ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/BC-UBND |
Hà Nam, ngày 19 tháng 3 năm 2018 |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA QUÝ I VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ II NĂM 2018
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUÝ I
Quý I năm 2018, toàn ngành Thanh tra của tỉnh đã triển khai 52 cuộc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực hành chính và chuyên ngành đối với 1,198 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 850 tổ chức, cá nhân có sai phạm; tổng sai phạm là 1.584,7 triệu đồng. Các sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, kinh doanh xăng dầu, thương mại, các mặt hàng thực phẩm, an toàn thực phẩm, chăn nuôi thú y. Đã kiến nghị xử lý: Thu hồi 144,2 triệu đồng; kiến nghị khác 174,6 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực 98 trường hợp với số tiền là 1.265,9 triệu đồng (tổng số tiền đã thu nộp ngân sách nhà nước là 1.252,6 triệu đồng đạt 98,94%); đình chỉ hoạt động của 05 bến đò, thu giữ 199 đĩa CD, VCD không tem nhãn.
1.1. Công tác thanh tra hành chính:
Tổng số cuộc thanh tra đã triển khai 19 cuộc (theo kế hoạch 15 cuộc, đột xuất 4 cuộc) tại 34 đơn vị. Qua thanh tra đã phát hiện 07 đơn vị có sai phạm, tổng sai phạm về kinh tế 318,8 triệu đồng. Đã kiến nghị xử lý: Thu hồi 144,2 triệu đồng (Đã thu hồi: 144,2 triệu đồng đạt 100%); kiến nghị khác 174,6 triệu đồng.
Riêng Thanh tra tỉnh thực hiện 09 cuộc thanh tra (theo kế hoạch 05 cuộc, đột xuất 04 cuộc) tại 17 đơn vị, số đơn vị có sai phạm là 7 đơn vị. Tổng sai phạm về kinh tế 318,8 triệu đồng. Đã kiến nghị xử lý: Thu hồi 144,2 triệu đồng (Đã thu hồi: 144,2 triệu đồng đạt 100%); kiến nghị khác 174,6 triệu đồng.
1.2. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành:
Đã tổ chức 33 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 1.164 lượt cá nhân, tổ chức. Đã phát hiện 843 cá nhân, tổ chức có sai phạm. Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực 98 trường hợp với số tiền xử phạt vi phạm là 1.265,9 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách nhà nước là 1.108,4 triệu đồng); đình chỉ hoạt động của 05 bến đò, thu giữ 199 đĩa CD, VCD không tem nhãn.
2. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.1. Công tác tiếp công dân:
Quý I năm 2018 tại Trụ sở tiếp công dân các cấp, các ngành trong tỉnh đã tiếp 1.402 lượt người. Trong đó:
- Đoàn ĐBQH, TT. HĐND, Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp: 89 lượt người.
- Các Sở, ngành của tỉnh tiếp: 66 lượt người.
- UBND các huyện, thành phố tiếp: 642 lượt người.
- UBND các xã, phường, thị trấn tiếp: 605 lượt người.
Nội dung tập trung chủ yếu vào những vấn đề đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách xã hội và lĩnh vực hành chính.
2.2. Kết quả tiếp nhận đơn thư;
Quý I toàn tỉnh tiếp nhận 815 đơn (có 388 đơn đủ điều kiện xử lý); trong đó có 79 đơn liên quan đến khiếu nại, tố cáo (52 đơn khiếu nại, 27 đơn tố cáo) với 33 vụ việc (11 vụ việc kỳ trước chuyển sang, 22 vụ việc tiếp nhận trong kỳ) khiếu nại, tố cáo (21 vụ khiếu nại, 12 vụ tố cáo) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành.
2.3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Quý I năm 2018 các cấp, các ngành trong tỉnh đã giải quyết 18/33 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 54.54%. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết:
- Thuộc thẩm quyền UBND tỉnh: 3/8 vụ việc
- Thuộc thẩm quyền các Sở, ngành: 6/6 vụ việc
- Thuộc thẩm quyền UBND các huyện, thành phố: 8/14 vụ việc
- Thuộc thẩm quyền UBND các xã, phường, thị trấn: 1/5 vụ việc
Trên địa bàn tỉnh còn 15 vụ việc, các cấp, các ngành trong tỉnh đang tập trung xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.
Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi 34,9 triệu đồng; trả lại cho công dân 16,3 triệu đồng; bảo vệ và trả quyền lợi cho 08 người; kiến nghị xử lý hành chính 01 người.
Ngoài ra các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã giải quyết 129 vụ việc kiến nghị, phản ánh của công dân; kiểm tra, rà soát 43 vụ việc báo cáo các cơ quan Trung ương, địa phương, trả lời cơ quan báo chí và công dân.
3. Công tác phòng chống tham nhũng
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2017 theo đúng quy định của pháp luật. Tổng số đơn vị đã kê khai 57/57 đơn vị; tổng số người phải kê khai đã kê khai là 5.102/5.102, đạt 100%. Số người được công khai theo hình thức niêm yết là 1.626 người; số người được công khai theo hình thức tổ chức cuộc họp là 3.476 người. Đến hết Quý I năm 2018, có 487/769 đơn vị (đạt 63.32%) thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng; số người hưởng lương từ NSNN đã thực hiện chi trả lương qua TK ngân hàng 13 543/20 697 người (đạt 65.43%)
4. Công tác giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra
Bám sát Chương trình công tác thanh tra, Thanh tra tỉnh chủ động triển khai thực hiện giám sát các Đoàn thanh tra theo quy định; Quý I năm 2018 toàn ngành Thanh tra thực hiện đôn đốc 08 kết luận thanh tra, kết quả xử lý về kinh tế của các cơ quan, đơn vị đã thực hiện thu hồi 127,027 triệu đồng (đạt 100%); xử lý 09 tập thể, đơn vị có liên quan. Qua đôn đốc thực hiện kết luận sau thanh tra có nhiều chuyển biến tích cực, những sai phạm cơ bản đã được xử lý, đặc biệt là sai phạm về kinh tế.
5. Công tác xây dựng lực lượng
Thanh tra tỉnh phối hợp với các Sở, ngành, địa phương cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra: Thanh tra viên 01 đồng chí, thanh tra viên chính 02 đồng chí.
UBND tỉnh đã tổ chức xét chuyển ngạch thanh tra viên cho 05 đồng chí trong ngành Thanh tra của tỉnh theo chỉ tiêu năm 2017. Thanh tra tỉnh đã thực hiện theo quy trình và ra quyết định bổ nhiệm 02 đồng chí Trưởng phòng nghiệp vụ.
6. Công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng
UBND tỉnh chỉ đạo Thanh tra tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm 2017, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2018; triệu tập các thành phần liên quan dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2017, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2018 do Thanh tra Chính phủ tổ chức.
UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giao các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh. Thanh tra tỉnh chủ trì, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo quy định của Luật Thanh tra, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan. Rà soát, xử lý chồng chéo, trùng lắp giữa kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và kế hoạch thanh, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Kiểm toán nhà nước; công khai số điện thoại của Lãnh đạo Thanh tra tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để kịp thời tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với các chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 29/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; các cấp, các ngành tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch số 2044/KH-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh và xử lý kịp thời những vụ việc mới phát sinh ngay từ cơ sở. Quý I năm 2018, đã ra thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết 05 vụ việc (cấp tỉnh 02 vụ việc, cấp huyện 03 vụ việc). Duy trì thường xuyên các Tổ công tác của tỉnh trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các huyện, thành phố.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành: Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 về quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 05/02/2018 về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam; xây dựng Kế hoạch số 267/KH-UBND ngày 30/01/2018 về khắc phục tồn tại hạn chế và thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với công tác thanh tra vụ việc; khởi tố điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện; Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 30/01/2018 về thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị; thực hiện đúng các quy định trong việc sử dụng tài sản công, việc tặng quà, nhận quà trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018...
Quý I năm 2018, toàn tỉnh đã tổ chức 13 lớp tuyên truyền, tập huấn các quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng cho 1.400 lượt người tham gia, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ công chức, viên chức và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống, tham nhũng.
