ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2012 |
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 858/QĐ-TTG NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
Thực hiện Công văn số 426/C.III-TCD ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Cục Giải quyết Khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 3 về kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân (Đề án 858), Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo kết quả như sau:
Về nhận thức, các cấp ủy Đảng và chính quyền trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả chỉ đạo công tác tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và cần tập trung chỉ đạo; coi hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức có trách nhiệm; quán triệt triển khai đến các cấp ủy Đảng và cán bộ, công chức thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo trong lĩnh vực này.
Công tác triển khai được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức như ban hành các văn bản chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; mở Hội nghị quán triệt nội dung các văn bản trên đến từng cán bộ chủ chốt, xây dựng các chương trình, kế hoạch với nhiều nội dung như: đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề án tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, kế hoạch phòng chống và xử lý các trường hợp khiếu kiện đông người, kế hoạch xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng các khu công nghiệp, đô thị nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo... Song song đó, kết hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo bằng nhiều hình thức như tuyên truyền miệng, in ấn tài liệu cấp phát miễn phí, phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình thực hiện các chương trình tuyên truyền.
Thực hiện chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ và để tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã có nhiều văn bản giao Thủ trưởng các cơ quan: Thanh tra thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Văn phòng Tiếp công dân thành phố và Ủy ban nhân dân các quận-huyện nâng cao trách nhiệm tham mưu, giải quyết triệt để ngay từ nơi phát sinh các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, không để kéo dài phức tạp... hạn chế không để phát sinh “điểm nóng”. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu có khó khăn vướng mắc, Lãnh đạo các đơn vị có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, trường hợp cần thiết xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của các Đoàn thể quần chúng tham gia vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của từng đơn vị nói riêng và Ủy ban nhân dân thành phố nói chung.
Qua đó, Thủ trưởng các sở-ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đã thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân theo quy định, quan tâm và dành thời gian thích đáng để trực tiếp đối thoại với nhân dân, kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
II. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Căn cứ Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân và ý kiến của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 1844/TTCP-VP ngày 29 tháng 6 năm 2010 về triển khai thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 3764/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2010).
Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Thủ trưởng các sở-ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cần nâng cao chất lượng tiếp công dân, bố trí thời gian hợp lý, duy trì lịch tiếp công dân định kỳ; bố trí cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật. Việc tiếp công dân phải gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo đông người, gay gắt, phức tạp, kéo dài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở-ngành phải thực hiện việc tiếp công dân, có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để phát sinh thành “điểm nóng”, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác (gồm đại diện Văn phòng Tiếp công dân thành phố, Thanh tra thành phố, Sở Nội vụ và Sở Tư pháp) để khảo sát, rà soát, đánh giá hiện trạng mô hình tiếp công dân các cấp, qua đó đề xuất xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp và hiệu quả.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổ công tác đã dự thảo, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4830/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2012 về Đề án Kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
III. KẾT QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
1.1. Cấp xã:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm phụ trách công tác tiếp công dân. Tùy vào đặc điểm tình hình của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công nhiệm vụ cụ thể, thời gian trực và giải quyết kiến nghị của công dân của công chức Tư pháp - Hộ tịch, đảm bảo theo Quy chế tiếp công dân do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
1.2. Cấp huyện:
a) Về mô hình tổ chức:
Tiếp tục duy trì mô hình “Tổ Tiếp công dân” trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Biên chế và hoạt động:
Tổ Tiếp công dân có biên chế từ 03 đến 05 cán bộ chuyên trách (tùy theo tình hình thực tế ở địa phương - mật độ dân số và mật độ dự án có thu hồi đất).
Tổ Tiếp công dân do Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện phụ trách chung (tùy theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện), chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Chức năng:
Tổ Tiếp công dân có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
1.3. Đối với các sở và cơ quan tương đương sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Về mô hình tổ chức:
- Đối với Thanh tra thành phố: Giữ nguyên Phòng Tiếp công dân và xử lý đơn như hiện nay (theo Điểm c, Khoản 1, Điều 7 Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh).
- Đối với các Ban trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: Bố trí công chức kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn.
- Đối với các Sở quản lý Nhà nước: Giám đốc sở chịu trách nhiệm thành lập Tổ Tiếp công dân trực thuộc Thanh tra Sở để đảm bảo công tác tiếp công dân đạt hiệu quả.
b) Biên chế và hoạt động:
Tổ Tiếp công dân có biên chế từ 03 đến 07 cán bộ chuyên trách (do Giám đốc sở quyết định theo yêu cầu nhiệm vụ công tác được giao).
