ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/BC-STTTT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2014 |
TỔNG KẾT NĂM 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2013
I. Công tác tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ:
Căn cứ Thông báo kết luận số 168/TB-BTTTT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013, Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của UBND TP về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách nhà nước và thành phố năm 2013, Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 27/QĐ-STTTT ngày 18/02/2013 về Ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều hành tham mưu, tổ chức thực hiện phát triển ngành thông tin truyền thông; Chương trình công tác của Sở Thông tin và Truyền thông năm 2013.
Dựa trên Chương trình công tác chung của Sở, các phòng, các đơn vị trực thuộc đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó nêu rõ thời gian, tiến độ hoàn thành và kết quả đạt được và đều được Ban Giám đốc xem xét, chỉ đạo và phê duyệt.
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 7/01/2013; Kết luận 72-KL/TU ngày 29/10/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm tự phê bình, phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng; Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND TP về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố năm 2013, Chương trình công tác của UBND TP năm 2013; Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 5/01/2013 của UBND TP; Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND TP về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013 ... Ban Giám đốc Sở đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu, tham mưu đầy đủ, với trách nhiệm cao cho Thành ủy, UBND TP những vấn đề liên quan đến ngành Thông tin và Truyền thông.
Công tác kiểm tra, theo dõi và đôn đốc triển khai nhiệm vụ đã được quan tâm và tăng cường thực hiện. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và 9 tháng, Ban Giám đốc Sở đã tổ chức các cuộc họp với các phòng nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, kịp thời điều chỉnh, bổ sung và đề ra các biện pháp xử lý.
Định kỳ hàng tháng, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện công tác báo cáo kết quả triển khai công việc theo chỉ đạo của Thường trực UBND TP.
II. Tình phát triển ngành trên các lĩnh vực:
1. Lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử:
Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin năm 2013 dự ước đạt 111.526,25 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với năm 2012. Trong đó, sản xuất phần cứng ước đạt 91.421,24 tỷ đồng, tăng 11 % so với năm trước (chiếm 81,97% tỷ trọng doanh thu toàn ngành); doanh thu từ công nghiệp phần mềm ước đạt 17.202,41 tỷ đồng (chiếm 15,42% doanh thu toàn ngành), doanh thu từ nội dung số đạt 2.902,7 tỷ đồng (chiếm 2,60% doanh thu toàn ngành).
Số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước đăng ký mới là 1.997 với tổng vốn đăng ký khoảng 5.905 tỷ đồng, trong đó số doanh nghiệp trong nước đăng ký mới là 402 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 2.877 tỷ đồng, số doanh nghiệp nước ngoài là 58 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 17,3 triệu USD.
Hoạt động của Khu công viên phần mềm Quang Trung (QTSC):
Hiện có 108 doanh nghiệp công nghệ thông tin đang hoạt động tại QTSC (60 doanh nghiệp trong nước, 48 doanh nghiệp nước ngoài). Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ thông tin, trong đó có nhiều doanh nghiệp có uy tín quốc tế (10 công ty nằm trong danh sách 50 công ty phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam), số lượng các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vẫn tăng ổn định. Tổng doanh thu trong năm 2013 ước tính đạt 2.865 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2012. Thị trường xuất khẩu vẫn giữ vai trò quan trọng, giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 1.456 tỷ đồng (tương đương 70,85 triệu USD), tăng 39,7% so với năm 2012. Mức lương bình quân người lao động lĩnh vực công nghệ thông tin tại Công viên phần mềm Quang Trung ước đạt 138,86 triệu đồng/người/năm (tương đương 6.757 USD/người/năm), cao hơn mức bình quân của cả nước 34,9% (mức lương ngành phần mềm cả nước năm 2012 là 103 triệu đồng/người/năm, tương đương 5.009 USD/người/năm, nguồn Sách trắng Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2013).
2. Lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Internet:
a) Doanh thu:
Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet cả năm ước đạt khoảng 33.785 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2012, trong đó doanh thu phát sinh từ hoạt động bưu chính chuyển phát là 4.006 tỷ đồng, chiếm 12% tổng doanh thu; và doanh thu từ dịch vụ viễn thông - internet là 29.778 tỷ đồng, chiếm 88% tổng doanh thu toàn ngành.
b) Dịch vụ bưu chính, chuyển phát:
- Hiện nay trên địa bàn thành phố có 54 doanh nghiệp được cấp phép bưu chính và 52 doanh nghiệp được xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
- Tổng số điểm giao dịch dịch vụ bưu chính có người phục vụ là 367 điểm, trong đó: Bưu cục là 325 điểm và Bưu điện văn hóa xã là 42 điểm.
c) Dịch vụ viễn thông:
- Ước cả năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động của toàn thành phố đạt hơn 17,2 triệu thuê bao. Mật độ điện thoại (tính chung cố định và di động) tính trên tổng số 9,5 triệu dân của Thành phố ước đạt 181,2 máy/100 dân.
