ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2022 |
Kính gửi: Chính phủ.
Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm phục hồi kinh tế - xã hội sau tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, kiến tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Ngay từ những ngày đầu năm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, bám sát phương châm hành động của Chính phủ năm 2022 “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”; tập trung triển khai ban hành một số nội dung quan trọng như: (1) Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; (2) Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 về tổ chức thực hiện chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”; (3) Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 về ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025; (4) Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 về mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; (5) Quyết định số 4474/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 về ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Để đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu, Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức nhiều hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quan trọng:
1. Tổ chức các Đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì đến làm việc tại các sở, ban, ngành, quận, huyện và thành phố Thủ Đức nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và xác định các nội dung công tác trọng tâm năm 2022 phù hợp với yêu cầu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Bám sát Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về mục tiêu, chỉ tiêu và Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2022; thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã chủ động xây dựng và kịp thời ban hành, triển khai các Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, phân công cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trực thuộc để triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ngay từ những ngày đầu năm 2022.
2. Rà soát, thành lập, kiện toàn các Tổ công tác: Tổ công tác về đầu tư; Tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư có sử dụng đất không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Tổ công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Tổ công tác theo dõi, chỉ đạo hoạt động các Tổng Công ty 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Nhóm công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI; Tổ công tác Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh; Tổ công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; các tổ công tác đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công.
3. Tranh thủ xin ý kiến, tổ chức làm việc với Đoàn công tác của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền; đề xuất những nhóm vấn đề lớn, quan trọng, thiết thực, cấp bách, có tính chất chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững của Thành phố.
4. Tiếp tục lãnh đạo triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là các dự án quan trọng, cấp bách của Thành phố. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3, nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4; rà soát tổng thể các dự án chống ngập trên địa bàn Thành phố; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đô thị 1 theo kế hoạch đề ra; hoàn thành các thủ tục đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 2; phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình xung quanh nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất.
5. Tập trung công tác kiểm soát và phòng, chống dịch; tập trung rà soát, cập nhật kịch bản, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra “dịch chồng dịch” khi các dịch bệnh khác như dịch đậu mùa khỉ, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp.
6. Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị gắn với tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội; đề xuất Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 về các cơ chế, chính sách phát triển Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng với vị trí, vai trò của đô thị đặc biệt, phù hợp trong bối cảnh, tình hình mới. Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 33/2021/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.
7. Tổ chức Hội nghị tổng kết Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016-2021 và ký kết Quy chế phối hợp công tác nhiệm kỳ 2021-2026. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát; đảm bảo chất lượng công tác thẩm tra các tờ trình theo đúng quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác; sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng chuyên môn nhân sự tham mưu, giúp việc theo hướng từng bước chuyên nghiệp, hiện đại; triển khai các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, các phiên chất vấn, trả lời chất vấn, giải trình đối với các ngành, các cấp có liên quan theo yêu cầu thực tiễn đặt ra.
8. Thành phố đã tổ chức buổi gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các cán bộ, nhân viên y tế; tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn chung của ngành y tế, bao gồm cả vấn đề ổn định đời sống vật chất, ổn định sức khỏe tinh thần cho cán bộ, nhân viên y tế[1]. Thành phố đề xuất Bộ Nội vụ đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt biên chế cho Thành phố để phù hợp với thực tiễn khối lượng công việc và đặc thù của Thành phố và khu vực.
9. Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005, Kết luận số 27-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020. Kết quả thực hiện Nghị quyết 53 đã giúp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Đông Nam bộ giữ vững vai trò đầu tàu về kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ; là trung tâm tài chính, logistics, đầu mối giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước.
10. Tập trung công tác cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật kỷ cương; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu để triển khai hiệu quả Chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”; đặc biệt là nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công, nâng cao các chỉ số PCI, DPCI, PAPI, PAR index; nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Công tác chỉ đạo, điều hành được quan tâm thực hiện, các kế hoạch được xây dựng và triển khai, nội dung phù hợp với quy định và thực tế của các địa phương.
Kinh tế thành phố tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Thành phố tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền đô thị; kiên trì cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản trị công. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Ủy ban nhân dân Thành phố đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm vượt qua khó khăn, ổn định các mặt tình hình kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
II. Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2022
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm ước tăng 9,71% so với cùng kỳ. Trong đó, Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 4,04%; Khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 12,28% (ngành công nghiệp tăng 12,59% so với cùng kỳ); Khu vực thương mại dịch vụ ước tăng 10,05%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 4,32% so với cùng kỳ.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng ước đạt 804.728 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 17,4%), trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 92,1%; dịch vụ lữ hành tăng 147,3% do khách du lịch đến Thành phố tăng trở lại.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng tốt[2]:
- Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố 09 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dự ước đạt 35,96 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 3,4%).
- Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 47,8 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
- Du lịch[3]: Tổng doanh thu du lịch 9 tháng ước đạt 89.527 tỷ đồng, tăng 126,5% so với cùng kỳ năm 2021 (9 tháng năm 2021 là 39.523 tỷ đồng, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19), tăng 11,9 % so với kế hoạch năm 2022. Khách du lịch nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt là 20.618.916 lượt, tăng 166,1% so cùng kỳ năm 2021 (9 tháng năm 2021 là 7.750.000 lượt), tăng 3,1% so với kế hoạch năm 2022. Khách quốc tế ước đạt 2.110.366 lượt, tăng 100% so cùng kỳ năm 2021, đạt 60,3% so với kế hoạch năm 2022.
Triển khai Kế hoạch về phục hồi hoạt động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn COVID-19 đến năm 2022[4]; Kế hoạch về tổ chức chương trình thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City”[5]; Kế hoạch về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới[6]. Triển khai kế hoạch tổ chức Chương trình hiến kế khôi phục du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung tay khởi động du lịch”, tổ chức 02 giai đoạn trong năm 2021 và năm 2022. Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch nói riêng[7] và đối với các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh[8]. Tổ chức Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022 với Chủ đề “Sống động từng trải nghiệm”; tiếp tục triển khai các hoạt động của Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022; Ngày hội Khinh khí cầu và các hoạt động thể thao dưới nước; Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 16 năm 2022 (ITE-HCMC 2022) với chủ đề “Cùng vững bước, cùng đi lên”. Tiếp tục tập trung xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.
Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025. Công bố và cập nhật tài nguyên du lịch gồm 366 tài nguyên du lịch[9] đặc sắc trên ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động. Triển khai 02 nội dung quan trọng của Đề án Du lịch thông minh (i) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch, phục vụ 04 đối tượng người sử dụng[10] (ii) Tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố, phối hợp cùng Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT và Công ty TNHH Shutta Việt Nam thống nhất triển khai thử nghiệm hệ thống tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố (Social listening).
Về phát triển sản phẩm du lịch, nhằm triển khai chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City” và phát triển sản phẩm du lịch theo hướng mỗi quận/huyện có ít nhất 01 sản phẩm du lịch đặc trưng, các địa phương trên địa bàn Thành phố đã cho ra mắt các chương trình tham quan Thành phố: tổ chức khảo sát sản phẩm du lịch tại quận Tân Phú, Quận 5, Quận 8 gắn với việc cho ra mắt các chương trình tham quan Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu nét văn hóa địa phương, dành cho khách du lịch như chương trình tham quan “Tân Phú đi là nhớ”, chương trình tham quan “Ký ức Sài Gòn - Chợ Lớn”, chương trình tham quan Quận 8 gắn với Tuần lễ trái cây “Trên Bến dưới thuyền” lần I năm 2022 - do Quận 8 lần đầu tiên tổ chức- với chủ đề “Hội về trên Bến Bình Đông”, “Sài Gòn trăm năm - Hoa trái thương hồ”, “Good morning Saigon”; chương trình “Về Chợ Lớn xem múa lân”. Phối hợp với Quận 1 giới thiệu chương trình du lịch “Quận 1 - sống động Sài Gòn” và “Ký ức Biệt động Sài Gòn” Đồng thời tiến hành khảo sát và chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo “Du thuyền trên Sông Sài Gòn”. Tổ chức đón đoàn khách du lịch MICE lớn nhất trong số các đoàn khách mà Việt Nam từng đón với quy mô 460 khách từ Ấn Độ và 123 khách du lịch MICE quốc tịch Nam Phi của công ty ABSA đến tham dự hội nghị.
Đẩy mạnh truyền thông quảng bá du lịch Thành phố, khai thác lợi thế của các kênh truyền thông quốc tế; tập trung các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, giao ban định kỳ công tác phát triển du lịch năm 2022. Phối hợp tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng; hội nghị sơ kết Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2021-2025.
- Dịch vụ vận tải:
Trong 9 tháng đầu năm 2022, khối lượng vận tải hành khách công cộng ước đạt 241,2 triệu lượt hành khách, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 60% so với kế hoạch năm 2022 (kế hoạch năm 2022 là 402 triệu lượt hành khách). Số lượt vận tải hành khách bằng đường thủy ước đạt 22,62 triệu lượt hành khách, tăng 51,63% so với cùng kỳ. Số lượng hành khách đi và đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường sắt ước đạt 867.463 lượt hành khách (tăng 165% so với cùng kỳ), số lượng hành khách đi và đến tại sân bay Tân Sơn Nhất ước đạt 24.865.135 lượt hành khách (tăng 246,9% so với cùng kỳ). Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt 123,25 triệu tấn, giảm 3,45% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 127,66 triệu tấn). Sản lượng hàng hóa thông qua đường thủy nội địa ước đạt 52,24 triệu tấn, giảm 5,65% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 55,37 triệu tấn).