Chánh Thanh tra sở trực tiếp phụ trách chung về công tác tiếp công dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc sở.
c) Chức năng:
Tổ Tiếp công dân là bộ phận tham mưu, giúp Giám đốc sở tổ chức tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
1.4. Cấp thành phố:
a) Về mô hình tổ chức:
Giữ nguyên tên gọi Văn phòng Tiếp công dân thành phố trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Tổ chức, biên chế:
Văn phòng Tiếp công dân thành phố có 53 biên chế, tổ chức bộ máy như sau:
- Lãnh đạo Văn phòng; gồm 01 Chủ nhiệm và 02 Phó Chủ nhiệm.
- Các Phòng chuyên môn; gồm 03 Phòng, cụ thể:
+ Phòng Xử lý đơn khối cơ quan giám sát: 12 biên chế;
+ Phòng Xử lý đơn khối cơ quan hành chính: 25 biên chế;
+ Phòng Hành chính-Tổng hợp: 13 biên chế.
Tổ chức, biên chế của Văn phòng Tiếp công dân thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định theo thực tế yêu cầu nhiệm vụ. Việc bố trí cán bộ, công chức phải căn cứ chức danh, tiêu chuẩn, ngạch công chức theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức hoạt động:
- Văn phòng Tiếp công dân thành phố làm việc theo chế độ thủ trưởng, do Chủ nhiệm phụ trách chung; có các Phó Chủ nhiệm giúp việc và các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trực thuộc phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Chủ nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố và Giám đốc Sở Nội vụ.
- Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố được quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các phòng theo phân cấp quản lý cán bộ của thành phố.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Tiếp công dân thành phố và tình hình thực tế, trong quá trình chỉ đạo điều hành hoạt động, sau khi trao đổi thống nhất với Sở Nội vụ, Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố có quyền quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các Phòng chức năng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ.
d) Vị trí, chức năng:
- Văn phòng Tiếp công dân thành phố là cơ quan tham mưu, giúp Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
- Là cơ quan tiếp công dân thường xuyên để hướng dẫn, tiếp nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý bước đầu đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, chuyển giao vụ việc đến cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết và chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết của các cơ quan tham mưu, báo cáo kết quả tiến độ giải quyết đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; trả kết quả xử lý đơn và văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Trên cơ sở triển khai thực hiện Đề án 858, Thủ trưởng các sở-ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đã thực hiện việc rà soát đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, lựa chọn, bổ sung cán bộ có năng lực, phẩm chất, có kỹ năng công tác tiếp công dân, có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật, được đào tạo nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đa số cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn đã tốt nghiệp đại học, số ít là cao đẳng hoặc trung cấp. Về trình độ chuyên môn chủ yếu là chuyên ngành luật, kinh tế và hành chính.
Hiện nay, theo kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Văn phòng Tiếp công dân thành phố chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân ở các cấp trên địa bàn thành phố để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và bảo đảm đủ số lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu cho công tác tiếp công dân.
Ngày 15 tháng 6 năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 3115/QĐ-UBND về kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố năm 2012-2013. Theo đó, Văn phòng Tiếp công dân thành phố đã chủ trì, phối hợp với Trường Cán bộ thành phố tổ chức chiêu sinh được 1.416 cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn trên địa bàn thành phố đăng ký tham gia lớp tập huấn (cấp sở: 146; cấp huyện: 578; cấp xã: 692). Đến nay, đã tổ chức được 09 lớp/450 cán bộ, công chức; số còn lại đang tiếp tục tổ chức tập huấn theo kế hoạch từ nay đến năm 2013.
4. Về trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho trụ sở tiếp công dân:
4.1. Cấp thành phố:
Trụ sở Văn phòng Tiếp công dân thành phố đặt tại số 15 Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3, nơi tiếp công dân khang trang, lịch sự, có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và phục vụ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân hiệu quả, cụ thể như sau: Có 02 phòng tiếp công dân, phòng chờ, phòng họp, phòng làm việc của cán bộ, công chức, máy vi tính, máy in, máy camera, nước uống cho công dân...
4.2. Đối với các sở-ngành và Ủy ban nhân dân quận-huyện:
Đa số các sở-ngành và Ủy ban nhân dân quận-huyện bố trí phòng tiếp công dân riêng, phù hợp với đặc điểm của công tác tiếp công dân gắn với giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo; đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.
5. Chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân:
Căn cứ Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính - Thanh tra Chính phủ về Quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ngày 24 tháng 7 năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 3792/QĐ-UBND quy định về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân được bồi dưỡng mức 100.000 đồng/ngày/người; cán bộ, công chức chuyên trách xử lý đơn được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/ngày/người.
