HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/BC-HĐGDQPANTW |
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2013 |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2012
Năm 2012, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; tranh chấp chủ quyền biển, đảo xảy ra ở nhiều nơi; kinh tế thế giới phục hồi chậm, khủng hoảng nợ công chưa được khắc phục... Trong nước, tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế tiếp tục có những chuyển biến đúng hướng, kinh tế vĩ mô giữ được ổn định, an sinh xã hội bảo đảm; quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến” nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta ngày càng quyết liệt hơn; nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái nền kinh tế thế giới.
Tình hình trên tác động không nhỏ đến công tác quốc phòng, an ninh nói chung và giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) nói riêng. Song được sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp từ Trung ương đến cơ sở, công tác GDQP-AN năm 2012 được triển khai tích cực, chủ động, toàn diện, có chiều sâu, đạt được kết quả khá tốt thể hiện trên các nội dung sau:
I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Thực hiện Kế hoạch số 3236/KH-BTT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Ban Thường trực Hội đồng GDQP-AN Trung ương về công tác GDQP-AN năm 2012; các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDQP-AN kịp thời, thống nhất và đồng bộ, tạo hành lang pháp lý trong tổ chức thực hiện (phụ lục I). Dự án Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh được Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện đúng tiến độ, đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 cho ý kiến theo hướng đồng thuận và thống nhất với dự thảo.
2. Kết quả tổ chức, triển khai thực hiện
a) Hoạt động của Hội đồng GDQP-AN các cấp
Hoạt động của Hội đồng GDQP-AN các cấp tuân thủ theo đúng qui chế của từng cấp và bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo của chính quyền và người đứng đầu các cấp. Năng lực tham mưu của Hội đồng các cấp và cán bộ Kiêm nghiệm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng nâng cao, phù hợp với thực tế của từng bộ, ngành, địa phương, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của các lực lượng trong công tác tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả công tác GDQP-AN; khẳng định vị trí vai trò trong công tác GDQP-AN, nổi bật là công tác tham mưu ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, công tác kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện. Tiêu biểu như: Hội đồng GDQP-AN Quân khu 3, 4, 5, 7, 9; Hội đồng GDQP-AN các tỉnh: Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái, Lai Châu, Thái Bình, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh.
Ban Thư ký và Cơ quan Thường trực của Hội đồng GDQP-AN Trung ương đã tích cực chủ động, bám sát sự chỉ đạo của Hội đồng GDQP-AN Trung ương, Kế hoạch công tác giai đoạn 2012-2016 và Kế hoạch năm 2012 của Hội đồng, tham mưu đúng hướng, kịp thời, tổ chức thực hiện kế hoạch chặt chẽ, phát huy được trách nhiệm trong hoạt động của các thành viên Hội đồng và Ban Thư ký Hội đồng.
Hội đồng GDQP-AN Trung ương đã tiến hành kiểm tra công tác GDQP-AN của 03 bộ, ngành và Hội đồng GDQP-AN 01 quân khu, 02 tỉnh, (cấp tỉnh); Công an của 02 tỉnh; Hội đồng GDQP-AN 02 huyện; 01 Học viện, 01 trường đại học; 02 trường cao đẳng; 02 xã, phường, thị trấn.
Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP - AN Trung ương đã kiểm tra Ban Thường trực Hội đồng GDQP-AN 04 tỉnh: Hải Dương/QK3, Đồng Tháp/QK9, NinhThuận/QK5, Bình Thuận/QK7; kết quả kiểm tra các đơn vị đều đạt khá, giỏi (phụ lục II).
Bộ Quốc phòng và Cơ quan Thường trực công tác quốc phòng bộ, ngành, địa phương kiểm tra công tác quốc phòng trong đó có nhiệm vụ GDQP-AN: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, tỉnh Lạng Sơn/QK1, Khánh Hòa/QK5.
Ban Thường trực và Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP-AN các quân khu, cấp tỉnh, thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình đối với Ban Thường trực Hội đồng GDQP-AN cấp huyện, Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã kiêm nhiệm công tác GDQP-AN (phụ lục III).
Công tác kiểm tra của Hội đồng GDQP-AN các cấp từ Trung ương đến cơ sở có nhiều đổi mới thực hiện đúng kế hoạch đề ra, nội dung kiểm tra sát thực, cụ thể; phát hiện, nhân rộng những mô hình mới, điển hình, tiên tiến; chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của từng bộ, ngành, địa phương; đánh giá đúng thực chất, khách quan, không chạy theo thành tích. Qua đó, thiết thực tăng cường quản lý Nhà nước về quốc phòng nói chung và công tác GDQP- AN nói riêng ở các cấp, các địa phương.
Sau các đợt kiểm tra, đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ GDQP-AN, đồng thời thúc đẩy các địa phương tự kiểm tra, góp phần đưa công tác GDQP-AN ngày càng đi vào chiều sâu, vững chắc.
b) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh (KTQP-AN) cho các đối tượng
Thực hiện quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan, biên soạn bộ giáo trình gồm 156 chuyên đề về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho 5 đối tượng, (từ đối tượng 1 đến đối tượng 5), được Hội đồng thẩm định liên bộ nghiệm thu và đánh giá cao về chất lượng. Bộ giáo trình đã được Cơ quan Thường trực của Hội đồng in và phát hành kịp thời đến các đơn vị, học viện, nhà trường có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh. Theo đó, Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn chương trình, giáo trình cho cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy kiến thức quốc phòng - an ninh của các học viện, trường quân sự quân khu trên toàn quốc cho gần 100 đồng chí; các quân khu và địa phương mở 71 lớp cho hơn 800 đồng chí, Bộ Công an mở 2 lớp cho 230 đồng chí, thống nhất được phương pháp giảng dạy và nội dung cần truyền đạt cho từng đối tượng. Ngoài ra, mỗi quý Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương cấp phát cho các Học viện, nhà trường làm nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh 01 chuyên đề do các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, nhằm giúp giáo viên, giảng viên, báo cáo viên cập nhật thông tin đưa vào nội dung các bài giảng, nhất là những vấn đề có tính thời sự: như tình hình biển Đông, khu vực, thế giới, trong nước, góp phần nâng cao chất lượng của các chuyên đề, đáp ứng được yêu cầu của người học.
