ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2868/BC-GDĐT-VP |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 2019 |
1. Bối cảnh và đặc điểm tình hình của năm học 2018-2019
Năm học 2018-2019 diễn ra trong bối cảnh vừa là năm bản lề, vừa là năm bứt phá để thực hiện các Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Toàn ngành cũng tích cực triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đóng góp để hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng quá trình toàn cầu hoá, quá trình hội nhập toàn diện của đất nước cũng mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức, tác động mạnh mẽ đến nhiều phương diện đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng đang cùng các Ngành, các cấp và nhân dân thành phố tích cực rà soát, đẩy mạnh các giải pháp nhằm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, Đại hội Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2015 - 2020; triển khai mạnh mẽ các giải pháp để thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội khoá XIV về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”, Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, Chủ đề năm 2019 của thành phố “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội”.
2. Quy mô Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2018 - 2019
Số trường năm học 2018-2019
* Riêng Mầm non còn có 1.864 nhóm lớp và 546 lớp (dưới 7 trẻ) độc lập tư thục
Số liệu lớp học - phòng học năm học 2018-2019
Số liệu học sinh năm học 2018-2019
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 - 2019
I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo
1.1. Công tác rà soát thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố
Ngày 03 tháng 01 năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 02/2003/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020. Căn cứ Quyết định 02 2003/QĐ-UB, tất cả 24 quận, huyện đều đã xây dựng đồ án quy hoạch chi tiết địa điểm trường học trên địa bàn đến năm 2020.
Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các sở ngành liên quan trong Tổ Liên ngành của Thành phố, thường xuyên rà soát tiến độ các dự án xây dựng trường học, phối hợp với Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn tại các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học trên địa bàn, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu chỗ học cho con em nhân dân thành phố.
1.2. Đánh giá việc thực hiện Quyết định số 02/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và chính quyền các địa phương đối với công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, hệ thống giáo dục ở các cấp học, bậc học ngành học được mở rộng và đa dạng hóa các loại hình, bên cạnh hệ thống các trường phổ thông công lập còn có hệ thống trường lớp ngoài công lập (tư thục) đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em trong độ tuổi đến trường và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định số 02/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố là cơ sở pháp lý để các quận, huyện xây dựng đồ án quy hoạch chi tiết địa điểm trường học trên địa bàn đến năm 2020. Qua đó, kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp được thực hiện chủ động, có lộ trình, tiến độ, mục tiêu cụ thể. Dù còn nhiều khó khăn về quỹ đất phát triển giáo dục, hệ thống trường lớp vẫn đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân cư trên địa bàn, kể cả đối với người nhập cư, không có hộ khẩu thành phố; nhiều trường lớp được xây dựng mới, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục ngày càng đáp ứng yêu cầu chuyên môn giáo dục.
1.3. Về công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện trong việc quy hoạch xây dựng
Sở Giáo dục và Đào tạo đà phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây Dựng, Viện Quy hoạch xây dựng thành phố cùng các Sở, ngành liên quan, các quận huyện tiến hành rà soát và triển khai công tác quy hoạch phát triển trường lớp theo tinh thần Quyết định số 02/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020.
Thực hiện Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý đô thị; căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X, trong đó có chỉ tiêu đến cuối năm 2020, có 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi từ 3 đến 18 tuổi (kể cả người dân không có hộ khẩu thường trú hoặc KT3); thực hiện Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng và Quyết định số 02/2003/QĐ-UB để tổ chức quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông tại các quận, huyện. Hiện nay, Thành phố đã đạt được 276 phòng/10.000 dân trong độ tuổi đi học.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện và các sở ban ngành thành phố tăng cường đầu tư xây dựng trường học theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục. Thành phố ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng trường học, lập quy hoạch chi tiết các khu quy hoạch dân cư mới có đất giáo dục là trường mầm non, phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và tạo sự đồng thuận của cá nhân, hộ gia đình có đất nằm trong khu vực quy hoạch.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
2.1. Công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các đề án, kế hoạch về công tác đào tạo bồi dưỡng, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên, cụ thể:
- Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2014 phê duyệt Đề án và Quyết định số 5954/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2016 về bổ sung, điều chỉnh Đề án “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020”;
- Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2012 phê duyệt Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020”;
- Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2017 ban hành Kế hoạch đào tạo giáo viên giảng dạy các môn toán, khoa học bằng Tiếng Anh giai đoạn 2017-2020;
Năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các kế hoạch, văn bản về công tác đào tạo bồi dưỡng, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên, cụ thể:
- Kế hoạch số 2117/KH-GDĐT-TC ngày 14 tháng 6 năm 2017 về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 161/KH-GDĐT-TC ngày 17 tháng 01 năm 2019 về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhìn lực cho ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019; Kế hoạch số 828/KH-GDĐT-TC ngày 15 tháng 3 năm 2018 về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch số 984/KH-GDĐT-TC ngày 28 tháng 3 năm 2018 về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học đáp ứng nhu cầu xã hội giai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch số 4447/KH-GDĐT-TC ngày 18 tháng 12 năm 2018 về kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2019; Kế hoạch số 2640/KH-GDĐT-TC ngày 06 tháng 8 năm 2018 về kiểm tra công tác đào tạo bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên và công tác tổ chức cán bộ năm học 2018-2019; Kế hoạch số 2664/KH-GDĐT-TC ngày 07 tháng 8 năm 2018 về Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2018-2019; Kế hoạch số 1163/KH-GDĐT-TC ngày 11 tháng năm 2019 về bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thuộc cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập năm 2019.
- Thông báo số 1388/TB-GDĐT-TC ngày 02 tháng 5 năm 2019 về tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2019; Thông báo số 435/TB-GDĐT-TC ngày 19 tháng 2 năm 2019 về tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính năm 2019; Công văn số 3639/GDĐT-TC ngày 17 tháng 10 năm 2018 về tổ chức lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (hạng II) cho cán bộ quản lý, giáo viên bậc THPT năm học 2018-2019; Thông báo số 4390/TB-GDĐT- h, phương pháp dạy học tích cực được đầu tư thực hiện có hiệu quả và luôn phát viên dạy Tiếng Anh Tiểu học năm học 2018-2019.
Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Tính đến tháng 5 năm 2019, đã phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sài Gòn tổ chức 05 lớp bồi dưỡng 830 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Cụ thể: 01 lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên THPT hạng II; 03 lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS; 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh Tiểu học. Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Cơ sở của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính cho 335 cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo.
- Đã cử 05 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính do Sở Nội vụ tổ chức; cử 20 cán bộ quản lý tham gia khóa Thạc sĩ quản lý giáo dục năm 2018 tại trường Đại học Sư phạm Thành phố. Đối với các lớp đã kết thúc khóa học, tỷ lệ đạt yêu cầu là 100%. Sở Giáo dục và Đào tạo đã cử 12 cán bộ, công chức, chức ngành Giáo dục và Đào tạo tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý năm 2019 - Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Sở và tương đương (thời gian học từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019).
- Đăng ký danh sách cho 275 cán bộ, công chức, viên chức tham dự lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính năm 2019 do Sở Nội vụ tổ chức.
- Tổng số CBQL tham gia học BDTX là: 4.310 (MN: 1.965, TiH: 1.249, THCS: 742, THPT: 334, GDTX: 05, trực thuộc: 15)
- Tổng số giáo viên tham gia học BDTX là: 59.624 (MN: 14.987, TiH: 19.199, THCS: 16.137,THPT: 9.038, GDTX: 48, trực thuộc: 215)
Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai quán triệt các nội dung về nâng cao phẩm chất đạo đức và nhận thức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo các văn bản: Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 67/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
2.2. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo
2.2.1 Thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục:
Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, nhìn viên ngành giáo dục; thực hiện kịp thời việc bổ nhiệm vào hạng và xếp lương theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp, có kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thiện các tiêu chuẩn theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp để đảm bảo việc thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp theo quy định; giải quyết kịp thời, dứt điểm các trường hợp bức xúc liên quan đến cho độ, chính sách của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đã triển khai và thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện Công văn số 483/GDĐT-TC ngày 20 tháng 02 năm 2017 về thay đổi chức danh nghề nghiệp; trong đó, yêu cầu các đơn vị rà soát thực hiện thủ tục xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo quy định đối với viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp chưa phù hợp với vị trí việc làm.
Việc thực hiện bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp các cấp đảm bảo theo quy định tại các Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (Thông tư số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non; các Thông tư số 21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập; Thông tư số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục đại học công lập). Hiện nay, riêng đối với các viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp công tác tại các trường Trung cấp chưa có Thông tư hướng dẫn về việc bổ nhiệm và xếp lương.
2.2.2 Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đội ngũ nhà giáo:
Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố tiếp tục thực hiện Chương trình Tương trợ nội bộ ngành; năm học 2018 - 2019, đã chăm lo cho 45 nhà giáo người lao động (NGNLĐ) ốm đau, tai nạn qua đời và 198 NGNLĐ nghỉ hưu (tổng kinh phí là 300.905.000 đồng); thực hiện Chương trình giúp đồng nghiệp bị bệnh ung thư, nan y, hiểm nghèo (tổng kinh phí là 575.000.000 đồng hỗ trợ 56 NGNLĐ), hỗ trợ nhà Mái ấm công đoàn cho 02 công đoàn viên đang công tác tại trường PTĐB Nguyền Đình Chiểu và Trường THPT Hiệp Bình với tổng kinh phí là 100.000.000 đồng; phối hợp với Bệnh viện Ung Bướu Thành phố tổ chức cho 500 nữ CB, GV, NV tầm soát tế bào ung thư; tổ chức thăm hỏi nữ CB, GV, NV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và 8 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo các đơn vị cơ sở tổ chức chăm lo Tết Kỷ Hợi - năm 2019 cho CB, GV, NV; đã vận động cán bộ, đoàn viên, nhà giáo, người lao động các đơn vị nội thành hỗ trợ chia sẻ với đồng nghiệp các đơn vị còn khó khăn, các đơn vị ngoại thành vui Tết, trao tặng 561 suất hỗ trợ giáo viên, nhân viên ngoại thành vui Tết với tổng kinh phí 360.200.000 đồng.
Phối hợp cùng lãnh đạo đơn vị, tăng cường các nguồn lực xã hội đóng góp tự nguyện cho việc xây dựng trường lớp, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, Mái ấm công đoàn, tạo điều kiện cho nhà giáo, người lao động có nơi ở ổn định, an tâm công tác; trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ NGNLĐ nghèo khó khăn, diện chính sách.
Quan tâm đến công tác tuyên truyền, hướng dẫn công đoàn cơ sở thực hiện nhiệm vụ tư vấn pháp luật cho người lao động khi giao kết hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc tại công đoàn cơ sở ngày một hiệu quả.
Đã phối hợp chăm lo công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho NGNLĐ; đảm bảo trang thiết bị phù hợp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phụ khoa cho lao động nữ, chú ý đến việc bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trong trường học; xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, thoát hiểm, xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn.
Chăm lo cho con em đội ngũ nhà giáo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh cấp ngành lần thứ XVI cho 211 con cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành với tổng số tiền là 285.800.000 đồng; tổ chức cho 250 cháu là con cán bộ, giáo viên, nhân viên chăm ngoan, đạt thành tích cao trong học tập tham gia Trại hè Thanh Đa năm 2019.
Thiết thực chào mừng Lễ kỷ niệm 36 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018), Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội thao truyền thống ngành giáo dục thành phố, Hội thi đua thuyền rồng; Hội thi trang trí tiểu cảnh chủ đề “Mái trường xanh”, Hội thi “Nhà giáo với ẩm thực ba miền”; Hội thi thời trang học đường và Nhà giáo thanh lịch, duyên dáng, Hội thi nau ăn với chủ đề “Nhà với với ẩm thực 3 miền”.
Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã chỉ đạo và tổ chức tốt phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”. Trong sơ kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” giai đoạn 2016-2018, đã được Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao tặng 02 bằng khen cá nhân và 01 bằng khen tập thể.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức nhiều sân chơi truyền thống cho đội ngũ nhà giáo như Giải bóng đá mi ni nam giáo viên lần thứ XX, Giải bóng đá mi ni nữ giáo viên, Hội thi làm bánh truyền thống dân gian với chủ đề “Hướng về đất Tổ”.
3.1. Giáo dục mầm non
Thực hiện Công văn số 3945/BGDĐT-GDMN ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018 - 2019, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch triển khai, đẩy mạnh công tác chỉ đạo quản lý, đổi mới các hình thức tổ chức chuyên đề, phát triển nội dung những chuyên đề đã thực hiện trong công tác xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Nhằm giới thiệu, đẩy mạnh các mô hình sáng tạo, Thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng, đẩy mạnh công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, cụ thể:
3.1.1. Công tác chăm sóc
Chỉ đạo 100% cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo thực hiện tốt 3 công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện; thực hiện nghiêm Thông tư số 13 2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Thực hiện tốt công tác tổ chức cho đội ngũ tập huấn thực hành kỹ năng sơ cấp cứu, phát hiện, xử tri tình huống tai nạn thương tích cho trẻ; tổ chức hướng dẫn các quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy tại chỗ, tập huấn thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Chủ động thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch; Cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tiếp nhận thực phẩm trong chuỗi cung ứng an toàn. Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác y tế trường học, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. 100% cơ sở giáo dục mầm non triển khai công tác khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ. Các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện hiệu quả công tác truyền thông cho cha mẹ trẻ và cộng đồng.
Thường xuyên kiểm tra bếp ăn các cơ sở giáo dục mầm non, đảm bảo tốt quy trình bếp một chiều, bếp ăn của cơ sở giáo dục mầm non được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện xét nghiệm nước và lưu mẫu thức ăn theo quy định, sử dụng nguồn nước vệ sinh, an toàn. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có giấy chứng nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các chuyên đề về chăm sóc trẻ1 được tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng. Tổ chức tập huấn phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe học sinh với chủ đề “Nâng cao tầm vóc Việt”.
