BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4222/BC-BNV |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
Trả lời Công văn số 4167/LĐTBXH-VPQGGN ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc báo cáo rà soát, đánh giá hệ thống chính sách về giảm nghèo, thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 1200/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và theo thẩm quyền quản lý nhà nước, Bộ Nội vụ báo cáo như sau:
Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và theo thẩm quyền quản lý nhà nước của mình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Về tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc huyện nghèo
a) Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và thu hút cán bộ trí thức trẻ tình nguyện đến công tác ở các huyện, xã nghèo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định sau:
- Quyết định số 08/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc tăng cường cán bộ xã thuộc huyện nghèo để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo;
- Quyết định số 1097/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản sau:
- Công văn số 2675/BNV-CTTN ngày 27 tháng 7 năm 2011 về việc hướng dẫn triển khai Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã;
- Công văn số 2956/BNV-CTTN ngày 17 tháng 8 năm 2011 về việc hướng dẫn phương pháp phỏng vấn trí thức trẻ để tuyển chọn đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã.
2. Về đào tạo, bồi dưỡng
a) Công tác phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương ban hành văn bản thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ:
Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên quan đến lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; hướng dẫn định mức biên chế Trung tâm dạy nghề công lập; tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
b) Các hoạt động do Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện:
- Phê duyệt Kế hoạch đào tạo giảng viên nguồn và cán bộ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;
- Phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức đoàn công tác của Bộ đi kiểm tra, giám sát 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng; tham gia đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" tại tỉnh Yên Bái, Kon Tum, Nghệ An và Thanh Hóa;
- Chủ trì và phối hợp với 11 đơn vị và cơ sở đào tạo bồi dưỡng thuộc 10 Bộ để tổ chức biên soạn 25 bộ tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã thuộc các vùng đồng bằng và miền núi, trung du, vùng dân tộc;
- Thực hiện Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 268/QĐ-BNV ngày 26 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc Ban hành Chương trình công tác năm 2013 của Bộ Nội vụ, đang triển khai xây dựng Đề án "Bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở cấp xã", thời gian trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12 năm 2013.
3. Về củng cố đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có các xã thuộc 62 huyện nghèo)
Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành:
- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về công chức xã, phường, thị trấn (thay thế các nội dung quy định đối với công chức cấp xã tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003);
- Căn cứ Nghị định của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ;
- Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
4. Về chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về làm việc tại các xã của huyện nghèo
Nhằm thu hút các đối tượng là sinh viên mới ra trường và nhân tài về địa phương công tác, thực hiện nhiệm vụ được giao Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về 500 xã thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020.
Bộ Nội vụ đã chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Hướng dẫn số 481/HD-BTĐKT ngày 18 tháng 4 năm 2013 quy định về tiêu chí và chính sách khen thưởng đối với hộ gia đình, thôn, bản, xã, huyện có thành tích giảm nghèo bền vững.
1. Ưu điểm
- Bộ Nội vụ đã có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ và cơ quan liên quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến, xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ, trong đó đã chú trọng thực hiện Nghị quyết gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết theo nhiệm vụ được giao kịp thời, đúng tiến độ;
- Bộ Nội vụ đã tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng thể chế, luôn chủ động, khẩn trương tổ chức thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP theo nhiệm vụ được giao;
- Các chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi nêu trên được xây dựng bảo đảm đồng bộ, kịp thời.
- Qua công tác tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng cho thấy đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã của các tỉnh đều đáp ứng được yêu cầu bố trí và sử dụng của từng địa phương, cụ thể như sau:
Sau hơn một năm về xã công tác các đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã đã nhanh chóng tiếp cận được với công việc, từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của của Phó Chủ tịch UBND xã. Khẳng định việc triển khai thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở các xã thuộc huyện nghèo và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân địa phương, nhất là các gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Tồn tại
- Chậm ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà khoa học, đội ngũ chuyên gia đầu ngành tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ về lĩnh vực nông nghiệp.
- Mặc dù chính sách tiền lương và chế độ, chính sách khác đã được cải thiện, mức lương tối thiểu đã từng bước được nâng lên, song chưa tương xứng với giá trị sức lao động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, dẫn đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức còn gặp nhiều khó khăn. Một số cán bộ, công chức, viên chức còn ngại khó, ngại khổ, tìm cách dời nông thôn để được về công tác tại các đô thị lớn.
Để Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 và triển khai Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020 đạt được mục tiêu theo Nghị quyết đã đề ra, Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, ban hành các quy định mới, cụ thể như sau:
1. Cần quan tâm nhiều hơn cho công tác phát triển nhân lực đến năm 2020 của các Bộ, ngành, địa phương. Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút trí thức trẻ tình nguyện về công tác tại các xã, xây dựng đề án tình nguyện viên xóa đói giảm nghèo để xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo tại các huyện và xã nghèo.
2. Cần có những chính sách, giải pháp cụ thể để xây dựng, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nông nghiệp.
3. Để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án mang tính chất xung kích, tình nguyện của thanh niên; đồng thời bảo đảm đồng bộ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên, khắc phục việc chồng chéo trong việc thực hiện các hoạt động tình nguyện của thanh niên gây lãng phí nguồn lực của đất nước, Bộ Nội vụ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về chính sách tình nguyện đối với thanh niên Việt Nam dưới hình thức là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình thông qua chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời những địa phương, cá nhân làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo.
Trên đây là báo cáo rà soát, đánh giá hệ thống chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo quy định.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.