ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2014 |
2 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 4140/QĐ-UBND CỦA ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ THANH NIÊN HỌC NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM” NĂM 2012 -2014 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 2014-2015
- Thực hiện Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015; Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 3241/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2010 về việc thành lập Ban điều hành và Tổ chuyên viên giúp việc Ban điều hành Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015; Quyết định số 4140 /QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2012 về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 4141 /QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2012 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 của Thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, với vai trò là cơ quan thường trực của Đề án 103 của Thành phố đã triển khai, quán triệt nội dung Đề án đến các cơ sở Đoàn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; bổ sung các nội dung của Đề án vào chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thành phố hàng năm, thông qua chương trình “Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm”.
- Hằng năm, Thành Đoàn thực hiện việc ký kết hoạt động liên tịch với các Sở ngành trong đó có các nội dung đã được xác định trong đề án, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động triển khai thực hiện có hiệu quả.
II. Kết quả thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm”giai đoạn năm 2012 -2014
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, Sở Nội vụ, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố triển khai có hiệu quả các chính sách phục vụ cho chương trình khuyến khích học nghề và tạo việc làm cho mọi đối tượng, trong đó chú trọng cho thanh niên học nghề, kết quả như sau:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện chi trả miễn, giảm học phí thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ trong năm học 2012 - 2013 có 12.201 sinh viên, học sinh với tổng số tiền miễn, giảm học phí là: 20.915 triệu đồng.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề (CSDN) tiếp tục thực hiện tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Trong 02 năm (2012 - 2013), đã hỗ trợ tín dụng cho 47.637 học sinh, sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp và đại học của 42.596 hộ gia đình.
- Đề xuất kinh phí Trung ương về Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Việc làm - Dạy nghề; được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề chấp thuận, đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai (trong đó, bổ sung thiết bị cho 11 đơn vị cơ sở gồm 5 cơ sở dạy nghề ở 5 huyện: 2,8 tỷ đồng; 02 TT GDLĐXH, GDDN: 01 tỷ đồng.)
- Hướng dẫn 05 trường đầu tư nghề trọng điểm trong chương trình đầu tư nghề trọng điểm theo chuẩn quốc gia, khu vực Đông Nam Á và Thế giới hoàn thiện dự án đầu tư với tổng số tiền là 10 tỷ đồng.
- Trong năm (2012 - 2013), 5 huyện đã tổ chức đào tạo được 6.773 người, trong đó có 612 thanh niên được đào tạo. Các huyện đã có chú trọng trong việc liên kết đào tạo và định hướng việc làm sau khi đào tạo, đồng thời người lao động đã ý thức được ngành nghề đào tạo và xuất phát từ nhu cầu học nghề của người lao động. Thực hiện tốt nội dung này như huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Điều này đã giúp người lao động làm đúng ngành nghề đào tạo, giải quyết việc làm tại địa phương.
+ Khai thác nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội:
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Hội đoàn thể phường, xã, thị trấn triển khai tuyên truyền sâu rộng đến tận khu phố, ấp các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố. Trong đó, một số chương trình tín dụng cho vay để hỗ trợ thanh niên học nghề, giải quyết việc làm cụ thể như sau:
- Cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (HCKK): doanh số cho vay năm 2013 là 92.105 triệu đồng, gồm 2.619 hộ vay. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 là 32.768 triệu đồng, gồm 1.567 hộ vay.
- Cho vay Giải quyết việc làm (Quỹ 71): doanh số cho vay năm 2013 là 138.445 triệu đồng, gồm 10.145 hộ vay. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 là 61.808 triệu đồng, gồm 3.496 hộ vay.
- Cho vay Thí điểm tài chính vi mô tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy: doanh số cho vay năm 2013 là 215 triệu đồng, gồm 11 hộ vay. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 là 120 triệu đồng, gồm 06 hộ vay.
- Cho vay Xuất khẩu lao động: doanh số cho vay năm 2013 là 177 triệu đồng, gồm 6 hộ vay. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 là 330 triệu đồng, gồm 08 hộ vay.
Ngân hàng chính sách xã hội đã phối hợp chặt chẽ với Thành Đoàn triển khai đồng loạt 24 quận huyện về các chương trình tín dụng ưu đãi. Hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội có 03 chương trình tín dụng ưu đãi cho vay để học nghề và tạo việc làm gồm:
- Tín dụng ưu đãi học nghề và đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, tính đến 31 tháng 12 năm 2012 cho vay được 632.424 triệu đồng. Trong đó đào tạo trình độ đại học 16.754 sinh viên, cao đẳng và cao đẳng nghề 17.002 học sinh sinh viên vay vốn, trình độ trung cấp chuyên nghiệp 13.557 học sinh sinh viên, trung cấp nghề 484 học sinh sinh viên và Sơ cấp nghề có 99 học sinh sinh viên vay vốn.
- Riêng chương trình cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động chỉ có một bộ phận là đối tượng trực tiếp vay vốn và sử dụng vốn vay, số tiền ước đạt gần 20 tỷ.
b) Các hoạt động tuyên truyền cơ chế chính sách và giới thiệu các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức cụ thể như sau:
- Phối hợp với Đài truyền hình Thành phố ( HTV), Đài tiếng nói nhân dân Thành phố, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Nông nghiệp có những chuyên mục giới thiệu về Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân, các ban ngành của 05 huyện tổ chức 116 lớp tập huấn, tuyên truyền giới thiệu về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố với 7.000 người tham dự;
- Xây dựng và cung cấp hơn 2.000 cuốn cẩm nang, 20.000 tờ rơi cho các quận - huyện để truyền tải đến người dân.
- Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 552 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề nông thôn, ... với hơn 19.665 lao động tham gia.
c) Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Thành Đoàn triển khai cho Trung Tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong việc tham gia tư vấn, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên vay, sử dụng các nguồn tín dụng để học nghề, đặc biệt là các nghề mũi nhọn, kỹ thuật công nghệ mới, có triển vọng phát triển.
Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp đã tiến hành trong 02 năm 2012 - 2013 phát vay cho tổng cộng 295 dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn 24 quận, huyện đã qua thẩm định với tổng số tiền tương đương 23 tỷ. Bên cạnh nguồn giải ngân từ Quỹ Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp, các cơ sở Hội quận, huyện, Phường, Xã cũng đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, làm cầu nối cho hội viên, thanh niên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, các nguồn quỹ từ địa phương để khởi nghiệp làm kinh tế... đạt kết quả trên 330 tỷ đồng; Câu lạc bộ Khởi nghiệp - Quận 2: Phát huy mô hình hiệu quả “Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành phố, Hội Liên hiệp thanh niên Quận 2 xây dựng và tổ chức thành công “Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” với 12 dự án khởi nghiệp của thanh niên được giải ngân trong năm (2012 - 2013) với số tiền gần 01 tỷ đồng đã giải quyết được việc làm cho gần 40 thanh niên thụ hưởng từ dự án khởi nghiệp của 12 chủ dự án là đoàn viên, hội viên thanh niên; Hành trình chung tay xây dựng nông thôn mới và tuyên dương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi: phát vay 2 tỷ đồng cho thanh niên nông thôn tại 5 huyện ngoại thành, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế hiệu quả tại các xã xây dựng nông thôn mới;
Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên đã phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất khẩu Lao động Thương mại và Dịch vụ SOVILACO, Công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất khẩu Lao động SULECO tuyển dụng lao động xuất khẩu tại các nước: Singapore, Nhật Bản, Dubai, Malaysia, Arab Saudi và giới thiệu được 200 người làm thủ tục hồ sơ xuất khẩu lao động;
Năm 2012 - 2013 Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên đã tổ chức lớp học thiết kế đồ họa 2D, kế toán thực hành cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên khuyết tật với sự tham gia của hơn 30 thanh niên khuyết tật; thanh niên hoàn cảnh khó khăn tại tòa nhà YES Center với kinh phí hơn 90.000.000 đồng. Tặng 260 suất học bổng học nghề toàn phần cho Thanh niên chậm tiến tại các cơ sở Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú với tổng trị giá: 720.000.000 đồng; hoạt động đã thu hút khoảng 885 học viên và thanh niên đến tham dự, thông qua các buổi hội thảo, chuyên đề nhằm hỗ trợ các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các bạn thanh niên và sinh viên tại các trường chuẩn bị tốt nghiệp; Câu lạc bộ tiếng Anh tại 1A Nguyễn Văn Lượng; Câu lạc bộ tiếng Nhật tại văn phòng 4A Phạm Ngọc Thạch, Quận 1. Các Câu lạc bộ là nơi giao lưu trực tiếp với người bản ngữ, đã thu hút khoảng 120 bạn học viên, thanh niên đến tham gia.
Trong năm 2012, 2013 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế suy giảm nên việc vận động các mạnh thường quân, các doanh nghiệp cùng chăm lo cho sinh viên, đặc biệt là các sinh viên dân tộc, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ngày càng hạn chế. Tuy nhiên, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên đã cố gắng vận động các nguồn lực xã hội chăm lo cho sinh viên với nhiều suất học bổng. Trong năm (2012 - 2013), Trung tâm đã trao 997 suất học bổng tiền mặt với tổng trị giá 2.984.790.000 đồng.
Thành Đoàn triển khai cho các đơn vị và cơ sở đoàn trực thuộc chủ động tổ chức các hoạt động sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về học nghề và lập nghiệp trong thanh thiếu niên, người lao động trên địa bàn thành phố:
Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên (YES Center) đã triển khai công tác hướng nghiệp, hướng nghề góp phần giúp thanh thiếu nhi có cái nhìn tổng quan hơn về học nghề, lập nghiệp trong tương lai với những kết quả đạt được:
+ Trong năm 2012 - 2013, Trung tâm đã tổ chức hơn 16 lần hoạt động hướng nghiệp, hướng nghề, thu hút hơn 16.000 lượt học sinh THPT; PTCS tham gia các hoạt động hướng nghiệp; hướng nghề;
+ Tổ chức thành công hội thi “Học sinh giỏi nghề toàn thành” năm 2013 và Ngày hội “Hướng nghiệp, Dạy nghề” lần 1 - năm 2013 với chủ đề “Vững tay nghề - Sáng tương lai” tại Nhà văn hóa Thanh niên. Qua Ngày hội đã góp phần định hướng học sinh, thanh thiếu niên hiểu được về 16 nhóm ngành nghề đào tạo trên địa bàn Thành phố, đồng thời góp phần giúp các em tự tin hơn trên con đường lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai qua các hoạt động, sân chơi nghề nghiệp, các tiết mục biểu diễn nghề nghiệp của các bậc thầy, thợ cả có nhiều kinh nghiệm…
+ Khởi động hành trình “Trải nghiệm ước mơ” cho học sinh khối lớp 10, 11 và đã tổ chức chặng 1 của hành trình với chủ đề: “Ngày hội thắp sáng ước mơ” tại các quận Gò Vấp, huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè; Chương trình “Lao động và việc làm” đã được xây dựng và phát hành định kỳ hằng tuần vào lúc 12 giờ 50 ngày thứ năm và phát lại vào lúc 23giờ 20 cùng ngày trên kênh HTV9 Đài Truyền hình Thành phố; Chuyên mục “Việc học - Việc làm” trong chương trình “Sài Gòn buổi sáng” trên sóng FM 99.9 Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố từ 6giờ đến 7giờ các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần và chương trình Radio Công nhân từ 20 giờ 30 đến 21 giờ vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần nhằm giới thiệu về thông tin tuyển dụng của các đơn vị, tạo điều kiện cho các ứng viên giới thiệu bản thân;
+ Ra mắt kênh tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giới thiệu việc làm qua tổng đài 1088 - nhấn 155. Đây là một mô hình giải pháp mới góp phần giúp thanh niên chủ động hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin việc và có cơ hội tiếp cận việc làm ngay trong thời gian nhanh nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Từ khi ra mắt đến nay đã có hơn 25.500 cuộc gọi đến và có 17.297 cuộc gọi thành công; tổng thời lượng Trung tâm tư vấn cho người lao động là 22.300 phút; Cổng thông tin việc làm Thanh niên Thành phố chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động với tên miền www.sieuthivieclam.vn trong tháng 5 năm 2012 với nhiều thông tin việc làm, tư vấn, hướng nghiệp, qua đó kịp thời giúp thanh niên nhanh chóng tìm được việc làm ngay và có thể giúp các thanh niên có thể giới thiệu trình độ, nhu cầu tìm việc bản thân qua chuyên mục “ứng cử viên tự giới thiệu”;
Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên đã phát hành 70.000 cuốn Cẩm nang “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” cho học sinh lớp 12 các trường trong Thành phố và một số tỉnh lân cận;
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ đã triển khai phát hành 1000 quyển sách “Tư duy Sáng tạo và phương pháp nghiên cứu khoa học” dành cho thanh thiếu nhi Thành phố. Bên cạnh đó, Trung tâm còn phát hành “Bản tin Khoa học và công nghệ trẻ”;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Giáo dục xây dựng, phát hành tài liệu tuyên truyền cẩm nang tuyển sinh học nghề năm 2011 đến học sinh phổ thông nhằm đáp ứng nguyện vọng của học sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề (40.000 bản). Tổ chức họp báo giới thiệu chỉ tiêu tuyển sinh 2012, 2013.
Về hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn: Tiếp tục phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí của địa phương đưa tin và có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố đều bố trí nhân viên thường xuyên tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện Khảo sát bổ sung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn từ kinh phí ngân sách Thành phố để xây dựng Đề án (theo Công văn số 5667/UBND-VX ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chấp thuận dự toán kinh phí xây dựng Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”). Sở đã phối hợp với Cục Thống kê Thành phố chuẩn bị dữ liệu phục vụ khảo sát bổ sung (xác định các tiêu chí cần trích xuất để khảo sát và tổng hợp; viết phần mềm mới để trích xuất dữ liệu, chương trình nhập tin và tổng hợp dữ liệu theo yêu cầu).