Hướng dẫn các đơn vị trang bị bổ sung đồ dùng bán trú phục vụ cho việc nâng cao chất lượng tổ chức giờ ăn, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ; lắp đặt trang bị các thiết bị hiện đại cho bếp ăn (máy xắt rau, củ quả, thịt; máy rửa, sấy chén; thang nâng vận chuyển thức ăn, máy nước nóng dùng chế biến món ăn, đồ dùng bằng inox...) nhằm giảm tải cường độ lao động cho đội ngũ.
Hưởng ứng tuần lễ dinh dưỡng, tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng đa dạng, phong phú cho trẻ và phụ huynh. Tham dự chương trình sinh hoạt chuyên đề do bệnh viện Nhi Đồng 1 tổ chức: “Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em”, “Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em”. Kết quả chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng năm học 2018-2019:
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (so với số trẻ SDD thể nhẹ cân đầu vào):
Nhà trẻ giảm: 71,3%. Hiện nay còn 0,5%
Mẫu giáo giảm: 74,5%. Hiện nay còn 0,3%
Kết quả chung giảm: 73.81 %. Hiện nay còn 0,5%
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (so với số trẻ SDD thể thấp còi đầu vào):
Nhà trẻ giảm: 64,2%. Hiện nay còn 0,5%
Mẫu giáo giảm: 65,5% Hiện nay còn 0,3%
Kết quả chung giảm: 65.1%. Hiện nay còn 0,3%
- Tỷ lệ trẻ Dư cân - Béo phì (so với số trẻ Dư cân - Béo phì đầu vào):
Nhà trẻ giảm: 41%. Hiện nay còn 1,8%
Mẫu giáo giảm: 32%. Hiện nay còn 6%
Kết quả chung giảm: 32,86%. Hiện nay còn 5,31%
3.1.2. Công tác giáo dục
Triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường thiên nhiên trong tổ chức hoạt động và tăng cường vận động cho trẻ” tại huyện Bình Chánh cho 300 cán bộ quản lý; tổ chức củng cố 11 chuyên đề Cụm chuyên môn2; tổ chức học tập mô hình “Trường học thông minh - Lớp học thông minh” tại Quận 10 cho 80 cán bộ quản lý. Hiện nay, hơn 1.000 trường mầm non và 800 nhóm lớp độc lập tư thục đang thực hiện phần mềm quản lý công tác bán trú, tiếp tục sử dụng phần mềm Mindjet - MindManager trong việc lập kế hoạch giáo dục.
Thành phố cũng đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ngành học mầm non, cụ thể:
- Được Lãnh đạo Thành phố tạo điều kiện tổ chức tham gia học tập thực tế tại Nhật Bản cho 75 người (03 đợt).
- Nhằm thực hiện việc nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đã tổ chức bồi dưỡng cho 736 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về “Đạo đức nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non”; “Đạo Đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay”.
- Nhằm tăng cường công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đã xây dựng và phát 900 cuốn tài liệu “Hướng dẫn quản lý nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục và nhóm trẻ (tối đa 7 trẻ)”; tổ chức tập huấn công tác quản lý nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục cho cán bộ quận, huyện, phường, xã, thị trấn.
- Tổ chức cho 246 cán bộ quản lý của 24 quận, huyện tham quan, học tập tại 08 trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia trên địa bàn Quận 1.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo tài liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non” và “Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào cộng đồng” cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (200 người).
- Tổ chức tập huấn đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non cho 330 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
Thành phố cũng triển khai thực hiện thí điểm giáo dục giới tính cho trẻ Mầm non từ 3 đến 5 tuổi; tiếp tục tổ chức nhận trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi; nhận giữ trẻ ngoài giờ và đẩy mạnh hoạt động các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tại các khu công nghiệp - khu chế xuất nhằm hỗ trợ con em công nhân.
Tiếp tục thực hiện mô hình “Trường mầm non tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế” (theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố) tại 12 trường; các quận, huyện đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hiện đại; đẩy mạnh tổ chức cho trẻ làm quen Tiếng Anh, tăng cường phát triển vận động, các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
Tiếp tục nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trong nầm học đã tiến hành kiểm tra và thẩm định công nhận mới 14 trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. Đến nay, toàn thành phố có 167 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Kết quả thực hiện tự đánh giá là 1.211 trường mầm non (tăng 188 trường); thực hiện đánh giá ngoài trường mầm non là 461 (tăng 19 trường so với năm học 2017-2018).
3.2. Giáo dục Tiểu học
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường nền nếp, kỉ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng đơn vị. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục triển khai việc tổ chức giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các sự kiện, tình hình thời sự trong nước và quốc tế; Triển khai tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT .
Năm học 2018 - 2019, thành phố khánh thành thêm 8 trường Tiểu học mới, bình quân mỗi phường/xã có 1,64 trường tiểu học đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân, tổng số học sinh tăng 39.785 em nên sĩ số bình quân/lớp là 40,02 em/lớp (năm học 2017 - 2018 là 39,1). Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đảm bảo định biên 1,3 giáo viên/lớp; định mức phòng học đạt 0,9; số học sinh học 2 buổi/ngày đạt 71,5% (năm học 2017 - 2018 là 74%).
Tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là đối với lớp Một; Thành phố tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngủ cán bộ quản lí và giáo viên về quan điểm, nội dung đổi mới giáo dục phổ thông. Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên nắm bắt tình hình cơ sở, dự giờ, thăm lớp các giáo viên dạy lớp Một, định hướng phân công giáo viên lớp Một vững vàng; chỉ đạo, hướng dẫn các cấp cơ sở triển khai chương trình giáo dục phổ thông; trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học phải chú ý đến điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trước tiên là từng bước chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng học cho học sinh lớp Một bảo đảm thực hiện thành công chương trình vào năm học 2020 - 2021.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lí trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lí, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Giao quyền chủ động cho nhà trường trong việc “chủ động cụ thể hóa phân phối chương trình học tập của học sinh phù hợp với từng lớp học cụ thể, đảm bảo yêu cầu giáo dục học sinh tiểu học và yêu cầu nhiệm vụ quy định trong chương trình tiểu học”. Đẩy mạnh giao quyền cho Hiệu trưởng “tổ chức thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tuyên truyền, quán triệt thực hiện quy chế dân chủ, các văn bản chỉ đạo đến các trường, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên để xác định trách nhiệm trong việc thực hiện. Việc tiếp thu, giải trình của hiệu trưởng đối với ý kiến đóng góp được quan tâm đúng mức, xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác trong nhà trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng chương trình, kế hoạch dạy học, theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành một cách hợp lí theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn học và hoạt động giáo dục;
Tỷ lệ HS tiểu học được học Tiếng Anh
□ HS Tiểu học chưa được học Tiếng Anh ■ HS Tiểu học chưa được học Tiếng Anh
Tỷ lệ HS tiểu học được học Tin học
□ HS Tiểu học được học tin học ■ HS Tiểu học chưa được học tin học
Bảo đảm các điều kiện và triển khai dạy học Ngoại ngữ, Tin học ở các cơ sở giáo dục tiểu học, chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các hội thi hùng biện tiếng Anh và hội thi tài năng tin học đã tạo được sân chơi bổ ích và hứng thú học tập cho học sinh.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí, hỗ trợ đánh giá học sinh theo Thông tư 22 để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
Việc tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; dạy học phân hoá, dạy học cá thể, dạy học theo dự án, dạy học ngoài trời, ngoại khóa, dạy học bằng trải nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), quan tâm hơn đến từng em học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc chủ động sưu tầm thông tin để nâng cao chất lượng học tập và giúp cho học sinh có điều kiện tự quản trong hoạt động nhóm (tổ, lớp) đã được đẩy mạnh trong năm học qua.
Các đơn vị đã nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình, các phương pháp dạy học tích cực như: mô hình trường học mới, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, phương pháp dạy học Mĩ thuật mới, dạy học Tiếng Việt, phương pháp dạy học đồng giảng giữa 2 giáo viên Việt Nam và giáo viên bản ngữ... một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả; không áp đặt một cách máy móc, khiên cưỡng.
Chú trọng vận dụng hình thức dạy học ngoài trời, hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung chương trình học, kết hợp dạy - học lịch sử, địa lý địa phương trong các buổi học tập ngoại khóa và sử dụng lồng ghép, tích hợp trong các môn học có liên quan đến lịch sử và địa lý cũng như kiến thức về thiên nhiên, môi trường sống.
Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Duy trì vững chắc và củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020.
Thành phố hiện có 31 trường chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Tổng số lớp chuyên biệt là 302 (56 MN, 122 Tiểu học, 118 THCS, 06 khác). Thành phố đã tích cực triển khai thực hiện các văn bản theo quy định, chỉ đạo các quận huyện và cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục hòa nhập, tổ chức tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được can thiệp giáo dục sớm; đưa trẻ ra lớp, cho trẻ được đến trường, được học tập bình đẳng, hoà nhập và phát triển cùng trẻ em bình thường, hòa nhập cộng đồng.
Tiếp tục chỉ đạo, định hướng các Trường Chuyên biệt thực hiện vai trò là “Trung tâm nguồn” hỗ trợ chuyên môn các trường có học sinh khuyết tật học hòa nhập; chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng phòng dạy cá nhân và tiết dạy cá nhân. Tổ chức tốt Hội thi triển lãm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho giáo dục khuyết tật.
Năm 2018, toàn thành phố có có 24/24 quận, huyện đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học mức 3 (319/319 phường/xã đạt mức 3). Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp Một đạt 100%. Tỉ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,54 %. Định mức phòng học/lớp đạt 0,9 và định mức giáo viên/lớp đạt 1.3.
Thành phố hiện có 64 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (08 trường đạt mức độ 2); có 12 trường tiểu học đăng ký thực hiện xây dựng Đề án trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế theo lộ trình 5 năm.
Tiếp tục nâng cao về số lượng và chất lượng dạy học 2 buổi/ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá học sinh tiểu học; thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo; khắc phục tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục tiểu học; chủ động và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông.
Do tình hình tăng dân số cơ học, năm học 2018 - 2019, tổng số học sinh được học 2 buổi/ngày chỉ còn 71,5% (giảm 3,4%). Thành phố đã giao cho nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều đơn vị chủ động tổ chức sinh hoạt buổi hai dưới hình thức câu lạc bộ nhằm đa dạng hóa hoạt động rèn luyện theo nhu cầu và năng lực của học sinh, đảm bảo các yêu cầu theo quy định để nâng cao chất lượng dạy và học 2 buổi/ngày.
Các trường tiếp tục tổ chức các hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đưa giáo dục văn hóa truyền thông thông qua các trò chơi dân gian trong các tiết dạy thể dục và trong giờ ra chơi; sinh hoạt theo chủ điểm, chủ đề, tham quan học tập các di tích lịch sử địa phương... đem lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục toàn diện. Nhiều đơn vị đã chuyển mạnh các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, tiểu phẩm, kịch,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,...
Phối hợp với Thảo Cầm Viên, Vietopia, Thư viện khoa học tổng hợp, Bộ Tài nguyên và Môi trường,.. tổ chức các chương trình tiết học ngoài trời, thực hành thí nghiệm, phòng đọc sách thông minh, bảo vệ động vật hoang dã,...
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với nhiều đơn vị cung cấp các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá học sinh tiểu học, tổ chức thành công khảo sát năng lực cho hơn 7.000 học sinh lớp 3 bằng hình thức trực tuyến; nhiều đơn vị khai thác tốt các công cụ trực tuyến trong đổi mới đánh giá học sinh, ôn tập trực tuyến qua hình thức trắc nghiệm, sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ mới trong tổ chức lớp học, khai thác hiệu quả của hệ thống bằng tương tác nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
3.3. Giáo dục Trung học
Thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 2017-2018 và các văn bản chỉ đạo khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học. Trong đó, chỉ đạo các đơn vị, trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, biên chế năm học, khung chương trình môn học và các quy định, chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và kế hoạch môn học theo định hướng đổi mới; thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục (theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp đặc điểm tình hình nhà trường. Nhiều trường, tổ chuyên môn đã tích cực xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với thực tiễn tại đơn vị.
Sở Giáo dục và Đào tạo chú trọng công tác rà soát, cập nhật, điều chỉnh nội dung dạy học theo chương trình sách giáo khoa; xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường để chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học, giáo dục. Đầu năm học, đã tổ chức hội nghị góp ý kế hoạch giáo dục nhà trường (6 Cụm chuyên môn THPT và 1 Phòng GD&ĐT) để các lãnh đạo đơn vị trao đổi, thảo luận, góp ý cho kế hoạch; giao nhiệm vụ cho Tổ chuyên môn triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục nhà trường.
Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, trường học đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục, giao quyền chủ động cho giáo viên, tổ bộ môn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình phổ thông hiện hành theo định hướng đổi mới dạy học, chuẩn bị tốt cho việc triển khai chương trình phổ thông mới.
Hướng dẫn các trường trung học tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh trong mỗi cơ sở giáo dục; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu và các nhóm giải pháp cơ bản của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện nhà trường.
Chỉ đạo các đơn vị tiếp tục chủ động thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra - đánh giá, thực hiện tốt công tác thi, nhất là kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia; tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, gắn với thực tiễn thành phố; tăng cường thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Quan tâm triển khai các giải pháp khắc phục hạn chế của năm học 2017-2018.
Trên cơ sở hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 và hướng dẫn cụ thể ở từng môn học của Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học thành phố đã linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình nhà trường; hầu hết các đơn vị đã xây dựng kế hoạch dạy học để chủ động, đưa các chủ đề tích hợp trong môn học hoặc các chủ đề tích hợp liên môn vào dạy học; áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức các tiết học ngoài nhà trường. Hầu hết các trường đã thực hiện việc sắp xếp kế hoạch dạy học chủ động, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức tốt các tiết học ngoài nhà trường.
