ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2013 |
Khái quát chung về tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2013:
Trong năm 2013, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tình hình thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, điều này phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Trước những khó khăn trên, Lãnh đạo thành phố đã chủ động nắm bắt tình, để kịp thời chỉ đạo, điều hành giải quyết các khó khăn, vướng mắc, từ đó các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của thành phố vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hợp lý.
Việc triển khai nhiều dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm chỉnh trang đô thị cải thiện môi trường, chống ngập nước, giảm ùn tắt giao thông ...đã tác động đến sinh hoạt, đời sống của một bộ phận dân cư bị thu hồi đất để làm công trình dự án; chính sách pháp luật còn bất cập chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của một đô thị đặc biệt, công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư chưa đồng bộ...
Ủy ban nhân dân thành phố luôn quán triệt thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trực tiếp tiếp dân để lắng nghe tâm tư nguyện vọng và những bức xúc của người dân công dân, đồng thời, chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo và nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài. Qua đó, đã góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn địa bàn.
Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố trong năm 2013 vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng không gay gắt; số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm so với cùng kỳ năm 2012. Nội dung khiếu nại chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực bồi thường, giải tỏa, tái định cư chủ yếu tại các dự án, nội dung đơn tố cáo phản ánh chủ yếu về hành vi của cán bộ, công chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
1. Công tác tiếp công dân (Biểu số 2a):
a) Kết quả tiếp công dân:
Toàn thành phố đã tổ chức tiếp công dân: 38.018 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (gồm: tiếp thường xuyên: 30.378 lượt, lãnh đạo tiếp: 7.640 lượt), giảm 2.001 lượt (5%) so với cùng kỳ (cùng kỳ 40.014 lượt), gồm:
Cấp thành phố tiếp thường xuyên: Văn phòng Tiếp công dân thành phố đã tiếp 2.786 lượt công dân trực tiếp đến khiếu nại, so cùng kỳ tăng 34 lượt công; dân (tăng 1,25%), trong đó lãnh đạo Văn phòng tiếp 35 buổi/373 lượt công dân.
Tính đến ngày 08 tháng 11 năm 2013, Văn phòng Tiếp công (dân thành phố phục vụ lãnh đạo thành phố họp và tiếp công dân 35 buổi/40 vụ việc; cụ thể:
- Thường trực Thành ủy họp và tiếp công dân 17 buổi/20 vụ việc, so cùng kỳ tăng 17 buổi/20 vụ việc. Kết quả có 07 vụ việc (35%) đã giải quyết xong, còn 13 vụ việc (65%) chỉ đạo giao các sở ngành, quận huyện tiếp tục giải quyết.
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố tiếp công dân 10 buổi/13 vụ việc, so cùng kỳ tăng 08 buổi/08 vụ việc, trong đó 09 vụ việc (69%) đã giải quyết xong, 04 vụ việc (31%), đang tiếp tục xem xét giải quyết (02 vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân, 02 vụ thuộc thẩm quyền của quận-huyện đang giải quyết).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố họp và công dân tiếp 03 buổi/02 vụ việc, Phó Chủ tịch tiếp 05 buổi/05 vụ việc, so với cùng kỳ tăng 08 buổi/07 vụ việc. Kết quả đã giải quyết xong 03 vụ việc (43%), còn 04 vụ việc (57%) đang tiếp tục giải quyết (trong đó có 01 vụ việc giao Ủy ban nhân dân quận thực hiện, 03 vụ giao sở ngành thực hiện).
- Cấp quận-huyện tiếp: 18.671 lượt (tiếp thường xuyên: 14.733 lượt, lãnh đạo tiếp: 3.938 lượt);
- Cấp sở, ban, ngành tiếp: 5.207 lượt (tiếp thường xuyên: 5.102 lượt, lãnh đạo tiếp: 105 lượt);
- Cấp xã, phường tiếp: 11.325 lượt (tiếp thường xuyên: 7.757 lượt, lãnh đạo tiếp: 3.568 lượt).
- Tiếp công dân đoàn đông người: Trên địa bàn thành phố, tiếp 85 đoàn (gồm: tiếp thường xuyên: 74 đoàn, lãnh đạo tiếp: 11 đoàn, gồm: cấp thành phố tiếp: 33 đoàn; cấp quận-huyện tiếp 45 đoàn; cấp sở, ban, ngành tiếp: 04 đoàn; Cấp xã, phường tiếp: 03 đoàn), tăng 30 đoàn (54%) so với cùng kỳ (cùng kỳ 55 đoàn).