- Thông tin và Truyền thông:
Thành phố đã triển khai thí điểm Hệ thống thông tin theo dõi chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố phục vụ công tác quản trị, điều hành của lãnh đạo Thành phố. Triển khai đưa vào vận hành chính thức Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố (LGSP) có các dịch vụ dùng chung[11] để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị tại Thành phố[12] và kết nối liên thông thành công với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), thực hiện liên thông với Cổng dịch vụ công Quốc gia và các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành[13]. Đang hoàn thiện Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử Thành phố. Ban hành Kế hoạch về triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022[14]; Kế hoạch triển khai chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030” năm 2022[15]. Triển khai Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số năm 2022. Ra mắt Cổng thông tin Chuyển đổi số của Thành phố tại https://chuyendoiso.hochiminhcitv.gov.vn.
Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án (Đề án 06) phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố (đến nay đã hoàn thành việc số hóa 4 loại sổ: sổ đăng ký kết hôn, sổ đăng ký khai sinh, sổ đăng ký khai tử và sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con).
Triển khai thực hiện nhiều kế hoạch trong công tác cải cách hành chính[16]. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở triển khai công tác tuyên truyền các nội dung liên quan công tác cải cách hành chính của Thành phố, Ban hành kế hoạch về truyền thông chủ đề và chương trình công tác năm 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố đang tích cực chuẩn bị các nội dung về kỹ thuật, thủ tục đầu tư với mục tiêu đảm bảo hoàn thành cổng Dịch vụ công của thành phố và đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 3, 4 trong năm 2022.
Hợp tác về hoạt động của Nhóm công tác chung giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thế giới về sự phát triển toàn diện và bền vững của Thành phố đối với lĩnh vực: Chuyển đổi số - động lực phát triển bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung vào quản trị dữ liệu, chính quyền số và kinh tế số.
- Thị trường chứng khoán[17]:
Đến nay, có 73 công ty chứng khoán là thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố với tổng vốn điều lệ hơn 103.000 tỷ đồng; có 402 cổ phiếu, 15 trái phiếu, 3 chứng chỉ quỹ và 164 chứng quyền được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tổng khối lượng niêm yết đạt hơn 138,62 tỷ chứng khoán, tăng 13,09% so với đầu kỳ. Tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt hơn 1.392.063 tỷ đồng, tăng 14,22% so với đầu ngày 04 tháng 01 năm 2022. Giá trị vốn hóa thị trường đạt 5.092.550 tỷ đồng, giảm 12,77% so với đầu ngày 04 tháng 01 năm 2022 nhưng tăng 1,46% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong kỳ, chỉ số VN-Index thiết lập đỉnh lịch sử tại mức 1.528,57 điểm vào ngày 06/01/2022. Sau đó, thị trường bước vào giai đoạn diễn biến giằng co. Chốt phiên giao dịch 22 tháng 9 năm 2022, chỉ số VN-Index đạt 1.214,70 điểm, giảm 283,58 điểm tương đương giảm 18,92% so với đầu ngày 04 tháng 01 năm 2022 (1.498,28 điểm). Một số nguyên nhân tác động đến xu hướng giảm điểm trong kỳ: Tình hình cạnh tranh chính trị, khủng hoảng năng lượng thế giới, Các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, Lãi suất tiền gửi trong nước có xu hướng gia tăng.
- Hoạt động ngân hàng[18]:
+ Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn (số liệu dự ước) đến cuối tháng 9 ước đạt 3.269.400 tỷ đồng, tăng 4,0% so với cuối năm 2021 và tăng 8,45% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm 90,1% tổng nguồn vốn huy động[19].
+ Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến cuối tháng 9 ước đạt 3.174.200 tỷ đồng, tăng 12,0% so với cuối năm 2021 và tăng 19,35% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 55,2% tổng dư nợ, tăng 13,76% so với cuối năm 2021 và tăng 20,70% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 44,8%, tăng 9,91% so với cuối năm 2021 và tăng 17,73% so với cùng kỳ.
+ Tình hình dư nợ các chương trình tín dụng:
Các chương trình tín dụng và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh đã được thực hiện hiệu quả trên địa bàn Thành phố.
Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên đạt 194.718 tỷ đồng[20], với 35.282 khách hàng vay vốn. Trong đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 146.899 tỷ đồng, chiếm 75,43%.
Chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp trong Khu chế xuất - Khu công nghiệp: Dư nợ cho vay đạt 224.203 tỷ đồng gồm 3.775 khách hàng vay vốn; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 181.266 tỷ đồng; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 42.937 tỷ đồng.
Chương trình cho vay theo chương trình bình ổn thị trường[21]: lũy kế doanh số cho vay đạt 695,9 tỷ đồng với 33 doanh nghiệp.
Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố: đã thực hiện được với số tiền là 336.221,94 tỷ đồng, cho vay 26.799 khách hàng.
Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, thiệt hại do COVID-19, các ngân hàng thương mại tập trung hỗ trợ 2 nhóm chủ yếu là giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ. Có 1.219.572 khách hàng còn dư nợ với số tiền 527.990,36 tỷ đồng, trong đó: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 385.978 khách hàng với dư nợ hiện tại 76.271 tỷ đồng; Miễn giảm lãi cho 109.924 khách hàng với dư nợ 3.926 tỷ đồng; Cho vay mới 723.670 khách hàng với dư nợ 447.793 tỷ đồng. Đã tiếp nhận và trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho 952/953 trường hợp doanh nghiệp phản ánh bị ảnh hưởng thiệt hại.
Thực hiện chính sách Hỗ trợ lãi suất 2% theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước tại Thành phố đạt: 276,06 tỷ đồng tổng dư nợ cho vay. Doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất lũy kế đạt 276,44 tỷ đồng cho 17 khách hàng; Tổng số tiền đã hỗ trợ lãi suất lũy kế đạt 480,27 triệu đồng.
- Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư:
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Thành phố đã đón tiếp và làm việc với 81 đoàn trong và ngoài nước[22] đến tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh và trao đổi về các hoạt động về xúc tiến thương mại và đầu tư . Tổ chức 80 hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước thông qua các sự kiện hội chợ - triển lãm thương mại và đầu tư; tổ chức các chương trình hội thảo và kết nối doanh nghiệp (B2B); tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các dự án trọng điểm của Thành phố[23] và tham vấn ý kiến của các nhà đầu tư[24]; đồng thời hỗ trợ các tỉnh/thành[25] và các nước[26] tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các địa phương. Tổ chức 13 chương trình huấn luyện - đào tạo[27] hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, kỹ năng xúc tiến thương mại và đầu tư với hơn 1000 lượt doanh nghiệp tham gia.
Trang thông tin điện tử Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền Thành phố phiên bản tiếng Anh đã chính thức được vận hành trên nền tảng website Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền Thành phố; đồng thời được đồng bộ cơ sở dữ liệu về kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị cũng như các đề xuất, hiến kế của doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tích hợp vào Hệ thống tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố (gọi tắt Dashboard Kinh tế - xã hội).
Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu tư (MIS): được thực hiện trên 2 ngôn ngữ (Việt - Anh) phù hợp cho từ đối tượng (Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu và Nhà đầu tư), cập nhật hơn 2.350 tài liệu báo cáo của 70 sản phẩm trong 21 ngành hàng ứng với từng thị trường.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm ước tăng 19,6% so với cùng kỳ[28], trong đó 04 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm ước tăng 24,4% so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 10,9%), cao hơn 4,8 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trở lại cho thấy xu hướng phục hồi ngày trở nên rõ nét hơn của nền kinh tế. Các doanh nghiệp đã nỗ lực mở rộng sản xuất bù lại khoảng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên kết quả sản xuất công nghiệp chung của Thành phố có chiều hướng phát triển tốt.
Trong đó, (1) Ngành hóa dược - cao su - nhựa: IIP 9 tháng ước tăng 31,5% (cùng kỳ giảm 7,4%); (2) Ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống ước tăng 32,8% (cùng kỳ giảm 14,5%); (3) Ngành cơ khí ước tăng 14,2% (cùng kỳ giảm 8,1%); (4) Ngành sản xuất hàng điện tử ước tăng 5,3% (cùng kỳ giảm 15%).
- Khu Công nghệ cao[29]: 9 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao ước đạt 18,246 tỷ USD tăng 12,5% so với cùng kỳ và đạt 70,2% so với kế hoạch đề ra, xuất khẩu đạt 13,525 tỷ USD giảm 9,8%, nhập khẩu đạt 13,416 tỷ USD giảm 4,5% so với cùng kỳ. Lũy kế đến nay, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao của KCNC ước đạt 125,664 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 1 15,535 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 108,812 tỷ USD.
Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp lũy kế 9 tháng ước đạt 14.131,3 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 11,37% so cùng kỳ); trong đó, trồng trọt tăng 3% so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 6,75%), chăn nuôi tăng 4,3 so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 12,63%), thủy sản tăng 0,6% so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 16,99%). Về chuyển dịch cơ cấu: trồng trọt chiếm tỷ trọng 23,7% (cùng kỳ 24%), chăn nuôi 38,7% (bằng cùng kỳ), thủy sản 28,1% (cùng kỳ 28,3%). Giống cây trồng xuất khẩu khoảng 63,21 tấn hạt giống (gồm 47,21 hạt giống rau và 16 tấn hạt giống lúa, giảm 42,1% so với cùng kỳ). Cá cảnh: số lượng cá cảnh xuất khẩu là 8,55 triệu con, giảm 26,96% so cùng kỳ. Cá sấu: Các trại đã xuất khẩu 35.100 tấm da cá sấu, 11.418 sản phẩm da cá sấu; kim ngạch đạt 55,626 tỷ đồng (cùng kỳ kim ngạch đạt 24,8 triệu đồng).
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư công, thành lập doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp của nước ngoài
- Tình hình thực hiện vốn đầu tư công:
Theo số liệu cập nhật đến ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Kho bạc Nhà nước Thành phố thì tổng số vốn giải ngân ước đạt là 9.913,235 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 26,1% tổng kế hoạch vốn giao.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và hoàn thành thắng lợi kế hoạch đầu tư công năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2022, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp mang tính thường xuyên, đặc thù của công tác giải ngân vốn đầu tư công cho các cơ quan thực hiện, đảm bảo tối đa việc hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Thành phố.