- Năm 2013, thuê bao điện thoại di động trả sau giảm 7% so với năm 2012, ước đạt 976.415 thuê bao. Thuê bao điện thoại cố định ước đạt 1.321.435 thuê bao, giảm 0,4% so với năm 2012.
- Số lượng trạm thu phát sóng thông tin di động BTS được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, năm 2012 là 7.137 trạm, đến nay số lượng trạm BTS ở thành phố là 7.427 trạm (tăng 4,06%).
d) Dịch vụ Internet:
Thuê bao Internet băng thông rộng tăng 9% so với năm 2012, ước đạt 1.244.291 thuê bao. Trong đó:
- Thuê bao Internet băng thông rộng ADSL là 1.034.905 thuê bao;
- Thuê bao Internet băng rộng truyền hình cáp là 124.053 thuê bao;
- Thuê bao Internet băng rộng cáp quang là 85.333 thuê bao.
Tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet công cộng có 4.001 điểm, so với năm 2012 số đại lý Internet giảm 1%.
Về báo hình và báo in: Tính đến hết năm 2013, tại thành phố có 40 cơ quan báo chí của thành phố 9 (gồm 17 báo, 21 tạp chí, 1 đài phát thanh và 1 đài truyền hình); 132 cơ quan báo chí của cơ quan trung ương và 5 báo địa phương. Số đầu báo phát hành hàng ngày trên địa bàn thành phố là 5 báo (Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người lao động, Pháp luật) và số đầu báo phát hành hàng tháng là 24 báo (Tuổi Trẻ, Pháp luật, Sài Gòn Tiếp Thị, Sức khoẻ và Đời sống, Giáo dục, Doanh nhân Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Cựu Chiến Binh, Công giáo và Dân tộc, Sổ tay xây dựng Đảng, Nghề báo, Kinh tế ngày nay, Thời sự Y dược học, Hoa cảnh, Ánh sáng Đẹp, Khám phá, Sóng nhạc, Thế giới vi tính, Sài Gòn đầu tư xây dựng, Phát triển nhân lực, Đại học Sài Gòn, Thông tin khoa học và công nghệ, Golf ngày nay, Thế giới Tennis).
Về báo điện tử: hiện nay trên địa bàn thành phố có 06 báo và 01 tạp chí (Tạp chí điện tử Khám Phá, báo Doanh nhân Sài Gòn điện tử, báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng Online, báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị Media, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, báo điện tử Người Lao Động, báo Tuổi trẻ Online).
a) Hoạt động Xuất bản:
Ba nhà xuất bản (NXB) của thành phố đã triển khai thực hiện kế hoạch xuất bản 3.197 tựa sách (giảm 46% so với cùng kỳ); xuất bản 8.975.046 bản sách (giảm 35% s với cùng kỳ), tổng doanh thu ước đạt 96,026 tỷ đồng (giảm 7% so với cùng kỳ). Bốn NXB của các trường Đại học thuộc TP.HCM: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM; NXB Đại học Công nghiệp TP.HCM, NXB Đại học sư phạm TP.HCM; NXB Đại học Kinh tế tổng doanh thu ước đạt 4,285 tỷ đồng. Chi nhánh NXB của Trung ương và địa phương khác: NXB Chính trị quốc gia sự thật, Phụ Nữ, Giáo dục, Thanh Niên, Văn hóa Dân Tộc, Y học xuất bản gần 1.000 tựa sách và 60.000.000 bản sách, tổng doanh thu khoảng 15 tỷ đồng.
Về xuất bản điện tử: NXB Trẻ, NXB Tổng hợp thành phố đã đưa vào khai thác 649 tựa sách. Tính năng và chức năng của sách điện tử ngày càng được cải tiến, nâng cao. Các đơn vị xuất bản và liên kết xuất bản như Phương Nam Book, Firstnew Trí Việt, Lạc Việt,... thực hiện chiến lược phát triển sách điện tử với giải pháp liên kết với các nhà sản xuất thiết bị kỹ thuật số như Samsung, Nokia, qua đó hội đủ hai yếu tố là công nghệ và bản quyền. Phương pháp trên cũng là một trong những giải pháp thu hút các đọc giả quan tâm đến hình thức sách điện tử.