Chế độ bồi dưỡng nêu trên được áp dụng từ ngày 01 tháng 5 năm 2012. Hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố đang giao Văn phòng Tiếp công dân thành phố theo dõi việc triển khai thực hiện chế độ nêu trên, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố những khó khăn, vướng mắc (nếu có).
6. Kết quả tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước các cấp:
- Năm 2010, trên địa bàn thành phố đã tiếp 45.663 lượt công dân (bao gồm: tiếp công dân thường xuyên: 35.945 lượt, lãnh đạo tiếp 9.718 lượt); trong đó:
+ Cấp thành phố: 3.779 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 27 lượt);
+ Cấp sở: 3.955 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 1.568 lượt);
+ Cấp huyện: 14.873 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 2.675 lượt);
+ Cấp xã: 13.338 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 5.448 lượt).
- Năm 2011, trên địa bàn thành phố đã tiếp 47.003 lượt công dân (tăng 1.340 lượt, so cùng kỳ năm 2010, tăng 2,9%), bao gồm: tiếp công dân thường xuyên: 39.051 lượt, lãnh đạo tiếp: 7.952 lượt; trong đó:
+ Cấp thành phố: 3.233 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 09 lượt);
+ Cấp sở: 2.346 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 370 lượt);
+ Cấp huyện: 21.244 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 3.035 lượt);
+ Cấp xã: 12.228 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 4.538 lượt).
1. Những việc làm được:
Trên cơ sở triển khai thực hiện Đề án 858, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyển biến tích cực, Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai kịp thời sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến công tác thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ công chức và nhân dân; tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; các ngành, các địa phương đã nỗ lực giải quyết kịp thời những thắc mắc, kiến nghị của công dân, không để phát sinh điểm nóng phức tạp, nhất là tại các dự án có khiếu nại đông người, góp phần an dân, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Công tác tiếp công dân đã được Thủ trưởng các cấp, các ngành quan tâm, bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bố trí cán bộ tiếp công dân đại bộ phận là những người có trách nhiệm, có năng lực. Việc tiếp công dân, tiếp nhận đơn tập trung tại một đầu mối là Tổ Tiếp công dân trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân các quận, huyện hoặc Thanh tra các sở, ngành đã tạo thuận lợi cho người dân và giúp cho công tác theo dõi, phân loại, xử lý đơn tập trung và kịp thời.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các quận, huyện cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; thành lập Tổ phối hợp phòng ngừa và xử lý những trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người, vi phạm trật tự công cộng. Việc tiếp công dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; Thủ trưởng sở, ngành quan tâm hơn; các cơ quan, đơn vị có bố trí lịch tiếp công dân của lãnh đạo nhằm trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo, kịp thời giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của người dân. Mặt khác, công tác hòa giải tại các địa phương cũng được chú trọng thực hiện, đã góp phần không nhỏ trong việc thuyết phục công dân thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cơ sở.
2. Những khó khăn, vướng mắc:
Đề án 858 đã xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức tiếp công dân các cấp, tuy nhiên còn một số khó khăn, vướng mắc như sau:
- Về tổ chức, tổ chức tiếp công dân chưa được xác định rõ trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và chưa thống nhất giữa các cấp, cụ thể: Ở cấp Trung ương, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước do Thanh tra Chính phủ chủ trì, điều hòa, phối hợp. Trong khi đó ở cấp tỉnh (ngoại trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), Trụ sở tiếp công dân lại do Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, điều hòa, phối hợp. Ở cấp Bộ tổ chức tiếp công dân tại Văn phòng Bộ, ở cấp Sở tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan. Đồng thời, Đề án 858 cũng chưa xác định rõ Trụ sở tiếp công dân trực thuộc cơ quan nào.
- Về hoạt động, theo Đề án 858 cơ quan tiếp công dân cấp dưới chịu trách nhiệm báo cáo công tác tiếp công dân của đơn vị mình cho cơ quan tiếp dân cấp trên. Tuy nhiên, Đề án chưa quy định rõ mối quan hệ, cơ chế phối hợp giữa các cấp như thế nào, việc quy định nêu trên sẽ gây khó khăn trong quá trình hoạt động và phối hợp trong thực tế.
Thanh tra Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện nội dung Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân (theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) để có sự chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước, nhất là đảm bảo không có sự khác biệt quá lớn giữa việc thí điểm mô hình tiếp công dân tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 61 tỉnh, thành phố còn lại./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.