Ngoài các giải pháp mang tính thường xuyên nêu trên, để hoàn thành được mục tiêu về giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của Thành phố, trong các tháng đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố đã thực hiện các giải pháp cụ thể:
- Tổ chức Hội nghị giao ban rà soát, kiểm tra tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công hàng tháng để đánh giá kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công định kỳ hàng tháng, lắng nghe và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của đơn vị đảm bảo các dự án triển khai đúng thời gian thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tránh để xảy ra tình trạng “ngâm” vốn dẫn đến phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.
- Thành phố thực hiện linh hoạt trong công tác điều hành kế hoạch vốn. Vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành phố đã trình Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp tháng 7 các Tờ trình về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn và điều chỉnh Kế hoạch vốn năm 2022, trong đó tiếp tục bổ sung vốn năm 2022 cho các dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hấp thụ vốn tốt, các dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định và đủ điều kiện để bố trí vốn và đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua. Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư thực hiện rà soát tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách địa phương, và tham mưu Hội đồng nhân dân Thành phố điều hòa vốn linh hoạt, phấn đấu hoàn thành giải ngân toàn bộ kế hoạch đầu tư công năm 2022.
- Thành lập 03 Tổ công tác: Tổ công tác thúc đẩy giải ngân các dự án được giao vốn lớn; Tổ công tác rà soát các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; Tổ công tác rà soát, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Các Tổ công tác định kỳ họp giao ban với cơ quan, đơn vị chủ đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án trong quá trình triển khai thực hiện, phấn đấu kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 đạt tỷ lệ 100% tổng số vốn giao theo đúng các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Để có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố trong các tháng còn lại của năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, cơ quan chủ quản, chủ đầu tư tập trung chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp theo Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và các định hướng, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố nêu trên để đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố, cụ thể Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ ban hành Chỉ thị về về tăng cường thực hiện, giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2022 và trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị. Phấn đấu đến hết năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố đạt từ 95% tổng số vốn giao.
- Thành lập doanh nghiệp: Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2022 là 832.959 tỷ đồng, tăng 2,57% so với cùng kỳ. Trong đó:
+ Thành phố có 32.925 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 376.173 tỷ đồng, tăng 46,6% về số lượng so với cùng kỳ[31] và giảm 1,33% về vốn đăng ký so với cùng kỳ; có 67.402 doanh nghiệp đăng ký vốn điều chỉnh bổ sung tăng 456.786 tỷ đồng, tăng 6,03% so với cùng kỳ[32].
+ Có 3.340 doanh nghiệp giải thể, tăng 12,8% so với cùng kỳ[33]; có 18.306 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 43,85% so với cùng kỳ; có 11.362 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 14,21% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp trên hệ thống hiện tại là 505.196 doanh nghiệp với số vốn 9.774.019 tỷ đồng.
- Đầu tư nước ngoài[34]:
Trong 9 tháng đầu năm 2022, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được hơn 2,97 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 567 dự án[35] với tổng vốn đầu tư đăng ký là 348,01 triệu USD (tăng 40,4% số dự án cấp mới, giảm 8,5% về vốn đầu tư so với cùng kỳ)[36]. Có 114 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 1,49 tỷ USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), giảm 3,4% về số dự án và tăng 129,7% về vốn điều chỉnh so với cùng kỳ.
Đồng thời, Thành phố cũng chấp thuận cho 1.797 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tương đương 1,13 tỷ USD, tăng 6,7% về số trường hợp so với cùng kỳ, giảm 14,7% về vốn so với cùng kỳ. Bên cạnh những dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng, tính từ đầu năm đến nay có 95 dự án đề nghị chấm dứt hoạt động.
- Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm ước đạt là 349.902,797 đồng, đạt 90,52% dự toán năm và tăng 27,69% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa: 245.153,604 tỷ đồng, đạt 90,77% dự toán, tăng 31,42% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 104.739 tỷ đồng, đạt 89,90% dự toán, tăng 19,74% so cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) là 44.230,013 tỷ đồng, đạt 44,38% dự toán, bằng 97,67% so cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển là 11.509,188 tỷ đồng, đạt 26,43% dự toán, tăng 0,87% so cùng kỳ. Chi thường xuyên là 31.143,692 tỷ đồng, đạt 64% dự toán, bằng 98,92% so cùng kỳ.
6. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị
Đã tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; Thành phố cũng đã ban hành Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2022 về duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040. Thành phố đang chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức tập trung triển khai công tác tổ chức đấu thầu.
Công tác rà soát, đánh giá quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được chú trọng thực hiện. Trong 09 tháng đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc rà soát thẩm định điều chỉnh 26 đồ án quy hoạch phân khu (QHPK) tỷ lệ 1/2000 với tổng diện tích 152,1063 ha và đối với các đồ án QHPK tỷ lệ 1/500 Sở đã rà soát thẩm định điều chỉnh 05 đồ án, 03 nhiệm vụ, 03 dự án với tổng diện tích 179,6425 ha; Kết quả góp phần tích cực trong phục vụ công tác quản lý phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố. Chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc tiếp tục phối hợp Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh hoàn chỉnh đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, Phường 28, quận Bình Thạnh. Thành phố đang xem xét, báo cáo Bộ Xây dựng chấp thuận một số nội dung lập điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu đô thị Tây Bắc Thành phố.
Phê duyệt Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố giai đoạn 2020 - 2035 và ban hành Kế hoạch triển khai Đề án. Trên cơ sở đó, Thành phố đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo về xây dựng Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố để rà soát, thực hiện các nội dung công việc được phân công tại Quyết định số 318/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch triển khai Đề án.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố hoàn chỉnh dự toán theo ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định dự toán nhiệm vụ quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để hoàn thành công tác thẩm định, làm cơ sở phê duyệt dự toán và thực hiện các bước đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch Thành phố.
- Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở: Trong 9 tháng đầu năm, Thành phố đã cấp 6.627 giấy chứng nhận lần đầu (2.112 giấy chứng nhận cho tổ chức và 4.515 giấy chứng nhận cho cá nhân); đăng ký biến động 381.869 giấy chứng nhận cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn Thành phố (Đối với tổ chức là 20.227 Giấy chứng nhận; đối với cá nhân là 361.642 Giấy chứng nhận).
- Kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng: Thực hiện kiểm tra 15.3284 lượt (giảm 36,8% so với cùng kỳ), phát hiện 138 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (giảm 30% so với cùng kỳ), đã ban hành 155 Quyết định xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
+ Sai phép: 68/138 trường hợp (chiếm tỷ lệ 49,2% tổng số vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ).
+ Không phép: 39/138 trường hợp (chiếm tỷ lệ 28,3% tổng số vi phạm, giảm 2,5% so với cùng kỳ).
+ Vi phạm khác: 31/138 trường hợp (chiếm tỷ lệ 22,5% tổng số vi phạm, giảm 44,6% so với cùng kỳ) chủ yếu là các công trình không che chắn, rơi vãi vật liệu xây dựng...
- Cấp giấy phép xây dựng: Thành phố đã cấp 24.793 Giấy phép xây dựng (tăng 7,75% so với cùng kỳ), với tổng diện tích sàn xây dựng là 6.151.852,49m2.
- Công tác phát triển nhà ở tái định cư: Thành phố đã chỉ đạo giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10ha để xây dựng nhà ở xã hội; theo đó đã rà soát 33 dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10ha thuộc trường hợp phải dành 20% diện tích đất ở để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
- Công tác phát triển và quản lý nhà ở xã hội: Thành phố đã chấp thuận về chính sách hỗ trợ và quản lý đối với nhà trọ do tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân xây dựng cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án đầu tư xây dựng lại nhà chung cư cấp D trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đang xem xét trình tự thủ tục dự án đầu tư nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Công tác chống ngập nước: Vận hành 551 van ngăn triều, 35 trạm bơm với 49 máy bơm cố định và 32 máy bơm di động (công suất từ 168 m3/h đến 84.000 m3/h, tổng công suất 302.880 m3/h) cùng với việc vận hành đồng bộ 06 cống kiểm soát triều lớn (Bình Triệu, Bình Lợi, Rạch Lăng, Rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Rạch Bà Tiếng) đảm bảo theo quy trình và an toàn, phát huy hiệu quả chống ngập.
- Công tác xử lý sự cố hệ thống thoát nước: đã xử lý 130 sự cố liên quan đến hệ thống thoát nước. Các sự cố hạ tầng thoát nước đã được sửa chữa kịp thời, nhanh chóng, đúng thời gian và quy trình theo quy định, đảm bảo không đê xảy ra tai nạn, an toàn cho nhân dân.
- Công tác xử lý nước thải, bùn thải, vận hành các nhà máy nước thải:
+ Công tác xử lý nước thải: Tổng lưu lượng nước xử lý trong 9 tháng đầu năm 2022 là 44.304.585m3, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2021 (44.875.205m3). Chất lượng sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép; Tổ chức quản lý, vận hành ổn định, an toàn các nhà máy/trạm xử lý nước thải; giám sát quá trình xử lý bùn thải đúng quy định, chất lượng nước xử lý của các trạm/nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép.
+ Công tác xử lý bùn: Tổng khối lượng bùn xử lý trong 9 tháng đầu năm 2022 là trên 255.705 tấn.
- Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân: Thành phố duy trì đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân. Ủy ban nhân dân các quận - huyện và thành phố Thủ Đức thường xuyên thực hiện rà soát cung cấp số liệu các hộ dân phát sinh mới và phối hợp với các đơn vị cấp nước xây dựng giải pháp cấp nước cho các hộ dân phát sinh nếu có và kế hoạch phát triển mạng lưới thay thế các giải pháp cấp nước tạm (bồn chứa nước tập trung, đồng hồ tổng, thiết bị lọc nước hộ gia đình). Kết quả thực hiện chỉ tiêu về cung cấp nước sạch: tỷ lệ hộ dân trên địa bàn thành phố được cung cấp nước sạch đạt 100%; Tổng công suất cấp nước sạch là 2.400.000 m3/ngày/đêm; Tỷ lệ thất thoát - thất thu nước là 19,69%; chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt là 152 lít/người/ngày.