Trên địa bàn TP.HCM có 6 văn phòng đại diện của các NXB nước ngoài (NXB Đại học Oxford, NXB Đại học Cambridge, NXB Pearson Education South Asia Pte.LTD, NXB Cengage Learning Asia Pte.LTD, NXB MacMillan, NXB CMPMEDICA ASIA Pte.LTD) tập trung chủ yếu ở quận 1, quận 3. Các văn phòng đại diện trên đã hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam với thời gian từ 5-7 năm trên địa bàn thành phố.
b) Hoạt động In ấn, phát hành:
Hoạt động In ấn:
Trong năm 2013, tình hình ngành in thành phố vẫn giữ mức trung bình về tổng doanh thu và sản lượng trang in, chiếm khoảng 60% doanh thu, 52% sản lượng trang in toàn ngành. Tổng doanh thu của 48 doanh nghiệp in (có mức đầu tư lớn tại TP.HCM ) trong năm là 7.447,9 tỷ đồng, trong đó các công ty TNHH và tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (38,5%), kế đến là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 32,5%) và các công ty cổ phần (chiếm 29%). So với năm 2012 thì doanh thu trong năm giảm. Nguyên nhân từ việc chi phí sản xuất cho ngành in ngày một tăng, trong đó sản lượng giảm xuống ở một số phân khúc như báo in, tạp chí gặp phải sự cạnh tranh từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tại TP.HCM là 3,44%, số doanh nghiệp có hệ số trên mức trung bình ngành là 57,8%, số doanh nghiệp đạt dưới mức trung bình ngành là 57,8%. Lĩnh vực hàng hóa, bao bì là thế mạnh của TP.HCM, có doanh số từ 200 tỷ đến 1.600 tỷ đồng/ năm. Số lượng cơ sở in theo thống kê ước tính khoảng 620 cơ sở, giảm 38% so với năm 2012.
Hoạt động phát hành:
Trong năm 2013, hoạt động của các công ty phát hành sách với quy mô rộng lớn như Fahasa, Phương Nam, Thành Nghĩa, Nhân Văn, Văn Lang; Trí Việt, Đại Trường Phát,... đã nỗ lực để duy trì hoạt động ổn định trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và sức mua giảm, phát hành khoảng 35,6 triệu bản sách. Trong đó thể loại giáo trình tham khảo chiếm khoảng 42%; thiếu nhi chiếm khoảng 36%; văn hóa xã hội chiếm khoảng 8,8%; văn học khoảng 6,9%; khoa học kỹ thuật chiếm khoảng 4,6%; Chính trị - pháp luật chiếm khoảng 0,9%; tôn giáo chiếm khoảng 0,5%.
Công ty FAHASA đạt danh hiệu top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục khẳng định vị thế top 10 nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với hệ thống 62 nhà sách và tổng doanh thu 1.550 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2012.
Cùng với việc phát hành sách truyền thống, một số doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ, phát triển việc bán sách như “Hội chợ sách Online”, Fahasa bán sách qua mạng hơn 15 ngàn bản, số sách bán ra của TIKI.VN tăng gấp 2- 3 lần so với năm 2012.
5. Lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình
a) Hoạt động phát thanh:
Đài TNND TP tiếp tục phát sóng trên 4 kênh Thời sự chính trị (AM 610kHz, phủ sóng Khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ), Giao thông đô thị (FM 95.6MHz, phủ sóng khu vực Đông Nam Bộ), Thông tin - Thương mại - Giải trí (FM 99.9MHz phủ sóng khu vực Đông Nam Bộ, ĐBSCL và các tỉnh miền Trung qua 2 làn sóng mới mở rộng thêm trong năm 2013 là FM 103,2MHZ tại Đài PTTH Sóc Trăng và FM 96,3MHZ tại Đài PTTH Đà Nẵng). Đài TNND TP tiếp tục đưa chương trình phát thanh của Đài lên trang web của Đài nhằm mở rộng phạm vi, đối tượng nghe Đài và khả năng tiếp cận thính giả. Đài TNND TP cũng đã đưa các kênh phát thanh của mình lên điện thoại di động, giúp người nghe có thể nghe qua điện thoại khi cần và đang tích cực hoàn tất dự án đưa chương trình phát thanh lên vệ tinh. Doanh thu của VOH trong năm 2013 ước đạt 55 tỷ đồng.
b) Hoạt động Truyền hình:
Trên 5 hệ thống truyền hình hoạt động trên địa bàn Thành phố (HTV, SCTV, VTC, K+, AVG (chưa tính các hệ thống IP TV) tính đến tháng 12/2013 có tất cả 238 kênh truyền hình đang được tiếp phát (không tính các kênh trùng lặp). Trong đó trong nước có 179 kênh gồm 13 kênh VTV, 17 kênh VTVcab, 19 kênh HTV, 31 kênh SCTV, 16 kênh AVG, 7 kênh K+, 18 kênh VTC, 46 kênh tỉnh và 12 kênh trong nước khác. Ngoài ra còn có 59 kênh nước ngoài.