Năm 2013, trên địa bàn thành phố tiếp đoàn đông người tăng 30 đoàn so cùng kỳ nhưng không gay gắt, không mang tính chất phức tạp cụ thể là Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh tiếp tăng 21 đoàn đông người đến hỏi tiến độ triển khai thực hiện dự án và liên quan đến các vi phạm xây dựng tại huyện Bình Chánh.
2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo (Biểu số 2b)
Tiếp nhận, phân loại đơn: Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo toàn thành phố tiếp nhận mới là 7.535 đơn, giảm 4.263 đơn (35%) so với cùng kỳ (cùng kỳ 11.790 đơn);
Đã xử lý 7.532/7.535 đơn, đạt tỷ lệ 99,9%, chuyển kỳ sau 03 đơn. Trong đó: đơn không đúng quy định Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo (chuyển cơ quan có thẩm quyền, trả lại công dân/ tổ chức, lưu): 3.739 đơn; để lại giải quyết 3.793 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (gồm: khiếu nại: 3.536 đơn, tố cáo: 257 đơn), so cùng kỳ đơn thuộc thẩm quyền giảm 1.240 đơn (24%) (cùng kỳ 5.023 đơn). Trong đó:
Cấp thành phố : khiếu nại: 811 đơn, tố cáo : 68 đơn;
Cấp quận-huyện : khiếu nại: 2.175 đơn, tố cáo : 138 đơn;
Cấp sở-ngành : khiếu nại: 427 đơn, tố cáo : 25 đơn;
Cấp xã-phường : khiếu nại: 123 đơn, tố cáo 26 đơn.
3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo:
a) Kết quả giải quyết khiếu nại (Biểu số 2c):
Tổng số đơn khiếu nại đã giải quyết trên tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền: 3.044/3.536 đơn, đạt tỷ lệ 86%;
Phân tích tính chất khiếu nại đúng, sai cho thấy:
Khiếu nại đúng: 6%, khiếu nại sai: 86%, khiếu nại có đúng có sai: 8%;
Tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố là 811 đơn. Các cơ quan tham mưu đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết là 738/811 đơn đạt tỷ lệ 91%. Tiếp tục xem xét giải quyết là 73 đơn (Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành văn bản giải quyết 701/811 đơn, đặt tỷ lệ 86%).
b) Kết quả giải quyết tố cáo (Biểu số 2d):
Tổng số đơn tố cáo đã giải quyết trên tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền: 231/257 đơn đạt tỷ lệ 90%;
Phân tích tính chất tố cáo đúng, sai cho thấy:
Tố cáo đúng: 8%, tố cáo sai: 64%, tố cáo có đúng có sai: 28%.
Tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố là 68 đơn. Ủy ban nhân dân thành phố đã xem xét giải quyết 62/68 đơn, đạt tỷ lệ 91%; tiếp tục xem xét giải quyết là 04 đơn.
Tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải thực hiện là 400 quyết định, trong đó:
- Số quyết định có hiệu lực pháp luật phải tổ chức thực hiện: 267 quyết định. Trong đó: Đã tổ chức thực hiện xong: 202/267 quyết định; đang tiếp tục tổ chức thực hiện: 65 quyết định.
- Số quyết định chưa triển khai thực hiện được: 133 quyết định. Trong đó: 63 quyết định đang bị tổ chức, cá nhân khởi kiện tại Tòa án nhân dân; 53 quyết định cấp Thành phố đang xem xét; 17 quyết định Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đang xem xét
* Đánh giá công tác thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật:
Nhìn chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện đã quan tâm hơn công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, kết quả thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thành phố, đã có sự chuyển biến khá tích cực; việc tổ chức thực thực hiện quyết định từng bước đi vào nề nếp. Đặc biệt, tỷ lệ quyết định đã được tổ chức thực hiện đã nâng lên rõ rệt, trước năm 2012 toàn thành phố việc thực hiện quyết định bình quân chỉ đạt từ 40 đến 45%, hiện nay tỷ lệ thực hiện bình quân toàn thành phố đạt trên 75%.