- Công tác bảo vệ môi trường[37]:
Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được duy trì tốt. Rà soát tình hình quản lý rác thải y tế phát sinh liên quan dịch COVID-19 tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức để triển khai xây dựng kế hoạch thu gom vận chuyển xử lý rác thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố. Triển khai thực hiện Quyết định[38] về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh[39]; Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2022; Kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố năm 2022; Kế hoạch triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030 trong năm 2022; Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Ban hành định hướng quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, tổ chức sắp xếp lực lượng thu gom rác dân lập, xây dựng giá dịch vụ thu gom tại nguồn, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Kiểm tra, giám sát các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn; Tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; Xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; triển khai thực hiện Đề án “Phòng chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh các tỉnh”. Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án “Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020”. Phối hợp với các đơn vị tư vấn tiến hành công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 - 2023. Triển khai thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030 trong năm 2022. Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố năm 2022. Tiếp tục công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu[40].
- Lĩnh vực y tế - Công tác phòng chống dịch COVID-19 và bệnh truyền nhiễm:
Tình hình khám chữa bệnh 9 tháng đầu năm 2022 tại các cơ sở y tế cơ bản đã phục hồi, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận[41].
Thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhằm đảm bảo bao phủ liều nhắc lại lần 1 (mũi 3), liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên; chiến dịch tiêm chủng mùa xuân, tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 12 đến 17 tuổi; tổ chức tiêm tại nhà cho những đối tượng khó khăn trong việc di chuyển; tiếp tục tổ chức tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trong đó có chiến dịch Tháng cao điểm tiêm nhắc lại mũi vắc xin COVID-19 nhằm tiếp tục duy trì trạng thái miễn dịch cộng đồng, tiếp tục ổn định dịch bệnh COVID 19, nhất là bảo vệ những người thuộc nhóm nguy cơ, trẻ em, công nhân trong các khu công nghiệp, chế xuất... có nguy cơ mắc và tái nhiễm[42]. Đẩy mạnh công tác truyền thông và giám sát hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại một số địa phương. Đến nay, toàn Thành phố đã tiêm hơn 23,3 triệu mũi (bao gồm hơn 8,6 triệu mũi 1; hơn 7,7 triệu mũi 2; 0,68 triệu mũi bổ sung; khoảng 4,7 triệu mũi nhắc lần 1; 1,5 triệu mũi nhắc lần 2)[43].
Bắt đầu từ tháng 4 năm 2022. dịch bệnh sốt xuất huyết[44] có xu hướng tăng cao, còn dịch bệnh tay chân miệng[45] cũng tăng so với cùng kỳ; bên cạnh đó, một số dịch bệnh mới nổi khác như: đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân,... cũng có xu hướng gia tăng tại các nước trên thế giới. Thành phố đã khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành, mới nổi, nhằm huy động các chuyên gia và thống nhất các giải pháp hành động trong toàn ngành Y tế. Chỉ tạo tăng cường công tác tập huấn về phát hiện, điều trị theo các tuyến, đồng thời tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương[46]. Ngoài ra, Thành phố ban hành và triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết” lần thứ 12 năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh các hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới, Ngành Y tế đã từng bước tái cấu trúc các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo thực hiện hai chức năng chăm sóc và điều trị cho người bệnh COVID-19 và không COVID-19. Đồng thời, Ngành Y tế đã tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo sự hài lòng của người dân. Triển khai Kế hoạch Tổ chức các hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân Thành phố sau đại dịch COVID-19. Triển khai thí điểm mô hình “Cấp cứu trầm cảm”; Tiếp tục triển khai Hội thi Điều dưỡng trưởng giỏi lần 7 năm 2021-2022 đã bị gián đoạn do dịch bệnh COVID-19 cho các đội ngũ Điều dưỡng trưởng đang công tác tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố.
Ưu tiên tăng cường nhân lực cho các trạm y tế thông qua việc triển khai hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố. Sở Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị về đối tượng, hợp đồng, hồ sơ, thủ tục, nguồn kinh phí và cách thức chi trả đối với các đối tượng áp dụng của Nghị quyết. Sau khi triển khai, đến ngày 15 tháng 9 năm 2022 các Trung tâm Y tế đã thu hút, bổ sung nhân sự cho Trạm Y tế gồm: 64 bác sĩ cao tuổi, 28 người chuyên môn y tế khác có trình độ từ cao đẳng trở lên, y sĩ; 401 nhân viên bảo vệ, vệ sinh.
Ban hành Quyết định số 2168/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2022 về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế thành Trung tâm Y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức, dự kiến đầu năm 2023 các Trung tâm Y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức sẽ trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức của 64 đơn vị, với tổng nhu cầu tuyển dụng là: 5.845 chỉ tiêu. Công nhận kết quả trúng tuyển viên chức 51 đơn vị, với tổng số lượng công nhận kết quả là: 2.322 trường hợp, trong đó có 940 bác sĩ; 812 Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
- Lĩnh vực văn hóa: Thành phố tiếp tục tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ số vào hoạt động phát triển sự nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án được Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI thông qua đảm bảo đúng mục tiêu đề ra. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động chính trị trên địa bàn thành phố theo đúng quy định, phát huy được hiệu quả và sức mạnh tuyên truyền đến đông đảo người dân. Các hoạt động kỷ niệm, lễ hội, sự kiện được tổ chức tiết kiệm, ý nghĩa, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị[47]. Phương thức xã hội hóa được phát huy tốt, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các sự kiện. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao thành phố đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng và hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hoàn thành tốt các nội dung, chỉ tiêu trong từng danh hiệu văn hóa của phong trào. Nhiều chương trình, sản phẩm chất lượng cao được hình thành trên cơ sở hội tụ các giá trị tinh hoa nghệ thuật, đã lan tỏa nguồn năng lượng, mang lại liều “vắc xin tinh thần” đến Nhân dân, tôn vinh tinh thần trách nhiệm, đạo đức tốt đẹp của đội ngũ y bác sĩ và lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2022 - 2026” năm 2022.
- Hoạt động thể dục thể thao: Công tác quản lý, phát triển hoạt động thể dục thể thao được quan tâm chú trọng, phát huy hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”[48]; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sự nghiệp, bộ môn thể thao phát huy tiềm năng và thế mạnh, đáp ứng yêu cầu tập luyện, thi đấu, điều chỉnh hệ thống thi đâu giải Thành phố năm 2022, các tiêu chí hướng dẫn đánh giá thi đua và Bảng điểm thi đua ngành Thể dục thể thao năm 2022 phù hợp với hệ thống giải quốc gia và phù hợp với giai đoạn thích ứng an toàn với dịch COVID-19 tại Thành phố. Các hoạt động về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao trên địa bàn Thành phố đã được khôi phục với nhiều hoạt động sôi nổi, đa dạng màu sắc, nổi bật như các sự kiện[49]: Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2022 đã được triển khai đồng loạt tại thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện trên địa bàn Thành phố; Buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố với Huấn luyện viên, Vận động viên Thành phố tham gia thi đấu trong đội Bóng đá nữ Việt Nam; Họp mặt mừng công huấn luyện viên, vận động viên Thành phố Hồ Chí Minh đạt thành tích tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 - Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2022, thể thao thành tích cao Thành phố tập trung cho việc tập huấn và tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31[50]; Tại Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 các vận động viên người khuyết tật Thành phố đạt kết quả cao[51]. Tổ chức các giải cấp Thành phố đảm bảo tiêu chí về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Triển khai tổ chức thực hiện chủ đề năm 2022 của Thành phố, ngành giáo dục xác định chủ đề năm 2022 là “Ngành giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh - Kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục - Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính trong giáo dục và đào tạo”.
Ban hành Quyết định về Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn Thành phố đến năm 2025; Quyết định ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định về ban hành tiêu chí công nhận Trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Triển khai công tác thu thập, quản lý và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh; rà soát dữ liệu giáo viên mầm non trên hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đào tạo thành phố; sơ kết 03 năm triển khai chuyển đổi số trong quản lý giáo dục Mầm non.
Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022, tổ chức tốt các kỳ thi: Nghề cấp THCS, THPT, thi tuyển lớp 10 THPT, THPT chuyên năm học 2022 - 2023; Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và công tác tuyển sinh đầu cấp, đảm bảo tiến độ thực hiện theo Kế hoạch năm học đề ra. Ban hành Chỉ thị và Kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023. Hướng dẫn chuyên môn đầu năm học. Triển khai Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm học 2022 - 2023; Tổ chức hội nghị duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ chương trình công tác năm 2022 ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố. Thực hiện kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị năm học mới năm học 2022-2023 tại các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thanh tra việc thực hiện quy định về thu, quản lí, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác. Triển khai đồng bộ Phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu.
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nhận thức đúng nguy cơ, không chủ quan, lơ là, tích cực phòng chống dịch bệnh COVID-19; nhắc nhở các đơn vị, cơ sở đảm bảo an toàn sức khỏe, an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các kế hoạch, hoạt động phù hợp, đưa ra các giải pháp đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học đề ra, đặc biệt tập trung công tác chuyển đổi số trong giáo dục nhằm đem lại những chuyển biến tích cực cho ngành giáo dục nói riêng và Thành phố nói chung.
Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn Thành phố. Tổ chức Hội thi “Hành trình chinh phục ước mơ” năm học 2021 - 2022; Lễ khai mạc "Sách trao tay - Cầu nối yêu thương" lần thứ 14, năm 2022; Lễ Trao học bổng "Cùng em vượt khó đến trường", liên hoan nhóm ca khúc "Chú Ve con" lần thứ 25 - năm 2022, tham dự giải Bóng đá tiểu học và THCS toàn quốc Cúp Milo năm 2022. Tổ chức thực hiện Chuyên đề Cụm 1 “Phát triển năng lực giáo viên trong tổ chức hoạt động tạo hình”; Chuyên đề Cụm 4 “Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”. Triển khai về việc hỗ trợ thực hiện dự án Nghiên cứu về dịch vụ nhà trẻ, mẫu giáo. Tiếp và làm việc với đại diện Giám đốc khu vực Châu Á của Skills Consulting Group, New Zealand. Ký MOU với Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo Thành phố hè năm 2022. Tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số năm 2022 cho các đơn vị ngoài công lập; Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GVMN xây dựng các hoạt động theo phương pháp giáo dục STEM.
- Phát triển khoa học công nghệ:
Thành phố tiếp tục giữ vững vị trí là địa phương có hệ sinh thái khởi nghiệp dẫn đầu cả nước, nhóm các nước dẫn đầu Đông Nam Á và xếp thứ 111 thế giới, tăng 68 bậc theo Bảng xếp hạng Hệ sinh thái Khởi nghiệp 2022 được StartupBlink - Trung tâm nghiên cứu khởi nghiệp và ĐMST toàn cầu công bố cho 1.000 thành phố và 100 quốc gia trên toàn thế giới[52].
+ Thực hiện tái cấu trúc các Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với một số hoạt động trọng tâm: Triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo 06 chương trình của Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2022. Một số sản phẩm tiêu biểu như: (1) Hệ thống đo lường nước thông minh có khả năng giao tiếp với hệ thống IoT và cơ sở hạ tầng truyền dữ liệu, cung cấp thông tin cho công ty cấp nước và người dùng; (2) microLED với hiệu suất quang cao, tiềm năng cho ứng dụng trong màn hình hiển thị thông minh với độ phân giải cao như thiết bị thực tế ảo (AR/VR), thiết bị truyền tín hiệu, cảm biến y sinh, quang học di truyền; (3) Nhiệm vụ “Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải công nghiệp”.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Tiếp tục triển khai nhiều hoạt động trên Sàn giao dịch công nghệ Thành phố với hình thức và thông tin đa dạng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển giao công nghệ, ĐMST và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong 9 tháng đầu năm, Sàn giao dịch công nghệ đã tiếp nhận và cung cấp thông tin cho 1.410 yêu cầu của 237 doanh nghiệp (trong đó có 1.287 yêu cầu của doanh nghiệp tại Techmart Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch), hỗ trợ kết nối chuyên gia tư vấn cho 124 yêu cầu của 87 doanh nghiệp (trong đó có 111 yêu cầu của 74 doanh nghiệp tại Techmart Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch).
+ Nâng cao hiệu quả các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Ban hành Kế hoạch số 1474/KH-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2022 triển khai hiệu quả Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025. Tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ hình thành phát triển các hệ sinh thái thuộc các ngành và lĩnh vực trọng diêm như (1) Tổ chức mô hình hoạt động, tiêu chí, đối tượng, lĩnh vực xem xét và các chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư tại Trung tâm Khởi nghiệp ĐMST Thành phố; (2) Phối hợp triển khai mô hình hợp tác ươm tạo khởi nghiệp ĐMST giữa Việt Nam và Israel - thông qua chương trình Vietnam Israel Crossborder Accelerator (VICAP); (3) Phối hợp tổ chức Chương trình Tuyển chọn tăng tốc khởi nghiệp năm 2022; Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2022; Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo SIHUB - Expara mùa 4 (SIHUB Expara Accelerator Batch 4).
- Giải quyết việc làm:
Lũy kế từ đầu năm đến nay đã giải quyết việc làm cho 241.639/300.000 lượt người (đạt 80,54% kế hoạch năm) và tạo ra 107.045/140.000 chỗ việc làm mới (đạt 76,46% kế hoạch năm). So với cùng kỳ năm 2021, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 36,18%; tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 30,95%. Từ đầu năm đến nay có 101.479 người nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp. Vận động, khuyến khích người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022.
Tính đến tháng 9 năm 2022, Thành phố đã thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ cho 69.376 doanh nghiệp với số lao động là 1.688.250 người, tổng số tiền đề nghị là 978,124 tỷ đồng.
Công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp lũy kế đạt 156.470/371.000 học viên, đạt 42,18% kế hoạch năm. Đến nay, số lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 124.536/117.000 người, đạt 106,44% kế hoạch năm; nâng tổng số lao động đã qua đào tạo tính đến nay tương đương 4.290.196/4.931.593 người, đạt tỷ lệ 86,99%/86,05%[53].
- Công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội:
Thực hiện cấp 117.909 thẻ bảo hiểm y tế với số tiền 91,62 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vượt chuẩn cận nghèo. Tiếp tục công tác bảo trợ xã hội cho 6.122 người tại 15 cơ sở công lập và 3.019 người tại 58 cơ sở ngoài công lập. Thành phố đã thực hiện trợ cấp xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cho khoảng 135.729 người, với số tiền trên 147.222 tỷ đồng[54]. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, công nhận mới 56 trường hợp. Tiếp nhận 411 hồ sơ của người có công và của thân nhân liệt sĩ từ địa phương khác chuyển đến. Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho 38.326 lượt người có công và thân nhân người có công với tổng kinh phí chi trả hơn 64,21 tỷ đồng. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ hộ gia đình có thành viên chính sách có công với cách mạng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố năm 2022. Thành phố đã tổ chức 16 hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022),
Tiếp tục xem xét, xây dựng chính sách chăm lo, hỗ trợ của Thành phố cho người cao tuổi sống neo đơn và trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố. Thực hiện kiểm tra, giám sát, tham vấn, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, xử lý kịp thời về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, đặc biệt là đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em. Kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn năm 2022; thực hiện tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn Thành phố.
Khi tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước cơ bản được kiểm soát, hoạt động đối ngoại trên địa bàn Thành phố dần sôi động trở lại[55]. Công tác đối ngoại của Thành phố được triển khai sâu rộng, hiệu quả trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19. Lãnh đạo Thành phố đã có 170 cuộc tiếp khách đối ngoại với các nội dung đa dạng, tập trung vào hợp tác kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị thông minh, triển khai các dự án trọng điểm của Thành phố; đón 25 đoàn cấp cao nước ngoài nổi bật là các đoàn Tổng thống Hy Lạp, Tổng thống Sierra Leon, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ, Tổng Thư ký Pháp ngữ, Phó Bí thư Thành ủy - Đô trưởng Thủ đô Viêng-Chăn (Lào), Đô trưởng Thủ đô Phnôm Pênh,Thị trưởng Trankfurt, Thị trưởng Rotterdam (Hà Lan), Thị trưởng Seoul (Hàn Quốc)... Lãnh đạo Thành phố đã dẫn đầu 04 đoàn đi công tác nước ngoài tại Lào, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Singapore với chương trình hoạt động đa dạng, có chiều sâu, lồng ghép các nội dung kêu gọi đầu tư, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về xây dựng chính quyền đô thị, quản lý và phát triển đô thị, ký Thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với Bang Victoria (Úc) và Bản Ghi nhớ hợp tác với tỉnh Savanakhet (Lào) giai đoạn 2022-2025.
Thành phố đã chủ trì tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư như Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, “Hội nghị tham vấn các nhà đầu tư góp ý, hiến kế giải pháp thực hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội TPHCM đến năm 2030”, “Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi”; Hội thảo “Gặp gỡ, đối thoại với các văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài”... Đa dạng hóa các hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại để góp phần nâng tầm hình ảnh của Thành phố trong mắt bạn bè quốc tế với các hoạt động cụ thể như phát hành Ấn phẩm Đối ngoại TPHCM; thực hiện Bản tin đối ngoại hàng tháng, chương trình Đối thoại quốc tế cùng chuyên gia, Kênh phát thanh trên mạng (Podcast) về hoạt động đối ngoại của Thành phố...
Tổ chức Tọa đàm gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu Xuân Nhâm Dần 2022 với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - Sức sống mới sau dịch bệnh COVID-19: Định hướng và phát triển dưới góc nhìn kinh tế”; Tọa đàm trực tiếp và trực tuyến về “Nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài”. Tiếp nhận, hỗ trợ thông tin trực tiếp và qua điện thoại hơn 430 lượt kiều bào, nhân thân kiều bào, tìm hiểu về các chính sách, pháp luật và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh, lao động, lưu trú, nhà đất, quốc tịch,... Tổ chức thành công Hội nghị gặp gỡ kiều bào hồi hương, thân nhân kiều bào với chủ đề: “Trở về quê hương, đóng góp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình”. Đã tổ chức Đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và Đoàn công tác thăm cán bộ, chiến sĩ vùng 5 Hải quân và nhân dân các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Cập nhật 1500 tin, bài, hình ảnh, trang web Thông tin điện tử tổng hợp thu hút thêm 896.699 lượt truy cập, nâng tổng lượt truy cập lên hơn 10,7 triệu lượt.
9. Công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Công tác quốc phòng: Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, chủ động phối, kết hợp với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, các hoạt động có sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng trên địa bàn Thành phố. Đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân được phát huy. Các nhiệm vụ trọng tâm về hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, công tác hậu cần, kỹ thuật, thanh tra, đối ngoại quốc phòng, khoa học quân sự được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tốt. Tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2022 hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao. Chỉ đạo quận Bình Thạnh tổ chức diễn tập Động viên; xây dựng kế hoạch, ý định tổ chức diễn tập A2 kết hợp diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự năm 2022.
- Tình hình an ninh chính trị, phạm pháp hình sự, vi phạm kinh tế, ma túy, tệ nạn mại dâm; tình hình trật tự an toàn giao thông và phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn:
Thành phố tiếp tục phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị tham gia bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các sự kiện chính trị, lễ hội trên địa bàn Thành phố được bảo vệ tuyệt đối an toàn. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương về công tác phòng, chống tội phạm; mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tạo môi trường xã hội ổn định, an toàn, phục vụ việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố về đẩy mạnh phục hồi kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch COVID- 19; bố trí các lực lượng tuần tra, kiểm soát hỗn hợp để chủ động răn đe, phòng ngừa, xử lý các loại tội phạm trên đường phố, nơi công cộng và khu vực dân cư trên địa bàn Thành phố, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp về tội phạm, qua đó có tác dụng tích cực trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có nhiều chuyển biến tích cực, 100% tố giác, tin báo về tội phạm đều được tiếp nhận và thụ lý, giải quyết, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật.