Cụ thể trong từng đơn vị, SCTV có 216 kênh đang phát sóng (68 kênh analog, 148 kênh KTS, trong số này có 31 kênh tự sản xuất, 30 kênh HD) với 1,95 triệu thuê bao truyền hình (trong đó tại Thành phố là 1,02 triệu), HTV có 142 kênh (70 analog, 72 KTS), VTC có 75 kênh, K+ có 82 kênh, AVG có 89 kênh (18.000 thuê bao). Doanh thu của SCTV ước đạt gần 2.600 tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ), trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ).
Đài Truyền hình Thành phố cũng đã đưa một số kênh của Đài và của các tỉnh lên truyền hình vệ tinh để phục vụ cho các kiều bào ở xa Tổ Quốc. Bên cạnh các kênh HTV9, HTV7 được truyền dẫn trên hầu như tất cả các hệ thống truyền hình hoạt động tại thành phố (gần 100% người dân Thành phố xem được 2 kênh này), trong số 17 kênh tự sản xuất của Đài truyền hình Thành phố, nhiều kênh cũng được truyền dẫn trên các hệ thống IP TV, truyền hình số vệ tinh, số mặt đất, các hệ thống truyền hình cáp khác....
Nhiều kênh truyền hình trong nước được phát trực tiếp hoặc tiếp phát lại trên các trang web trên Internet, hoặc thông qua các phần mềm xem TV trên điện thoại, máy tính bảng, phần lớn đều không có thỏa thuận bản quyền.
c) Hoạt động tuyên truyền:
Các đơn vị phát thanh truyền hình Thành phố đã thực hiện tuyên truyền đầy đủ, đúng định hướng các vấn đề thời sự, các chủ điểm lớn, kinh tế - phát triển, văn hóa, xã hội, văn nghệ, giải trí:
- Tuyên truyền cho việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ; Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị Quyết Trung ương 4, khóa XI - một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần IX và Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển TP.HCM đến năm 2020; Tuyên truyền cho việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”; Tuyên truyền về các hội nghị của BCH Đảng bộ TPHCM khóa IX; các kỳ họp HĐNDTP khóa VIII; kỳ họp lần thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; đại hội đại biểu toàn quốc hội nông dân Việt Nam lần 6; đại hội Công đoàn TP HCM lần thứ X (nhiệm kỳ 2013-2018);
- Tuyên truyền việc thực hiện 6 chương trình đột phá phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của Thành ủy theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ IX
- Tuyên truyền dự thảo lấy ý kiến bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 1992 và lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)...;
- Các ngành, các cấp góp ý đề án thí điểm xây dựng chính quyền đô thị tại TPHCM;
- Tuyên truyền các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Tuyên truyền Kỷ niệm 68 năm CMT8 và Quốc Khánh 2/9,Tuyên truyền Năm gia đình Việt Nam 2013;
- Tuyên truyền về biển đảo quê hương: VOH đã phối hợp với Đài Thông tin duyên hải TP.HCM thực hiện chương trình Thông tin duyên hải phát sóng trên tần số 82,94 Mhz để đưa tiếng nói của đất liền ra đến biển Đông, để giữ mối liên hệ giữa đất liền với biển; HTV cũng có nhiều chương trình nổi bật như Hướng về biển đảo Tổ quốc năm 2013; Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa-Trường Sa Những bằng chứng lịch sử;....
- Tuyên truyền về cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: VOH có các chương trình “Tôi yêu hàng Việt”, cuộc thi Ca cổ, hò, vè qua sóng phát thanh chủ đề “Giai điệu hàng Việt”...., HTV cũng tăng cường tuyên truyền qua các chương trình kinh tế như Kinh tế Tài chính 24g, Kinh tế - Tài chính cuối tuần, Kiến thức tiêu dùng, Doanh nhân và thương hiệu, Hàng Việt đổi mới và sáng tạo,... Công ty SCM thông qua kênh HTV Coop với nhiều kết quả tích cực trong năm 2013 cũng đã phối hợp với HTV thực hiện được nhiệm vụ UBND TP giao cho là tạo thêm 1 kênh tuyên truyền và tiếp cận của người dân đối với hàng Việt.