Tuy nhiên, tính đến cuối kỳ báo cáo, quyết định chưa triển khai thực hiện xong là 65 quyết định. Điều này cho thấy các sở ngành quận-huyện cần tích cực phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nâng cao kỷ cương pháp luật giải quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là:
- Các quyết định còn tồn chưa thực hiện được chủ yếu là quyết định giải quyết của nhiều năm trước có liên quan đến đất đai, thường là đòi lại đất có diện tích lớn, quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài dẫn đến hiện trạng bị thay đổi; nội dung giải quyết liên quan đến nhiều người; hồ sơ giải quyết trước đây không xác định rõ vị trí, diện tích đất... nên khi thực hiện quyết định gặp khó khăn trong việc xác định vị trí giao đất theo nội dung giải quyết của quyết định, phải có sự phối hợp với các sở, ngành, có nhiều trường hợp phải báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Bộ ngành Trung ương.
- Kết quả thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật chưa được quy định cụ thể trong việc xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
- Chưa có sự phối hợp tốt giữa Ủy ban nhân dân các Quận huyện với các Sở - ngành; giữa Thanh tra các quận, huyện với cơ quan tổ chức thực hiện quyết định và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các Quận-huyện trong việc tổ chức thực hiện quyết định.
- Chưa có sự thống nhất trong việc phân công đầu mối theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dẫn đến công tác theo dõi, kiểm tra đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện gặp khó khăn và chưa kịp thời.
- Cơ quan được giao tổ chức thực hiện quyết định chưa nghiên cứu kỹ nội dung quyết định để xác định nội dung phải thực hiện, khi xây dựng kế hoạch chưa nêu rõ thời gian, biện pháp thực hiện đối với từng nội dung của quyết định dẫn đến việc thực hiện quyết định chưa đầy đủ, kéo dài.
Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2013 ban hành Quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp.
5. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo ngành Thanh tra thành phố tổ chức triển khai 24 Đoàn thanh, kiểm tra trách nhiệm tại 97 đơn vị. Qua thanh tra đã giúp cho lãnh đạo quận-huyện, sở-ngành kịp thời chấn chỉnh những hạn chế bất cập, nâng cao được nhận thức, vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành và thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Thực hiện Kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, Thành phố Hồ Chí Minh có 84 Vụ việc (có 70 vụ việc thuộc thẩm quyền của thành phố và 14 vụ việc được Bộ, ngành Trung ương kiểm tra, rà soát, xử lý). Được sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ xây dựng đã trực tiếp cử nhiều tổ công tác cùng Ủy ban nhân dân thành phố rà soát, kết hợp với kiểm tra, đôn đốc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.
Kết quả tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ ngành Trung ương đã giải quyết xong 77/84 vụ việc, đạt tỷ lệ 91,6%, còn 07/84 vụ việc. Trong đó 03 vụ việc phức tạp đang tập trung giải quyết thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân thành phố và 04 vụ việc Bộ, ngành Trung ương đang thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, thực hiện Văn số 189/C.III-TH ngày 06 tháng 6 năm 2013 của Cục III Thanh tra Chính phủ về việc thống kê các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài nằm ngoài các vụ việc của Kế hoạch 1130/KH-TTCP , Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo giao cho Thanh tra thành phố tham mưu xây dựng kế hoạch để rà soát cụ thể theo tinh thần Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
7. Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
Thành phố luôn xem công tác xây dựng thể chế là việc làm hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong năm 2013, Thành phố đã góp ý, cho ý kiến dự thảo luật và văn bản dưới luật đối với các nội dung có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo tổng kết thi hành Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố, tổng kết việc thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Chỉ đạo Thanh tra thành phố Xây dựng Quy trình tiếp công dân và xử lý đơn; Quy trình thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân quận, huyện, sở và cấp tương đương trong việc thực hiện pháp luật thanh tra; Xây dựng Quy trình giải quyết khiếu nại, Quy trình giải quyết tố cáo, Quy trình giải quyết khiếu nại đông người... đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đa dạng, phức tạp của thành phố.
Ngoài ra, trong năm 2013 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành hơn 2.300 văn bản chỉ đạo các sở-ngành và quận-huyện liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
8. Về công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
Trong năm 2013, thành phố đã tổ chức hơn 200 lớp tập huấn cho hơn gần 33.000 người; mở các lớp tập huấn kỹ năng cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Đánh giá:
1.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo.
a) Nguyên nhân khách quan:
- Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những diễn biến phức tạp, nhất là các khiếu nại bồi thường tại các dự án (như dự án xa lộ Hà Nội giai đoạn 2, dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm Quận 2; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Sing-Việt huyện Bình Chánh.... Số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết tại một số địa phương còn nhiều, nhất là tại các địa bàn có nhiều dự án; việc thụ lý giải quyết một số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn để kéo dài quá thời gian quy định.