Thành Đoàn đã chỉ đạo Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên đã phối hợp Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp tập huấn “Đào tạo, bồi dưỡng Báo cáo viên, tuyên truyền viên về nghề nghiệp, việc làm” với sự tham gia của hơn 250 lượt cán bộ Đoàn - Hội chủ chốt của 24 quận huyện và 320 phường, xã thị trấn trên địa bàn Thành phố; tập huấn cho 800 lượt cán bộ Đoàn - Hội - Đội khu vực địa bàn dân cư, tổng phụ trách đội, trợ lý thanh niên trên địa bàn Thành phố thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn - Hội - Đội; đã tổ chức các buổi diễn đàn tư vấn hướng nghiệp “Chìa khóa trao tay” thông qua hình thức diễn đàn, hội thảo, giao lưu gặp gỡ giữa thanh niên, sinh viên với các thành phần như: doanh nghiệp thành đạt, các diễn giả, nhà tâm lý kinh tế; Trưởng, Phó phòng nhân sự tại các công ty có uy tín; đại diện quản ký quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đại diện các nguồn quỹ ngân hàng chính sách xã hội thành phố, nguồn quỹ hỗ trợ Thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ, thanh niên chậm tiến…. ;
Tổ chức 10 lớp kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp cho hơn 1.200 thanh niên với nhiều chuyên đề hỗ trợ cho thanh niên, người lao động trong quá trình xin việc làm, khẳng định bản thân, giao tiếp, chinh phục nhà lãnh đạo, làm việc nhóm, đàm phán, thuyết trình, chiến lược marketting và kỹ năng tác phong công nghiệp… ; hàng năm đã tổ chức tư vấn việc làm cho 25.000 lượt sinh viên, thanh niên;
Tổ chức 06 diễn đàn lao động trẻ “Kỹ năng phỏng vấn, tìm việc” tại trụ sở chính Trung tâm và các Trường Cao Đẳng, Đại học với 1.800 lượt sinh viên tham gia; Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ban MT-ANQP-ĐBDC Thành Đoàn và một số đơn vị liên quan như trường Đại học Luật tổ chức thực hiện mô hình “Nâng cao nhận thức và hỗ trợ thanh niên hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng về nghề nghiệp việc làm” chủ đề “Hành trình của niềm tin”.
Đồng thời, cũng tổ chức các hội thảo hướng nghiệp cho thanh niên với các chuyên đề: “Khởi nghiệp làm phim”, “Tôi là designer!”, “Kỹ thuật cài đặt máy ảnh số”, “Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng”;
Tổ chức tư vấn nghề nghiệp, việc làm tại 03 Trại giam: Trại giam An Phước - Phú Giáo - Bình Dương; Trại giam Z30D - Hàm Tân - Bình Thuận; Trại giam Xuân Lộc - Thị xã Long Khánh - Đồng Nai với các chuyên đề: “Kỹ năng chọn nghề và tìm việc”; “Giáo dục kiến thức và kỹ năng tìm hiểu pháp luật” đã thu hút 600 lượt phạm nhân tham gia;
Hưởng ứng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kỹ năng, ngoại ngữ, tin học, nâng cao tay nghề cho thanh niên công nhân, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân đã đầu tư tổ chức 27 khóa đào tạo và bồi dưỡng về văn hóa, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng, nghiệp vụ nâng cao tay nghề cho hơn 4.000 thanh niên công nhân. Ngoài ra, Trung tâm còn vận động tặng hơn 400 suất học bổng học nghề và nghiệp vụ cho các bạn thanh niên công nhân;
Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên đã tổ chức được 125 lớp kỹ năng tại Trung tâm và tại các trường Đại học, Cao đẳng với sự tham gia của 16,562 sinh viên; Phối hợp với các Quận - Huyện Đoàn tổ chức 10 buổi hội thảo trang bị những kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh trên địa bàn chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ tại 10 địa điểm, thu hút 1.200 lượt học sinh tham gia; Tổ chức chương trình “Kỹ năng chuyên nghiệp - Tìm việc hiệu quả” nhằm nâng cao kỹ năng cho sinh viên trong quá trình tìm việc và phỏng vấn ứng tuyển. Chương trình đã triển khai tại 12 trường với sự tham dự của hơn 4.120 học sinh, sinh viên; Chương trình “Phỏng vấn thử - Thành công thật”: Trong năm 2012 - 2013, Trung tâm đã tổ chức 02 chương trình, thu hút được hơn 4.545 lượt sinh viên tham gia, phỏng vấn cho hơn 2.000 hồ sơ.
Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung các hoạt động hướng nghiệp trong các trường phổ thông, kết hợp hoạt động hướng nghiệp với đào tạo nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo; gắn với các hoạt động thực tế tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, trường nghề và các cơ quan, doanh nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực qua đào tạo nhất là nhân lực chất lượng cao cho 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ trọng điểm, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, Ngành giáo dục và đào tạo cũng như nhiều quận, huyện đã có những sáng tạo và năng động thực hiện khá tốt công tác phân luồng qua những công việc cụ thể:
- Công tác hướng nghiệp: Hàng năm Báo Giáo Dục Thành phố Hồ Chí Minh mời các chuyên gia tư vấn đến từ các trường, viện, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm… tham gia tư vấn với nhiều hình thức khác nhau, đã tư vấn cho hàng vạn học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 và người lao động. Các chuyên gia tư vấn đã giải quyết thắc mắc, trăn trở của học sinh về lựa chọn nghề nghiệp, tương lai bản thân; về đặc điểm trường, về quy chế tuyển sinh, tâm tư, nguyện vọng và quyền lợi của học sinh trước ngưỡng cửa nghề nghiệp tại 72 điểm tư vấn cho 130.000 lượt học sinh, phụ huynh học sinh. Với việc làm này, Báo Giáo Dục Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần vào hoạt động xã hội rất có ý nghĩa là hướng nghiệp cho thế hệ trẻ - một nhu cầu cấp thiết hiện nay;
Thành Đoàn triển khai cho các Trung Tâm và cơ sở Đoàn đã tổ chức các ngày hội việc làm; các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 các trường THPT trên địa bàn Thành phố theo từng sự kiện, nhu cầu xã hội;
Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm tổ chức Ngày hội “Thanh niên với nghề nghiệp” với sự tham gia của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp…mỗi năm có đến trên 40 ngàn thanh niên, học sinh phổ thông nhất là học sinh THCS tham gia ngày hội để tìm hiểu các thông tin về tuyển sinh TCCN của thành phố; thường xuyên phối kết hợp với các đơn vị, các trường, đơn vị truyền thông, trung tâm, cơ sở dạy nghề… tổ chức 10 ngày hội cho 45.000 học sinh, sinh viên người lao động sự lựa chọn nghề nghiệp được tốt hơn;
Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên đã thành lập Bộ phận tư vấn học đường và hướng nghiệp cho học sinh. Bộ phận tư vấn chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2012 với sự tham gia cố vấn của đội ngũ chuyên gia tâm lý và đội ngũ tư vấn viên chuyên về các lĩnh vực: hướng nghiệp, tâm lý, sức khỏe,… Đồng thời, Trung tâm đã tiến hành lắp đặt và hoạt động đường dây nóng phục vụ cho việc tư vấn qua điện thoại là 1900 6836. Thông qua tổng đài 1900 6836, Trung tâm đã tiếp nhận và tham vấn cho 6024 lượt phụ huynh, học sinh, sinh viên.