Tiếp tục thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự án Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân kết hợp với triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm từng bước tạo sự chuyển biến lớn trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; kết quả làm sạch dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử “đúng, đủ, sạch, sống” đạt tỷ lệ cao. Tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án 06 và ban hành Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 06 trên địa bàn Thành phố. Triển khai Kế hoạch thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2022 trên địa bàn Thành phố với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
+ Về đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự xã hội: Tình hình tội phạm về trật tự xã hội tiếp tục được kiềm chế, kéo giảm; trong 8 tháng ghi nhận xảy ra 2.631 vụ (giảm 5,56% so với cùng kỳ); đã khám phá 1.926 vụ (đạt 73,20%), bắt 3.060 đối tượng.
+ Về tội phạm ma túy: Đã triệt phá 812 vụ (so với cùng kỳ năm 2021 giảm 140 vụ), bắt giữ 2.796 đối tượng vi phạm pháp luật về ma túy (so với cùng kỳ năm 2021 tăng 1.001 đối tượng).
+ Về tội phạm kinh tế, môi trường: Đã phát hiện, xử lý 1.461 vụ với 767 đối tượng vi phạm về kinh tế, trị giá hàng hóa tạm giữ ước tính 130 tỷ đồng. Khởi tố mới 09 vụ với 18 bị can về tham nhũng, chức vụ. Lập 342 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền phạt hơn 16 tỷ đồng.
+ Về trật tự an toàn giao thông: Triển khai các đợt cao điểm về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; tập trung thực hiện 03 chuyên đề tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trọng tâm và duy trì việc bố trí lực lượng phân luồng giao thông tại các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông cao; chuẩn bị các nội dung phục vụ việc thực hiện phân cấp mới công tác đăng ký xe tại Công an cấp huyện, cấp xã và tổ chức tiếp nhận kết quả vi phạm hành chính thu thập được bằng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tại Công an phường, xã, thị trấn bắt đầu từ ngày 21/5/2022. Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên tuyến đường thủy nội địa Thành phố. Trong 8 tháng đầu năm 2022, tình hình tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa diễn biến phức tạp, số vụ và số người bị thương tuy được kéo giảm nhưng tăng về số người chết so với cùng kỳ[56].
+ Phòng, chống cháy, nổ: Công an Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố; sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ; tổ chức 04 cuộc diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huy động nhiều lực lượng, phương tiện của nhiều sở, ngành tham gia như tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh (Cơ sở 2), Trung tâm thương mại AEON MALL Bình Tân. Trong 8 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn Thành phố xảy ra 122 vụ cháy, làm chết 04 người, bị thương 12 người, tài sản thiệt hại ước tính thành tiền khoảng 4,8 tỷ đồng (còn 59 vụ chưa ước tính thiệt hại tài sản thành tiền), giảm 27 vụ, giảm 19 người chết và 20 người bị thương, về tài sản giảm 1,0 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Không xảy ra nổ. Xảy ra 131 vụ tai nạn, sự cố cần tổ chức cứu nạn, cứu hộ; cứu được 52 người.
1.1. Kinh tế Thành phố tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
1.2. Các dự án, công trình trọng điểm được triển khai theo đúng kế hoạch; việc tháo gỡ khó khăn các dự án đầu tư đã tác động tích cực đến môi trường đầu tư Thành phố.
1.3. Tình hình dịch bệnh được thành phố tiếp tục kiểm soát tốt, đồng thời từng bước kiểm soát hoạt động y tế cơ sở. Việc củng cố chiến lược y tế đã được triển khai thực hiện, gắn chiến lược y tế với các hoạt động chiến lược, kế hoạch khác. Nhiều hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật có sức lan tỏa.
1.4. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
(Phụ lục đánh giá khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2022 đính kèm)
2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ từ 05 đến 12 tuổi đạt thấp.
2.2. Tỷ lệ giải ngân Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đạt thấp. Công tác phối hợp, đôn đốc giữa các chủ đầu tư với Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư còn chưa chủ động, thiếu kịp thời và chưa phù hợp với điều kiện để triển khai thực hiện các dự án.
2.3. Việc triển khai lập quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 còn chậm, chưa đạt tiến độ theo yêu cầu.
2.4. Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc mặc dù được cải thiện nhưng còn chậm; nhất là trong việc trao đổi, xin ý kiến chuyên môn, hướng dẫn về lĩnh vực quản lý chuyên ngành, một số đơn vị trả lời chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, không tập trung vào nội dung vướng mắc dẫn đến kết quả giải quyết chưa đạt được như kỳ vọng.
2.5. Việc triển khai thực hiện các các kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tại một số đơn vị còn chậm, chưa đảm bảo đúng tiến độ; còn tồn đọng nhiều nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành, nhiều văn bản xin ý kiến hướng dẫn chưa kịp thời giải quyết; tiến độ, chất lượng tham mưu triển khai một số chương trình, đề án chưa đáp ứng yêu cầu.
IV. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022
Để tiếp tục phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra của năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục tập trung triển khai thực hiện một số các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022 như sau:
1. Tập trung triển khai thực hiện chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời khẩn trương thực hiện Thông báo số 250/TB-VPCP ngày 17 tháng 8 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã được Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai, phân công tại Công văn số 3082/UBND-TH ngày 31 tháng 8 năm 2022; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới. Trong đó chuẩn bị tốt các nội dung nền tảng thúc đẩy tăng tốc trong năm 2023, tập trung vào việc tiếp cận dòng vốn FDI có chất lượng hơn, với công nghệ cao trong các lĩnh vực năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, cơ khí chính xác; rà soát, triển khai thực hiện các cam kết với các doanh nghiệp, với người dân trong thời gian qua; tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi tối đa các doanh nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu then chốt, trọng tâm để tiến tới sản xuất trong nước, tự chủ nguồn cung nguyên nhiên vật liệu trong nước, giảm thiểu nguy cơ gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa; nâng cao chất lượng công tác dự báo, cập nhật thường xuyên liên tục dự báo tăng trưởng, lạm phát để chủ động trong điều hành chính sách; đẩy mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Tiếp tục cụ thể hóa, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 35 Nghị quyết được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Kỳ họp lần thứ 6. Chuẩn bị chu đáo, đúng quy trình các Tờ trình Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp tháng 10 và kỳ họp cuối năm 2022; đồng thời chuẩn bị các nội dung trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đảm bảo chất lượng và tiến độ yêu cầu.
Báo cáo kiểm điểm thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2022 và dự thảo chương trình công tác năm 2023. Xây dựng hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công năm 2023; dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
2. Tiếp tục rà soát, triển khai những nội dung thực hiện Chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.
Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững; Công điện số 755/CĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2022 về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai tại Công văn sô 3059/UBND-VX ngày 31 tháng 8 năm 2022; các cấp chính quyền trên địa bàn Thành phố tiếp tục tuyên truyền, tổ chức tiêm chủng lưu động, tiêm tại vùng có tỷ lệ tiêm thấp mũi 2 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ người 18 tuổi trở lên để bảo đảm mục tiêu đề ra. Tập trung rà soát, cập nhật kịch bản, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng cho mọi tình huống.
Hoàn thiện Kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển y tế cộng đồng, thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030”; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Đề án “Phát triển công nghiệp dược trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cho y tế xã đảo Thạnh An gắn liền với luân phiên cán bộ y tế và phát triển trạm cấp cứu vệ tinh 115 đường thủy.
Hoàn thành việc tổ chức lại Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế thành Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Báo cáo thực trạng và đề xuất giải pháp về việc trích lập nguồn cải cách tiền lương và chi thu nhập tăng thêm nhằm tạo sự an tâm công tác cho nhân viên y tế và người lao động tại các bệnh viện công lập.
3. Rà soát, xây dựng, triển khai Chương trình làm việc quý 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố; tập trung giải quyết dứt điểm những nhiệm vụ, nội dung chưa hoàn thành trong chương trình công tác quý 3 năm 2022. Chuẩn bị Kế hoạch thi đua lập thành tích kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2023 và Kế hoạch tổ chức, chăm lo các hoạt động Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
4. Thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022; Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Tiếp tục tổ chức hiệu quả các hội nghị giao ban rà soát, kiểm tra tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công định kỳ hàng tháng để đánh giá kết quả giải ngân; các chủ đầu tư khẩn trương rà soát lại tất cả các dự án đã được giao về các điều kiện triển khai kế hoạch vốn năm 2022, chủ động làm việc, đôn đốc các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn và các cơ quan liên quan, xây dựng kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện cụ thể đối với từng dự án và tổ chức giao ban hàng tuần với các đơn vị liên quan để đôn đốc tiến độ từng nhiệm vụ đảm bảo tiến độ giải ngân; phối hợp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và đề xuất, kiến nghị Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền.
Ban hành Quy định về quy trình và trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (thay thế Quyết định số 5166/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2017 về ban hành Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục quyết định chủ trương đầu tư các dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố). Xây dựng Quy trình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP.
Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và đẩy nhanh tiến thi công các dự án trọng điểm, cấp bách theo danh mục đã được Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất tại Công văn số 1511/UBND-DA ngày 10 tháng 5 năm 2022; đặc biệt là các dự án cao tốc, các dự án cửa ngõ Thành phố, gồm: Xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; Xây dựng cầu vượt Bến xe Miền Đông mới trên Xa lộ Hà Nội; cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài; Xây dựng đường Vành đai 2 - đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội và đoạn 2 (từ nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng (bao gồm nút giao Phạm Văn Đồng - Vành đai 2); dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị 1 (dự kiến phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 12 năm 2022).