- Trên địa bàn thành phố có nhiều dự án đã và đang được triển khai, một số hộ dân bị ảnh hưởng trong các dự án khi thu hồi đất, mặt khác, người dân các tỉnh nhập cư vào thành phố sinh sống và làm việc rất nhiều, nhu cầu về nhà ở tăng cao dẫn đến tình trạng xây dựng, lấn chiếm đất nhà nước quản lý, mua bán chuyển nhượng không đúng quy định ngày càng nhiều, khi bị thu hồi đất dạng này thường dẫn đến khiếu nại, tố cáo;
- Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được các cơ quan Trung ương xem xét lại, khi người dân gửi đơn khiếu nại tiếp, nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải quyết theo luật định vẫn nhận đơn, chuyển đơn nên người khiếu nại gửi đơn nhiều nơi, viện lý do có cơ quan nhà nước đang thụ lý đơn nên trì hoãn việc thực hiện quyết định, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại không có điểm dừng.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước nói chung, về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng chưa đi vào chiều sâu, đặc biệt là tại các khu dân cư, tổ nhân dân.
- Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, một số trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành quyết định đã giải quyết đúng pháp luật.
- Công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa được thống nhất, việc thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu nhất quán cũng dẫn đến việc giải quyết thiếu thống nhất và kéo dài.
- Nhân sự phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại nhiều đơn vị còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải thực hiện, thêm vào đó do áp lực công việc ngày càng cao nên dễ dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
1.2. Đánh giá ưu điểm, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, thường trực Ủy ban nhân dân thành phố và các sở-ngành, quận-huyện đã quan tâm thường xuyên chỉ đạo, sắp xếp thời gian để tiếp công dân, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn thành phố, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đến nay tình hình khiếu kiện đông người đã được kiểm soát, không phát sinh “điểm nóng”, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thành phố.
- Trong năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo nhằm tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố, sự quan tâm và trực tiếp tiếp công dân Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, đã góp phần giải quyết kịp thời các bức xúc của nhân dân, đặc biệt là đối với các vụ khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài.
- Công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân chấp hành và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật đạt kết quả tốt; Công tác tập huấn pháp luật được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức, trao đổi nghiệp vụ liên sở ngành nên tình hình giải quyết khiếu nại tại các quận-huyện, sở-ngành có chuyển biến tốt. Nhiều trường hợp sau khi được giải thích, công dân đã tự nguyện rút đơn khiếu nại. Tuy nhiên công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn nặng về hình thức tuyên truyền miệng thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút, hấp dẫn người dân tham gia. Thực tế có một bộ phận không nhỏ công dân chưa hiểu đúng về các quy định pháp luật hiện hành trong nhiều lĩnh vực như khiếu nại, tố cáo, quản lý đất đai, xây dựng, chính sách nhà đất qua các thời kỳ, xử lý vi phạm hành chính... Điều này thể hiện ở tỷ lệ số liệu đơn khiếu nại sai; đơn khiếu nại, tố cáo gởi không đúng cơ quan thẩm quyền hoặc gởi vượt cấp... còn cao;
- Hồ sơ giải quyết khiếu nại nhìn chung đảm bảo chất lượng, tỷ lệ quyết định giải quyết khiếu nại của cấp quận-huyện bị sửa đổi thấp. Đặc biệt, số lượng đơn thư tiếp nhận mới trong năm giảm, các vụ khiếu nại phức tạp , tồn đọng bức xúc kéo dài được quan tâm giải quyết đạt kết quả tích cực. Tuy vậy, việc hòa giải tranh chấp tại cơ sở đạt hiệu quả chưa cao vì một số địa phương bố trí cán bộ chưa đủ năng lực, chưa đủ kinh nghiệm phụ trách công việc.
- Kế hoạch 1130/KH-TTCP được triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc đúng quy trình, đặc biệt là đã chủ động có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và Địa phương góp phần giải quyết nhanh các khiếu nại của công dân tại địa phương, đồng thời hạn chế khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Đặc biệt, qua thực hiện Kế hoạch 1130 đã góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chính quyền, đồng thời tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ chính quyền thành phố; trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên.
- Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo được quan tâm, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan bành chính nhà nước.