- Tuyên truyền về kết quả xây dựng nông thôn mới ở Thành phố cũng như các tỉnh thành trong cả nước;
- Giới thiệu, góp phần nhân rộng các gương điển hình, nhân tố tích cực trong phong trào thi đua yêu nước của các ngành, các cấp, địa phương và đơn vị;
- Các chương trình tuyên truyền về an toàn giao thông như Hành trình an toàn, Bạn hữu đường xa, Trò chuyện cùng bác tài, An toàn về nhà, Vững tay lái trọn niềm vui...(VOH)
- Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ; theo sát diễn biến dịch bệnh; đưa tin nhanh chóng kịp thời về tình hình thời tiết mưa bão, triều cường (đặc biệt là các cơn bão ảnh hưởng đến các tỉnh thành)...;
III. Hoạt động của Sở Thông tin và Truyền thông trong năm 2013:
1.1. Triển khai các Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin:
- Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành: các sở - ngành đang tiến hành lập thuyết minh hạng mục; Đã phê duyệt hạng mục “Xây dựng Hệ thống thông tin Doanh nghiệp” do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện với mức kinh phí 790.989.850 đồng. Trước mắt, các đơn vị sẽ hoàn chỉnh các hệ thống thông tin hiện có tại đơn vị, xác định các nhu cầu thông tin cần các đơn vị khác cung cấp, đồng thời phối hợp với các sở - ngành liên quan khai thác dữ liệu hiện có phục vụ công tác chỉ đạo điều hành chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên công nghệ nguồn mở giai đoạn 2012 - 2015: Sở Thông tin và Truyền thông đang tích cực triển khai các phần mềm mới trên công nghệ nguồn mở và cuốn chiếu dần các phần mềm đã xây dựng trên nguồn đóng trước đây sang công nghệ mã nguồn mở trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Trong năm 2013, Sở đã phê duyệt 25 hạng mục, trong đó số hạng mục đã phê duyệt cho các quận huyện là 22, số hạng mục đã phê duyệt cho các Sở, ngành là 3.
- Xây dựng Kiến trúc khung chính quyền điện tử TP.HCM (e-gov framework): đã nghiên cứu các phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể như khung kiến trúc nhóm mở (TOGAF), khung kiến trúc tổng thể liên bang (FEAF), khung Zachman... đồng thời tham khảo khung kiến trúc tổng thể của Thành phố Đà Nẵng, của Tổng Cục Thống kê để định hướng lựa chọn phương pháp triển khai phù hợp với Chính quyền điện tử của Thành phố. Hiện đang trong giai đoạn lập và hoàn thiện thuyết minh.
- Chương trình xây dựng và triển khai an toàn, an ninh thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2012-2015: Sở đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể đảm bảo an toàn an ninh cho các hệ thống thông tin, các hệ thống dùng chung của Thành phố và cho các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn Thành phố, chuẩn hóa hạ tầng và tiếp tục triển khai các dự án an toàn thông tin cho các sở-ban-ngành, quận-huyện, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống chứng thực điện tử chuyên dụng, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và pháp lý, triển khai nhân rộng cho tất cả các đơn vị; Đã tham mưu cho UBND TP kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban Bí Thư về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng (tháng 11 năm 2013). Trong năm 2013, đã xảy ra nhiều sự cố mất an toàn thông tin trên địa bàn Thành phố (hàng loạt website của một số tờ báo điện tử như Tuổi Trẻ, Dân Trí, Vietnamnet cũng bị tấn công). Trước tình hình các cuộc tấn công mạng đang ngày càng trở nên phức tạp và nguy hiểm như hiện nay, vào ngày 07/12/2013, Sở đã cùng Cục Công nghệ thông tin, thuộc Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng tổ chức Diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước Thành phố giai đoạn 2012 - 2015: Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước. Hiện Sở đang trong giai đoạn xây dựng đề án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn và tiến hành xây dựng đề án khung cho 17 Tổng công ty, Công ty mẹ - con. Đây là các đơn vị có quy mô rất lớn và ứng dụng rất phức tạp. Ngoài ra để đảm bảo tính tổng thể, Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Kiến trúc tổng thể (EA), đồng thời là xây dựng kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT với tầm nhìn vĩ mô, để từ đó xác định lộ trình và các bước thực hiện trong năm tới. Trên cơ sở những thành công và rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn sẽ xây dựng khung kiến trúc tổng thể, mô hình khung ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá thi đua hàng năm cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Sở cũng đã tham mưu cho UBND TP tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ xây dựng Doanh nghiệp điện tử cho doanh nghiệp nhà nước vào ngày 20/12/2013.
- Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế TP.HCM giai đoạn 2012-2015: đang hoàn tất thuyết minh dự án Phát triển mạng y tế phục vụ chẩn đoán, chữa bệnh từ xa (giai đoạn 2).
- Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đào tạo TP.HCM giai đoạn 2013 - 2015: đang hoàn tất thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo.
- Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong nông thôn mới TP.HCM giai đoạn 2013-2015: Đã trình UBND TP theo hướng phê duyệt đề cương đề án. Sở Thông tin và Truyền thông đang hiệu chỉnh lại theo hướng chương trình để trình UBND TP xem xét.
- Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin ngành văn hóa, du lịch TP.HCM giai đoạn 2013 - 2015: Sở Thông tin và Truyền thông đã dự thảo Chương trình và gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp ý để chuẩn bị trình UBND TP.
- Nhằm thực hiện việc Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ 6 chương trình đột phá của Đảng bộ Thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015, Sở Thông tin và Truyền thông đã làm việc với các cơ quan, đơn vị chủ trì một số nội dung trong 6 chương trình đột phá và đã tiến hành ghi vốn chuẩn bị đầu tư cho các nội dung công việc thuộc các chương trình:
• Về Giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015 Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng xây dựng Chương trình tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảm ngập nước, tập trung vào các nhiệm vụ xây dựng mô hình dự báo ngập và bản đồ ngập úng của Thành phố; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chống ngập (CSDL các công trình chống ngập (trạm bơm, cửa cống), CSDL mạng lưới thoát nước, CSDL lấn chiếm kênh rạch,...)
• Về Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015: Đã phê duyệt Chương trình ứng dụng Khoa học công nghệ trong giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến 2020; Đang thẩm định dự án Triển khai thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh; Ứng dụng GIS trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố; Đã phê duyệt dự án ứng dụng phần mềm mô phỏng trong thiết kế và quản lý giao thông đô thị do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 330.563.195 đồng.
• Về Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015: triển khai thí điểm thiết bị cảm biến cảnh báo ô nhiễm; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường.
• Về Cải cách hành chính: UBND.TP đã phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục tại Quyết định số 3326/QĐ-UBND ngày 24/6/2013. Hiện Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn bị trình UBND.TP chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Văn hóa Du lịch.
1.2. Triển khai các quy hoạch, kế hoạch:
- Quy hoạch phát triển Báo chí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025: Sở đã hoàn thành quy hoạch và trình Thường trực UBND TP.
- Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin đến năm 2025: Ngày 15/5/2013, UBND TP đã ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Ngày 24/6/2013, UBND TP đã ban hành Quyết định số 3325/QĐ-UBND về phê duyệt dự toán dự án lập Quy hoạch công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Sở Thông tin và Truyền thông đã lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch theo Quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư số 319/QĐ-SKHĐT ngày 04/12/2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012-2025: Đã trình và được UBND TP phê duyệt đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012-2025 tại Quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 17/08/2013 và UBND TP đã phê duyệt dự toán lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động 2025 tại Quyết định số 4934/QĐ-UBND ngày 11/9/2013.
- Quy hoạch kênh truyền hình HTV đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025: Đã trình UBND TP xem xét công văn số 1971/STTTT-TTĐT ngày 12/11/2013 về phê duyệt kế hoạch phát triển các kênh Đài Truyền hình Thành phố giai đoạn 2013-2020 tầm nhìn đến 2025.
1.3. Chương trình phát triển công nghiệp CNTT:
- Chương trình phát triển vi mạch điện tử (phối hợp và theo dõi triển khai các chương trình, dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 6358/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2012 của UBND TP về phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020”):
• Tổ chức họp Ban chỉ đạo Chương trình ngày 15/3/2013, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước: Thành phố đã ký kết hợp tác với Ban cơ yếu Chính phủ, Học Viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc phòng, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tổng Tham mưu.
• Thành lập Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn và thông qua Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn Thành phố (HSIA) đẩy mạnh các hoạt động hội thảo, hợp tác trong lĩnh vực vi mạch với các tổ chức trong và ngoài nước.
• Hội nghị cấp cao về chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn (Vietnam Semiconductor Strategy Summit) do Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI) phối hợp với Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA) tổ chức tại TP.HCM từ 9-11/9/2013.
• Thực hiện ký kết hợp tác giữa Hội Công nghệ Thiết bị và Vật liệu bán dẫn quốc tế (SEMI, Hoa Kỳ) và Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA), giữa Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA) với Hội Công nghệ Điện tử và Vi mạch bán dẫn Kyushu (SIIQ) và giữa Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) và Công ty Radrix (Nhật Bản).
• Phối hợp giữa Đề án Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch với Chương trình Nghiên cứu, Đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao theo các nội dung đã ký kết hợp tác giữa UBND TP và Bộ Khoa học và Công nghệ. Thành phố đã đăng ký các dự án vào chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2015” (dự án “Sản xuất thử nghiệm hệ thống sản phẩm XAIO dành cho các phương tiện giao thông”) và “Chương trình Nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao” (dự án Biosensor) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.
