Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
48. Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn tiêu chí xác định vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
49. Thông tư số 50/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.