Đối với dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 11 năm 2022; phối hợp, đôn đốc các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan tập trung thực hiện theo kế hoạch, đặc biệt tập trung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để chuẩn bị khởi công dự án đường Vành đai 3 trong tháng 6 năm 2023.
Tiếp tục tập trung hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư, trình cấp thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng: Vành đai 2, Vành đai 4; Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài; Phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
Đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đô thị số 1 trong năm 2023, triển khai các công việc nhằm vận hành, khai thác hiệu quả tuyến đường sắt đô thị số 1, khởi công một số gói thầu thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 trong năm 2022;
Tập trung hoàn tất các thủ tục để triển khai tuyến xe buýt Bến xe Tân Phú (Thành phố Hồ Chí Minh) - Bến xe Biên Hòa; tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan để rà soát, cập nhật số liệu sản lượng hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng; Có các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng,...
5. Hoàn chỉnh Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị, đồng thời tập trung triển khai Nghị quyết mới sau khi Bộ chính trị thông qua; hoàn thiện Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 năm 2022. Khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 14-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 124-KH/TU ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Tập trung hoàn thành việc xây dựng và triển khai 33 đề án, chương trình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phương hướng, nhiệm vụ và một số cơ chế phát triển thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai tại Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2022.
6. Tập trung triển khai hoàn thành phê duyệt dự toán, phê duyệt Kế hoạch chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu và chuẩn bị thương thảo hợp đồng và các nhiệm vụ lập quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Kế hoạch số 1973/KH-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2022.
Khẩn trương hoàn thành công tác tổ chức, đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn; tổ chức các hội thảo hạ tầng kỹ thuật và liên kết vùng; hoàn thành việc đàm phán, ký kết hợp đồng tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; đồng thời theo dõi, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu Dự án lập Đồ án Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040 theo Kế hoạch, hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ Xây dựng vào tháng 10 năm 2022. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch để tạo cơ sở pháp lý triển khai các dự án trên địa bàn Thành phố.
7. Triển khai Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh; tổ chức sơ kết công tác triển khai chương trình Chuyển đổi số của Thành phố và triển khai đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025. Tiếp tục triển khai Cổng dịch vụ công Thành phố, hệ thống thông tin một cửa điện tử gan với đánh giá hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Triển khai Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các cơ quan trên địa bàn Thành phố.
Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 theo Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; Triển khai Kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Chiến lược dữ liệu của Thành phố, Chiến lược đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Thành phố Hồ Chí Minh; Chiến lược truyền thông của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch thực hiện Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Triển khai Kế hoạch số 3262/KH-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức “Tuần lễ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022”. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 2701/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thúc đẩy hoạt động Đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Thành phố giai đoạn 2022 - 2025.
Hoàn thiện Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Thành phố. Kết nối toàn bộ dữ liệu kinh tế - xã hội của quận, huyện lên Hệ thống tổng hợp thông tin kinh tế-xã hội Thành phố. Tiếp tục xây dựng phương án, giải pháp kết nối dữ liệu chuyên ngành từ các sở, ngành về Hệ thống tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội Thành phố. Triển khai thực hiện thí điểm ứng dụng dùng chung cho công dân Thành phố. Hoàn thiện, kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản và điều hành nội bộ, mở rộng việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng điện thoại thông minh; thí điểm khai thác, sử dụng Dữ liệu số hóa sổ hộ tịch tại Kho dữ liệu dùng chung Thành phố phục vụ giải quyết thủ tục hành chính theo hướng giảm giấy tờ phải nộp, giấy tờ phải xuất trình (đối với những thông tin hộ tịch có trong Kho dữ liệu dùng chung Thành phố).
Tổ chức bình chọn 10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Thực hiện thủ tục thành lập Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo Thành phố.
8. Phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND thành phố Thủ Đức, UBND các quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phân bổ biên chế hành chính, số lượng người làm việc, số lượng hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các Hội đặc thù, Hội Chữ thập đỏ thành phố Thủ Đức, Hội chữ thập đỏ các quận, huyện năm 2023. Khẩn trương hoàn thành tổ chức các kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên hoặc tương đương; nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; thăng hạng viên chức hành chính lên chuyên viên chính và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương chuyên viên chính năm 2021.
Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 2551/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2021 phê duyệt Đề án sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp dôi dư khi thực hiện tổ chức chính quyền đô thị, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức.
9. Đẩy mạnh các giải pháp bình ổn giá, rà soát, tập trung phát huy hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường, kịp thời đề xuất giải pháp quản lý, điều hành về giá, ổn định đời sống người dân; chuẩn bị đầy đủ lượng và nguồn hàng hóa trong thời điểm từ nay đến cuối năm, không để bị động, không để xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá cục bộ.
Tổ chức tháng khuyến mãi tập trung “Mùa mua sắm Xuân 2022” từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12. Tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2022; Tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ V - năm 2022 (dự kiến tháng vào 11 năm); Tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Tham mưu Đề án xây dựng trung tâm kinh doanh hương liệu, hóa chất Thành phố; Đề án “Phát triển hệ thống chợ tại Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và chuyển đổi số nền kinh tế”.
- Trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố; trong đó, tập trung khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Thành phố; khuyến khích người dân chuyển đổi đất trồng cây hiệu quả thấp (lúa, mía) sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn (rau, hoa, bắp, cỏ chăn nuôi); sản xuất giống cây con chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ngoài địa giới hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh mà chủ đầu tư có trụ sở và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hình thành từ dự án tại Thành phố; Nghị quyết thông qua chính sách hỗ trợ cho hợp tác xã giai đoạn 2022 - 2026 và các chính sách hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã nông nghiệp.
Ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ban hành và triển khai Bộ tiêu chí và Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2022 - 2025; trong đó, hỗ trợ các huyện xây dựng các tiêu chí phải đạt và làm song hành với đề án, bộ tiêu chí chuyển huyện thành đô thị vệ tinh tương lai của Thành phố để áp vào đề án, bộ tiêu chí chuyển huyện thành đô thị vệ tinh; Đề án phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn Thành phố; Đề án tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người trên địa bàn Thành phố. Tổ chức Hội chợ triển lãm nuôi trồng, công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản, sản phẩm VietGAP, OCOP năm 2022.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp kích cầu thúc đẩy phát triển du lịch; tổ chức rà soát, phối hợp triển khai hiệu quả các chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch nước ngoài thời điểm những tháng cuối năm; đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục năm học 2022 - 2023; quan tâm đầu tư tổ chức các hoạt động văn hóa gắn với thúc đẩy, phát triển du lịch Thành phố; các hoạt động, sự kiện, chương trình nhằm xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
Tiếp tục triển khai chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch thành phố trên các kênh thông tin chính thống của ngành, trong nước và quốc tế; đa dạng hóa loại hình, công cụ, phương tiện tuyên truyền quảng bá, khai thác, tận dụng lợi thế của mạng xã hội nhằm gia tăng độ tương tác với khách du lịch, nâng cao tính lan tỏa. Xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống dịch vụ ẩm thực áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh (đối với dịch vụ ẩm thực tại các nhà hàng, khách sạn có sao) và Bộ nhận diện nhà hàng đạt tiêu chuẩn.
Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ trong công tác thông tin, quảng bá du lịch Thành phố theo đó: Triển khai các bước thực hiện Dự án xây dựng Hệ thống Cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch; triển khai Cổng tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố (Hệ thống lắng nghe ý kiến xã hội); Tập trung triển khai có hiệu quả kế hoạch ứng dụng 3D trong thông tin, quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; kế hoạch Quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Thành phố trên màn hình LED tại các cửa ngõ Thành phố, Sân bay Tân Sơn Nhất và điểm tập trung đông du khách; Kế hoạch Thiết lập và vận hành cổng thông tin - 1022 hỗ trợ du khách; cập nhật dữ liệu phục vụ khách du lịch (địa điểm nổi tiếng, địa điểm tiện ích...) lên nền tảng Google Maps, Google Arts & Culture.
Tiếp tục phối hợp doanh nghiệp du lịch, các đơn vị tư vấn, các chuyên gia du lịch, các nhà đầu tư, các quận huyện và thành phố Thủ Đức xây dựng các sản phẩm đặc trưng của du lịch Thành phố theo hướng mỗi quận/huyện có ít nhất 01 sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030. Tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển điểm đến Thiềng Liềng, Thạnh An, Cần Giờ thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, giá trị tự nhiên và văn hóa đặc trưng của Cần Giờ; Hoàn chỉnh và triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy năm 2022; triển khai sản phẩm du lịch gắn với hoạt động “trên bến dưới thuyền” trên địa bàn Quận 1, 5, 6 và Quận 8; Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn Thành phố năm 2022; phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố; triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch y tế.
Tổ chức hội thảo đẩy mạnh chuyển đổi sổ trong hệ thống lưu trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung tay khởi động du lịch”.
Tập trung tổ chức các sự kiện thường niên như: Lễ hội ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; Giải Marathon Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 6 năm 2022 và ngày hội khinh khí cầu; tuần lễ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2022; tham dự các Hội chợ du lịch quốc tế trực tuyến; tham gia và xây dựng gian hàng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ảo; thiết kế các ấn phẩm (banner, tờ rơi, tài liệu, clip...) quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; tham dự các Hội nghị, Hội thảo trong khuôn khổ Hội chợ bằng hình thức trực tuyến; kết nối doanh nghiệp trực tuyến. Tham gia các hoạt động khác của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO). Quảng bá xúc tiến du lịch nước ngoài kết hợp với các đoàn đối ngoại của lãnh đạo Thành phố hoặc phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch của Tổng cục du lịch/địa phương Việt Nam và các đơn vị khác năm 2022 như: Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong khuôn khổ các chuyến công tác nước ngoài của đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch của Tổng Cục Du lịch/địa phương Việt Nam và các đơn vị khác năm 2022.