• Triển khai đề án Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch: trong năm 2013 đã phê duyệt triển khai thí điểm đào tạo thiết kế vi mạch với kinh phí là 5.957.465.386 đồng
• Phê duyệt 2 dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thực hiện: “Xây dựng thư viện Lõi IP (Giai đoạn 1) thuộc đề án xây dựng trung tâm thiết kế vi mạch (Design House)” và dự án “Trang bị phần mềm thiết kế vi mạch phục vụ nghiên cứu và đào tạo thuộc đề án Xây dựng Trung tâm thiết kế vi mạch (Design House)”.
• Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh (về thị trường, về rào cản kỹ thuật bảo hộ sản phẩm vi mạch trong nước..)
• Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các sản phẩm vi mạch. Trong năm 2013, có 6 đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực vi mạch được phê duyệt triển khai.
• Trong năm 2013, Thành phố tiếp tục xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất vi mạch: Hỗ trợ Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch. Sở Thông tin và Truyền thông đã góp ý và hướng dẫn Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn hoàn thiện báo cáo đầu tư cho dự án JavaCard (hợp tác với công ty Ajile - Mỹ) trình UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Xây dựng Đề án Công viên phần mềm Quang Trung 2 (QTSC 2), chuỗi công viên phần mềm Quang Trung: Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì làm việc và ký Biên bản hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đề xuất UBND TP, Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển khu C30 thành Khu công viên phần mềm Quang Trung 2. Đồng thời, cùng QTSC xây dựng đề án Xây dựng Khu công viên phần mềm Quang Trung 2. Sở cũng làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định, Lâm Đồng để tham mưu UBND TP làm việc với các địa phương trên và Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm xây dựng chuỗi công viên phần mềm Quang Trung theo tinh thần Nghị quyết TW số 13-NQ/TW về xây dựng đồng bộ hạ tầng. Sở đã phê duyệt Hạng mục "Triển khai nghiên cứu xây dựng chuỗi công viên phần mềm và công viên phần mềm Quang Trung 2" do Công viên phần mềm Quang Trung chủ trì thực hiện.
1.4. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp:
- Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và tập trung triển khai Kế hoạch số 662/KH-STTTT ngày 02/05/2013 triển khai thực hiện Quyết định số 1553/QĐ-UBND của UBND TP về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục giải đáp các câu hỏi của doanh nghiệp qua thư điện tử, hệ thống đối thoại doanh nghiệp và làm việc trực tiếp với Công viên phần mềm Quang trung (QTSC), Công ty cổ phần cơ điện lạnh Ree, Công ty TNHH KMS Technology Việt Nam, ... nhằm khảo sát tình hình khó khăn của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Thành phố.
- Tháng 05/2013 Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi “Đối thoại giữa Doanh nghiệp công nghệ thông tin với Cơ quan thuế, Sở Thông tin và Truyền thông” tại QTSC nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp CNTT hoạt động tại QTSC và khu Etown về lĩnh vực thuế. Trong buổi đối thoại Sở Thông tin và Truyền thông đã lấy ý kiến cho dự thảo “Các biện pháp áp dụng chính sách ưu đãi hiện có và dỡ bỏ các rào cản đối với việc phát triển công nghệ thông tin”, sau đó Sở Thông tin và Truyền thông đã báo cáo UBND TP theo công văn số 1002/STTTT-CNTT ngày 19/6/2013 về đề xuất biện pháp tháo gỡ rào cản phát triển CNTT.
- Sở đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh quy định về thuế VAT đối với doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ số hoá và đã được Bộ Tài chính chấp thuận điều chỉnh trở lại 0% như trước đây (Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013). Qua đó, góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này giữ vững thị trường, đảm bảo hoạt động (gia tăng giá trị xuất khẩu và đảm bảo việc làm cho người lao động).
- Tháng 08/2013, Sở Thông tin và Truyền thông đã làm việc trực tiếp với công ty TNHH GHP Far East hỗ trợ giải quyết điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Sở đã làm việc với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm tháo gỡ khó khăn về giá đất, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công viên phần mềm Quang Trung.