7.1. Ưu điểm:
Công tác thanh tra được chỉ đạo triển khai theo đúng kế hoạch, đảm bảo nội dung, yêu cầu, kết luận, kiến nghị xử lý khách quan, chính xác, kịp thời, khả thi. Công tác đôn đốc việc thực hiện xử lý sau thanh tra có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các kết luận thanh tra. Hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành trên các lĩnh vực. Công tác xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra đối với doanh nghiệp được chỉ đạo thực hiện ngay từ khi xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2018, đã phát huy hiệu quả theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-Tg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Công tác tiếp công dân được duy trì nề nếp; việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư đảm bảo đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Tổ chức Thanh tra từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực tham mưu với cấp ủy và chính quyền cùng cấp, chỉ đạo và giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, nhiều vụ việc dứt điểm ngay từ cơ sở. Thông qua giải quyết các đơn thư đã góp phần giữ vững, ổn định tình hình và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Công tác phòng chống tham nhũng được triển khai đồng bộ, thống nhất; thực hiện tốt các quy chế phối hợp về tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được triển khai thực hiện nghiêm túc.
Công tác tổ chức, xây dựng lực lượng được quan tâm, ngày càng hoàn thiện. Các tổ chức Thanh tra và cán bộ, công chức trong ngành luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong thực thi công vụ.
7.2. Tồn tại, hạn chế:
- Công tác thanh tra: vẫn còn có kết luận thanh tra chưa đi sâu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ; chưa chú trọng đến kiến nghị việc sửa đổi những bất cập của cơ chế chính sách, các kiến nghị chủ yếu tập trung vào xử lý kinh tế.
- Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Công tác kiểm tra, đôn đốc giải quyết vụ việc theo thẩm quyền chưa được thường xuyên; có vụ việc xác minh quá thời gian quy định. Việc triển khai sử dụng phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo chất lượng còn hạn chế.
- Công tác phòng chống tham nhũng: Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng có nơi chưa thường xuyên, đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Việc tự kiểm tra, giám sát, phát hiện tham nhũng từ nội bộ chưa được quan tâm đúng mức. Một số đơn vị thực hiện chế độ thông tin, báo cáo chưa kịp thời, đầy đủ.
- Công tác xây dựng lực lượng: Trình độ, năng lực cán bộ, công chức ngành thanh tra tuy đã từng bước đổi mới nhưng chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.
II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ II. 2018
1. Công tác thanh tra
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo đúng tiến độ, thời gian đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra; triển khai kịp thời các cuộc thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giao; chủ động nắm tình hình, phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật để phục vụ cho công tác thanh tra đột xuất.
- Thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, các vụ việc tiêu cực do nhân dân và công luận phát hiện.
2. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh gắn với sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ xây dựng; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 05/02/2018 của UBND tỉnh về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể trong công tác giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch số 2044/KH-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh, mục tiêu là giảm khiếu nại, bức xúc, kéo dài, đoàn đông người.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân.
- Chú trọng việc tổ chức thi hành, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật.
3. Công tác phòng chống tham nhũng
- Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; có chiến lược truyền thông đúng đắn về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao: Đầu tư xây dựng, đất đai, tài chính....
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành..
- Chỉ đạo tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thành lập Tổ công tác, ban hành Kế hoạch triển khai đánh giá công tác Phòng chống tham nhũng năm 2017 theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ.
- Kiểm tra, đôn đốc các các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện khẩn trương thực hiện Kế hoạch số 267/KH-UBND ngày 30/01/2018 của UBND tỉnh về khắc phục tồn tại hạn chế và thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với công tác thanh tra vụ việc; khởi tố điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Yêu cầu các đơn vị xây dựng Kế hoạch khắc phục tồn tại, định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh).
4. Công tác giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra.
- Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, có kế hoạch đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Phấn đấu đôn đốc thực hiện triệt để 90% các nội dung kiến nghị theo các kết luận thanh tra.
- Chỉ đạo thực hiện giám sát hoạt động của các Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Công tác xây dựng lực lượng
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức trong ngành Thanh tra của tỉnh; chỉ đạo Thanh tra tỉnh phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cử cán bộ, công chức trong ngành đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định.
Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức thanh tra, thực hiện nghiêm Luật cán bộ công chức.
Chỉ đạo Thanh tra tỉnh tổ chức tập huấn phần mềm giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ công chức trong ngành Thanh tra của tỉnh.
Trên đây là báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng Quý I năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ công tác Quý II năm 2018; UBND tỉnh Hà Nam trân trọng báo cáo.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.