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 12-CT/TW) và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về công tác GDQP-AN (sau đây gọi tắt là Nghị định 116/2007/NĐ-CP), nhiệm vụ bồi dưỡng KTQP-AN năm 2012 ở các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương được tăng cường, đẩy mạnh và chuyển biến rõ nét so với năm 2011. Trong năm 2012, Học viện Chính trị mở 8 khóa bồi dưỡng KTQP-AN cho 641 cán bộ đối tượng 2 thuộc bộ, ngành Trung ương; Bộ Công an chủ động phối hợp với Học viện Chính trị/Bộ Quốc phòng mở 2 khóa cho 79 đồng chí đối tượng 2. Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh các quân khu chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức mở các khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho các đối tượng trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật về GDQP-AN, trong đó đối tượng 2 mở tại các trường quân sự các quân khu được 40 khóa cho 3.184 người. Tiêu biểu như Quân khu 1, 2, 4, 7, 9; Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho hơn 10 ngàn vị chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ tiêu biểu các tôn giáo của 12 tỉnh đạt kết quả tốt; nhiều bộ, ngành Trung ương chấp hành nghiêm chỉ tiêu chiêu sinh bồi dưỡng KTQP-AN đối tượng 2 theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng điển hình là các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao & Du lịch, Xây dựng, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Y tế; Văn phòng Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.
Tính đến ngày 10 tháng 12 năm 2012, toàn quốc đã tổ chức bồi dưỡng KTQP-AN được 4.878 khóa cho 502.541 người, trong đó:
- Cán bộ đối tượng 1: 5 khóa cho 259 đồng chí;
- Cán bộ đối tượng 2: 74 khóa cho 5.690 đồng chí;
- Cán bộ đối tượng 3: 334 khóa cho 32.672 đồng chí;
- Cán bộ đối tượng 4: 1.106 khóa cho 129.137 đồng chí;
- Cán bộ đối tượng 5: 3.076 khóa cho 284.033 đồng chí;
- Chức sắc tôn giáo: 25 khóa 2.998 vị;
- Chức việc tôn giáo: 88 khóa cho 7.682 vị;
- Đối tượng khác: 172 khóa 40.070 người (phụ lục IV)
Điểm mới trong bồi dưỡng KTQP - AN là mở rộng các đối tượng tín đồ các tôn giáo, (Quân khu 9); già làng, trưởng các dòng họ, chủ hộ đồng bào dân tộc thiểu số tuyến biên giới; Hội đồng GDQP - AN tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh mở 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho 120 vị chức sắc của Đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt. Các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định/QK5 chủ động đưa nội dung GDQP - AN vào giảng dạy trong các trường Trung cấp Phật học đạt kết quả tốt.
Kết quả bồi dưỡng KTQP-AN đã góp phần quan trọng tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các đối tượng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh trong tình hình mới.
c) GDQP - AN cho học sinh, sinh viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên GDQP - AN. Tính đến tháng 10 năm 2012, đã đào tạo 2.229 giáo viên dài hạn ghép môn và tiếp tục đào tạo 1.736 giáo viên; đến nay, về cơ bản các trường công lập đã bố trí giáo viên GDQP-AN, nhiều trường có đủ giáo viên chuyên trách, nhất là các trường THPT. Do đó, việc tổ chức dạy học về cơ bản theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, ý thức, trách nhiệm của học sinh và chất lượng môn học được nâng lên; toàn quốc đã có 93 % trường THPT tổ chức dạy học theo phân phối chương trình (học rải), số lượng học sinh, sinh viên đã học môn GDQP-AN tính đến hết tháng 10/2012 như sau:
Cấp THPT 2.680/2.680 trường với 2.976.812/2.976.812 đạt 100% học sinh học GDQP - AN; Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề 624 trường với 375.120/375.120 đạt 100% tổng số học sinh; cao đẳng và đại học 534 trường với 1.179.040/1.179.040 đạt 100% tổng số sinh viên; kết quả thi, kiểm tra đánh giá kết quả môn học đảm bảo theo yêu cầu.
Đề án đào tạo giáo viên GDQP-AN cho các trường THPT, TCCN, TCN theo Quyết định số 472/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Quốc phòng, Công an triển khai thực hiện, đến tháng 10 năm 2012 đã phân bổ chỉ tiêu chiêu sinh 2.757 học viên cho 8 cơ sở đào tạo văn bằng 2 (phụ lục V, VI).
Bộ GD&ĐT đã chủ động kiểm tra 6 Sở GD&ĐT ở 3 miền Bắc, Trung, Nam về thực hiện Quy chế môn học GDQP-AN cho học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng môn học trong thời gian tới.
d) GDQP - AN trong các trường của tổ chức chính trị; tổ chức chính trị- xã hội: Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã thực hiện nghiệm Quyết định số 1104/QĐ-HVCT-HCQG ngày 22 tháng 02 năm 2008 của Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về thực hiện môn học GDQP-AN. Các đối tượng đào tạo đều được học môn học GDQP-AN và kiểm tra đánh giá kết quả theo đúng quy định. Năm 2012 có 72.258 học viên trong trường chính trị học GDQP-AN, thông qua học môn GDQP-AN đã nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, về âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, việc xác định vai trò, trách nhiệm của người học được nâng cao.