Tỉ lệ các trường trung học xây dựng kế hoạch chủ động, tích cực đổi mới PPDH 2018-2019
Trong các năm qua và đặc biệt năm học này, đã tập huấn đến tất cả các hiệu trưởng THPT của thành phố giúp các trường xây dựng kế hoạch dạy học chủ động, tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tự học, đồng thời giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống được đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường qua giảng dạy chính khóa, ngoại khoá được thay đổi tích cực; các Chủ đề tích hợp, hoạt động trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường, các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú được triển khai rộng rãi; các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá có sự phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể, tổ chức xã hội.
Các hoạt động dạy học, giáo dục gắn với các hoạt động về nguồn, nói chuyện truyền thống, viếng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử, văn hóa, nghĩa trang liệt sĩ... Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, học tập thông qua: Liên hoan Tiếng ca “Chú ve con”, “Cùng non sông cất cánh”, các hình thức học mà vui- vui mà học, các hoạt động giao lưu Hùng biện tiếng Anh, tiếng Nhật, Ngày hội giao lưu tiếng Hàn, Hội thi tin học, robotacon,... là những sân chơi vui học, bổ ích.
Để thực hiện hiệu quả hoạt động trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn tại 8 Cụm chuyên môn THPT và 24 Phòng GD&ĐT quận/huyện đã tiến hành 3.887 lượt học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về giáo dục STEM được tổ chức có sự tham gia từ các tỉnh thành và các cơ sở giáo dục trong thành phố; Cụm chuyên môn cũng chủ động tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn để phát triển hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM, đổi mới dạy học, dạy học theo dự án cùng như đổi mới kiểm tra đánh giá. Có 1.833 dự án được tổ chức thực hiện tại tất cả các trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Để đổi mới hoạt động dạy học, các Tổ, nhóm chuyên môn đã tổ chức hình thức dạy học theo Dự án (1.031 dự án), 12.826 tiết dạy của giáo viên có ứng dụng phương pháp giáo dục STEM và có 1.597 buổi ngoại khóa cho học sinh tìm hiểu về STEM với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Để làm tốt công tác này, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn cho 8.272 lượt giáo viên của thành phố.
Các tổ, nhóm chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, soạn giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lý, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp đặc trưng môn học, nội dung, tính chất mỗi bài học; thiết kế và hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các đồ dùng dạy học, tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học giải quyết các bài tập và những tình huống trong thực tiễn.
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu dạy học tích hợp, lồng ghép các nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã hướng dẫn các trường trung học thực hiện nội dung giáo dục địa phương; lồng ghép, tích hợp các nội dung vào một số các môn học theo chỉ đạo; chú trọng giáo dục tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, đã tổ chức buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức giảm nhu cầu sử dụng Sừng và bảo vệ Tê Giác cho hơn 2.000 học sinh.
Năm học 2018-2019, Thành phố Hồ Chí Minh có 1.307 học sinh tham gia nghiên cứu khoa học. Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố có 1.083 học sinh dự thi 617 đề tài (251 cấp THCS và 366 cấp THPT) và đã chọn 33 đề tài dự thi cấp quốc gia Khu vực phía Nam. Tháng 3 năm 2019, Thành phố đăng cai tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia khu vực phía Nam với 229 dự án của 409 học sinh đến từ 32 tỉnh, thành. Thành phố đã làm tốt công tác tổ chức; chuẩn bị chu đáo giúp kỳ thi thành công tốt đẹp. Thành phố có 40 dự án tham gia (4 dự án thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, 3 dự án thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM); kết quả đạt 01 giải Nhất3, 07 giải Nhì , 07 giải Ba và 07 giải Tư cùng nhiều giải thưởng chuyên đề do các đơn vị trao tặng...
Từ những kết quả tổ chức thực hiện nêu trên, các trường trung học đã giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, bổ sung kiến thức thực tiễn giúp giảm tính hàn lâm góp phần hình thành và phát triển năng lực. Tham gia các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, tiết học ngoài nhà trường, học sinh được trang bị kiến thức, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, ra quyết định,... Từ các các chủ đề tình huống thực tiễn, học sinh dần tự tin, chủ động xử lý mọi tình huống trong cuộc sống, đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhằm khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh cá nhân của từng học sinh.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng chú trọng việc triển khai dạy tích hợp giáo dục về biển đảo; các trường trung học nhấn mạnh việc lồng ghép, tích hợp giáo dục việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong các nhà trường THPT.
Ngoài việc tổ chức dạy học theo phân phối chương trình, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, nhà trường tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an ninh, quốc phòng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và học sinh; đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn trường học và các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn thành phố.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Quân sự Thành phố tổ chức tập huấn cho 382 giáo viên môn GDQP&AN các trường THPT, tổ chức tập huấn Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn lồng ghép GDQP&AN trong trường Tiểu học, THCS cho các Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học và THCS. Tháng 9 năm 2018, đã tổ chức tập huấn GDQP&AN và bắn đạn thật bài 1 súng tiểu liên AK cho 262 giáo viên THPT; tập huấn, triển khai thực hiện Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT cho 120 cán bộ, giáo viên thuộc 24 Phòng GD&ĐT quận/huyện về lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả. Đến nay, các Phòng GD&ĐT quận/huyện đã triển khai thực hiện rộng khắp việc lồng ghép GDQP&AN trong trường tiểu học, trung học cơ sở. Tháng 9 năm 2018, Đoàn kiểm tra của Hội đồng GDQP&AN Trung ương đã kiểm tra và đánh giá cao công tác GDQP&AN của Thành phố.
Lãnh đạo các trường luôn quan tâm động viên và tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được thực hiện thường xuyên, giáo viên thảo luận những biện pháp giúp học sinh chủ động hơn trong học tập. Các chuyên đề cấp trường, quận/huyện và sinh hoạt chuyên môn Cụm trường cũng giúp giáo viên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp trong dạy học. Các tổ/nhóm chuyên môn cũng chủ động thảo luận, tham khảo, chọn lựa tài liệu, tư liệu phục vụ dạy học, thảo luận việc đổi mới kiểm tra đánh giá, xây dựng và áp dụng ma trận để kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Các Cụm chuyên môn THPT, Phòng GD&ĐT tiếp tục tổ chức biên soạn ngân hàng đề các môn. Các trường đã đưa bài tập, giáo án, tài liệu tham khảo, tư liệu dạy học lên Cổng Thông tin điện tử của đơn vị mình cho giáo viên, học sinh tham khảo. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn; sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Theo phân công chuyên môn của mỗi bộ môn, các trường THPT đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn của các môn học và sinh hoạt chuyên môn Cụm trường (có 8 Cụm chuyên môn THPT). Các đơn vị, trường học đã có nhiều biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn như tổ chức thông qua hình thức học tập trải nghiệm, tham quan tìm hiểu các khu di tích lịch sử địa phương (môn Lịch sử), câu lạc bộ tiếng Anh, học tập kinh nghiệm các trường có yếu tố nước ngoài, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, dạy học theo phương pháp trải nghiệm ngoài lớp học,... Dạy học bằng hình thức sắm vai nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh,...
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tăng cường kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, kiểm tra tổ bộ môn, kiểm tra việc thực hiện chương trình, công tác quản lý chuyên môn, khảo sát một số môn học (Văn, Toán, Tiếng Anh). Qua đó cho thấy, hầu hết các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện chương trình, có nhiều nỗ lực trong quản lí và thực hiện tốt các hoạt động dạy và học. Một số hạn chế, sai sót liên quan đến công tác quản lí chuyên môn, hồ sơ sổ sách, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá,... cũng được góp ý, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
Các trường trung học, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học, đã tổ chức thí điểm dạy học Tin học văn phòng (MOS). Qua đó, đã chọn được những em xuất sắc tham gia cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng cấp Quốc gia và đạt 04 giải (01 Nhất nội dung Microsoft Word 20134, 02 Nhì nội dung Microsoft Excel 2013, Microsoft PowerPoint 2013 và 01 giải Ba môn Microsoft Excel 2013).
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện giáo dục Lịch sử, Âm nhạc địa phương với những nội dung cụ thể, tìm hiểu chủ đề “Quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh”. Các Tổ chuyên môn kết hợp việc dạy học trên lớp với hướng dẫn học sinh tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu về các điểm di tích lịch sử của đất nước, thành phố và địa phương; tổ chức cho các em tham quan các Bảo tàng, tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương, nhận phụng dưỡng “Bả me Việt Nam anh hùng”, tham gia đóng góp xây dựng tượng các công trình lịch sử văn hóa địa phương, chú ý xây dựng phòng truyền thống nhà trường. Các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, các chủ đề dạy học, chú trọng tích hợp vận dụng kiến thức liên môn, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thực hiện tốt việc đưa di sản văn hóa vào dạy học (theo Hướng dẫn Liên Bộ số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013).
Trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhiều nhà trường đã lồng ghép giáo dục âm nhạc địa phương thông qua chương trình "Ngày hội âm nhạc Tiếng quê hương", hoạt động tìm hiểu về âm nhạc dân tộc trong đó có loại hình cải lương, chèo, tuồng, các loại nhạc cụ Tây Nguyên,... Các tổ bộ môn, môn Ngữ văn, Lịch sử đã thực hiện dạy học tích hợp với đề tài ca dao dân ca, âm nhạc dân tộc. Các trường kết hợp với Phòng Văn hóa thông tin quận/huyện tổ chức các buổi giao lưu, giới thiệu đờn ca tài tử, vận động giáo viên và học sinh tham gia lớp Ca tài tử do Trung tâm Văn hóa Quận tổ chức. Các hội thi hát về quê hương, liên hoan đờn ca tài tử, giới thiệu nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân âm nhạc của địa phương và một số loại hình nghệ thuật khác đã góp phần đưa Âm nhạc truyền thống đến với học sinh, giúp học sinh hiểu biết về âm nhạc địa phương, về thành phố thân yêu.
Thành phố tiếp tục thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ - Đề án 522). Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức hoạt động dạy nghề phổ thông và hướng nghiệp cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nghề phổ thông, trong đó, khuyến khích dạy các nghề truyền thống địa phương; đa dạng hóa các hình thức tư vấn hướng nghiệp. Đồng thời, triển khai giáo dục khởi nghiệp nhầm khơi dậy tinh thần tự tạo việc làm, tự thân lập nghiệp và cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần có để khởi nghiệp thành công.
Trong thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có một số định hướng và hoạt động đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nghề phổ thông. Các chương trình dạy nghề được rà soát, bổ sung, cập nhật nhầm đáp ứng với yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của nhà trường; tiếp tục thực hiện đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học.
Căn cứ yêu cầu và điều kiện thực tế, các trường tiếp tục thực hiện dạy chương trình "Tìm hiểu nghề kinh doanh"; bố trí giáo viên có kiến thức và kỹ năng, có năng lực tổ chức hoạt động để nâng cao chất lượng thực hiện nội dung này; nhiều trường học tổ chức hoạt động trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh như tại Nhà máy bột ngọt Ajinomoto, Trạm khí tượng thủy văn Nam Bộ,... đạt kết quả tốt.
Một số Phòng GD&ĐT quận/huyện đã tổ chức báo cáo chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng” để học tập, trao đổi kinh nghiệm làm công tác hướng nghiệp, phân luồng. Nhà trường chủ động phối hợp với các trường Trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề đóng trên địa bàn tổ chức cho học sinh tham quan thực tế đồng thời kết hợp làm công tác hướng nghiệp, phân luồng.
Hoạt động dạy nghề cấp THCS vẫn tiếp tục được duy trì tốt. Số học sinh lớp 8 tham gia học nghề đạt tỉ lệ gần 90%. Ban hướng nghiệp các trường cùng thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh; phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp thực hiện phân luồng cho học sinh sau THCS.
3.4. Giáo dục thường xuyên
3.4.1 Hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng trong toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, học viên và người lao động, tham gia hội thi viết bài kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua các đợt hoạt động đều tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, bình chọn những gương điển hình tiên tiến để tuyên dương khen thưởng kịp thời, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên.
Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” tiếp tục được các trung tâm phát động qua các phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Năm học 2018 - 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố cho 44 giáo viên dự thi gồm 9 môn. Kết quả có 31 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Qua hội thi, một số tập thể (như trung tâm giáo dục thường xuyên Quận 3, Quận 12 và Tiếng Hoa) có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và giúp giáo viên được nâng cao trình độ chuyên môn, có kỹ năng đứng lớp vững vàng, tinh thần yêu nghề hơn.
Đẩy mạnh công tác giáo dục học viên “Sống có trách nhiệm, sống trung thực, nhân ái”. Phấn đấu xây dựng thế hệ học viên thành phố có trí tuệ, có thể lực, văn minh, lịch sự, nghĩa tình, hiện đại và hội nhập quốc tế. Tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học viên tích cực”. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của học viên như: Hội diễn văn nghệ, hội thao, cắm hoa, kể chuyện tuyên truyền pháp luật... Tham gia tốt các hội thi, các hoạt động cấp thành phố cùng với giáo dục phổ thông như tham gia hội thi “Cùng non sông cất cánh năm 2018”; các trung tâm luôn tham gia tích cực Hội trại truyền thống 9/1 hàng năm theo cụm của các trường trung học phổ thông.
Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa được các trung tâm quan tâm và đẩy mạnh, thể hiện qua thành lập các câu lạc bộ như câu lạc bộ “Em yêu khoa học” giúp các học viên tham dự các cuộc thi phóng tên lửa nước, chế biến mỹ phẩm, làm xà phòng..., câu lạc bộ văn nghệ và kỹ năng. Các trung tâm đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao, đố vui, nhằm rèn luyện các kỹ năng cho học viên, tạo điều kiện cho học viên trao đổi, tự tin phát biểu ý kiến.