Nhằm đa dạng hình thức tham vấn và tiếp cận đến học sinh, sinh viên, Trung tâm đã phối hợp với Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) phát thanh các chuyên mục tham vấn trên sóng phát thanh. Trong năm 2012 - 2013, đã thu và phát 32 số với tổng thời lượng 320 phút trên VOH; Chương trình “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai”: được tổ chức vào tháng 2,3,4/2012 tại 15 trường THPT trên địa bàn Thành phố với sự tham gia của hơn 10.000 học sinh.
Tháng 11 năm 2012, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên phối hợp với diễn đàn Hướng Nghiệp Việt triển khai tổ chức 10 buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12. Có gần 10.000 học sinh lớp 12 tham gia chương trình; Chương trình “Khám phá giảng đường”: Mục đích của chương trình là giúp học sinh hiểu rõ hơn về các trường Đại học, chương trình đào tạo và cơ hội việc làm sau khi ra trường thông qua việc tham quan và trao đổi trực tiếp với các trường Đại học. Trung tâm đã tổ chức được 02 chương trình, tổ chức cho học sinh các trường THPT trong Thành phố tham quan và trao đổi trực tiếp với 02 trường là trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và trường Đại học Tôn Đức Thắng với số lượng học sinh tham dự là hơn 600 học sinh;
Hoạt động tư vấn hướng nghiệp trải nghiệm thực tế tại 20 trung tâm Giáo dục thường xuyên: phân luồng hướng nghiệp học sinh học nghề theo chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị từ nay đến năm 2020 phải có ít nhất 30% học sinh sau THCS vào học nghề; trao nhiều suất học bổng bằng tiền mặt và các suất học bổng học nghề có trị giá cao đến một số học sinh các trung tâm mà chương trình đi qua; Giao lưu với những tỷ phú, doanh nhân bước ra từ học nghề... với khoảng 20 ngàn học sinh thầy cô giáo tham dự; Trang bị cho 240 cán bộ quản lý hướng nghiệp và giáo viên làm công tác hướng nghiệp những kỹ năng tiếp cận, phát hiện, khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp của học sinh; Xây dựng và thực hiện các chương trình hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với thể lực, năng khiếu mỗi cá nhân;
Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam tổ chức Chương trình “Tập huấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên: Tiếp tục hướng dẫn Cơ sở dạy nghề tổ chức các hoạt động hướng nghiệp trong các trường phổ thông, kết hợp hoạt động hướng nghiệp với đào tạo nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo; kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Giáo dục, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên tổ chức “Ngày hội tư vấn học nghề” với các nội dung, hình thức phong phú như: tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT, THCS, tham gia giới thiệu và tuyển sinh tại các trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm thành phố, trong đó các Cơ sở dạy nghề giới thiệu chỉ tiêu tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; tổ chức đón tiếp các học sinh và phụ huynh học sinh THCS, THPT tham quan thực tế tại nhà trường; Tổ chức các đợt hội thảo về phân luồng định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS trên địa bàn quận, huyện; tư vấn học nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS bỏ học, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các phường, xã; phát tờ rơi thông báo tuyển sinh cho học sinh các trường THPT và các thí sinh tham dự các kỳ thi Đại học, Cao đẳng; đăng tuyển sinh trong cuốn sổ tay hướng nghiệp tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 - 2013 của Hội sinh viên Việt Nam, phát miễn phí cho học sinh lớp 12; Phát hành “Cẩm nang tuyển sinh” phát miễn phí cho học sinh các trường PTCS, PTTH, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tại một số địa phương với nội dung giới thiệu chuẩn đầu ra các ngành nghề đào tạo; vị trí làm việc của học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp và các cơ hội học tập nâng cao cho người học.
- Công tác phân luồng: Thành lập Ban Chỉ đạo phân luồng theo Quyết định số 243/QĐ-GDĐT-TC ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo, đã làm việc với các quận, huyện để cùng trao đổi nhằm thúc đẩy thực hiện công tác phân luồng học sinh trên địa bàn quản lý; trao đổi để các quận, huyện dành quỹ đất mở rộng các trường chuyên nghiệp trên địa bàn hoặc nâng cấp các cơ sở đào tạo của quận, huyện lên thành trường Trung cấp chuyên nghiệp.
+ Trong năm 2012 - 2013 đã nâng cấp trung tâm Dạy nghề Quận 12 thành trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 và Trung tâm Dạy nghề Hốc Môn thành trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hóc Môn; Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo các trường chuyên nghiệp triển khai ngày hội khách hàng là các doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà trường với doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh các trường chuyên nghiệp.
+ Quận 6 đã thực hiện xã hội hóa công tác phân luồng, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng giáo dục, thành lập Ban chỉ đạo tư vấn phân luồng học sinh từ cấp quận đến cấp phường để thực hiện phân luồng học sinh sau THCS. Tập trung chỉ đạo các phường nắm chắc học sinh không vào lớp 10 để tư vấn, hỗ trợ kinh phí cho các em vào học trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn.
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú chủ động xây dựng đề án “Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS-THPT” và lập kế hoạch thực hiện dựa trên tình hình thực tế của quận, thực hiện đề án phân luồng học sinh cuối cấp, coi công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh là nhiệm vụ cần tập trung quan tâm chỉ đạo. Phân công một chuyên viên thực hiện việc tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác Hướng nghiệp, hướng học, phân luồng học sinh cuối cấp; chỉ đạo các trường THCS thành lập Ban Lao động hướng nghiệp để thực hiện kế hoạch hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp và phần luồng tại nhà trường.
- Công tác hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên:
Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm thực hiện chương trình việc làm thời vụ Tết hàng năm: Tổng số lượt người đến tham quan, giao dịch về việc làm là trên 3.000 lượt người tại các văn phòng (4A Phạm Ngọc Thạch, Văn phòng Bến xe Miền Đông, Miền Tây), trong đó số lao động được tư vấn việc làm, nghề nghiệp trên 2.000 lượt người, số lao động đăng ký tìm việc và được giới thiệu đến doanh nghiệp phỏng vấn là 1.400 lao động; Việc làm hè cho sinh viên hàng năm: Số lao động được tư vấn việc làm trên 2.500 lượt người và giới thiệu đến doanh nghiệp phỏng vấn là 2.000 lao động; Tổ chức sàn giao dịch việc làm tại trụ sở mới và các văn phòng Trung tâm với 10 sàn thu hút : 450 doanh nghiệp đến tham gia với 18.558 chỉ tiêu tuyển dụng; thu hút 12.275 lao động đến tìm việc và đã giới thiệu việc làm và cấp giấy giới thiệu đến doanh nghiệp cho 5.357 lao động;
Trung tâm đã tổ chức thành công chương trình “Tiếp sức Người lao động”. Quy mô chương trình được mở rộng hơn với sự phối hợp giữa Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên với Đoàn Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco), Báo Tuổi Trẻ, Quận đoàn Bình Thạnh, quận Bình Tân, Quận 12, huyện Hóc Môn. Chương trình cũng cho ra mắt thêm văn phòng giới thiệu việc làm miễn phí tại Bến xe An Sương (huyện Hóc Môn). Tổng kết chương trình, có trên 700 doanh nghiệp tham gia đăng ký tuyển dụng với trên 26.000 chỉ tiêu tuyển dụng lao động; Tổng số lượt người đến tham quan, giao dịch về việc làm là trên 13.000 lượt người; Tổng số lao động được tư vấn việc làm, nghề nghiệp trực tiếp là 7.000 lượt người tại 4 văn phòng (Văn phòng 4A Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Văn phòng Bến xe Miền Đông, Miền Tây, An Sương). Trong đó có 3687 lao động được cấp giấy giới thiệu đến với doanh nghiệp và có được việc làm; Hỗ trợ thông tin về chỗ trọ cho hơn 300 trường hợp lao động chưa tìm được việc làm với giá cả hợp lý; phát 50.000 tời rơi, tuyên truyền giới thiệu về chương trình “Tiếp sức người lao động” cho người lao động lên thành phố và hành khách lên xe về các tỉnh.
Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên học nghề: Nhân dịp khánh thành Tòa nhà YES Center, Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm đã hỗ trợ giảm giá học phí từ 10 - 70% cho các lớp tin học; quay video, thiết kế đồ họa 2D, 3D; Trao tặng 10.000 thẻ tìm việc làm miễn phí cho thanh niên Quận Gò Vấp; vận động học bổng và trao tặng 50 suất học bổng học nghề với tổng trị giá 500.000.000 đồng cho thanh niên tại 5 huyện trên địa bàn Thành phố; tặng 60 suất học bổng trị giá 1.000.000đ/suất cho đoàn viên, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại các quận, huyện (huyện Nhà Bè; Quận 6); Trao tặng 25 suất học bổng cho Đoàn viên, thanh niên 05 quận, huyện với trị giá mỗi suất là 3.000.000 đồng/suất nhân dịp chào mừng thành công Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần IX (2012 - 2017); Trao tặng học bổng lớp “Kỹ năng phát triển cá nhân” cho 70 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” với tổng trị giá 210.000.000 đồng; Tặng 100 suất học miễn phí lớp “Kỹ năng nghề nghiệp” dành cho thanh niên giỏi nghề; thanh niên hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 150.000.000 đồng (từ ngày 17/3/2012 đến ngày 08/4/2012).
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố dự thảo “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc thợ cho công nhân và người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Thành phố”; tiếp tục điều chỉnh chương trình “đào tạo theo địa chỉ”; Triển khai đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài về kỹ năng nghề đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc tế và khu vực Asean (theo Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đầu tư nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực Đông Nam Á và thế giới) cho 32 giáo viên tại Hàn Quốc với 2 nghề Điện tử công nghiệp và Công nghệ thông tin, kinh phí là 8,72 tỷ đồng.
Sở Nông Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc dạy nghề cho thanh niên nông thôn được tổ chức thường xuyên tại các cơ sở dạy nghề, ngoài ra còn được lồng ghép trong các Chương trình, dự án khác của Thành phố. Năm 2012 - 2013, Thành phố đã Quyết định phê duyệt 02 Đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020” do Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì; 5 huyện và 7 quận đều có quyết định phê duyệt Kế hoạch/Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đến năm 2020; Trong năm 2012 - 2013, tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật từ các nguồn kinh phí năm 2012 - 2013 là: 23.936 lượt người, trong đó số lao động nông thôn được đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật từ kinh phí ngân sách Thành phố là 3.709 lao động (trong đó 2.009 lao động nữ); giải quyết việc làm cho 2.979 lao động (trong đó 1.673 lao động nữ).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị triển khai Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.
Trong năm 2012 - 2013, 5 huyện đã tổ chức đào tạo được 6.773 lao động, trong đó có 1.799 lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và 4.974 lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, đạt 85,49% so với kế hoạch, cụ thể: Đã có 2.274 lao động được hỗ trợ từ Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chiếm tỷ lệ 33,57%, trong đó có 609 lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, 1.665 lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Ở huyện Nhà Bè, Cần Giờ đã giúp người lao động làm đúng ngành nghề đào tạo, giải quyết việc làm tại địa phương; Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg: tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề trong 11 tháng đầu năm 2013 là 2.097 người (thanh niên nông thôn: 305 người), đạt 90% kế hoạch năm (trong đó có 1.053 người được hỗ trợ từ ngân sách thành phố thực hiện và 1.044 người được đào tạo từ nguồn kinh phí khác).
Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn theo các chương trình, dự án khác trên địa bàn thành phố năm 2013 do Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp thành phố (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đào tạo. Tổng số lao động được đào tạo là 2.011 học viên, trong đó đối tượng là thanh niên nông thôn có 402 người:
+ Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt: đã thực hiện 07 lớp sơ cấp nghề 183 học viên (Chăn nuôi heo; Chăn nuôi bò sữa; Nuôi cá cảnh; Nuôi tôm; Kỹ thuật trồng rau - Hoa cây cảnh - Bảo vệ thực vật);
+ Chương trình phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 đã đào tạo được 538 học viên; Chương trình phát triển bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 đã đào tạo được 242 học viên;
+ Đào tạo nghề cho các trung tâm bảo trợ xã hội: Đã đào tạo 08 lớp sơ cấp nghề: 220 học viên gồm các nghề: Điện dân dụng; Rau - Hoa cây cảnh - Bảo vệ thực vật; Đào tạo bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá ven biển theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá: 28 lớp, số lượng là 828 học viên.
- Về tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề nông thôn, kỹ năng hạch toán và tiêu thụ sản phẩm (khóa ngắn hạn, dưới 15 ngày): các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp các quận huyện, xã, phường, thị trấn tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn cho hơn 7.971 lao động nông thôn tham gia (trong đó, đối tượng thanh niên nông thôn là 398 người).
2.4. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu trong việc học nghề, tạo việc làm:
+ Giải thưởng “Nguyễn Văn Trỗi”: do Ban Thường vụ Thành đoàn tổ chức mỗi năm/1 lần nhằm tạo động lực thi đua sôi nổi trong lực lượng Đoàn viên thanh niên công nhân, người lao động trẻ, cổ vũ tinh thần yêu ngành yêu nghề, phát huy vai trò xung kích sáng tạo của lao động trẻ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của đơn vị đồng thời kịp thời biểu dương và khen thưởng những công nhân, lao động trẻ có thành tích nổi bật trong chuyên môn và đóng góp cho hoạt động xã hội. Năm 2012 - 2013 đã có 27 gương công nhân được tuyên dương.
+ Giải thưởng “Doanh nhân trẻ xuất sắc”: do Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức 2 năm/1 lần nhằm khen thưởng, động viên, tuyên truyền rộng rãi các tấm gương tiêu biểu của doanh nghiệp trẻ tham gia vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Tạo phong trào thi đua sôi nổi làm kinh tế giỏi, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các doanh nghiệp trẻ. Giải thưởng “Doanh nhân trẻ xuất sắc” năm 2012 - 2013 đã chọn ra 09 gương mặt doanh nhân trẻ xuất sắc và 05 gương mặt doanh nhân trẻ tiêu biểu.