đ) Công tác GDQP- AN toàn dân
Công tác giáo dục quốc phòng-an ninh toàn dân thực hiện có nền nếp, chiều sâu, tác dụng thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức cho toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 938/HD-BTTTT ngày 14 tháng 4 năm 2012 chỉ đạo thực hiện chương trình tuyên truyền GDQP-AN toàn dân năm 2012. Theo đó, Bộ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho 225 đồng chí là phóng viên, biên tập viên báo đài nhằm cập nhật thông tin, định hướng tuyên truyền phù hợp chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Công tác GDQP-AN trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều chuyển biến tích cực; các báo, đài phát thanh - truyền hình từ Trung ương đến địa phương đều có chuyên trang, chuyên mục quốc phòng - an ninh, tăng thời lượng; chất lượng được nâng lên, có nhiều đổi mới về tổ chức, phương pháp tuyên truyền, nội dung phong phú, phương pháp đa dạng, tạo sự hấp dẫn đối với các tầng lớp nhân dân; Đài Truyền hình Việt Nam mở chuyên mục “Điều không thể lãng quên” có tác dụng giáo dục sâu sắc, có sự lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân nhất là giới trẻ (phụ lục VII). Công tác tuyên truyền còn được lồng ghép thông qua hoạt động nhân các ngày kỷ niệm của đất nước, địa phương; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị quân đội và các địa phương tổ chức chương trình “Ngày hội tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”; “Ngày thanh niên vì biên cương Tổ quốc”, “Góp đá xây dựng Trường Sa”, “Học kỳ trong Quân đội” v.v. Thông qua hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, biển đảo, trách nhiệm của thanh niên, trước nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
e) Kết quả hoạt động của Trung tâm GDQP-AN.
Hệ thống Trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh đã thực hiện chức năng, là cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho sinh viên, học viên, cán bộ, công chức, viên chức quản lý. Đến nay, cả nước đã có 32 trung tâm đi vào hoạt động có chất lượng, hiệu quả; hằng năm đã có khoảng 28 - 32 vạn sinh viên (đạt tỷ lệ 50% sinh viên) được học tập tại trung tâm; chất lượng sinh viên học tại các trung tâm hơn hẳn tại các trường cao đẳng, đại học đồng thời các trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh của Bộ Quốc phòng quản lý cùng với các học viện, nhà trường quân đội khác, trong năm qua đã bồi dưỡng được trên 2,4 vạn cán bộ, công chức.
Thực hiện Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009 Phê duyệt Đề án thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh tại các nhà trường quân đội giai đoạn 2009 - 2015 và những năm tiếp theo và Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh sinh viên giai đoạn 2011-2015, đã được các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai tích cực, đặc biệt, hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh thuộc các nhà trường quân đội được thành lập trên cơ sở tổ chức, biên chế, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị; tận dụng được doanh trại, cơ sở hạ tầng, hệ thống giảng đường, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập, vũ khí, trang thiết bị, vật chất hậu cần, kỹ thuật hiện có của các nhà trường quân đội; phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời, khắc phục được tình trạng hầu hết các trường cao đẳng, đại học không có khuôn viên, thao trường, bãi tập.
1. Trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu các bộ, ngành và đia phương đối với công tác giáo dục quốc phòng-an ninh, có nơi chưa được phát huy đầy đủ, còn giao khoán cho cơ quan chức năng nhất là việc kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền với cơ quan thường trực Hội đồng GDQP-AN các cấp trong tổ chức thực hiện; đặc biệt, đến nay vẫn còn một số bộ, ngành, đại học, trường đại học, cao đẳng chưa tổ chức bồi dưỡng KTQP-AN cho các đối tượng 4, 5; các khóa của đối tượng 1 không đạt chỉ tiêu chiêu sinh, có khóa chỉ được 39/106 đồng chí đạt 36,7%. Trong khi đó, bồi dưỡng KTQP - AN cho chức sắc các tôn giáo của tỉnh Đồng Nai triệu tập 139 vị, có mặt dự bồi dưỡng 120 vị; đối tượng 2 thuộc bộ ngành Trung ương bồi dưỡng tại Học viện Chính trị nhiều bộ, ngành chỉ tiêu chiêu sinh đạt thấp như các Bộ: Tư pháp 20%, Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị 23,3%, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam 25%, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 8,3%, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam 32,5%, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật 25%, Ủy ban Dân tộc 14,3%, Báo Nhân dân 25%; một số đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ về GDQP-AN còn nhiều hạn chế như: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2. Hoạt động của Hội đồng GDQP- AN ở một số địa phương chất lượng, hiệu quả chưa cao, Hội đồng nghĩa vụ quân sự kiêm nhiệm công tác GDQP-AN ở cấp xã có nơi còn hình thức; trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng ở từng lĩnh vực được phân công chưa phát huy đầy đủ.
3. Đội ngũ giáo viên chuyên trách GDQP-AN còn thiếu, một số chưa đạt chuẩn về kiến thức; trang thiết bị đảm bảo môn học GDQP-AN vừa thiếu về số lượng, kém về chất lượng so quy định. Vì vậy, chất lượng môn học GDQP-AN có mặt còn hạn chế.
4. Đầu tư xây dựng các trung tâm GDQP sinh viên theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn chậm, dàn trải nên hiệu quả thấp.
5. Thực hiện chế độ báo cáo, phản ánh tình hình theo quy định một số Hội đồng GDQP-AN cấp tỉnh chưa nghiêm: Hội đồng GDQP-AN các tỉnh Đắk Nông, Ninh Thuận, thành phố Đà Nẵng.... Do đó, chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng có mặt chưa sát thực, thiếu kịp thời.
1. Một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chấp hành không nghiêm Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Quy định số 07-QĐ/TW của Ban Tổ chức Trung ương, chưa đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác GDQP-AN.
2. Chưa có chế tài mang tính pháp lý cao để bắt buộc các đối tượng tham dự các lớp bồi dưỡng KTQP-AN theo quy định.
3. Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP-AN ở một số địa phương và Ban Chỉ huy quân sự, cơ quan tổ chức cán bộ của một số bộ, ngành Trung ương còn thiếu chủ động và chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện.
