BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/BC-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2009 |
CÔNG TÁC SOẠN THẢO, BAN HÀNH VÀ KIỂM TRA, RÀ SOÁT VĂN BẢN NĂM 2009
Trả lời công văn số 3512/BTP-KTraVB ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo tình hình công tác soạn thảo, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin báo cáo như sau:
1. Một số kết quả đạt được năm 2009
a. Công tác xây dựng văn bản
Trong năm 2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến trình Chính phủ 34 văn bản, gồm: 20 Nghị định, 13 Quyết định của TTg (Trong đó 4 Quyết định về Đề án, Chương trình mục tiêu), 01 Quyết định của Chủ tịch nước và ban hành theo thẩm quyền 41 Thông tư và Thông tư liên tịch.
Thực hiện chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, đến hết tháng 10/2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành được 12 Nghị định, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 32 Thông tư và Thông tư liên tịch (đạt 66% kế hoạch).
Tháng 8 năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ dự án luật Người khuyết tật và đến ngày 10 tháng 10 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký tờ trình Quốc hội dự án luật này.
Đang tiến hành xây dựng Bộ luật lao động (sửa đổi), dự kiến tháng 12 năm 2009 sẽ lấy ý kiến rộng rãi trên website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và trình Chính phủ vào tháng 3 năm 2010.
Vụ Pháp chế là đầu mối tổng hợp, theo dõi kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính trong việc phân bổ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm.
b. Công tác góp ý văn bản
Vụ Pháp chế đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị ý kiến để Bộ tham gia vào trên 200 dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như các Thông tư của các Bộ, ngành. Đối với các dự án luật đang trong giai đoạn xây dựng, Vụ Pháp chế tích cực tham gia ý kiến thông qua các cuộc hội thảo, đóng góp bằng văn bản.
c. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản
Đã và đang triển khai tốt Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh đó Vụ Pháp chế tích cực phối hợp cùng với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trình ban hành, ban hành và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những sai sót trong công tác xây dựng văn bản.
Năm 2009 rà soát 03 lĩnh vực Quản lý lao động ngoài nước, Việc làm và Phòng chống tệ nạn xã hội. Kết quả rà soát đã đề xuất bãi bỏ 11 văn bản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền, liên tịch với các Bộ ngành và sẽ được công bố vào tháng 12 năm 2009.
2. Những tồn tại, vướng mắc và các đề xuất, kiến nghị
a. Tồn tại
- Tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng các văn bản của Bộ còn chậm, việc tham gia góp ý kiến của Bộ vào việc xây dựng các văn bản của các Bộ, Ngành và cơ quan khác chưa kịp thời.
- Việc kiểm tra rà soát văn bản mới tiến hành ở cấp Bộ, chưa tổ chức tiến hành kiểm tra được ở cấp tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế Bộ còn thiếu và yếu; việc tiếp cận thông tin tài liệu từ bên ngoài còn nhiều hạn chế.
b. Nguyên nhân
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm có số lượng văn bản lớn và có nhiều biến động do nguyên nhân khách quan.
- Văn bản góp ý kiến thường quá gấp không đủ thời gian nghiên cứu, có nhiều lĩnh vực không liên quan cũng phải góp ý kiến do vậy chất lượng văn bản không sâu.
- Kinh phí cấp cho hoạt động xây dựng văn bản, tham gia góp ý văn bản còn hạn hẹp và thấp, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng văn bản chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ phần lớn còn trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm còn thiếu. Ngoài ra do đặc thù công việc nhiều, đời sống khó khăn nên số cán bộ làm công tác pháp chế còn ít.
c. Kiến nghị
- Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức pháp chế Bộ, ngành làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản.
- Đề nghị Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ tăng kinh phí cho công tác xây dựng văn bản, kiểm tra văn bản.
- Đề nghị hỗ trợ việc tiếp cận thông tin tài liệu từ bên ngoài thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị.
- Hoàn thiện dự án “Luật người khuyết tật” để trình Quốc hội thông qua vào tháng 5 năm 2010.
- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ trình Chính phủ để trình Quốc hội Bộ luật lao động (sửa đổi) vào tháng 10 năm 2010.
- Nghiên cứu xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Việc làm.
- Tiếp tục nghiên cứu trình Chính phủ để trình Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, Nghiên cứu công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật của ILO.
- Nghiên cứu phê chuẩn Công ước số 122 về chính sách việc làm và Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
- Công tác kiểm tra, rà soát văn bản: sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra, rà soát văn bản của một số tỉnh và một số đơn vị trong Bộ (Người có công, Dạy nghề, Tiền lương, Bảo hiểm xã hội).
- Một số nhiệm vụ khác được lãnh đạo Bộ giao.
Trên đây là tình hình công tác soạn thảo, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin báo cáo Bộ Tư pháp.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.