+ Biểu dương khen thưởng thông qua các hội thi tay nghề:
- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thi tay nghề trẻ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 - 2013 với 200 thí sinh của 30 đơn vị tham gia 16 nghề. Kết quả: 86 thí sinh đoạt giải (19 nhất; 18 nhì; 20 ba; 29 KK). Tổ chức huấn luyện cho 48 thí sinh để lập đội tuyển Thành phố tham gia Hội thi Quốc gia vào tháng 07 năm 2012 tại Hà Nội và Huế (17 nghề).
- Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi nghề cấp Thành phố cho 78 giáo viên (29 Cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố), tổ chức huấn luyện đội tuyển tham dự Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc tổ chức tại thành phố Hải Phòng, kết quả Thành phố đạt giải ba toàn Đoàn.
- Phối hợp Liên đoàn Lao động Thành phố lập và triển khai kế hoạch Hội thi Bàn Tay Vàng nghề Hàn cho 39 công nhân, lao động Thành phố. Kết quả có 01 giải bàn tay vàng, 02 giải nhất, 01 giải nhì, 03 giải ba và 04 giải khuyến khích
- Hướng dẫn Cơ sở dạy nghề triển khai thực hiện Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 24 thang 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề công nhân, người lao động trong doanh nghiệp. Kết quả năm 2012 - 2013 có 15 Cơ sở dạy nghề (bao gồm các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia dạy nghề) tham gia đào tạo đào tạo lại, tổ chức bồi dưỡng thi nâng bậc cho 1.683 công nhân, lao động trong doanh nghiệp.
Trong năm 2012-2013, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp đã triển khai Chương trình Đào tạo kiến thức kinh tế và khởi sự kinh doanh với 04 Khóa đào tạo khởi sự kinh doanh cho hơn 200 thanh niên. Chương trình nhằm mục tiêu trang bị kiến thức khởi nghiệp, nâng cao kỹ năng quản lý, giúp thanh niên lập kế hoạch kinh doanh và phương án tài chính hoàn chỉnh, khả thi để khởi nghiệp; Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Hội cơ sở phụ trách công tác vốn và thanh niên đang vay từ các nguồn vốn để lập nghiệp, Trung tâm đã tiến hành 2 đợt Tập huấn tập trung dành cho hơn 500 Cán bộ trực tiếp làm công tác vốn từ cấp quận, huyện đến cấp phường, xã và thị trấn với các nội dung: Tập huấn công tác quản lý nguồn vốn ủy thác từ Đoàn - Hội, kỹ năng thẩm định dự án, cách thức thực hiện dự án kinh doanh nhỏ - hộ gia đình...
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã phối hợp với Ủy Ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các quận, huyện: Quận 1, Quận 6, Quận 10, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ và Trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên tổ chức 08 buổi Tập huấn công tác vốn và kiến thức thẩm định dự án và chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho thanh niên vay vốn và cán bộ phụ trách quản lý vốn cơ sở. Tổng số có 1215 thanh niên tham dự 08 buổi tập huấn.
Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp STARTUP WHEEL đã tiếp nhận hơn 214 ý tưởng/sản phẩm khởi nghiệp của các bạn sinh viên thuộc các trường Đại học - Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc thi đã trao giải chung cuộc cho 6 dự án vào vòng chung kết với tổng giá trị giải thưởng hơn 100.000.000 đồng.
Chuỗi Hội thảo Bánh xe Khởi nghiệp đi qua các trường Đại học - Cao đẳng trên địa bàn Thành phố nhằm khuyến khích những sinh viên có ý tưởng kinh doanh. Bánh xe khởi nghiệp đã lần lượt đến với các Trường: Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật; Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức; Đại học Sài Gòn; Đại học Quốc tế; Đại học Nông Lâm; Cao đẳng Nghề Thành phố với sự tham gia đông đảo của hơn 3.000 sinh viên yêu thích khởi nghiệp các trường.
Năm 2012 - 2013, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp đã tổ chức 05 chương trình Câu chuyện Doanh nhân Khởi nghiệp Kỳ với các chủ đề: “Lắng nghe trực giác và những quyết định sống còn trong kinh doanh”, “Tạo lập đội ngũ lãnh đạo xuất sắc - Yếu tố cần hay đủ cho triển vọng doanh nghiệp”, “Giải bài toán marketing cho doanh nghiệp nhỏ - Dễ hay khó?”,Giải mã Kinh doanh theo chuỗi - Cần “Thời” hay cần “Nghề”, “Gọi vốn đầu tư công nghệ - Chìa khóa thành công không hề bí mật” Chương trình đã thu hút hơn 450 thanh niên và 650 doanh nhân và sinh viên khởi nghiệp đến tham dự và nhận được sự quan tâm rộng rãi của các cơ quan thông tấn - truyền thông;
Tổ chức chương trình Sàn Giao dịch Ý tưởng Kinh doanh 2013 với sự tham gia trưng bày, trình bày và tìm kiếm đầu tư của hơn 35 ý tưởng và sự tham gia của hơn 147 Nhà đầu tư cá nhân và hơn 300 người tham gia; đã có tổng cộng 360 Lượt đăng ký hỗ trợ ý tưởng chi tiết như sau: 23 lượt đầu tư tài chính; 66 lượt hợp tác kinh doanh; 196 lượt giới thiệu đối tác/khách hàng; 75 lượt hỗ trợ tư vấn. Ước tính tổng giá trị giao dịch quy đổi tương đương 595.500.000 đồng (Năm trăm năm mươi chín triệu năm trăm nghìn đồng);
Nhằm giúp những thanh niên khởi nghiệp có cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư, Trung tâm đã tổ chức chương trình “Khám phá động lực góp vốn từ nhà đầu tư mạo hiểm” với diễn giả là Giáo sư Bernariba đến từ Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp SAJE (Quebec, Canada). Chương trình là một trong những hoạt động liên kết và hỗ trợ từ tổ chức SAJE cho hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam, thu hút hơn 100 người khởi nghiệp tham gia.
Trong năm 2012 - 2013, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp đã phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ tổ chức các chương trình: “Diễn đàn CEO 2012”; Lễ trao giải “Doanh nhân trẻ xuất sắc Thành phố Hồ Chí Minh năm (2012 - 2013)” (9 doanh nhân trẻ xuất sắc, 5 doanh nhân trẻ tiêu biểu trên các lĩnh vực); Giao lưu Doanh nhân trẻ xuất sắc Thành phố với sinh viên Đại học Hồng Bàng; phối hợp và hỗ trợ Công ty Cổ phần Truyền thông và Đầu tư Nam Hương tổ chức chương trình “Giữ vững niềm tin - Vượt qua thử thách”... Các sự kiện trên thu hút hơn 4000 doanh nhân trẻ, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên tham dự, thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội và cộng đồng doanh nhân.
Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ đã triển khai chương trình trí thức khoa học trẻ tình nguyện với chủ đề hướng về nông thôn mới, chương trình không thực hiện theo từng đợt mà thực hiện xuyên suốt trong năm để đáp ứng được nhu cầu phổ biến kiến thức, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn. Chương trình thu hút 15 đội hình của các trường, viện nghiên cứu tham gia với hơn 150 trí thức - khoa học trẻ, giảng viên trẻ đang công tác, học tập và làm việc tại các cơ quan, trung tâm - viện nghiên cứu, các trường đại học - học viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sau lễ ra quân đến nay đã có 36 chuyên đề được triển khai thực hiện ở các xã Nông thôn mới thuộc 5 huyện ngoại thành, tư vấn cho hơn 2.000 lượt người tham gia với nhiều chủ đề đa dạng như kỹ thuật chăm sóc hoa lan, rau sạch, chăn nuôi bò sữa, nuôi tôm thẻ chân trắng và nhiều chủ đề về sức khỏe sinh sản, giáo dục tâm lý học đường cho học sinh;
Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp tổ chức 2 chuyến tham quan dây chuyền sản xuất hiện đại tại Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn SAPLASTIC; các buổi chia sẻ về các chuyên đề: quản trị điều hành, tinh thần khởi nghiệp...; chương trình tìm kiếm đầu tư trực tiếp cho ý tưởng khởi nghiệp; chương trình thực tập tạo dự án và gọi vốn trên nền tảng trực tuyến....Chương trình đã thu hút hơn 250 sinh viên tham dự; tư vấn trực tiếp cho hơn 750 lượt thanh niên về khởi sự kinh doanh theo các mô hình cá thể và hộ gia đình. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tư vấn thông qua email và điện thoại trên 300 lượt.
Nhằm giúp các doanh nghiệp có định hướng đúng đắn để xác lập chiến lược phù hợp nhất với tình hình thị trường và điều kiện doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp đã xây dựng bộ phận tư vấn chuyên trách. Vườn ươm đã tiếp nhận và hướng dẫn tổng cộng hơn 455 hồ sơ: 215 hồ sơ đăng ký tham gia hoàn thiện kế hoạch kinh doanh; 240 lượt hoàn thiện phương án tài chính; thẩm định chất lượng và tính khả thi của hơn 40 dự án và lựa chọn 19 dự án ươm tạo tham gia vườn ươm Doanh nghiệp trẻ, nâng tổng số dự án được hỗ trợ từ Vườn ươm lên đến 39 dự án. Số doanh nghiệp Vườn ươm được hỗ trợ vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp là 7 doanh nghiệp, với tổng số tiền là 1.800.000.000 đồng; Ban điều hành Vườn ươm cũng đã vận động, mời gọi những doanh nhân thành đạt tham gia vào Hội đồng Cố vấn - Chuyên gia hỗ trợ thường xuyên cho các hoạt động Vườn ươm. Năm 2013, Vườn ươm đã xây dựng thêm mạng lưới hơn 15 doanh nhân, nâng số lượng thành viên Hội đồng lên 35 thành viên. Quá trình tư vấn trên được thực hiện hoàn toàn miễn phí đối với các doanh nghiệp đặt vấn đề về việc tham gia Vườn ươm. Đặc biệt, Ban điều hành Vườn ươm Doanh nghiệp trẻ dành riêng ngày Thứ Năm hàng tuần để thực hiện những tư vấn chuyên sâu về vấn đề khởi nghiệp cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia Vườn ươm.
Từ khi chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 26 tháng 2 năm 2012, Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên Thành phố đã trở thành đơn vị chủ lực của Thành đoàn trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, huấn luyện kỹ năng và giới thiệu việc làm cho thanh niên đây cũng là đơn vị thường trực của Thành đoàn trong việc triển khai thực hiện Quyết định 4140 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm”. Nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả của Trung tâm đã được xã hội ghi nhận và thu hút nhiều bạn thanh niên tham gia như: Chương trình “Tiếp sức người lao động”, Hành trình trải nghiệm ước mơ, Sàn giao dịch việc làm thanh niên, Hội thi tay nghề ...
Từ một văn phòng với quy mô nhỏ, hiện nay Trung tâm có Trụ sở chính đặt tại số 1A Nguyễn Văn Lượng, Phường 6, quận Gò Vấp với tổng diện tích là 6.900 m2, với 27 phòng học, 10 phòng chức năng, hội trường 300 chỗ ngồi, Sàn giao dịch việc làm với sức chứa 200 - 300 người lao động; đây chính là cơ sở để Trung tâm mở rộng chức năng hướng nghiệp và dạy nghề. Bên cạnh đó, Trung tâm đã xây dựng được các văn phòng giới thiệu việc làm vệ tinh đặt ở Quận 1, Bến xe An Sương, Ngã tư Ga, Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây để giúp cho các bạn thanh niên thành phố thuận tiện trong việc tìm kiếm việc làm đồng thời hỗ trợ cho người lao động từ các tỉnh đến thành phố tìm kiếm việc làm không bị các cò lao động lừa gạt.
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ xây dựng đề án phát triển Trung tâm theo quy mô mới và đề xuất tăng cường bộ máy làm việc để đảm bảo phát huy có hiệu quả việc hoạt động hỗ trợ cho thanh niên và người lao động đồng thời đảm bảo các yêu cầu theo Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
Trong những năm qua, Ban chỉ đạo Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm đã thực hiện hiệu quả việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, hướng nghề cho học sinh sinh viên và thanh niên, định hướng cũng như tạo được nhiều sân chơi, điều kiện tốt nhất, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trẻ; là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Các sở- ngành chức năng của thành phố tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố các chính sách liên quan đến nghề nghiệp, việc làm trong lĩnh vực chuyên môn phụ trách. Tham mưu xây dựng các kế hoạch thực hiện các chương trình đột phá về nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến các chế độ, chính sách cho nhân lực trẻ.
(Đơn vị tính: đồng)
STT |
Nội dung |
Dự toán |
Thực hiện |
|
Năm 2012 |
|
|
I |
Dự án "Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên, gia đình và người dân thành phố về học nghề, lập nghiệp" |
259.915.000 |
256.714.200 |
II |
Dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp” |
147.010.000 |
19.000.000 |
III |
Kinh phí Ban điều hành, tổ chuyên viên giúp việc |
96.000.000 |
96.000.000 |
|
Cộng |
502.925.000 |
371.714.200 |
|
Năm 2013 |
|
|
I |
Về triển khai thực hiện và xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích học nghề và tạo việc làm |
76.200.000 |
76.200.000 |
II |
Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên, gia đình và người dân Thành phố về học nghề, lập nghiệp” |
1.177.202.500 |
1.177.203.300 |
III |
Dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp” |
358.820.000 |
358.820.000 |
IV |
Trang bị thiết bị dạy nghề cho Trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên |
2.220.000.000 |
1.700.799.998 |
V |
Kinh phí Ban điều hành, tổ chuyên viên giúp việc |
38.400.000 |
38.400.000 |
|
Cộng |
3.870.622.500 |
3.351.423.298 |
|
Năm 2014 |
|
|
I |
Về triển khai thực hiện và xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích học nghề và tạo việc làm |
60.000.000 |
60.000.000 |
II |
Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên, gia đình và người dân Thành phố về học nghề, lập nghiệp” |
2.170.600.000 |
2.170.600.000 |
III |
Các hoạt động “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp” |
431.000.000 |
431.000.000 |
IV |
Kinh phí Ban điều hành, tổ chuyên viên giúp việc |
38.400.000 |
38.400.000 |
|
Cộng |
2.700.000.000 |
2.700.000.000 |
|
Tổng cộng |
7.073.547.500 |
6.423.137.498 |
1. Mặt được:
- Các giải pháp truyền thông được triển khai thực hiện đồng bộ, đa dạng thông qua các chương trình truyền hình, phát thanh, báo chí, tài liệu tuyên truyền; đặc biệt là sự tham gia của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ Đoàn - Hội đã được trang bị các kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp và việc làm đã góp phần định hướng và hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thanh niên và người lao động về việc chọn lựa và tìm kiếm việc làm phù hợp các kiến thức về việc chọn lựa nghề nghiệp, kiến thức khởi nghiệp, thông tin việc làm cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc làm đã thu hút được sự quan tâm của học sinh, sinh viên, người lao động và xã hội.