Trong năm qua, công tác GDQP - AN đã được các bộ, ngành Trung ương; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh các quân khu; cấp ủy, chính quyền các địa phương; Hội đồng GDQP - AN các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt được kết quả cao so với kế hoạch đề ra, việc bồi dưỡng KTQP-AN tại các quân khu, địa phương được triển khai tích cực và chủ động hơn; GDQP - AN cho học sinh, sinh viên đi vào nền nếp, chất lượng được nâng cao; GDQP - AN toàn dân có nhiều khởi sắc, nội dung phong phú, hình thức đa dạng. Công tác GDQP - AN đã góp phần quan trọng làm chuyển biến nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm nêu trên cần được quan tâm khắc phục để kết quả công tác GDQP-AN ngày càng vững chắc.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2013
Năm 2013, tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế phục hồi chậm. Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vẫn diễn ra phức tạp. Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, phản động ở trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” triệt để lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để tuyên truyền chống phá ta quyết liệt hơn. Nền kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, chúng ta có thuận lợi cơ bản là an ninh chính trị ổn định; quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền chặt, nhân dân tin tưởng và một lòng đi theo Đảng. Để thực hiện tốt công tác GDQP-AN năm 2013, cần tập trung vào một số nội dung sau:
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới”. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới đề ra; “ Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, trước hết là đối với cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở”. Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo xác định “Tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng. Triển khai thực hiện Đề án Đào tạo giáo viên GDQP-AN, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện tốt việc kiểm tra công tác GDQP-AN theo qui định, đưa công tác GDQP-AN vào nền nếp”
Để thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về GDQP-AN, năm 2013 cần tập trung chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
a) Quán triệt sâu sắc các quan điểm về quốc phòng, an ninh của Đảng, nhằm thể chế hóa thành kế hoạch tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp sát với tình hình của từng vùng miền, địa bàn và cơ sở.
b) Công tác GDQP-AN phải được tiến hành toàn diện, đồng bộ, có chiều sâu; nội dung GDQP-AN cần tập trung tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng, an ninh; xây dựng lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên; làm cho mọi cán bộ, đảng viên và toàn dân hiểu rõ và luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
c) Trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN và các yêu cầu thực tiễn khách quan, tập trung hoàn thành Luật GDQP-AN đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu về GDQP-AN cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng KTQP-AN cho các đối tượng và phổ biến kiến thức QP-AN cho toàn dân; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào tạo giáo viên GDQP-AN cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề giai đoạn 2010-2016 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 472/QĐ-TTg, nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên GDQP-AN.
a) Tiếp tục quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trọng tâm là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng, an ninh và công tác GDQP-AN; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đề nghị Ban Bí thư Trung ương chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị ở tất cả các tổ chức Đảng và kiểm tra một số cấp ủy về chấp hành Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị và Quy định số 07-QĐ/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương.
c) Giúp Ban soạn thảo Bộ Quốc phòng phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị tốt Dự án Luật GDQP-AN trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 năm 2013 và soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện.
d) Ban Thường trực Hội đồng GDQP-ANTW chỉ đạo, đôn đốc các quân khu, địa phương tiếp tục củng cố, kiện toàn Hội đồng GDQP-AN đảm bảo đủ số lượng, đúng thành phần theo Nghị định số 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ; duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt việc kiểm tra công tác GDQP-AN theo kế hoạch của các cấp.
đ) Tiếp tục bồi dưỡng KTQP-AN cho các đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng 1 và đối tượng 2 thuộc các bộ, ngành Trung ương. Đẩy mạnh bồi dưỡng KTQP- AN cho các đối tượng chức sắc, nhà tu hành, các tôn giáo và các đối tượng khác. In ấn giáo trình bồi dưỡng KTQP-AN cho các đối tượng từ 1-5 để thực hiện bồi dưỡng theo đúng nội dung, chương trình được quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
e) Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu về GDQP-AN cho học sinh, sinh viên các trường từ THPT đến đại học; Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan biên soạn tài liệu tuyên truyền GDQP-AN toàn dân theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
g) Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo quy định, phấn đấu đến năm 2016 tất cả các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trên cả nước có đủ giáo viên để thực hiện học theo phân phối chương trình ở tất cả các nội dung của môn học giáo dục quốc phòng - an ninh.
h) Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính tiếp tục thực hiện Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 21/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng các Trung tâm GDQP-AN tại các nhà trường quân đội giai đoạn 2009 - 2015 theo đúng tiến độ, đạt hiệu quả thiết thực. Triển khai giai đoạn 2 Quyết định 412/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Qui hoạch Trung tâm GDQP-AN sinh viên giai đoạn 2011-2015 để bảo đảm khi Luật Giáo dục quốc phòng và An ninh có hiệu lực, sau 5 năm 100% sinh viên được học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh tại các Trung tâm. Bộ GD&ĐT tổ chức phân luồng sinh viên và kiểm tra việc phân luồng sinh viên về học tại các TTGDQP-AN thuộc các nhà trường quân đội theo Quyết định số 638/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất chỉ đạo các trung tâm GDQP-AN về thu học phí của sinh viên các trường cao đẳng, đại học đến học tại các trung tâm, và hoạt động tài chính của các trung tâm phục vụ cho công tác GDQP-AN đạt hiệu quả thiết thực;
Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP-AN Trung ương phối hợp với Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Tôn giáo/Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục nghiên cứu thực hiện GDQP-AN cho các trường tôn giáo.
i) Ban Thường trực Hội đồng GDQP-AN Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng KTQP- AN cho cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên các báo, đài trên toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền GDQP-AN toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đên địa phương.
k) Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền GDQP-AN cho toàn dân; nội dung tuyên truyền phải phong phú, hình thức đa dạng, phương pháp linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền; tạo cho đồng bào dễ hiểu, dễ nhớ và làm theo; chú ý các chương trình tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số; trong đó chú trọng giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, quê hương.
l) Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện “Học kỳ trong Quân đội.” có chất lượng và hiệu quả.
m) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương tiếp tục lồng ghép nội dung GDQP - AN trong các chương trình tuyên truyền nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước như: Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9; thành lập Công an nhân dân, ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 19/8; thành lập QĐNDVN, ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12... góp phần giáo dục cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc.
a) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, ban cán sự Đảng các cấp; nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước từ Trung ương đến cơ sở đối với công tác GDQP-AN. Đặt công tác GDQP-AN là một trong những nhiệm vụ lãnh đạo trọng tâm của các tổ chức Đảng, là trách nhiệm của chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Kết quả thực hiện công tác GDQP-AN được gắn với đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của tổ chức Đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên, tổng kết thi đua năm của cơ quan, đơn vị.
b) Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, phát huy trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng và vai trò tham mưu của cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP-AN các cấp. Đặc biệt tập trung chỉ đạo chặt chẽ đề ra được các chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác GDQP-AN trong thời gian tới. Coi công tác GDQP-AN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, không giao khoán cho riêng cơ quan, tổ chức nào.
c) Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDQP-AN cho học sinh, sinh viên theo hướng dạy học tích cực; vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; mua sắm đầy đủ thiết bị dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT; củng cố cơ sở vật chất, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập đáp ứng yêu cầu môn học; chú trọng tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền GDQP-AN trên các phương tiện thông tin đại chúng, coi trọng hình thức tuyên truyền miệng; chú ý đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và biên giới, hải đảo.
d) Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội có các giải pháp tích cực triển khai đào tạo giáo viên GDQP-AN theo Quyết định số 472/QĐ-TTg.
đ) Tăng cường thông tin truyền thông, giáo dục kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức của mỗi người dân, khen thưởng kịp thời đối với những gương điển hình tiên tiến trong thực hiện công tác GDQP-AN.
e) Nâng cao chất lượng kiểm tra của Hội đồng GDQP-AN các cấp, trong năm các cấp phấn đấu kiểm tra từ 25 đến 30 % đơn vị; kiểm tra phải đánh giá đúng thực chất, khách quan, không chạy theo thành tích. Thực hiện tốt chế độ báo cáo, công tác sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng; kịp thời phát hiện nhân rộng điển hình, mô hình tiên tiến cũng như chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN.
g) Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực GDQP-AN để vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của nước ta, từng bước hoàn thiện chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng công tác GDQP-AN trong tình hình mới./.
Nơi
nhận: |
CHỦ TỊCH |
VĂN BẢN VỀ GDQP-AN CỦA
HỘI ĐỒNG, BAN THƯỜNG TRỰC, CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG GDQP-AN TRUNG ƯƠNG ĐÃ
SOẠN THẢO, BAN HÀNH NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Báo cáo số
06/BC-HĐGDQPANTW ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Hội đồng GDQP-AN Trung ương)
TT |
Tên văn bản |
1 |
Báo cáo số 07/BC-HĐGDQP-ANTW ngày 20 tháng 01 năm 2012 của HĐGDQP- ANTW về Kết quả thực hiện công tác GDQP-AN năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012. |
2 |
Công văn số 139/TTHĐ-TM ngày 06/02/2012 của Ban TT HĐGDQP-ANTW về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Quốc phòng-an ninh của Quốc hội giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về GDQP-AN |
3 |
Kết luận số 01/TkHĐ ngày 29/5/2012 của Đoàn kiểm tra HĐGDQP-ANTW về Kết luận của kiểm tra HĐGDQP-AN Quân khu I; HĐGDQP-AN tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên. |
4 |
Kết luận số 25/KL-KTHĐ ngày 28/5/2012 của Đoàn kiểm tra HĐGDQP-ANTW về Kết luận của kiểm tra HĐGDQP-AN tỉnh Thái Nguyên. |
5 |
Kết luận số 03/KL-KTHĐ ngày 30/5/2012 của Đoàn kiểm tra HĐGDQP-ANTW về Kết luận của kiểm tra HĐGDQP-AN tỉnh Bắc Ninh. |
6 |
Báo cáo số 2094/BC-BTTHĐ ngày 17/7/2012 của Ban Thường trực HĐGDQP- ANTW về Kết quả thực hiện công tác giáo dục quốc phòng-an ninh sáu tháng đầu năm 2012, nhiệm vụ GDQP-AN sáu tháng cuối năm 2012. |