Các trung tâm đã tận dụng tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để tiếp nhận học viên vào học văn hóa kể cả học viên vừa học văn hóa vừa học nghề. Đưa vào sử dụng khu mở rộng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tiếng Hoa, sửa chữa, cải tạo mở rộng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Quận 8.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức góp ý kế hoạch năm học 2018 - 2019 cho các trung tâm ngay từ đầu năm học, giúp các trung tâm xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch năm học; công tác chỉ đạo, quản lý của các trung tâm đã được tổ chức thực hiện ngày càng chuyên sâu, đồng bộ, thông qua quy chế làm việc, phân công phân nhiệm các bộ phận thực hiện. Trong năm học 2018 - 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra chuyên môn 15 trung tâm qua kiểm tra đã định hướng, điều chỉnh nhiệm vụ chuyên môn, góp ý các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác tự kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động tại các đơn vị ngày càng nền nếp, hiệu quả, xây dựng được nhiều tập thể sư phạm gắn bó trách nhiệm, học viên tích cực học tập và chấp hành tốt các quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây đã tổ chức cuộc thi học viên giỏi giải toán nhanh trên máy tính cầm tay Casio cấp Thành phố, có 68 học viên của 16 trung tâm tham gia và kết quả có 02 giải nhất, 03 giải nhì, 05 giải ba và 10 giải khuyến khích5. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi học viên giỏi cho 455 thí sinh của 29 trung tâm6.
Giám đốc các trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết đối với chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học học sở và trung học phổ thông một cách linh hoạt phù hợp với mục tiêu và khung thời gian của chương trình; chủ động bố trí thời gian tổ chức phụ đạo cho học viên có học lực yếu, kém và tổ chức ôn tập cho học viên các lớp cuối cấp; chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của trung tâm. Khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự học của học viên.
Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của học viên; sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy học; tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông trong các môn học cho toàn thể đội ngũ giáo viên đang thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bậc trung học phổ thông; tập huấn cho 351 giáo viên tham gia giảng dạy lớp 12 các bộ môn về kế hoạch, nội dung, định hướng và phương pháp ôn thi kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trung tâm tổ chức giáo viên đi thực địa các bộ môn Sinh học, Lịch sử, Địa lý nhằm bổ sung kiến thức thực tế và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức giao ban chuyên môn cho tất cả giám đốc và phó giám đốc phụ trách chuyên môn của các trung tâm nhằm trao đổi phương pháp quản lý ôn tập, quản lý cách đánh giá kết quả học tập của cho học viên.
Công tác đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học viên, đã được các trung tâm quan tâm thực hiện nhằm giúp học viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Các trung tâm đảm bảo thực hiện đúng quy định về sinh hoạt tổ, nhóm bộ môn, trong đó chú ý tiến độ thực hiện phân phối chương trình, tiết thực hành thí nghiệm, chuẩn kiến thức kỹ năng từng đơn vị kiến thức, đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dự giờ thao giảng: thực hiện định mức số tiết dự giờ, thao giảng/học kỳ.
Sinh hoạt chuyên môn theo cụm giáo dục thường xuyên đã được củng cố và phát huy tốt vai trò của cụm trong việc trao đổi, học tập về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và tổ chức chuyên đề nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. Trong năm học đã tổ chức 22 chuyên đề cấp cụm, 20 chuyên đề cấp thành phố, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự tương tác giữa thầy với trò, giữa trò với trò như tổ chức dạy học bằng phương pháp làm việc nhóm, xây dựng các câu lạc bộ, dạy học theo định hướng STEM7.
Các trung tâm đã chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, một số trung tâm đã triển khai sử dụng hồ sơ điện tử như sổ điểm, học bạ... Các trung tâm cũng tổ chức dạy tiếng Anh cho học viên; tổ chức và duy trì tốt câu lạc bộ ngoại ngữ, xuất hiện nhiều điểm mạnh, nhiều nhân tố mới trong câu lạc bộ, hoạt động câu lạc bộ đã hỗ trợ nâng chất lượng bộ môn tiếng Anh tại các trung tâm. Chương trình giáo dục kỹ năng sống, giáo dục khởi nghiệp, hoạt động ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm sáng tạo đã được các trung tâm triển khai thực hiện lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tiết học bộ môn, sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa.
3.4.2 Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng
Về thực hiện chế độ chính sách theo Thông tư 96/2008/TT-BTC , ngân sách năm 2018 đã chi 5.271.313.000 đồng cho các trung tâm học tập cộng đồng; huy động từ nguồn xã hội hóa đạt 2.406.664.000 đồng, tổng cộng 7.677.977.000 đồng.
Các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn Thành phố hàng năm đều xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, kết quả đạt được trong năm 2018 như sau:
- Các lớp xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tại các trung tâm đã huy động được 13.216 học viên ra lớp học tập; bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học cho 13.475 học viên; tập huấn dạy nghề ngắn hạn, kỹ thuật nông nghiệp và tư vấn kinh tế gia đình cho 134.847 học viên; các lớp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho 426.879 học viên; tuyên truyền về y tế, sức khỏe cho 577.652 học viên; các lớp về văn nghệ, thể dục thể thao và các nội dung khác thu hút được 622.968 học viên.
- Về đánh giá xếp loại của 24 quận, huyện đã gửi báo cáo, có 187 trung tâm học tập cộng đồng xếp loại tốt (58,62%), 120 trung tâm học tập cộng đồng xếp loại khá (37,62%), 12 trung tâm xếp loại trung bình (3,76%).
3.4.3 Công tác xóa mù chữ, củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
Đối chiếu với Nghị định 20/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ toàn Thành phố có 319 phường, xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 318 phường, xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Đối chiếu với Quyết định số 5696/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố toàn Thành phố có 18 quận, huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 10 quận, huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Năm 2018, số người còn mù chữ trong độ tuổi 15-60 là 7.276 người; vận động ra lớp được 3.242 người; số người chưa hoàn thành giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ là 28.025 người, vận động ra lớp học được 3.946 người. Như vậy, các quận huyện vẫn phải tiếp tục có nhiều biện pháp huy động các đối tượng xóa mù chữ và đặc biệt là giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ ra lớp theo chỉ tiêu được giao.
3.4.4 Hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Bên cạnh sự phát triển về số lượng các địa điểm tổ chức giảng dạy với các chương trình tiếng Anh thiếu nhi, các trung tâm chuyên dạy về tiếng Nhật, tiếng Hàn cũng phát triển mạnh tập trung tại các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh.
Song song với sự phát triển mạnh về chất lượng các dịch vụ tổ chức giảng dạy tại các trung tâm, nhằm giúp người học có đủ kiến thức và kỹ năng đạt các chứng chỉ quốc gia, quốc tế về ngoại ngữ và tin học, đầu tư tốt về cơ sở vật chất, các trung tâm còn đầu tư các chương trình ngoại ngữ, tin học phù hợp với các cấp học về các chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh khoa học, tiếng Anh cho trẻ mầm non, tin học IC3,... với đội ngũ giáo viên bản ngữ, giáo viên Việt Nam đạt chuẩn, nhằm đáp ứng và cung cấp cho các trường học trên địa bàn thành phố, giúp học sinh thành phố phát triển tốt năng lực bản thân, tự tin năng động trong giao tiếp, sáng tạo trong hoạt động và học tập.
Các trung tâm ngoại ngữ, tin học được hướng dẫn hoạt động theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT. Sở Giáo dục và Đào tạo luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư tham gia phát triển mạng lưới các trung tâm ngoại ngữ, tin học. Các trung tâm đã đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý; bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đáp ứng yêu cầu của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết và khen thưởng cho 55 trung tâm ngoại ngữ, tin học đạt thành tích tốt hoạt động chuyên môn trong năm 2018.
3.5. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường
3.5.1 Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường thực hiện đầy đủ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với các hoạt động đa dạng và phong phú. Cụ thể:
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 16 tháng 07 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg ngày 28/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn thành phố. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, truyền thống cách mạng được quan tâm và triển khai sâu rộng với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Các trường tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua các lễ hội, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt dưới cờ, hội thi, hội trại, sinh hoạt chủ điểm...
- Triển khai Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Tập trung tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến các hành vi vi phạm đạo đức, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học khi có tình huống xảy ra; Tăng cường thanh tra, kiểm tra nề nếp, kỷ cương các cơ sở giáo dục; xử lý nghiêm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu để xảy ra các vụ việc vi phạm; Vinh danh, tuyên truyền nhân rộng các tấm gương tiêu biểu nhà giáo tận tụy, hết lòng vì học sinh-sinh viên để lan tỏa trong toàn ngành. Hình thức tổ chức đa dạng: Tập huấn kiến thức tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện lồng ghép trong hoạt động giáo dục và truyền thông trong sinh hoạt, họp giao ban, họp Hội đồng sư phạm,...; chương trình hoạt động trong nhà trường; phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm cho giáo viên; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học; chuyên đề kỹ năng quản lý cảm xúc giải tỏa Stress và giữ lửa yêu nghề; tập huấn kỹ năng giao tiếp trong nhà trường.
- Triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05/CT-TW. Tổ chức tuyên dương cấp thành, cấp cụm, cấp trường và nhân rộng gương điển hình “Học sinh tiêu biểu học tập làm theo lời Bác”. Tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” lần V - năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức8; triển khai thực hiện tổ chức các hoạt động 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố.
- Chỉ đạo đơn vị tích hợp giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống” cho học sinh phổ thông trong các hoạt động dạy học và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức học tập, nghiên cứu tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và “Sửa đổi lối làm việc”.
- Tổ chức Hội trại truyền thống 9/1 với chủ đề “Tự hào học sinh Thành phố học tập và làm theo lời Bác”, tuyên dương nhân rộng 420 học sinh tiêu biểu và 73 học sinh 3 tích cực cấp thành trong việc học tập và làm theo lời Bác; Phát động Chương trình “Vì biển, đảo quê hương”, Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”; các hoạt động về công tác giáo dục an toàn giao thông.
- Triển khai trong học sinh, sinh viên đa dạng, phong phú công tác giáo dục biển, đảo quê hương. Học sinh, sinh viên thành phố tham gia tích cực các hoạt động hướng về biển đảo do thành phố phát động. Một số cơ sở giáo dục còn hỗ trợ học phí và nuôi dưỡng con em của các chiến sỹ đang công tác tại hải đảo9. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục biển đảo trong học sinh, sinh viên đã tập trung giáo dục ý nghĩa, tầm quan trọng của biển đảo đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Các cơ sở giáo dục cũng đã phổ biến trong bộ phim tài liệu “Biển, đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời” trong nhà trường.
- Hoạt động Đoàn - Đội - Hội trong nhà trường được đặc biệt quan tâm, có nhiều giải pháp cụ thể. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ phụ trách công tác Đoàn - Đội tại đơn vị10. Tổ chức tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”11; tuyên dương “Học sinh ba tích cực”. Triển khai Chỉ thị 06-CT/TU ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thành phố12. Triển khai Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chức danh và chế độ chính sách đối với Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong các trường tiểu học, THCS và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện13.
- Chỉ đạo thủ trưởng đơn vị tổ chức đối thoại, gặp gỡ cán bộ phụ trách, Trợ lý thanh niên, Tổng phụ trách Đội và học sinh, sinh viên là cán bộ Đoàn, Đội, cán bộ lớp,... nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những khó khăn, thắc mắc, tâm tư. Tổ chức chương trình đối thoại giữa cán bộ đoàn, cán bộ lớp xuất sắc, tiêu biểu với Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc, Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo với chủ đề “Học sinh thành phố với giáo dục toàn diện đức-trí-thể-mỹ”.
- Tổ chức tập huấn, hội thi, đa dạng các sân chơi tìm hiểu kiến thức pháp luật phổ biến chuyên đề pháp luật về: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thanh niên, Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về đạo đức nhà giáo; Luật cán bộ công chức; Luật Viên chức; Quyết định số 67/2017/QĐ-UBND14; Luật phòng, chống tham nhũng; Điều lệ nhà trường; Luật Trẻ em; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm15.
3.5.2 Tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường
Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. Thực hiện các chương trình khảo sát, tập huấn, truyền thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên. Xây dựng các mô hình thí điểm an toàn giao thông và thực hiện trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh16.
Tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” (theo Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Triển khai Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và văn bản số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Tham mưu triển khai Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn, tuyên truyền về biên giới, biển, đào và các Cuộc vận động lớn của Ngành trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên17. Trong “Tháng thanh niên” hàng năm, các nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi chào mừng Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức giới thiệu, nhân rộng và tuyên dương những gương điển hình học sinh, sinh viên tiêu biểu, công dân trẻ thành phố làm hình mẫu cho học sinh, sinh viên thành phố.
Phát động Chương trình “Vì biển đảo quê hương” trong trại 9/1. Khuyến khích học sinh tự nguyện trích một phần từ tiền ăn quà sáng và giáo viên tự nguyện tham gia quyên góp. Tổng số tiền quyên góp được: 711.445.500đ.
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các đơn vị giáo dục tổ chức tốt việc xây dựng các câu lạc bộ học tập, tổ chức phong trào, sân chơi học thuật, sân chơi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thu hút đông đảo học sinh tham gia nhằm tạo sân chơi lành mạnh, giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên, trong đó chú trọng đến công tác tổ chức, quản lý và nội dung hoạt động. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong việc mời gọi các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng với ngành giáo dục thành phố trong công tác chăm lo và giáo dục toàn diện học sinh18.
Tổ chức tập huấn, phổ biến chuyên đề pháp luật về nhà trường; tập huấn, phổ biến chuyên đề pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ hỗ trợ có liên quan; tập huấn, phổ biến chuyên đề pháp luật về giao thông đường bộ và an toàn trường học; tập huấn, phổ biến chuyên đề pháp luật về các quy định về Luật trẻ em, Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, các quy định về minh bạch, kê khai tài sản trong trường học.
Đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng sống nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết để thích ứng và phát triển. Chỉ đạo các đơn vị đưa giáo dục kỹ năng sống vào kế hoạch năm học; giới thiệu các đơn vị có năng lực phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kỹ năng xã hội cần thiết như: Kỹ năng sống văn minh; phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước; tự bảo vệ và phòng, chống xâm hại trẻ em; đối diện và ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống; sử dụng internet an toàn; vận động và dinh dưỡng hợp lý phòng chống bệnh không lây nhiễm...
Triển khai công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông nhằm phòng ngừa hỗ trợ và can thiệp đối với học sinh gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và trong cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường. Tập huấn trang bị kiến thức chuyên môn cho giáo viên về công tác xã hội trường học, hỗ trợ giáo viên nhận biết và giải quyết những khó khăn của học sinh.