- Các hoạt động mới mang tính chất tạo mẫu hướng đến từng đối tượng cụ thể, đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội như: chương trình “Tiếp sức người lao động”, ngày hội “Hướng nghiệp - Dạy nghề”, Hội thi “Học sinh giỏi nghề”, Câu chuyện Doanh nhân Khởi nghiệp, Sàn giao dịch ý tưởng Kinh doanh … đã lan tỏa đến nhiều đối tượng thanh niên, tạo điều kiện để các cơ sở Đoàn hỗ trợ và tập hợp thanh niên.
- Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho thanh niên và người lao động như: hỗ trợ vốn vay, “Vườn ươm doanh nghiệp trẻ”, các lớp tin học, ngoại ngữ, kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp miễn phí … giúp cho thanh niên và người lao động bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Từ đó, nâng cao vị thế và uy tín của tổ chức Đoàn trong thanh niên và cộng đồng doanh nghiệp.
2. Mặt hạn chế:
- Chưa có giải pháp hiệu quả trong công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên chưa được triển khai.
- Các chương trình đào tạo về kỹ năng, ngoại ngữ, tin học miễn phí còn ít so với nhu cầu thực tế của thanh niên và người lao động. Công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn triển khai chưa đạt được hiệu quả cao.
- Chưa tận dụng được nhiều các nguồn lực kinh tế, nguồn lực xã hội để tham gia hỗ trợ cho thanh niên học nghề, giải quyết việc làm.
- Các công tác phối hợp giữa Thành đoàn với các Sở ngành và ngược lại tuy được quan tâm, tổ chức hoạt động nhưng chưa được định hướng đưa vào chương trình hoạt động năm của từng đơn vị mà thường phối hợp đột xuất theo từng hoạt động
Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2012 - 2013 và nhận định đánh giá nêu trên, để hoàn thành các chỉ tiêu và nội dung của Đề án, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở - ngành tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Với vai trò là cơ quan thường trực của Đề án, Thành Đoàn tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung được xác định trong đề án đảm bảo tính hiệu quả và đạt được những chỉ tiêu đề ra. Chỉ đạo các cơ sở trực Đoàn - Hội trực thuộc phối hợp với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và hỗ trợ thanh niên trong lập thân, lập nghiệp.
- Chủ động phối hợp với các Sở ngành để triển khai thực hiện các nội dung được xác định trong đề án; phát huy các nguồn lực xã hội, vận động các doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng đề án;
- Phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố, Đài tiếng nói nhân dân Thành phố đẩy mạnh các chương trình gắn với nghề nghiệp và việc làm.
- Xây dựng các nội dung hoạt động mang tính tạo mẫu, chuyển giao và hỗ trợ các hoạt động cho cơ sở Đoàn - Hội. Đẩy mạnh các giải pháp thực hiện phương châm “Mỗi cơ sở Đoàn là một văn phòng, mỗi cán bộ Đoàn là một tư vấn viên về việc làm”.
- Chỉ đạo và khai thác hoạt động có hiệu quả của Trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên đồng thời tham mưu các giải pháp về nhân sự, kinh phí hoạt động đảm bảo các yêu cầu theo Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11năm 2013 của Chính phủ về quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm.
- Thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo theo yêu cầu của Ban điều hành đề án Trung ương đồng thời tham mưu xây dựng phương hướng hoạt động mới khi đề án hết hiệu lực vào năm 2015.
- Tăng cường các giải pháp truyền thông, thông tin, cung cấp báo cáo viên giới thiệu các chính sách, cơ chế phục vụ cho chương trình khuyến khích học nghề và tạo việc làm cho thanh niên; cung cấp thông tin về nhu cầu lao động trẻ hàng năm; đánh giá và tham mưu các chính sách hỗ trợ cho thanh niên về nghề nghiệp và việc làm.
- Hỗ trợ và hướng dẫn Thành đoàn thực hiện các yêu cầu theo Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động phối hợp với Trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên thuộc Thành đoàn các hoạt động hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm, thí điểm phân cấp thành lập điểm bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề, trường nghề hoạt động tham gia tín dụng ưu đãi để nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của xã hội, trong đó chú trọng cho thanh niên thành phố (nguồn vốn, cơ chế vay vốn theo quy định hiện hành).
- Đề nghị các doanh nghiệp tích cực tham gia đề án, tiếp nhận lao động do đề án giới thiệu.
- Phối hợp với Thành Đoàn tổ chức gặp gỡ, biểu dương các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động tiêu biểu trong công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên; Hỗ trợ tổ chức giải thưởng “Doanh nhân trẻ xuất sắc”
- Triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung được phân công theo Đề án, trong đó chú trọng các giải pháp phân luồng học sinh THPT, THCS vào học giáo dục nghề nghiệp.
- Phối hợp với các Sở ngành liên quan trong công tác giáo dục nghề nghiệp, triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng nghiệp, tạo điều kiện đưa thông tin các nội dung của đề án đến học sinh - sinh viên. Chỉ đạo và tạo điều kiện để các trường THPT, THCS, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học trực thuộc tham gia các hoạt động thuộc đề án do Thành đoàn tổ chức thực hiện như: Hội thi học sinh giỏi nghề, Ngày Hội Hướng nghiệp Dạy nghề, Hành trình trải nghiệm ước mơ …
- Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc thành phố; xây dựng mối liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp sử dụng lao động; xây dựng giáo án bổ trợ các kỹ năng nghề, kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh, sinh viên.
Phối hợp cùng các sở, ngành, cơ quan liên quan đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và nghề nghiệp nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố; tham mưu các nhóm ngành nghề, nhóm việc phù hợp với thanh niên nông thôn.
- Phối hợp với các sở ngành trong công tác xây dựng kế hoạch vốn cho vay hằng năm; chỉ đạo các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận, huyện thực hiện cho vay hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp làm kinh tế, tạo việc làm và học nghề theo đúng kế hoạch vốn được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Tăng cường công tác truyền thông giới thiệu nguồn vốn vay cho thanh niên, tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác vôn; cung cấp báo cáo viên cho các hoạt động thuộc đề án.
- Giới thiệu các doanh nghiệp mới thành lập có nhu cầu tuyển dụng lao động cho các Trung tâm có chức năng giới thiệu việc làm như: Trung tâm Giới thiệu việc làm Thành phố (Sở Lao động -Thương binh và Xã hội); Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên (Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Giới thiệu việc làm Phụ nữ (Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh)…
- Tăng cường các giải pháp thông tin, cung cấp báo cáo viên cho các hoạt động của đề án liên quan đến các thủ tục và kiến thức thành lập doanh nghiệp.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.