7 |
Kết luận số 1533/KL-KTHĐ ngày 05/10/2012 của Đoàn kiểm tra HĐGDQP- ANTW đối với Bộ Y tế |
8 |
Kết luận số 1534/KL-KTHĐ ngày 05/10/2012 của Đoàn kiểm tra HĐGDQP- ANTW đối với trường Đại học Dược Hà Nội |
9 |
Kết luận số 1535/KL-KTHĐ ngày 05/10/2012 của Đoàn kiểm tra HĐGDQP- ANTW đối với TƯ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh |
10 |
Kết luận số 1536/KL-KTHĐ ngày 05/10/2012 của Đoàn kiểm tra HĐGDQP- ANTW đối với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam |
11 |
Công văn số 02/CQTT-DQ ngày 01/02/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc khảo sát số liệu các trường phục vụ Luật Dự án GDQP-AN |
12 |
Công văn số 136/TTHĐ-TM ngày 06/02/2012 của Ban TT HĐGDQP-ANTW về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của UBQP-AN của Quốc hội giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về GDQP-AN |
13 |
Công văn số 07/TTHĐ-TM ngày 13/02/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Quốc phòng-an ninh của Quốc hội giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về GDQP-AN |
14 |
Công văn số 08/TTHĐ-TM ngày 13/02/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Quốc phòng-an ninh của Quốc hội giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về GDQP-AN |
15 |
Công văn số 09/TTHĐ-TM ngày 21/02/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Quốc phòng-an ninh của Quốc hội giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về GDQP-AN |
16 |
Báo cáo số 220/TTHĐ-TM ngày 15/02/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục quốc phòng-an ninh từ năm 2001-2011 |
17 |
Quyết định số 466/QĐ-BQP ngày 20/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về ban hành Danh mục giáo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh. |
18 |
Công văn số 120/TTHĐ-TM ngày 27/02/2012 của Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP-AN về việc triển khai thực hiện chương trình “học kỳ quân đội” |
19 |
Tờ trình số 121/TTr-DQ ngày 27/02/2012 của Cục DQTV về việc ký kết Kế hoạch đón và làm việc với Tổng giám đốc Trung tâm Học viện Quốc gia Bộ Quốc phòng Ấn Độ |
20 |
Kế hoạch số 121/KH-DQ ngày 27/02/2012 của Cục DQTV về việc đón tiếp và làm việc với đoàn Trung tâm Học viện Quốc gia Bộ Quốc phòng Ấn Độ |
21 |
Công văn số 129/DQ-GDQP ngày 28/02/2012 của Cục DQTV về việc xin tập huấn KTQP qua mô hình “học kỳ quân đội” |
22 |
Công văn số 161/TTr-DQ ngày 06/03/2012 của Cục DQTV về việc ký Kế hoạch tập huấn chương trình, giáo trình BDKTQP-AN năm 2012. |
23 |
Kế hoạch số 363/KH-TM ngày 09/3/2012 của BTTM về tập huấn chương trình, giáo trình BDKTQP-AN năm 2012 |
24 |
Kế hoạch số 200/KH-DQ ngày 19/3/2012 của Cục DQTV về phân công nhiệm vụ bảo đảm tập huấn chương trình, giáo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh năm 2012. |
25 |
Tờ trình số 202/TTr-DQ ngày 19/3/2012 của Cục DQTV về việc trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định ký biên bản nghiệm thu bộ giáo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh. |
26 |
Công văn số 17/TTHĐ-TM ngày 19/3/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Quốc phòng-an ninh của Quốc hội giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về GDQP-AN |
27 |
Báo cáo số 259/BC-DQ ngày 02/4/2012 của Cơ quan TTHĐGDQP-ANTW về Kết quả xây dựng Dự án Luật giáo dục quốc phòng-an ninh. |
28 |
Kế hoạch số 20/TkHĐ-DQ ngày 06/4/2012 của Ban Thư ký HĐGDQP-ANTW về tổ chức kiểm tra công tác GDQP-AN HĐGDQP-AN Quân khu I; tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên. |
29 |
Công văn số 21/CQTT-DQ ngày 10/4/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền GDQP-AN năm 2012 |
30 |
Công văn số 283/DQ-GDQP ngày 10/4/2012 của Cục DQTV về việc tham gia ý kiến vào dự thảo Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không |
31 |
Công văn số 282/DQ-GDQP ngày 10/4/2012 của Cục DQTV về việc trả lời Công văn số 4525/VP-B6 của Văn phòng BTTM về Cục Đối ngoại/ BQP thực hiện chương trình “Học kỳ trong quân đội” |
32 |
Công văn số 22/CQTT-DQ ngày 11/4/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc nghiệm thu chương trình khung “Học kỳ trong quân đội” |
33 |
Công văn số 285/DQ-GDQP ngày 11/4/2012 của Cục DQTV về việc xin ý kiến tham gia vào giáo trình BDKTQP-AN cho cán bộ đối tượng 1, 2 |
34 |
Báo cáo số 302/BC-DQ ngày 17/4/2012 của Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP-AN về giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về GDQP-AN |
35 |
Công văn số 25/CQTT-DQ ngày 23/4/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc báo cáo Kế hoạch thực hiện chương trình “Học kỳ trong quân đội” |
36 |