Thực hiện tốt các chương trình liên tịch với Thành Đoàn như: chương trình “Khi tôi 18”, “Tự hào sử Việt”, “Học sinh 3 tích cực”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu”. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc xây dựng và phát triển hoạt động Đoàn - Đội trong các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài. Đẩy mạnh và thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ phụ trách công tác Đoàn - Đội tại đơn vị.
Thực hiện tốt chương trình liên tịch với các Sở, ban, ngành. Đẩy mạnh các hoạt động hướng đến xây dựng nếp sống văn minh đô thị, chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ luật giao thông, ứng xử văn hóa, lối sống văn minh, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp. Giới thiệu, nhân rộng và tuyên dương những gương điển hình học sinh, sinh viên tiêu biểu, công dân trẻ thành phố năm 2018.
Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ luật giao thông đường bộ, phòng chống ma túy, phòng ngừa tác hại của trò chơi trực tuyến,... Tổng cường phối hợp Công an các cấp trong việc giữ gìn an ninh trật tự trường học, phòng chống bạo lực học đường, kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng của đội ngũ và học sinh, sinh viên thành phố19.
4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh
4.1. Đối với Mầm non:
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thẩm định các chương trình: Phonic - Lbuk; Poly; Happy Hearts; My Adventure. Tính đến nay, toàn thành phố có 82.000 trẻ tham gia làm quen tiếng Anh trong 559 trường mầm non.
4.2. Đối với Tiểu học:
Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai môn tiếng Anh như Chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện để hội nhập với khu vực và quốc tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai Chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2010 và Công văn số 4329/BGDĐT-GDTH ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học tiếng Anh tiểu học.
Đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện hướng dẫn các trường tiểu học ưu tiên triển khai dạy học môn Tiếng Anh thời lượng 4 tiết/tuần cho học sinh các lớp 1,2, 3, 4, 5 ở những nơi đảm bảo điều kiện về giáo viên (đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ) và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Những nơi chưa đáp ứng điều kiện, có thể dạy dưới 4 tiết/tuần và chủ động lựa chọn nội dung dạy học phù hợp, tránh quá tải đối với học sinh trong tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện các chương trình liên kết, chương trình có yếu tố nước ngoài; triển khai dạy học tiếng Anh tiểu học bám sát việc thực hiện chương trình đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh thông qua luyện tập để hình thành các kĩ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là hai kĩ năng nghe và nói;
Việc dạy Tiếng Anh tại các trường tiểu học được sự hỗ trợ của các phần mềm Phonics UK, Dyned, E-Study, I-learn, I-smart. Các lớp Tiếng Anh được tổ chức ở buổi thứ 2 và mở rộng việc dạy ngoại ngữ đối với trường dạy trên 5 buổi/tuần. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiếp tục được bồi dưỡng tại Hội Việt Mỹ, trường Đại học Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật để nâng trình độ chuẩn B2. Ngoài ra, còn phối hợp với các Nhà xuất bản Oxford và Cambrige tổ chức các đợt tập huấn nhằm phát triển các phương pháp mới trong giảng dạy tiếng Anh cấp tiểu học.
“Hội thi Hùng biện Tiếng Anh cấp thành phố” tiếp tục được tổ chức từ cấp trường đến cấp thành phố nhằm tạo sân chơi ngôn ngữ cho học sinh tiểu học, tôn vinh các tập thể, cá nhân đã nỗ lực trong việc thực hiện dạy Tiếng Anh cấp tiểu học.
Tỷ lệ học sinh được học môn Tiếng Anh trong nhà trường tiểu học hiện đạt 94,9% (tăng 4,8% so với năm học trước). Thành phố cũng tiếp tục thực hiện chương trình tăng cường Tiếng Hoa tại 14 trường Tiểu học, 77 lớp, 2173 học sinh; chương trình Tiếng Pháp song ngữ tại 5 trường Tiểu học (năm học 2018 - 2019 đã tuyển sinh 7 lớp đầu cấp với tổng số 228 học sinh); thí điểm dạy tiếng Nhật tại trường Tiểu học Việt Úc với 3 lớp.
4.3. Đối với Trung học:
Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các nội dung thực hiện Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020” (theo Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) và Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh và Việt Nam” (theo Quyết định số 5695/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố). Toàn thành phố hiện có 293 đơn vị thực hiện chương trình nhà trường dạy bổ sung nội dung dạy học ngoại ngữ với giáo viên người nước ngoài.
Các hoạt động hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường rất phong phú, hấp dẫn như Story telling - Reading circles - Survey day... (hoạt động đọc và kể chuyện, vòng tròn đọc hiểu, dạy học theo dự án, dạy Tiếng Anh qua Toán và Khoa học, văn hóa Việt Nam) được duy trì và phát triển nhằm tạo môi trường ngôn ngữ cho học sinh thực hành tiếng.
Tăng cường xã hội hóa với các hoạt động dạy và học ngoại ngữ, ưu tiên mời giáo viên bản ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ (190 trường tổ chức dạy học với giáo viên bản ngữ). Các trường được trang bị phòng lab, máy vi tính, bảng tương tác..., được trang bị đầy đủ tài liệu giảng dạy và bổ sung các đầu sách hay để hỗ trợ giáo viên và học sinh. Cung cấp miễn phí các website và nguồn tài nguyên bổ trợ công tác giảng dạy thông qua các tổ chức giáo dục và nhà xuất bản Oxford, Cambridge và Pearson.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ.
Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo. Tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị tối thiểu để triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo chung. Xây dựng, phát triển mới trường học và sử dụng ngoại ngữ, CLB tiếng Anh; khuyến khích dạy các môn Toán và Khoa học bằng ngoại ngữ và dạy ngoại ngữ thông qua các môn học.
Năm học 2018-2019, thành phố có gần 2.367 học sinh THCS tham gia cuộc thi vô địch TOEFL Junior vòng 2. Các kỳ thi của Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge ESOL) và TOEFL Junior đã góp phần thúc đẩy việc tổ chức dạy và học Tiếng Anh trong trường trung học. Tổ chức tốt kỳ thi học sinh gỏi, bồi dưỡng cho các học sinh tham gia kỳ thi cấp thành phố, cấp quốc gia các môn ngoại ngữ đạt kết quả tốt.
Thành phố tiếp tục thực hiện chương trình Tiếng Pháp song ngữ tại các trường THCS, THPT; thực hiện chương trình tăng cường Tiếng Hoa tại trường 14 trường THCS; thực hiện dạy học thí điểm tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí
5.1 Xây dựng kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin (CNTT), cơ sở dữ liệu dùng chung, trang bị cơ sở hạ tầng và thiết bị CNTT:
Sở Giáo dục và Đào tạo đã công bố “Kiến trúc tổng thể CNTT Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh”, là cơ sở nhằm triển khai thực hiện mô hình Chính quyền điện tử trong giáo dục cũng như mục tiêu hướng tới một hệ thống Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh vào năm 2020 theo kế hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: http://csdl.moet.gov.vn đã được nghiêm túc triển khai. 100% các đơn vị, cơ sở giáo dục đã được tập huấn và cấp tài khoản thực hiện báo cáo thống kê trên Hệ thống phần mềm CSDL toàn ngành.
100% các đơn vị, cơ sở giáo dục tiếp tục duy trì và kết nối cáp quang Internet. Nhiều trường có hai, ba đường truyền cáp quang tốc độ cao, đáp ứng những yêu cầu cơ bản như kết nối và triển khai các ứng dụng trực tuyến trên môi trường mạng.
Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư thiết bị máy tính, các trường được trang bị bảng thông minh, phòng học có máy chiếu, phần mềm, thiết bị thực hành, thí nghiệm ảo, thiết bị tích hợp với máy tính để phục vụ công tác dạy và học. Một số trường, thông qua hình thức xã hội hóa, đã trang bị phòng máy chiếu 3D, bàn học tương tác...
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được cung cấp hạ tầng máy chủ của hệ thống thông tin ngành tại Trung tâm dữ liệu thành phố. Trong tổng thể hệ thống của thành phố, hệ thống thông tin giáo dục đã vận hành ổn định, an toàn an ninh thông tin được đảm bảo.
5.2 Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý:
Sở Giáo dục và Đào tạo đã nâng cấp, triển khai hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc liên thông đến 24 Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện trên trục 363 thành phố cũng như các Sở, Ban, Ngành và Bộ theo đúng mô hình liên thông 4 cấp chính quyền. Hệ thống vận hành từ tháng 12/2018 giúp hơn 90% các loại văn bản điều hành của ngành được luân chuyển bằng hình thức văn bản điện tử. Đồng thời, duy trì hiệu quả phần mềm quản lý hành chính điện tử (e-office) kết nối với Bộ GD&ĐT phục vụ trao đổi thông tin, trao đổi văn bản điện tử, quản lý điều hành.
Thực hiện Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”, Ngành Giáo dục phối hợp với Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn hoàn chỉnh mô hình “Trường học thông minh”20, ứng dụng công nghệ thẻ CHIP để tạo các tiện ích hỗ trợ công tác quản lý, dạy - học và sinh hoạt của học sinh. Đề án “Thư viện điện tử” cũng đã được hoàn tất tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ khánh thành đưa vào sử dụng từ năm học 2019 - 2020 và tiếp tục triển khai nhân rộng. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố Đề án “Xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh” để quản lí và phát huy cơ sở dữ liệu dùng chung của Ngành, Đề án “Mô hình Trường học thông minh” dự kiến thí điểm tại 05 trường THPT của thành phố.
Tiếp tục phát triển hệ thống Cổng thông tin điện tử của Ngành Giáo dục thành phố (www.hcm.edu.vn) với 1.663 thành viên. Hệ thống phát huy tốt vai trò kênh thông tin chính thống của Ngành, cập nhật kịp thời, góp phần truyền tải và tuyên truyền cho những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đến với xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin, quản lý và điều hành của ngành giáo dục và đào tạo thành phố, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp từ Sở đến Phòng và các đơn vị trực thuộc.
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì và phát triển Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (http://httt.hcm.edu.vn/) hoạt động trên nguyên tắc ứng dụng công nghệ trực tuyến. 100% đơn vị trường học với hơn 1,7 triệu cơ sở dữ liệu học sinh và gần 80.000 cơ sở dữ liệu giáo viên được quản lý tập trung qua đó giúp cho ngành giáo dục và đào tạo bước đầu xây dựng được cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã duy trì và trực tiếp xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác thi đua, khen thưởng (http://tdktsys.hcm.edu.vn) công tác thuyên chuyển và tuyển dụng viên chức (http://tuyendung.hcm.edu.vn), quản lý cán bộ, viên chức ngành giáo dục đi nước ngoài (congtac.hcm.edu.vn), quản lý thông tin chuyển trường (http://chuyentruong.hcm.edu.vn), góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý, điều hành.
5.3 Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng các chương trình tập huấn ứng dụng CNTT vào dạy học theo định hướng STEM với 31 lớp và hơn 1.000 giáo viên tham gia, duy trì các sân chơi công nghệ như: cuộc thi ROBOT tự động hóa, dự án YouthSpark, “Giờ Lập Trình - Hour of Code”, “Lập trình MicroBit”. Đồng thời, phối hợp đẩy mạnh bồi dưỡng các chương trình tin học theo chuẩn quốc tế. Kết quả: đã có gần 200 giáo viên và gần 7.000 học sinh các cấp của thành phố có chứng chỉ tin học quốc tế (chủ yếu của hệ thống Certiport).
Tham gia Giao lưu sản phẩm CNTT thuộc dự án cấp toàn quốc, Thành phố Hồ Chí Minh đạt 01 giải thưởng “Trường học tích cực”, “Giáo viên tích cực”, 08 giải thưởng “Sản phẩm xuất sắc”, 04 giải thưởng “Giáo viên xuất sắc”. Thí điểm và thực hiện thành công việc khảo sát năng lực cho học sinh lớp 3 và lớp 7 toàn thành phố bằng hình thức trực tuyến.
6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo
6.1. Tự chủ tài chính
Hàng năm rà soát và phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cho các đơn vị. Năm 2018, đã tham mưu giao quyền tự chủ cho 100% các đơn vị trực thuộc Sở giai đoạn ổn định 2018-2020. Các đơn vị, khi dược giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí ngân sách giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ; chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu.
Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản, giúp các đơn vị hoàn thiện và nâng cao chất lượng hơn trong xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý nội bộ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi. Nhờ vậy, nhiều đơn vị đã tiết kiệm chi thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên, đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên. Đơn vị sự nghiệp từng bước đã được tự chủ huy động vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong đơn vị.
Nguồn ngân sách nhà nước cấp được đảm bảo theo các định mức và quy định chuẩn về chuyên môn của ngành do đó có các đơn vị có điều kiện thực hiện tăng thu nhập cho CB-GV-CNV và trích lập các quỹ hoạt động của đơn vị theo đúng tinh thần của Nghị định số 43/NĐ-CP21.
6.2. Tự chủ về biên chế, tổ chức
Năm học 2018 -2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phân cấp 23 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (Quyết định số 790/QĐ-GDĐT-TC ngày 08 tháng 5 năm 2019) được tổ chức tuyển dụng viên chức; tạo thuận lợi cho các đơn vị tự chủ xây dựng kế hoạch, dự kiến nhân sự, phân công, quy hoạch phát triển đội ngũ theo nhu cầu thực tế tại đơn vị đáp ứng hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.
Tuy nhiên, thực hiện định mức số người làm việc và chính sách tinh giản biên chế theo Nghị Quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Ban chấp hành Trung ương các đơn vị gặp khó khăn trong việc thực hiện tinh giản biên chế, do hằng năm tăng số trường, số lớp nên tăng số người làm việc.
