BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2477/BC-BNN-TT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2011 |
TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG, TRỒNG CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Thực hiện công văn số 1876/TTCP.CII ngày 15/07/2011 của Thanh tra Chính phủ về việc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ một số vấn đề như sau: Quy định, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt các dự án trồng cao su; Công tác điều tra, xác định hiện trạng rừng định kỳ; Điều tra, khảo sát hiện trạng rừng phục vụ lập và thẩm định lập dự án; Việc giao đất rừng và cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Việc giao khoanh nuôi bảo vệ phát triển rừng; Căn cứ, cơ sở việc xác định cây cao su là cây đa mục đích… là những vấn đề Thanh tra Chính phủ cần làm rõ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo Thanh tra Chính phủ một số nội dung sau:
Chính phủ đã có một số văn bản chỉ đạo việc thực hiện chủ trương phát triển 100 nghìn ha cao su tại Tây Nguyên như sau:
- Thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14/8/2006 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
- Thông báo số 200/TB-VPCP ngày 08/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về thực hiện kế hoạch trồng cao su tại các tỉnh Tây Nguyên.
- Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (tại khoản 2, Điều 1 của Quyết định này) đã định hướng quy hoạch phát triển cho vùng Tây Nguyên như sau:
“Vùng Tây Nguyên: tiếp tục trồng mới khoảng 95 - 100 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 280 nghìn ha”.
2. Về một số vấn đề liên quan đến quản lý rừng và việc chuyển đổi rừng sang trồng cao su:
2.1. Thông tư hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp
Để triển khai chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về phát triển 100 nghìn cao su tại Tây Nguyên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành 06 thông tư hướng dẫn sau:
- Thông tư 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su ở Tây Nguyên;
- Thông tư số 07/2008/TT-BNN ngày 25/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su ở Tây Nguyên;
- Thông tư số 39/2008/TT-BNN ngày 03/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 hướng dẫn việc chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su ở Tây Nguyên;
- Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.
- Thông tư số 10/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 bổ sung một số điểm Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.
Trong đó Thông tư số 07/2008/TT-BNN , số 39/2008/TT-BNN , số 10/2009/TT-BNN là các Thông tư bổ sung giải thích một số điều của Thông tư 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 và Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.2. Một số căn cứ để ban hành, sửa đổi và bổ sung các thông tư trên
Sở dĩ trong 03 năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 06 Thông tư trên là căn cứ vào một số chủ trương của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Thông tư số 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 căn cứ Thông tư số 125/TB-VPCP ngày 14/8/2006 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên (cho phép trồng cao su trên đất rừng nghèo kiệt, khuyến khích trồng rừng kinh tế theo 2 hướng là trồng cây công nghiệp và trồng rừng), cho vùng Tây Nguyên.
- Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 căn cứ vào Văn bản số 7670/VPCP-KTN ngày 17/11/2008 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 2855 QĐ/BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cây cao su là cây đa mục đích, phạm vi áp dụng cho cả nước (đối tượng: rừng tự nhiên là rừng nghèo kiệt) cho cả nước.
- Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 căn cứ vào Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (đối tượng: rừng tự nhiên là rừng nghèo) cho cả nước.
Các Thông tư trên quy định: để trồng cao su trên đất lâm nghiệp phải có 03 nguyên tắc cơ bản là có quy hoạch, đánh giá tác động môi trường và phù hợp đối tượng (đất, rừng sản xuất cho phép).
3. Cơ sở xác định cây Cao su là cây đa mục đích.
Theo định nghĩa cây đa mục đích là cây có 2 tác dụng trở lên như cây hồi, cây trám, cây sấu, cây quế, trong đó cây cao su cũng là cây có 2 tác dụng vừa cho mủ và cho gỗ.
Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị liên quan, Hội Khoa học và Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã họp, cho ý kiến và có văn bản số 2730/BNN-KHCN ngày 10/9/2008 khuyến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cây cao su là cây đa mục đích và đưa vào danh mục cây rừng.
4. Về các quy định trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt các dự án trồng cao su.
- Việc điều tra xác định hiện trạng, thẩm định theo các quy định hiện hành như lập ô đo đếm khoanh vẽ xác định diện tích, trữ lượng trạng thái rừng theo các Quy trình điều tra quy hoạch rừng của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành.
- Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt các dự án trồng cao su tại các địa phương thực hiện theo quy định của địa phương và hướng dẫn của ngành Kế hoạch và đầu tư. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có những hướng dẫn hay quy định khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Thanh tra Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.