Công văn số 322/DQ-GDQP ngày 23/4/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc trả lời Công văn số 4525/VP-B6 của Văn phòng BTTM về thực hiện chương trình “Học kỳ trong quân đội” |
37 |
Kết luận số 660/KH-TM ngày 23/4/2012 của BTTM về Kết luận tập huấn chương trình, giáo trình BDKTQP-AN năm 2012 |
38 |
Tờ trình số 1152/TTr-BQP ngày 24/4/2012 của BQP về thẩm định hồ sơ Dự án Luật giáo dục quốc phòng-an ninh. |
39 |
Tờ trình số 331/TTr-BQP ngày 25/4/2012 của Cục DQTV về việc đề nghị Thủ trưởng BTTM ký công văn đề nghị Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Công an và Quân chủng Hải quân, TC 2/BQP biên soạn thông tin phục vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh. |
40 |
Công văn số 333/DQ-GDQP ngày 25/4/2012 của Cục DQTV về việc tổ chức thực hiện chương trình “Học kỳ trong quân đội” |
41 |
Báo cáo số 357/BC-DQ ngày 03/5/2012 của Cục DQTV về Kết quả Hội nghị nghiệm thu chương trình khung “Học kỳ trong quân đội” |
42 |
Công văn số 28/CQTT-DQ ngày 08/5/2012 của Cơ quan TT về việc tổ chức thực hiện chương trình “Học kỳ trong quân đội” |
43 |
Công văn số 371/DQ-GDQP ngày 08/5/2012 của Cục DQTV về việc tập huấn chương trình, giáo trình BDKTQP-AN |
44 |
Công văn số 374/DQ-GDQP ngày 08/5/2012 của Cục DQTV về việc thành lập TT GDQP-AN tại TQS cấp tỉnh. |
45 |
Công văn số 418/DQ-GDQP ngày 30/5/2012 của Cục DQTV về việc sử dụng phôi chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQP-AN |
46 |
Báo cáo số 434/BC-DQ ngày 05/6/2012 của Cục DQTV về Báo cáo đánh giá kết quả công tác GDQP-AN, DQTV của Quân khu 1 từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 |
47 |
Báo cáo số 432/BC-DQ ngày 05/6/2012 của Cục DQTV về Báo cáo kết quả làm việc với Tổng Giám đốc Trung tâm Học viện Quốc gia Bộ Quốc phòng Ấn Độ. |
48 |
Công văn số 459/DQ-GDQP ngày 12/6/2012 của Cục DQTV về việc báo cáo kết quả BDKTQP-AN cho các đối tượng và số liệu về tôn giáo. |
49 |
Công văn số 471/BC-DQ ngày 15/6/2012 của Cục DQTV về việc chuẩn bị nội dung trình Hội nghị Quân ủy Trung ương. |
50 |
Kế hoạch số 34/TkHĐ-DQ ngày 25/6/2012 của Ban Thư ký HĐGDQP-ANTW về tổ chức kiểm tra công tác GDQP-AN HĐGDQP-AN Bộ Y tế, Ban Tuyên giáo Trung ương và Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh. |
51 |
Kết luận số 38/CQTT-DQ ngày 03/7/2012 của Đoàn Cơ quan TT HĐGDQP- ANTW đối với Ban TT HĐGDQP-AN Tỉnh Đồng Tháp, HĐGDQP-AN TP Cao Lãnh, Hội đồng Nghĩa vụ QS kiêm nhiệm công tác GDQP-AN xã Mỹ Tân. |
52 |
Công văn số 39/CQTT-DQ ngày 05/7/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP-ANTW về việc thông báo thời gian kiểm tra công tác GDQP-AN HĐGDQP-AN đối với Ban TT HĐGDQP-AN tỉnh Hải Dương/ QK3 |
53 |
Công văn số 40/CQTTHĐ-DQ ngày 09/7/2012 của Cơ quan TT HĐGDQP- ANTW về việc dự thảo kế hoạch giám sát chuyên đề thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TƯ của Bộ Chính trị. |
54 |
Công văn số 42/TkHĐ-DQ ngày 12/7/2012 của Ban Thư ký HĐGDQP-ANTW về việc cung cấp tài liệu phục vụ BDKTQP-AN. |
55 |
Công văn số 558/TkHĐ-DQ ngày 26/7/2012 của Cục DQTV về việc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình và tỉnh Vĩnh Phúc. |
56 |
Danh sách số 46/CQTT-DQ ngày 03/8/2012 của Cơ quan Thường trực HĐGDQP- ANTW về cán bộ đối tượng 1 chưa BDKTQP-AN và dự kiến các khóa học còn lại năm 2012 và năm 2013. |
57 |
Công văn số 48/TkHĐ-DQ ngày 06/8/2012 của Ban Thư ký HĐGDQP-ANTW về việc phối hợp tập huấn BDKTQP-AN của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2012 |
58 |
Công văn số 587/DQ-GDQP ngày 06/8/2012 của Cục DQTV về việc phối hợp tập huấn BDKTQP-AN của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2012 |
59 |
Tờ trình số 199/TTr-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ về Dự án Luật giáo dục quốc phòng-an ninh. |
60 |
Công văn số 602/DQ-GDQP ngày 13/8/2012 của Cục DQTV về việc xây dựng đề thi, đáp án kiểm tra trắc nghiệm của học sinh TCCN |
61 |
Công văn số 669/DQ-GDQP ngày 10/9/2012 của Cục DQTV về việc thực hiện chế độ báo cáo công tác GDQP-AN. |
62 |
Công văn số 56/CQTTHĐ-DQ ngày 09/10/2012 của CQTT HĐGDQP-ANTW về việc xin ý kiến dự thảo CV của BBTTW Đảng về chỉ đạo sơ kết và giám sát chuyên đề thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TƯ. |
63 |
Công văn số 55/CQTT-DQ ngày 09/10/2012 của CQTT HĐGDQP-ANTW về việc đối chiếu danh sách cán bộ đối tượng 2 chưa BDKTQP-AN |
64 |
Báo cáo số 3660/BC-BQP ngày 20/11/2012 của Bộ Quốc phòng về dự kiến tiếp thu, giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật giáo dục quốc phòng- an ninh. |
69 |
Công văn số 900/CDQTV-PGDQP ngày 21/11/2012 của Cơ quan TT Ban Soạn thảo Luật giáo dục quốc phòng-an ninh về việc Báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật giáo dục quốc phòng- an ninh. |
70 |