Triển khai thực hiện Dự án nghệ thuật “Thành phố tình yêu - Lively Sài Gòn”; Xây dựng, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nghệ thuật truyền thống trên địa bàn huyện Củ Chi. Tổ chức Liên hoan âm nhạc dân tộc dành cho thiếu nhi - 2022; Lễ hội âm nhạc Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - 2022. Phối hợp, hướng dẫn lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với: Nghệ thuật trình diễn Lân sư rồng, Lễ hội Kỳ Yên tại Đình Thần Thủ Đức. Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh tên các nhân vật lịch sử, địa danh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng để đề xuất bổ sung vào Quỹ tên đường tại Thành phố.
Phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển Văn hóa đô thị tại các huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030; Đề án “Nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”.
Tiếp tục triển khai chiến lược đảm bảo nhu cầu lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cung ứng, nhu cầu tái cơ cấu cho các ngành, lĩnh vực kinh tế. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016- 2021. Tiếp tục tham mưu thực hiện Đề án: “Chiến lược về lao động phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19”; Đề án cho vay Hỗ trợ giảm nghèo và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”.
10. Tiếp tục rà soát, xử lý các dự án chậm triển khai, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất; quản lý chặt chẽ, minh bạch thị trường bất động sản; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường các hoạt động chỉnh trang đô thị, giảm ngập nước và bảo vệ môi trường; quan tâm triển khai các hoạt động thúc đẩy góp phần từng bước tăng diện tích mảng xanh đô thị. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị Thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2050.
Đẩy nhanh tiến độ rà soát, hoàn chỉnh các thủ tục liên quan đến Chương trình phát triển nhà ở (nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, di dời nhà ven và trên sông, kênh rạch,..); trong đó cần tập trung cho Dự án Rạch Xuyên Tâm để trình Hội đồng nhân dân Thành phố trong kỳ họp cuối năm 2022. Tiếp tục theo dõi đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận đẩy nhanh tiến độ thực hiện di dời các chung cư cấp D trên địa bàn Thành phố. Tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án chống ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn, triển khai thực hiện điều chỉnh Bảng giá đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2024, áp dụng từ năm 2023. Tham mưu Kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021-2025) Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai thời kỳ 2021 - 2030 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố; Quy định hướng dẫn việc cho thuê, bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; Quy trình nội bộ giữa các sở, ngành, thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân quận - huyện về trình tự đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân; Quyết định thay thế Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2017 ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hô Chí Minh; Quyết định thay thế Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 ban hành Quy định về quy trình giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Về công tác đối ngoại và đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế. Tổ chức đón tiếp chu đáo và trọng thị các đoàn nguyên thủ và các đoàn khách quốc tế đến Thành phố. Tổ chức sự kiện đối ngoại đa phương “Đối thoại hữu nghị”, sự kiện “Việt Nam - Châu Âu: kết nối hiện tại, vun đắp tương lai”; Lễ hội giao lưu văn hóa, thương mại, ẩm thực Việt Nam - Hàn Quốc, các đối thoại giữa Lãnh đạo Thành phố với Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và các sự kiện văn hóa đối ngoại khác. Hoàn thiện việc chuẩn hóa các quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế của Thành phố. Triển khai Chiến lược xây dựng thương hiệu Thành phố gắn với các hoạt động đối ngoại của Thành phố. Tập trung triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy tại Thông báo số 381-TB/VPTU ngày 17 tháng 8 năm 2022 về việc tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố theo từng vùng; trong đó chủ động trao đổi, rà soát, thống nhất, hoàn chỉnh các nội dung hợp tác, ký kết; chuẩn bị chu đáo các hoạt động bên lề của Lãnh đạo Thành phố; thống nhất về thời gian tổ chức Hội nghị.
Đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố, nhất là dịp Lễ, Tết... Tập trung triển khai đồng bộ lực lượng, phương tiện đảm bảo an ninh, trật tự bảo vệ tuyệt đối các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng; các mục tiêu, địa bàn trọng điểm tại Thành phố. Tăng cường đấu tranh, phòng, chống tội phạm, kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về trật tự an toàn xã hội ngay từ cơ sở. Tích cực phối hợp, làm tốt công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác dân vận gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân; tổ chức tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”; Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới". Tăng cường công tác tuyên truyền và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố (Đề án 06)./.
|
KT. CHỦ
TỊCH |
ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM
2022
(Kèm theo Báo cáo số 191/BC-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh)
STT |
Chỉ tiêu |
Kế hoạch năm 2022 |
Ước thực hiện năm 2022 |
Đánh giá khả năng đạt Kế hoạch năm 2022 |
Ghi chú |
I |
Chỉ tiêu về kinh tế |
|
|
|
|
1 |
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) |
6 - 6,5% |
>9% |
Đạt (vượt) |
|
|
Duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP |
|
|
|
|
2 |
Tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân trong GRDP |
khoảng 35% GRDP |
20.4% |
Không đạt |
|
3 |
Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP |
trên 49% |
Chưa đánh giá được |
Chưa có cơ sở đánh giá |
|
4 |
Chi đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội đạt bình quân |
0,75%/GRDP |
0,75%/GRDP |
Đạt |
|
5 |
Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt |
7%/năm |
8.2% |
Đạt (vượt) |
|
II |
Chỉ tiêu về xã hội |
|
|
|
|
6 |
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận |
86.05% |
86,99%/86,05% |
Đạt (vượt) |
|
7 |
Giải quyết việc làm dự ước đạt: 300.000 lượt người; trong đó: tạo việc làm mới: 140.000 lượt lao động; |
Giải quyết việc làm cho 300.000 lao động (trong đó, tạo việc làm mới cho 140.000 lao động). |
Giải quyết việc làm dự ước đạt: 305.000 lượt người; trong đó: tạo việc làm mới: 140.000 lượt lao động; |
Đạt |
|
|
Tỷ lệ thất nghiệp đô thị |
Dưới 4% |
Dưới 4% |
Đạt |
|
8 |
Giảm 0,35% tỷ lệ hộ nghèo và 0,2% tỷ lệ hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố |
Giảm 0,35% tỷ lệ hộ nghèo và 0,2% tỷ lệ hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố |
Giảm 8.768 hộ nghèo và giảm 5.170 hộ cận nghèo |
Đạt |
|
9 |
Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân |
20,4 bác sĩ/vạn dân |
21 bác sĩ/vạn dân |
Đạt |
|
|
Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân |
42 giường bệnh/vạn dân |
43 giường bệnh/vạn dân |
Đạt |
|
10 |
Tiếp tục duy trì đạt phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) |
đạt 300 phòng học/vạn dân |
294 phòng học/vạn dân |
Đạt |
|
|
Đảm bảo trẻ trong độ tuổi đến trường đều được đi học |
100% |
100% |
|
|
11 |
Tổng tỷ suất sinh đạt ít nhất 1,39 con/phụ nữ (tuổi sinh đẻ). |
Tổng tỷ suất sinh đạt ít nhất 1,39 con/phụ nữ (tuổi sinh đẻ). |
1.48 |
Đạt |
|
III |
Chỉ tiêu về đô thị và môi trường |
|
|
|
|
12 |
Tiếp tục duy trì 100% số hộ dân sử dụng nước sạch. |
100% hộ dân |
100% hộ dân |
Đạt |
|
13 |
Tiếp tục duy trì xử lý chất thải y tế và nước thải công nghiệp đạt 100%. |
|
|
Đạt |
|
|
Tiếp tục duy trì xử lý chất thải y tế đạt 100% |
Đạt 100% |
100% |
Đạt |
|
|
Tiếp tục duy trì nước thải công nghiệp đạt 100% |
Đạt 100% |
99% |
Cơ bản đạt |
|
14 |
Đến năm 2025, tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị |
đạt 13,32% |
đạt 13,32% |
Đạt |
|
|
Mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn thành phố |
đạt 2,32 km/km2 |
đạt 2,32 km/km2 |
Đạt |
|
15 |
Tổng diện tích nhà ở xây dựng mới |
6,6 triệu m2 |
8 triệu m2 |
Đạt |
|
|
Diện tích nhà ở bình quân đầu người |
21,2 m2/người |
21,41 m2/người |
Đạt |
|
16 |
Diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,65m2/người |
0,57 m2/người |
0,57 m2/người |
Đạt |
|
IV |
Chỉ tiêu về cải cách hành chính |
|
|
|
|
17 |
Phấn đấu Thành phố nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR-index). |
Phấn đấu Thành phố nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR- index). |
Chưa đánh giá được |
Chưa đánh giá được |
- PCI năm 2021 xếp hạng thứ 14/63 tỉnh thành - Par Index năm 2021 xếp hạng thứ 03/63 tỉnh thành Khoảng tháng 5/2023 có kết quả đánh giá năm 2022 |
18 |
Tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt 95% trở lên. |
đạt 95% trở lên |
97.62% |
Đạt |
Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2021 (SIPAS 2021) của TP đạt 86,69% Khoảng tháng 5/2023 có kết quả đánh giá năm 2022 |
V |
Chỉ tiêu về trật tự an toàn xã hội |
|
|
|
|
19 |
Giữ vững an ninh chính trị, kéo giảm phạm pháp hình sự và tăng tỷ lệ điều tra khám phá án; giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố |
trên 90% |
8 tháng đầu năm 2022 - Xảy ra 2631 vụ phạm tội về TTXH. - Khám phá 1926 vụ (73,2%). - Tỉ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố: 67,8%. |
Chưa đánh giá được |
|
|
Kéo giảm số người chết do tai nạn giao thông hằng năm |
ít nhất 5% |
So với năm 2021 dự báo tăng 14,3% số vụ, tăng 19,9% số người chết, tăng 25% số người bị thương |
Chưa đánh giá được |
|
|
Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và kéo giảm số vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng so với nhiệm kỳ trước |
giảm 5% số vụ cháy |
8 tháng năm 2022: xảy ra 122 vụ. |
Chưa đánh giá được |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.