BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2017/BC-BNN-TCTS |
Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2012 |
TÌNH HÌNH THIỆT HẠI TRÊN TÔM NƯỚC LỢ VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Tôm nuôi nước lợ là một trong hai đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực ở nước ta, năm 2011 giá trị xuất khẩu từ tôm nuôi đạt 2,15 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nuôi tôm góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng ven biển. Tuy nhiên, nuôi tôm nước lợ ở nước ta còn gặp rất nhiều rủi ro. Từ tháng 3/2012 đến nay, dịch bệnh bùng phát ở vùng ven biển Nam bộ (Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang), ven biển miền Trung (Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), và ven biển Bắc bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng). Tổng diện tích tôm nuôi bị chết do dịch bệnh trên toàn quốc là 38.381 ha, gây thiệt hại ước tính là 5.500 tỷ đồng. Dịch bệnh đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho người dân ở các vùng nuôi tôm.
Để hỗ trợ kịp thời người dân trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục thiệt hại, tiếp tục phát triển nuôi tôm lâu dài hiệu quả, bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin kính đề nghị Thủ tướng một số chủ trương và chính sách như sau:
Theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, mức hỗ trợ thiệt hại cho người nuôi tôm bị dịch bệnh là quá thấp so với thực tế thiệt hại do dịch bệnh gây ra (từ 3-5 triệu đồng/ha, tương đương 2% tổng thiệt hại), đề nghị Thủ tướng cho điều chỉnh mức hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/ha (tương đương khoảng 10% tổng thiệt hại).
Do dịch bệnh, nhiều người nuôi tôm hiện thiếu vốn khôi phục sản xuất, Kính đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu nợ, tiếp tục cho vay với lãi suất phù hợp để người dân có vốn tiếp tục sản xuất.
Thí điểm bảo hiểm nuôi tôm ở một số địa phương có hiệu quả tốt. Tham gia bảo hiểm, người nuôi tôm tự giác hơn về ý thức trách nhiệm, tuân thủ quy trình nuôi và được hỗ trợ khi có rủi ro, thiệt hại. Kính đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính triển khai mở rộng áp dụng bảo hiểm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh ven biển.
Hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, hệ thống điện ở các vùng nuôi tôm có vai trò rất quan trọng, một trong những điều kiện cần thiết đảm bảo nuôi tôm bền vững. Hiện nay hầu hết các vùng nuôi tôm ở nước ta hạ tầng vùng nuôi tôm chưa được đầu tư thích đáng. Năm 2012, tổng số vốn đầu tư cho hạ tầng nuôi trồng thủy sản cả nước là 670 tỷ đồng, quá ít so với nhu cầu đầu tư. Do tầm quan trọng của hạ tầng vùng nuôi với giảm thiểu rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm, Kính đề nghị Thủ tướng đồng ý từ năm 2013 tăng cường vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các vùng nuôi tôm, đặc biệt các vùng nuôi tôm tập trung, thâm canh. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, đề nghị Thủ tướng cho vận động vốn vay ODA để đầu tư hạ tầng các vùng nuôi tôm.
Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương có nuôi tôm, khi triển khai xây dựng nông thôn mới, trước tiên dành nguồn lực rà soát quy hoạch nuôi tôm, đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm, xây dựng tổ đội, hiệp hội trong tổ chức sản xuất nuôi tôm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo Thủ tướng.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.