- Nhiều vụ việc khiếu nại đã được các cấp chính quyền giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo hợp lý, hợp tình nhưng công dân vẫn không chấp nhận kết quả giải quyết, tiếp tục khiếu nại kéo dài, chuyển sang tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích (nhiều trường hợp người bị tố cáo là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý), gây lúng túng cho cơ quan chuyển đơn và cơ quan giải quyết tố cáo, đồng thời là một trong những nguyên nhân chuyển đơn "lòng vòng", việc giải quyết không có điểm dừng, gây áp lực cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, làm mất thời gian của cơ quan nhà nước...
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay”; Quyết định 3141/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện các giải pháp tại Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/2012/CT-UBND ngày 02 tháng 05 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác kiểm tra, đôn đốc hoặc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các văn bản giải quyết tố cáo và các kết luận thanh tra kinh tế - xã hội của Bộ, ngành Trung ương hoặc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ; các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố;
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân; Văn bản số 1844/TTCP-VP ngày 29 tháng 6 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ về triển khai thực hiện Đề án và Quyết định số 4830/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2012, theo Quyết định 5853/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Đề án Kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nắm chắc tình hình khiếu nại đông người để có kế hoạch giải quyết kịp thời ngay tại cấp cơ sở; thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đối thoại và tái đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết. Đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng đơn giải quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn và vượt cấp lên Trung ương;
- Thực hiện công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, văn bản pháp luật, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm lãnh đạo tập trung, thống nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện Luật Khiếu nại tố cáo, đặc biệt là việc thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, nâng cao trách nhiệm vai trò người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung tổ chức thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục rà soát thực hiện trong việc theo dõi, đôn đốc các đơn vị có liên quan đối với các vụ việc còn lại theo Kế hoạch 1130 của Thanh tra Chính phủ và triển khai thực hiện các vụ việc phức tạp theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân đặc biệt là tại các phường, xã, thị trấn. Tăng cường vai trò hòa giải của tổ dân phố, khu phố, phường trong công tác giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, hạn chế thấp nhất số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến nhiều nơi; Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Chủ động chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan thuộc quyền giải quyết kịp thời, đúng quy định các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan mình. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, bổ sung số lượng, nâng cao năng lực chuyên môn cho lực lượng cán bộ - công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo về công tác tiếp công dân , xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật; Triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và Văn bản số 4033/UBND-PCNC ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện chế độ chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức triển khai thực hiện sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại. tố cáo và Chương trình hành động số 34-CT/TU ngày 02 tháng 05 năm 2008 của Thành ủy về thực hiện Thông báo 130-TB/TW, Quyết định số 3141/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 34-CT/TU của Thành ủy.
1. Kiến nghị Chính phủ:
- Xem xét kiến nghị Bộ Chính trị tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện Thông báo số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Xem xét kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện cơ chế ủy quyền đối thoại khi giải quyết khiếu nại lần hai cho Chánh Thanh tra thành phố, Giám đốc các Sở - ngành thành phố, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khiếu nại của công dân.
- Sớm ban hành cơ chế pháp lý để xử lý các vụ việc tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích.
- Không xem xét lại đơn khiếu nại mà Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận, chỉ đạo giải quyết và địa phương đã thực hiện xong.
2. Kiến nghị Thanh tra Chính phủ:
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương, Thanh tra Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân các tỉnh tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Sớm ban hành Thông tư về hệ thống mẫu biểu trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011.
- Xây dựng cơ chế phối hợp xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các vụ việc khiếu nại của công dân mà các Bộ, ngành Trung ương đã có quyết định giải quyết theo thẩm quyền, cũng như đối các vụ việc khiếu nại mà Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận chỉ đạo giải quyết và địa phương đã thực hiện xong, nhằm hạn chế việc chuyển đơn về địa phương để tiếp tục xem xét giải quyết.
- Nghiên cứu xây dựng phần mềm theo dõi, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo kết nối liên thông giữa Thanh tra Chính phủ với cơ quan Thanh tra các cấp.
3. Kiến nghị Ban Thường vụ Thành ủy:
Chỉ đạo các quận, huyện ủy và các tổ chức Đảng thuộc Thành ủy tiếp tục quán triệt Thông báo số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 34-CTTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy; đồng thời, quan tâm chỉ đạo chính quyền các cấp, tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, đặc biệt là đối với các địa phương có nhiều dự án, có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.