Công văn số 923/CDQTV-PGDQP ngày 29/11/2012 của Cục DQTV về việc phê duyệt kế hoạch BDKTQP-AN cho đối tượng 2 thuộc bộ, ngành TƯ năm 2013. |
KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG
TÁC GDQP-AN NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Báo cáo số
06/BC-HĐGDQPANTW ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Hội đồng GDQP-AN Trung ương)
PHẦN 1. HỘI ĐỒNG GDQP-AN TRUNG ƯƠNG KIỂM TRA
TT |
Đơn vị được kiểm tra |
Kết quả |
Trưởng Đoàn |
1 |
Quân khu 1 - Hội đồng GDQP-AN quân khu |
Giỏi |
Đồng chí Văn Tất Thu, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ |
|
- Tỉnh: Bắc Ninh |
|
Đồng chí Trương Minh Tuấn, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. |
|
+ Hội đồng GDQP-AN tỉnh |
Giỏi |
|
|
+ Hội đồng GDQP-AN thị xã Từ Sơn |
Giỏi |
|
|
+ Phường Đông Ngàn |
Giỏi |
|
|
+ Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh |
Giỏi |
|
|
Tỉnh: Thái Nguyên |
|
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch TW HLH PN Việt Nam |
|
- Hội đồng GDQP-AN tỉnh |
Giỏi |
|
|
+ Hội đồng GDQP-AN h. Võ Nhai |
Giỏi |
|
|
+ Xã La Hiên |
Giỏi |
|
|
+ Trung tâm GDQP-AN Thái Nguyên |
Giỏi |
|
2 |
Bộ Y tế |
Giỏi |
Đồng chí Trung tướng Mai Quang Phấn |
|
Trường Đại học Dược Hà Nội |
Giỏi |
Đồng chí Trung tướng Mai Quang Phấn |
3 |
Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh |
Giỏi |
Đồng chí Trung tướng Mai Quang Phấn |
|
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam |
Khá |
|
PHẦN 2. CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG GDQP-AN TW KIỂM TRA
TT |
Đơn vị được kiểm tra |
Kết quả |
Trưởng Đoàn |
1 |
Tỉnh: Ninh Thuận |
|
Đồng chí Đại tá Phạm Hồng Kỳ |
|
- Ban Thường trực Hội đồng GDQP- AN tỉnh |
Giỏi |
|
|
- Hội đồng GDQP-AN thành phố Phan Rang-Tháp Chàm |
Giỏi |
|
|
- Hội đồng NVQS kiêm nhiệm công tác GDQP-AN phường Kinh Dinh/TP Phan Rang-Tháp Chàm |
Giỏi |
|
2 |
Tỉnh: Bình Thuận |
|
Đ/c Đại tá Phạm Hồng Kỳ |
|
- Ban Thường trực Hội đồng GDQP- AN tỉnh |
Giỏi |
|
|
- Hội đồng GDQP-AN huyện Hàm Thuận Bắc |
Giỏi |
|
|
- Hội đồng NVQS kiêm nhiệm công tác GDQP-AN Thị trấn Ma Lâm/h. Hàm Thuận Bắc |
Giỏi |
|
3 |
Tỉnh: Đồng Tháp |
|
Đ/c Đại tá Phạm Hồng Kỳ |
|
- Ban Thường trực Hội đồng GDQP- AN tỉnh |
Giỏi |
|
|
- Hội đồng GDQP-AN TP Cao Lãnh |
Giỏi |
|
|
- Hội đồng NVQS kiêm nhiệm công tác GDQP-AN Xã Mỹ Tân. |
Giỏi |
|
4 |
Tỉnh: Hải Dương |
|
Đ/c Đại tá Phạm Hồng Kỳ |
|
- Ban Thường trực HĐGDQP-AN tỉnh |
Giỏi |
|
|
- Hội đồng GDQP-AN h. Bình Giang |
Giỏi |
|
|
- Hội đồng NVQS kiêm nhiệm công tác GDQP-AN xã Tráng Liệt |
Giỏi |
|
PHẦN 3. CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG BỘ, NGÀNH KIỂM TRA
TT |
Đơn vị được kiểm tra |
Kết quả |
Trưởng Đoàn |
1 |
Tổng Công ty Đường sắt VN |
Giỏi |
Đ/c Trung tướng Hoàng Châu Sơn |
2 |
Bảo Hiểm xã hội Việt Nam |
Giỏi |
Đ/c Trung tướng Hoàng Châu Sơn |
3 |
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam |
Giỏi |
Đ/c Đại tá Phạm Hồng Kỳ |
4 |
Tập đoàn Dầu khí QG Việt Nam |
Giỏi |
Đ/c Trung tướng Hoàng Châu Sơn |
5 |
Tỉnh Lạng Sơn |
Giỏi |
Đ/c Đại tá Phạm Hồng Kỳ |
6 |
Tỉnh Khánh Hòa |
Giỏi |
Đ/c Đại tá Phạm Hồng Kỳ |
KẾT QUẢ KIỂM TRA CỦA
HỘI ĐỒNG GDQP-AN CÁC QUÂN KHU, HỘI ĐỒNG GDQP-AN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Báo cáo số
06/BC-HĐGDQPANTW ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Hội đồng GDQP-AN Trung ương)
1. Hội đồng GDQP-AN Quân khu 1 kiểm tra Hội đồng GDQP-AN 3 huyện, 3 xã, 3 trường trung học phổ thông, cao đẳng; các tỉnh kiểm tra Hội đồng 7 huyện, 7 xã, 21 trường trung học phổ thông.
2. Hội đồng GDQP-AN Quân khu 2 kiểm tra Hội đồng GDQP-AN 2 tỉnh, 4 huyện, 3 sở, 3 trường trung học phổ thông, cao đẳng, 8 xã; các tỉnh kiểm tra 18 huyện, 36 xã, phường, 18 trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, TCN, CĐ và 15 sở, ngành.
3. Hội đồng GDQP-AN Quân khu 3 kiểm tra Hội đồng GDQP-AN 2 tỉnh, 2 sở, 2 huyện, 2 xã, 5 trường ĐH, CĐ; các tỉnh kiểm tra 23 huyện, 17 xã, 11 sở và ngành, 18 trường THPT, CĐ.
4. Hội đồng GDQP-AN Quân khu 4 kiểm tra Hội đồng GDQP-AN 4 tỉnh, 7 huyện, 2 xã, 1 sở; các tỉnh kiểm tra 15 huyện, 15 xã, 3 trường CĐ, ĐH.
5. Hội đồng GDQP-AN Quân khu 5 kiểm tra Hội đồng GDQP-AN 3 tỉnh; 3 huyện, 3 xã, sở ngành 6, Công an 3 tỉnh, 3 trường THPT và Trung tâm GDQP-AN Đà Nẵng; các tỉnh kế hoạch tổ chức kiểm tra 31 huyện, 85 xã, 3 sở, 29 trường THPT, CĐ, ĐH.
6. Hội đồng GDQP-AN Quân khu 7 kiểm tra Hội đồng GDQP-AN 6 tỉnh, 21 huyện, 28 xã; các tỉnh kiểm tra 52 huyện, 70 xã, 80 trường THPT, TCN, CĐ.
7. Hội đồng GDQP-AN Quân khu 9 kiểm tra Hội đồng GDQP-AN 4 tỉnh, 4 huyện, 8 xã, phường, 2 sở, 21 trường THPT, CĐ.
8. Hội đồng GDQP-AN thành phố Hà Nội kiểm tra Hội đồng GDQP- AN 6 quận, huyện, 1 sở 1 trường TCN.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.