7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
7.1 Ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác hội nhập quốc tế:
Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch số 125/KH-GDĐT-VP ngày 16 tháng 01 năm 2019 về đề ra phương hướng cụ thể cho công tác hợp tác quốc tế, tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế, tăng cường quản lý, tổ chức kiểm tra các hoạt động hợp tác quốc tế, tổ chức các đoàn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đi học tập tham quan ở nước ngoài một cách hiệu quả, thiết thực, tích cực phối hợp với các sở ban ngành thành phố để thực hiện các chương trình hợp tác giáo dục, tìm kiếm cơ hội xây dựng và thực hiện các chương trình dự án giáo dục với các đối tác giáo dục nước ngoài để nâng cao trình độ quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý và trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Để quản lý các đoàn khách nước ngoài làm việc tại các đơn vị giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản:
- Văn bản số 1744/GDĐT-VP/GDĐT-VP ngày 28 tháng 5 năm 2018 về thực hiện đúng quy định việc tiếp khách nước ngoài, hoạt động tư vấn du học và hoạt động quảng cáo trong nhà trường.
- Văn bản số 130/GDĐT-VP ngày 16 tháng 01 năm 2019 hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 4713/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2018 về ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quặn, huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND Thành phố về quyết định tiếp cáo đoàn khách nước ngoài đến thăm, làm việc, giao lưu, giảng dạy, thực tập, học tập và thỏa thuận ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
7.2 Các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế:
Năm học 2018-2019, các đơn vị, cơ sở giáo dục đã đón 101 đoàn khách và cá nhân nước ngoài với 2.700 lượt người (từ 16 nước) đến giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm quốc tế. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã tiếp và làm việc với 22 đoàn khách nước ngoài, chủ yếu trao đổi về cơ hội hợp tác với thành phố trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Trong năm học vừa qua, Thành phố đã cấp phép cho 234 lượt cán bộ quản lý, công chức và giáo viên, 247 lượt học sinh đi nước ngoài học tập, tìm hiểu mô hình giáo dục, giao lưu văn hóa, tham gia các cuộc thi học thuật và thi đấu thể thao quốc tế tại 18 nước trên thế giới.
7.3 Các hoạt động ký kết thỏa thuận hợp tác:
Năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các đơn vị giáo dục, các tổ chức giáo dục quốc tế, cụ thể:
- Tiếp tục thực hiện thỏa thuận hợp tác với các Nhà xuất bản Đại học Oxford, Express Publishing, Pearson thông qua Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng chương trình hợp tác thực hiện bộ sách tiếng Anh cho học sinh thành phố.
- Thỏa thuận hợp tác với Pearson Education và ACT đưa chuẩn khảo thí, chứng chỉ quốc tế vào các trường tham gia chương trình dạy học tích hợp Toán, Khoa học bằng tiếng Anh do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Tiếp tục thực hiện thỏa thuận hợp tác với Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service) và Tập đoàn Certiport Hoa Kỳ thông qua công ty IIG Việt Nam đưa chuẩn các bài thi tiếng Anh (TOEFL) và tin học quốc tế (MOS, IC3, ACA,...) đến với học sinh thành phố.
- Tiếp tục thực hiện ghi nhớ hợp tác với Cơ quan Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambrigde Assessment English) tổ chức tốt các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn Thiếu nhi (YLE) và Anh văn Tổng quát (KET, PET, FCE)
- Ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Pearson, EMG Education phối hợp tổ chức các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn Thiếu nhi - PTE for Young Learners (Firstwords, Springboard, Quickmarch, Breakthrough)
- Đẩy mạnh thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký kết với Ủy ban Giáo dục Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), Sở Giáo dục Seoul và các trường Đại học Yeungnam, Joongbu (Hàn Quốc)...
7.4 Các chương trình hợp tác quốc tế:
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các tổ chức, đối tác nước ngoài để thực hiện các đề án, dự án, chương trình hợp tác, cụ thể:
- Phối hợp với Tổng lãnh sự quán Pháp, Viện Đào tạo Pháp ngữ, Văn phòng AUF và trường Colette Pháp tại thành phố tổ chức “Ngày Quốc tế Pháp ngữ”.
- Phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc, Viện Ngôn ngữ tiếng Hàn thực hiện chương trình dạy tiếng Hàn tự chọn tại một số trường THPT.
- Tiếp tục thực hiện dự án hợp tác Việt Nam - Singapore22 nhằm nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên và năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường chuyên nghiệp thành phố.
- Phối hợp với Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tập huấn cho đội ngũ giáo viên tiếng Hoa bậc tiểu học và trung học thành phố, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm.
- Phối hợp với UNICEF triển khai chương trình Tình bạn hữu trẻ em tại Thành phố trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Tiếp tục hợp tác với tổ chức SIDA - Thụy Điển, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm về quyền trẻ em và quản lý trường học tại Thụy Điển và Việt Nam.
- Phối hợp với Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Đức, Ủy ban Giáo dục phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA) thực hiện dự án giảng dạy tiếng Nhật và tiếng Đức tại các trường Trung học23.
- Đón tiếp hơn 1.000 cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đến từ các tỉnh Fukuoka, Nagasaki và Osaka - Nhật Bản.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự chủ động hội nhập và phát triển của Thành phố, đặc biệt là nhu cầu nhân lực chất lượng cao, các trường chuyên nghiệp đã thực hiện một số chương trình hợp tác tiêu biểu, cụ thể như sau:
- Dự án “Đào tạo điện” (tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Đức - DEG) do Trường CD Kỹ thuật Lý Tự Trọng hợp tác cùng Tổ chức Châu Á vì sự phát triển xã hội và chuyển đổi bền vững (ASSIST) và công ty TNHH Tư vấn Ưu Việt - ECCI.
- Dự án “Triển khai chương trình đào tạo về bánh mì và bánh ngọt Pháp dành cho những thanh niên dễ bị tổn thương của Việt Nam” do CĐ Công nghệ Thủ Đức hợp tác cùng Viện hợp tác phát triển Châu Âu (IECD) thực hiện.
- Dự án “Cải thiện khả năng có việc làm và hòa nhập xã hội của thanh niên thông qua việc củng cố khóa đào tạo nghề kỹ thuật về Điện công nghiệp và dân dụng & Bảo trì và sửa chữa ô tô” do Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức phối hợp với tổ chức phi Chính phủ Institut Européen de Cooperation et de Déveppement (IEC) triển khai.
- Dự án Xây dựng Trung tâm đào tạo về lĩnh vực thang máy và thang cuốn cho Kỹ thuật viên Cơ điện chuyên nghiệp do Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng thực hiện và được công ty TNHH Konc Việt Nam (Hà Lan) tài trợ.
- Dự án “Hỗ trợ khởi nghiệp (Start-up) lĩnh vực IT Hàn - Việt” do Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 hợp tác cùng Tổ chức tình nguyện quốc tế Hàn Quốc (KVO) thực hiện.
- Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với Trường Đại học South California - Hoa Kỳ thực hiện chuyển đổi các khóa học tín chỉ, chuyển tiếp sinh viên theo chương trình 2+2, trao đổi chương trình, giảng viên, nghiên cứu khoa học; hợp tác với Trường Đại học Sư phạm Chương Hóa - Đài Loan thực hiện Hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ và giao lưu văn hóa.
8. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo
8.1. Công tác đầu tư xây dựng trường, lớp
Năm 2018-2019, thành phố có 60 dự án được thực hiện đưa vào sử dụng 977 phòng học (tăng thêm 691 phòng học mới) với tổng kinh phí 2.729.425 triệu đồng (Mầm non: 293 phòng; Tiểu học: 393 phòng; THCS: 166 phòng; THPT: 102 phòng; GDTX và khác: 23 phòng).
Chuẩn bị cho năm học mới, Thành phố tiếp tục hoàn chỉnh và dự kiến đưa vào hoạt động 1.476 phòng mới (tăng thêm 1.239 phòng). Qua đó, tiếp tục đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học.
Nhằm thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học từ 3 - 18 tuổi) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần X, Sở Giáo dục và Đào tạo đã rà soát với 24 quận, huyện về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 với 832 dự án, quy mô 15.940 phòng học. Tính đến tháng 6 năm 2019 đạt 278 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học.
Số phòng học xây dựng năm học 2018-2019 và dự kiến xây dựng trong năm học 2019-2020
* Thực hiện Nghị quyết 01 của Hội đồng nhân dân Thành phố về hỗ trợ giáo dục mầm non:
Các Quyết định số 6483/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 và Quyết định số 4541/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành về việc phê duyệt danh mục các dự án đầu tư theo Chương trình huy động vốn, cho vay đầu tư xây dựng trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Đợt 1 và Đợt 2) đã được thực hiện hiệu quả. Hiện 79/81 dự án đã hoàn thanh và đưa vào sử dụng với tổng số 1.063 phòng học (trong đó, có 24 trường mầm non nằm trong và liền kề các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp) đáp ứng chăm sóc 8.814 trẻ là con công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp - khu chế xuất và cả các hộ dân địa phương.
Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 404), Thành phố dã bổ sung tổng dự toán năm 2019 cho ngành giáo dục và đào tạo 3.800.448.000 đồng để hỗ trợ cơ sở vật chất và lắp camera cho các lớp.
8.2. Công tác sửa chữa, mua sắm trang bị cơ sở vật chất, và đồ dùng dạy học
Khối quận, huyện: cấp 328.158 triệu đồng để các quận, huyện sửa chữa, mua sắm trang thiết bị trong hè. Chia ra:
- Tổng kinh phí thực hiện mua sắm: 126.458 triệu đồng. Trong đó: mầm non: 35 348 triệu đồng, tiểu học: 53.721 triệu đồng, THCS: 36.535 triệu đồng, khác: 854 triệu đồng.
- Tổng kinh phí thực hiện sửa chữa nhỏ: 201.699 triệu đồng. Trong đó: mầm non: 69.285 triệu đồng, tiểu học: 81.193 triệu đồng, THCS: 48.651 triệu đồng. Khác: 2.571 triệu đồng.
Khối Trung học phổ thông, trực thuộc, trung tâm giáo dục thường xuyên:
Đối với các đơn vị trực thuộc Sở: 100 % các trường khối trung học phổ thông và trực thuộc Sở đã cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện mua sắm, sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 350 hạng mục mua sắm cho 84 đơn vị. Qua kiểm tra cho thấy, các đơn vị đã thực hiện 305 hạng mục (đạt 85%); đã phê duyệt 231 hạng mục sửa chữa cho 91 đơn vị, đã thực hiện 191 hạng mục (đạt 82%).
Tổng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị theo kế hoạch năm 2018 là hơn 67,9 tỷ đồng (Trong đó: Mua sắm: 20,4 tỷ đồng; Sửa chữa: 47,5 tỷ đồng) từ các nguồn kinh phí không thường xuyên, thường xuyên, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn khác cho công tác mua sắm thiết bị và sửa chữa nhỏ.
9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
9.1. Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
Thực hiện chương trình Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng (gọi tắt là Chương trình) được phê duyệt tại Quyết định số 2804/QĐ-UBND ngày 30 thang 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố (một trong sáu chương trình nhánh của Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố), năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình năm 2019. Kết quả thực hiện chỉ tiêu đề ra của Chương trình tính đến tháng 6 năm 2019 như sau:
* Về điều kiện đảm bảo chất lượng:
- Có 70/80 trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và nộp về Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt tỷ lệ 87,5% so với chỉ tiêu đề ra.
- Có 28/80 trường đại học, cao đẳng đạt chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc chuẩn khu vực và quốc tế, đạt 35% (vượt 15% chỉ tiêu). Trong đó, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM) được đánh giá ngoài và được công nhận kết quả kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và được đánh giá ngoài bởi AUN-QA; Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM đạt chuẩn kiểm định AUN- QA; Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Tôn Đức Thắng đạt chuẩn quốc tế 3 sao của Tổ chức Kiểm định QS Anh quốc (QS Stars Ranking).
* Về ngành đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế: có 62/60 ngành được công nhận đạt chuẩn kiếm định chất lượng quốc tế, đạt 103,3% (vượt 3,3% chỉ tiêu)
* Về xây dựng trường tiên tiến: đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét và phê duyệt Đề án đầu tư nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đạt chuẩn trường tiên tiến theo xu thế hội nhập và tiếp cận chuẩn đào tạo khu vực Đông Nam Á. Dự án của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thẩm định. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Sài Gòn cũng đang nghiên cứu xây dựng đề án.
* Về tổ chức các hội thảo khoa học, tọa đàm về đào tạo theo nhu cầu xã hội ở các ngành trọng điểm của Thành phố: đã tổ chức thực hiện được 04 hội thảo, gồm:
- Hội thảo Định hướng đào tạo cử nhân Điều dưỡng cấp cứu ngoài bệnh viện tại Việt Nam và Giải pháp thực hành lồng ghép giữa cấp cứu ngoài bệnh viện với Chăm sóc sức khỏe tại nhà (tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
- Hội thảo Khởi tạo doanh nghiệp cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (tại Trường Đại học Sài Gòn).
- Hội thảo Công tác quản trị bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện (tại Trường Đại học Y Dược TP.HCM).
- Hội thảo Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp (lại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM).
* Về tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học đối với các ngành mũi nhọn của các trường đại học, cao đẳng công lập thuộc Thành phố:
- Các trường đã xây dựng Dự án tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học đối với các ngành mũi nhọn, bao gồm: ngành Công nghệ thông tin, ngành Cơ - điện tử, nhóm ngành Sức khỏe, ngành Sư phạm - Dịch vụ, ngành Cơ khí, ngành Kinh tế - Tài chính và ngành Logistics trong khuôn khổ Chương trình Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng giai đoạn 2016-2020.
- Đã có 02 Dự án được thông qua (Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công đợt 1/2018), gồm: Dự án ngành Cơ - điện tử của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và Dự án ngành Cơ khí của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng.
9.2. Hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các Trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu kiện toàn nhân sự Hội đồng Hiệu trưởng các Trường Đại học trên địa bàn Thành phố và phối hợp với Hội đồng Hiệu trưởng chủ trì, chuẩn bị tổ chức Hội thảo Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030 phục vụ chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới xây dựng Đề án Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030.
9.3. Chương trình Hệ sinh thái khởi nghiệp
Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” theo Quyết định số 1665/QĐ-QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; nhằm hỗ trợ và phát triển các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2017 về ban hành Kế hoạch hoàn thiện Hệ sinh thái khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, tiến độ xây dựng giáo trình chuẩn về Chương trình đào tạo về khởi nghiệp để triển khai tại các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên nghiệp và các trường Trung học phổ thông như sau:
- Chương trình, giáo trình khởi nghiệp để đưa vào chương trình ngoại khóa hàng năm của các trường THPT được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Công văn số 2555/BGDĐT-GDTX ngày 16 tháng 6 năm 2017 về việc tập huấn thí điểm tài liệu “Giáo dục khởi nghiệp”).
- Chương trình đào tạo khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, triển khai việc xây dựng Giáo trình chuẩn.
- Chương trình đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học đã được Trường Đại học Sài Gòn xây dựng (Chương trình đào tạo khởi nghiệp - Đề án phát triển “Chương trình đào tạo khởi nghiệp năm 2019”) trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.
II. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐƯỢC ĐẨY MẠNH
1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đột phá trong công tác cải cách hành chính
1.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò công tác thanh tra trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đổi mới công tác thanh tra; kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ thanh tra, Cộng tác viên thanh tra giáo dục; có kế hoạch, giải pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2020”.
Tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Thủ trưởng các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các vấn đề bất cập trong thực tiễn và dư luận phản ánh; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng; tăng cường xử lý sau thanh tra. Phối hợp giữa thanh tra và kiểm tra, giữa thanh tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng quản lý thống nhất công tác thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo.
1.2. Đột phá trong công tác cải cách hành chính
Thực hiện Chủ đề năm 2019 của Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên và tập trung thực hiện hiệu quả một số giải pháp đột phá. Ngành Giáo dục Thành phố đã sớm thí điểm chương trình thanh toán học phí không dùng tiền mặt; và đã tập huấn cho 100% các cơ sở giáo dục trực thuộc sử dụng phần mềm quản lí thu - chi tài chính nhà trường để triển khai đồng loạt từ năm học 2019 - 2020 các phương tiện giúp phụ huynh có thể thanh toán học phí không dùng tiền mặt.
Đã xây dựng Cơ sở dữ liệu dùng chung của Ngành tích hợp trên Cổng dữ liệu mở Thành phố. Đã công bố Trang Thông tin Dịch vụ giáo dục cung cấp thông tin của 04 loại hình dịch vụ giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động giúp người dân thuận tiện trong tra cứu, tìm hiểu thông tin; là cơ sở để chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và người dân địa phương giám sát, thanh tra, kiểm tra.
Đẩy mạnh việc xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Đến nay, đã hoàn tất và đang trong quá trình thí điểm thực hiện 06 thủ tục hành chính liên thông trực tuyến với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; hoàn chỉnh 52 quy trình thủ tục hành chính theo quy trình ISO điện tử để bắt đầu xây dựng các dịch vụ công trực tuyến ngay trong năm 2019. Hiện nay, 100% các thủ tục hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo đã được chuyển đổi, sớm áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015, phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO Việt Nam. Trong năm học vừa qua, 100% các thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở đều đúng hạn.
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp
2.1. Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức
Tiếp tục thực hiện nghiêm việc công khai các chủ trương chính sách liên quan đến người lao động; hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các quy chế về chi tiêu tải chính trong nội bộ cơ quan, đơn vị, quy chế đánh giá, tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho cán bộ - công chức - viên chức.
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban ngành và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị giải quyết các thắc mắc của viên chức, người lao động trong công tác cán bộ.
Luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch theo quy trình chặt chẽ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.
Sắp xếp, phân công, bố trí, điều động luân chuyển, bổ sung dù cán bộ quản lý, có kế hoạch bổ nhiệm, luân chuyển định kỳ mỗi 06 tháng; rà soát các trường hợp đã hết thời hạn giữ chức vụ để nhắc nhở các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục theo đúng các quy định hiện hành.
2.2. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức
Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chuyên viên nâng cao phẩm chất chính trị, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, niềm nở với người dân, tạo thuận lợi và hỗ trợ cơ sở với phương châm “Nhẹ nhàng, thân thiện như nhà giáo”. Thực hiện nghiêm các Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2017 về việc tăng cường thực hiện các quy định về trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ và Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2016 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về tổ chức quán triệt, nâng cao phẩm chất đạo đức và nhận thức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế của Đảng và Chính phủ:
Triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”; các nội dung về nâng cao phẩm chất đạo đức và nhận thức cho đội ngũ nhà giáo
Thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X đã đề ra chỉ tiêu: “Đến cuối năm 2020, đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi)”. Hàng năm, ngân sách thành phố đều ưu tiên chi xây dựng trường lớp. Đến nay, mạng lưới trường ở các ngành học, bậc học đã phủ khắp 322 phường (xã), với quy mô phát triển ngày một tăng. Trong đó, số phòng học tăng so với năm 2014 là hơn 14%. Trong giai đoạn 2013 đến 2019 đã xây gần 11.067 phòng học (trong đó, dự kiến đưa vào khai giảng 1.368 phòng học mới).
Số lượng phòng học trên 10.000 dân
Trong năm 2018, đã tham mưu Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 về điều chỉnh giảm mức thu học phí đối với cấp Trung học cơ sở bằng mức tối thiểu của Nghị định 86/2015/NĐ-CP (60.000 đồng/tháng cho học sinh THCS nội thành và 30.000 đồng/tháng cho học sinh ngoại thành). Thành phố triển khai nghiêm các quy định về chính sách miễn giảm và hỗ trợ chi phí học tập, tập trung hỗ trợ cho con em hộ nghèo đi học, không để một học sinh nào bỏ học vì lý do không có tiền đóng học phí. Chính sách miễn giảm của thành phố, ngoài học phí, còn được áp dụng cho cả chi phí tổ chức học buổi 2 và áp dụng chuẩn nghèo của thành phố. Thành phố cũng áp dụng chuẩn nghèo của thành phố giai đoạn 3 để chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 3, 4 và 5 tuổi có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo. Đóng góp lớn nhất của khối trường ngoài công lập và trường có yếu tố nước ngoài là góp phần tích cực trong việc tạo ra nhiều chỗ học tập, đảm bảo cơ hội học tập cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao dân trí của người dân và làm giảm đáng kể sức ép về ngân sách cho giáo dục.
Nhằm tăng cường công tác giáo dục phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh, Thành phố đã tích cực xây dựng hồ bơi trong nhà trường. Đến nay, đã có 84 hồ bơi (17 hồ bơi lắp ghép), tăng thêm 24 hồ bơi so với năm học 2015 - 2016. Trong các hồ bơi xây thêm, đa số thực hiện chính sách xã hội hóa hoặc vay vốn kích cầu.
4. Tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng
4.1 Công tác khảo thí và tuyển sinh các lớp đầu cấp:
Sở Giáo dục và Đào tạo sớm tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Ban Chỉ đạo thi trung học phổ thông quốc gia theo Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 03 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuẩn bị và tạo điều kiện tốt nhất cho kỳ thi được diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Việc triển khai đến các đơn vị cơ sở giáo dục các quy chế thi và các văn bản hướng dẫn thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo và kiểm tra các trường phổ thông trong việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, tổ chức ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia, tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên và học sinh có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác tổ chức kỳ thi, thực hiện nghiêm túc quy chế thi; chỉ đạo và hướng dẫn các trường phổ thông tổ chức họp phụ huynh học sinh lớp 12 để quán triệt các yêu cầu tổ chức thi, đăng ký các môn tự chọn.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn tất cả các đơn vị cơ sở tự kiểm tra hồ sơ thí sinh và tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ thí sinh giữa các đơn vị nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ hồ sơ theo quy định, không để sai sót xảy ra đồng thời hướng dẫn học sinh đăng ký dự thi.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã sớm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2019 - 2020 theo nguyên tắc đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân Thành phố, đặc biệt là con em gia đình chính sách, gia đình nghèo, công nhân. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng tập trung thực hiện tốt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục bậc trung học, công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; khuyến khích học sinh thi tuyển vào lớp 10 chọn nguyện vọng phù hợp với khả năng của bản thân, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi trúng tuyển và giảm áp lực giao thông theo chủ trương của thành phố.
4.2 Công tác kiểm định và đánh giá chất lượng:
Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của ngành, của trường và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên qua việc ban hành các công văn chỉ đạo, hướng dẫn và qua việc tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý và các cơ sở giáo dục. Một số văn bản chỉ đạo:
TT |
Số/Ký hiệu |
Trích yếu |
Ngày ban hành |
1 |
4364/GDĐT-KTKDCLGD |
Hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng giáo dục năm học 2018-2019 |
13/12/2018 |
2 |
4388/GDĐT-KTKĐCLGD |
Cử người tham dự lớp tập huấn đánh giá ngoài |
14/12/2018 |
3 |
279/TM- GDĐT-VP |
Hội nghị tập huấn quản lý công tác đánh giá chất lượng giáo dục đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo. |
14/12/2018 |
4 |
288/TM-GDĐT-VP |
Hội nghị tập huấn công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. |
21/12/2018 |
5 |
290/TM-GDĐT-VP |
Tập huấn công tác đánh giá ngoài năm 2019 |
25/12/2018 |
6 |
12/TM-GDĐT-VP |
Hội nghị tập huấn công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non. |
09/01/2019 |
7 |
462/GDĐT-KTKĐCLGD |
Báo cáo thực hiện công tác đánh giá chất lượng giáo dục năm học 2018-2019 |
21/02/2019 |
8 |
714/GDĐT-KTKĐCLGD |
Cử nhân sự tham gia đoàn đánh giá ngoài |
11/32019 |
9 |
44/TM-GDĐT-VP |
Tập huấn chuyên sâu công tác đánh giá ngoài các trường trung học cơ sở. |
12/3/2019 |
10 |
48/TM-GDĐT-VP |
Tập huấn chuyên sâu công tác đánh giá ngoài các trường tiểu học. |
15/3/2019 |
11 |
57/TM-GDĐT-VP |
Tập huấn chuyên sâu công tác đánh giá ngoài các trường mầm non. |
29/3/2019 |
Tính đến tháng 6 năm 2019, đã có nhiều cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ việc tự đánh giá, chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài đối với công tác kiểm định chất lượng và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT , Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT .
TT |
CSGD |
Tổng số CSGD hiện có |
Đã hoàn thành tự đánh giá |
Đã đánh giá ngoài |
Kết quả đánh giá ngoài |
|||||||
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
Không đạt |
Đạt cấp độ 1 |
Đạt cấp độ 2 |
Đạt cấp độ 3 |
Đạt cấp độ 4 |
Đang hoàn thiện hồ sơ đánh giá ngoài |
|||
1 |
Mầm non |
1258 |
1211 |
96.3 |
09 |
0.7 |
- |
- |
- |
- |
- |
09 |
2 |
Tiểu học |
495 |
487 |
98.4 |
13 |
2.6 |
- |
- |
- |
- |
- |
13 |
3 |
Trung học cơ sở |
276 |
274 |
99.3 |
12 |
4.3 |
- |
- |
- |
- |
- |
12 |
4 |
Trung học phổ thông |
148 |
46 |
46 |
0 |
0 |
- |
- |
- |
- |
- |
0 |
5 |
Trường phổ thông có nhiều cấp học |
48 |
14 |
31.1 |
0 |
0 |
- |
- |
- |
- |
- |
0 |
|
Cộng |
2225 |
2032 |
91.3 |
34 |
1.5 |
- |
- |
- |
- |
- |
34 |
Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh việc xây dựng các chuyên đề để bồi dưỡng về kỹ năng đánh giá nhà trường theo tiêu chuẩn cho cán bộ quản lý, giáo viên, xây dựng quy trình quản lý các hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài.
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018 - 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Ban Truyền thông; duy trì đều đặn việc giới thiệu các gương điển hình, tiêu biểu của ngành cho Bộ và Thành phố cũng như đẩy mạnh các hoạt động tuyên dương, giao lưu, giới thiệu các nhà giáo, học sinh điển hình.
Chủ động phối hợp xây dựng các bản tin, phóng sự chuyên đề về những gương thầy cô giáo, học sinh tiêu biểu của Thành phố; về những hoạt động đổi mới trong giáo dục, các tiết học ngoài nhà trường, chương trình giáo dục STEM,... cũng như những chủ trương, giải pháp đổi mới đạt hiệu quả của Ngành Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ đạo và phối hợp sâu sát với Báo Giáo dục Thành phố nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của ngành, các hoạt động đổi mới tiêu biểu, các tập thể và cá nhân điển hình trong việc đổi mới phương pháp dạy và học,...
Hiện thực hóa nội dung Nghị quyết 29, tăng cường công tác truyền thông nội bộ cho đội ngũ nhà giáo, học sinh và phụ huynh về những hoạt động đổi mới của ngành thông qua kênh thông tin chính thống, sinh động, từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp triển khai Chương trình Truyền thông giáo dục tại 100% các Trường THPT công lập, lắp đặt hơn 270 màn hình và đã thực hiện hơn 80 bản tin về tình hình giáo dục thành phố.
Tiếp tục cải tạo, nâng cấp Cổng Thông tin điện tử Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (hcm.edu.vn). Cổng được kết nối với Cổng Thông tin điện tử của các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố (100% các đơn vị, cơ sở giáo dục công lập và hơn 80% các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn Thành phố đã có Cổng Thông tin điện tử). Năm học vừa qua, đã xây dựng và triển khai thực hiện mục “TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC” cũng như thường xuyên cập nhật, đa dạng hoá các bản tin về hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố, các văn bản chỉ đạo, điều hành của ngành. Nhờ đó, nhanh chóng truyền tải đến tất cả các cơ sở giáo dục, cán bộ - giáo viên - nhân viên trong ngành và phụ huynh - học sinh thành phố.
Bộ phận truyền thông của ngành giáo dục và đào tạo Thành phố tiếp tục đẩy mạnh việc kết nối với các phóng viên giáo dục trên địa bàn nhằm thông tin chính xác, nhanh chóng các chủ trương, chính sách, giải pháp của ngành đến cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Đã xây dựng nhóm “Phóng viên giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh” trên hệ thống Messenger để thường xuyên trao đổi thông tin một cách chủ động, kịp thời hơn.
I. Thuận lợi và hiệu quả đạt được
Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh luôn nhận được sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc đề ra các chủ trương giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị. Có sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ tích cực của các ban ngành, đoàn thể, cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường văn hóa, phát triển giáo dục toàn diện.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo với tất cả tình thương và trách nhiệm đã tiếp tục phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm, tích cực đổi mới công tác quản lý, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Thành phố đã có kế hoạch, chỉ đạo chuyên môn cụ thể đến các trường. Tổ chức nghiêm túc việc quản lý chuyên môn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ. Trong năm học, tại các cơ sở giáo dục, nề nếp dạy học được đảm bảo ổn định, phương pháp dạy học tích cực được đầu tư thực hiện có hiệu quả và luôn phát triển theo chiều hướng tích cực. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công tác kiểm tra nội bộ nhà trường. Qua kiểm tra, thanh tra, các sai sót đã được phát hiện chấn chỉnh, các trường hợp sai phạm được xử lý kịp thời.
Các Đề án, Chương trình, Kế hoạch, giải pháp đột phá nhằm thực hiện các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW được triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố.
2. Khó khăn và những tồn tại, bất cập
Những khó khăn, thách thức của một thành phố lớn đòi hỏi không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và áp lực dân số tăng cơ học cao ảnh hưởng đến công tác dự báo, tạo áp lực về cơ sở hạ tầng tại một số quận, huyện có quá trình đô thị hóa cao nên sĩ số học sinh/lớp còn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu học 2 buổi/ngày.
Một số công trình trong kế hoạch đầu tư, đã khảo sát, xác định ranh đất theo quy hoạch trường học nhưng phải tạm dừng do thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vi mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Một số quy định của Trung ương chưa phù hợp với thực tiễn nên khi triển khai gặp phải những bất cập, khó khăn. Hiện nay, vẫn chưa có định biên và chế độ, chính sách phù hợp, thu hút đối với giáo viên Ngoại ngữ, Tin học cấp Tiểu học; giáo viên tư vấn tâm lý và giám thị. Nhưng lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà trường và trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Bài học kinh nghiệm
Trong thời gian vừa qua, cùng cả nước và các ngành khác của Thành phố, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X; tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch, giải pháp nhằm hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW và đạt được những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X đã đề ra. Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh luôn là đơn vị đi đầu trong mọi công cuộc đổi mới, tích cực, sáng tạo, năng động, mạnh dạn thí điểm nhiều giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cung cấp cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố cũng như cả nước.
Trong năm học 2018-2019, tất cả 24/24 quận, huyện tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập bậc trung học và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi.
Hiện nay, hơn 90% học sinh tiểu học Thành phố đã được học Tiếng Anh ngay từ lớp Một, tỉ lệ học sinh thành phố đạt được các chứng chỉ ngoại ngữ - tin học quốc tế ngày càng tăng. Qua đó, cung cấp cho các em những kỹ năng cơ bản để thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cho công cuộc xây dựng và phát triển thành phố.
Thành phố tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi” và “Hỗ trợ Giáo dục mầm non Thành phố”; mở rộng giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi ở tất cả 24 quận, huyện.
Xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, trường lớp luôn là ưu tiên hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2018-2019 có 60 dự án được thực hiện đưa vào sử dụng 977 phòng học (tăng thêm 691 phòng học mới) với tổng kinh phí 2.729.425 triệu đồng (Mầm non: 297 phòng; Tiểu học: 393 phòng; THCS: 166 phòng; THPT: 102 phòng; GDTX và khác: 23 phòng). Thành phố tiếp tục đảm bảo cho 100% con em sinh sống trên địa bàn đủ chỗ học, việc giảm sĩ số học sinh/lớp, tăng số học sinh được học 2 buổi/ngày có chuyển biến tích cực.
Nhằm thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020, Thành phố đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 - 18 tuổi) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, Sở Giáo dục và Đào tạo đã rà soát với 24 quận, huyện về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 với 722 dự án, quy mô 12.785 phòng học. Tính đến nay, Thành phố đã đạt 276 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học.
Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội khoá XI V về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; là thời cơ rất thuận lợi để Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tháo gỡ một số rào cản, khó khăn về cơ chế, chính sách; tạo ra những giải pháp đổi mới có tính đột phá, giúp giáo dục thành phố không ngừng phát triển và thực sự là một trong những trung tâm về giáo dục và đào tạo của cả nước và khu vực.
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020
Căn cứ Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;
Căn cứ Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về giáo dục và đào tạo cùng phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”;
Căn cứ Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020;
Căn cứ các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ đề năm 2019 của thành phố “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội”; Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” và Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”;
Trên cơ sở những kết quả Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố đạt được trong những năm học vừa qua, nhất là trong năm học 2018-2019;
Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tích cực chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo lộ trình; triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua; tích cực rà soát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước; thực hiện tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất nhà trường; chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ; đột phá trong công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
1. Quán triệt và triển khai các giải pháp nhằm thực hiện tốt sứ mệnh của Ngành giáo dục:
1.1. Học để làm người công dân Việt Nam tốt, có khả năng hội nhập quốc tế.
1.2. Học để làm con hiếu thảo, có trách nhiệm; để biết xây dựng gia đình hạnh phúc.
1.3. Học để có nghề hiệu quả, nuôi mình và gia đình.
1.4. Học để đóng góp cho thành phố và đất nước.
2. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2015 - 2020; cương quyết khắc phục những hạn chế; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương; tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; xây dựng văn hóa học đường, giáo dục lí tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực chất lượng cao, gắn với khoa học - công nghệ.
3. Giáo dục mầm non: Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; tiếp tục triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về hỗ trợ giáo dục mầm non; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và nâng cao đạo đức nhà giáo cho đội ngũ.
4. Giáo dục phổ thông: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp Một; tiếp tục đổi mới kiểm tra - đánh giá; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông.
5. Giáo dục thường xuyên: Rà soát nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động không đúng quy định; tiếp tục thực hiện các công tác xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo
1.1. Tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tham mưu nhằm đảm bảo thực hiện tốt Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020.
1.2. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020, đến cuối năm 2020, có 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi từ 3 đến 18 tuổi (kể cả người dân không có hộ khẩu thường trú hoặc KT3).
1.3. Phối hợp với chính quyền các quận/huyện, giám sát việc thực hiện sáp nhập các cơ sở giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương một cách phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương và đảm bảo chất lượng hoạt động dạy - học.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
2.1. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở. Tiếp tục thực hiện hiệu quả, thực chất Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
2.2. Thực hiện tốt các chính sách phát triển đội ngũ: thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chế độ tiền lương và các phụ cấp theo lương, trợ cấp khác; đánh giá, khen thưởng; quan tâm hơn nữa, tham mưu các chế độ, chính sách nâng cao đời sống, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề. Thực hiện tốt, phát huy hiệu quả việc chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND .
2.3. Tiếp tục phối hợp rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học, các chuẩn được ban hành, phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.
2.4. Tham gia và chủ động thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhằm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.
3.1. Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 404 và các chính sách của thành phố hỗ trợ giáo dục mầm non, hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, các nhóm lớp độc lập tư thục. Tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán ở các cơ sở giáo dục mầm non việc tổ chức hướng dẫn và phối hợp với cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà trường và tại gia đình. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép, tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động và hoạt động đối với giáo dục mầm non.
3.2. Tổ chức thực hiện Kế hoạch 3308/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông; hoàn thành các điều kiện chuẩn bị triển khai chương trình lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3.3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025.
3.4. Tăng cường an ninh, an toàn trường học; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương. Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lí tưởng sống, đạo đức, lối sống, chú trọng xây dựng văn hóa học đường, trang bị kỹ năng sống cho học sinh; giáo dục học sinh nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tuân thủ pháp luật, nhất là Luật Giao thông.
3.5. Bảo đảm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục thể chất, y tế trường học; phát động phong trào học bơi và phòng, chống đuối nước cho học sinh; tăng cường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học.
4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo
4.1. Đẩy mạnh Chương trình Tiếng Anh tăng cường, khuyến khích học sinh đạt các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình “Dạy và học Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh và Việt Nam”. Khuyến khích các trường mầm non tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh và hướng đến 100% học sinh thành phố được học Ngoại ngữ từ lớp Một. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh thí điểm dạy các môn Tiếng Pháp, Tiếng Hoa, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức; đáp ứng tốt nhu cầu của phụ huynh và học sinh.
4.2. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tham mưu đổi mới cơ chế, chính sách thu hút giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học.
4.3. Xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên, giảng viên cùng học tiếng Anh với học sinh.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học, quản lý giáo dục
5.1. Tích hợp các hệ thống thông tin quản lý ngành hiện có vào cơ sở dữ liệu ngành; xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành. Triển khai tốt Kiến trúc tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố. Đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin vào một trong những tiêu chí bắt buộc, có tính khống chế trong thang điểm thi đua năm học.
5.2. Triển khai giải pháp tuyển sinh trực tuyến với các lớp đầu cấp học ở những nơi có đủ điều kiện, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đổi mới cách thức tuyển sinh các lớp đầu cấp cho phù hợp hơn.
5.3. Tham gia xây dựng Chính quyền điện tử; triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đẩy mạnh việc phối hợp xây dựng các thủ tục hành chính liên thông theo quy trình ISO điện tử với các sở ban ngành, chính quyền địa phương và các đơn vị, cơ sở giáo dục.
5.4. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy, học và quản lý; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo định hướng các chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập.
5.5. Phối hợp triển khai xây dựng kho tài nguyên học liệu mở, hình thành mạng xã hội học tập trực tuyến, chia sẻ nguồn tư liệu học tập, nghiên cứu miễn phí, phục vụ nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của học sinh và nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
5.6. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2020 - 2030”.
6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo
6.1. Tiếp tục tăng cường giao quyền tự chủ cho các nhà trường, nhất là tự chủ về tài chính, nhân sự, chương trình giáo dục phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Nghiên cứu tham mưu mở rộng việc thí điểm thực hiện mô hình trường học tự chủ.
6.2. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giáo dục của nhà trường, của các tổ bộ môn và của từng giáo viên.
6.3. Tuyên truyền, nhắc nhở các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thực hiện quy định về trách nhiệm giải trình.
7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
7.1. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua việc hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài.
7.2. Thực hiện nghiêm Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục; triển khai hiệu quả các thỏa thuận, các chương trình học bổng hiệp định.
7.3. Tăng cường công tác quản lý đối với các chương trình liên kết giáo dục ở các cấp học, các cơ sở giáo dục, đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động tư vấn du học.
8. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo
8.1. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 2455/KH-GDĐT-KHTC ngày 17 tháng 7 năm 2019 về đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới, đặc biệt là lớp Một; triển khai có hiệu quả Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025.
8.2. Bổ sung xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học, phòng máy, máy vi tính tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động dạy và học.
9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
9.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học sinh, nhất là học sinh giỏi phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng đến trình độ quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố và đất nước trong giai đoạn tới. Tham mưu thành phố ban hành chế độ khen thưởng cho học sinh và giáo viên có công đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt các thành tích cao trong những kỳ thi quốc gia và quốc tế.
9.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục, hoạt động tự đánh giá và công khai chất lượng giáo dục của các nhà trường. Đẩy mạnh việc khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thành phố đạt các chuẩn quốc tế về Tiếng Anh, Tin học và các chương trình giáo dục, đào tạo.
9.3. Đẩy mạnh công tác phối hợp nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
9.4. Tham gia Tổng kết, đánh giá kết quả đạt được của Chương trình Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một (01) trong bảy (07) Chương trình đột phá của Thành phố (theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020).
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo
1.1. Thực hiện tốt các giải pháp đột phá trong Kế hoạch cải cách hành chính của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Mục tiêu chính là cải thiện chỉ số cải cách hành chính, rà soát để đơn giản hóa các thủ tục hành chính cấp phép theo hướng giảm “tiền kiểm” - tăng cường “hậu kiểm”, đẩy mạnh tiến độ xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; nâng cấp 100% thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; triển khai các công cụ nhằm đảm bảo việc thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt tại 100% các nhà trường.
1.2. Triển khai tốt, hiệu quả việc khảo sát sự hài lòng của người dân thành phố đối với dịch vụ công giáo dục; qua đó, làm cơ sở đề nghị điều chỉnh, cải tiến, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục các cấp
2.1. Triển khai các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tham mưu việc phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo những chương trình quốc tế.
2.2. Thực hiện công tác đánh giá, phân loại, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh và đúng quy định; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đạo đức lối sống đối với cán bộ quản lý giáo dục.
2.3. Thực hiện tuyển dụng, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm; đánh giá, phân loại công chức, viên chức bảo đảm thiết thực, khách quan, công bằng.
3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo
3.1. Phân bổ, quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm 2019 bảo đảm hiệu quả. Phối hợp với các sở ngành, chính quyền địa phương để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3.2. Thực hiện công tác xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật; trong đó, các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp.
3.3. Triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025.
4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
4.1. Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 và tích cực chuẩn bị cho kỳ thi năm 2020.
4.2. Đẩy mạnh tiến độ, đảm bảo chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục và hoạt động tự đánh giá tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Tích cực phối hợp thực hiện các kỳ khảo sát độc lập (PISA).
4.3. Đảm bảo công tác quản lý văn bằng chứng chỉ theo quy định.
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo
5.1. Chủ động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về giáo dục đào tạo và chủ động xử lý các vấn đề truyền thông về giáo dục. Tăng cường phối hợp, ký kết hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn thành phố.
5.2. Tăng cường truyền thông nội bộ; tổ chức truyền thông gương người tốt, việc tốt, tiêu biểu trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo, tạo sự đồng thuận trong toàn ngành và xã hội.
5.3. Đẩy mạnh tiến độ mở rộng Chương trình Truyền thông giáo dục và phối hợp để triển khai xây dựng Chương trình Truyền hình giáo dục của thành phố./.
|
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.