- Tháng 10/2013 , hỗ trợ Công ty Cổ phần DMSPRO xác nhận về hoạt động “Sản xuất sản phẩm phần mềm” để được ưu đãi thuế trong lĩnh vực CNTT. Đồng thời Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã có văn bản 1888/STTTT-CNTT ngày 01/11/2013 kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản hướng dẫn, làm rõ khái niệm “sản xuất phần mềm” và các trường hợp được hưởng ưu đãi theo quy định nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tháng 11/2013, hỗ trợ Công ty TNHH KMS Technology Việt Nam giải quyết vướng mắc về thuế tại công văn số 04/2013/CV-KMS ngày 26/11/2013. Sở Thông tin và Truyền thông đã họp với các doanh nghiệp gia công phần mềm và Hội Tin học Thành phố để đánh giá hoạt động của công ty KMS thuộc lĩnh vực sản xuất phần mềm, sau đó gửi văn bản số 2217/STTTT-CNTT ngày 17/12/2013 về làm rõ các ngành nghề thuộc hoạt động "sản xuất sản phẩm phần mềm" báo cáo UBND TP hỗ trợ công ty KMS cũng như các trường hợp gặp vướng mắc tương tự.
- Thông qua các buổi giao ban báo chí vào sáng thứ sáu hằng tuần, Sở chỉ đạo các cơ quan báo chí Thành phố tập trung thông tin về các giải pháp lớn của Chính phủ, Thành phố giải quyết những vấn đề liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải quyết nợ xấu (thị trường bất động sản, tiếp cận vốn, tháo gỡ khó khăn trong thủ tục hành chính, chương trình bình ổn giá của Thành phố, chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại, ...). Đặc biệt, lưu ý Ban Biên tập các cơ quan báo đài hết sức quan tâm, lưu ý khi đăng những thông tin nhạy cảm, có thể gây tác động không tốt cho thị trường, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
- Cùng Ban quản lý Khu Công nghệ cao, QTSC và Hội vi mạch bán dẫn Thành phố đề xuất UBND TP Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại đối với ngành CNTT, vi mạch điện tử của Thành phố tại Nhật Bản (trao 01 giấy phép tại Công viên phần mềm Quang Trung, ký bản ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch giữa Hội vi mạch Thành phố và Hội vi mạch, điện tử đảo Kyushu - Nhật Bản). Trước đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã ký kết với một số đơn vị của Đại học Quốc gia TP.HCM, Bộ Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chính phủ, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tổng tham mưu, Viện Kỹ thuật quân sự) bản ghi nhớ tham gia Chương trình phát triển vi mạch của Thành phố; tham mưu cho UBND TP ký Bản ghi nhớ với Bộ KHCN về hỗ trợ, hợp tác phát triển Chương trình phát triển vi mạch của Thành phố.
- Cùng Hội Tin học, Chi Hội An toàn thông tin phía Nam, Hội Vi mạch điện tử Thành phố xây dựng chính sách cho phát triển ngành công nghệ thông tin Thành phố - tập trung vào 3 lĩnh vực: phát triển công viên phần mềm, phát triển vi mạch và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.
1.5. Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông:
- Ngầm hóa hạ tầng viễn thông: Căn cứ danh mục thống nhất của các đơn vị chủ đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổng hợp trình UBND TP ban hành Kế hoạch số 6976/KH-UBND ngày 27/12/2013 vế ngầm hoá cáp viễn thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 -2015. Tổng khối lượng thi công các công trình ngầm hóa cáp viễn thông là 117 tuyến, tương đương 228 km; chi phí khái toán thực hiện giai đoạn 2013 - 2015 là 1.177 tỷ đồng.
- Quy trình xác định giá thành và hiệp thương giá thuê công trình viễn thông ngầm trên địa bàn Thành phố: Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu để UBND TP xem xét, ban hành Quyết định số 7016/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 về Quy trình xác định giá thành và hiệp thương giá thuê công trình viễn thông ngầm trên địa bàn Thành phố để hỗ trợ các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài có cơ sở thu hồi chi phí xây dựng, khuyến khích và tạo điều kiện tập trung đầu tư hạ ngầm cáp viễn thông.
- Chỉnh trang làm gọn cáp viễn thông: Thực hiện theo Quyết định số 406/2012/QĐ-UBND của UBND TP về thông quan thực hiện chỉnh trang làm gọn mạng cáp năm giai đoạn 2012-2015. Trong năm 2013, Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị phối hợp thực hiện hoàn thành 112% kế hoạch khối lượng chỉnh trang trong năm. Đến hết năm 2013 đã hoàn thành chỉnh trang làm gọn mạng cáp viễn thông tại trên 113.000 trụ điện tương đương trên 2.850 km tuyến đường.
- Chỉnh trang trạm BTS: Sở thực hiện góp ý một số quy định về cấp phép và quản lý cấp phép xây dựng trạm BTS trên địa bàn Thành phố, phối hợp các doanh nghiệp Viễn thông xây dựng thiết kế mẫu cho việc chỉnh trang trạm BTS hiện hữu.
- Triển khai đầu số điện thoại phục vụ tiếp nhận thông tin về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị: Từ ngày 02/4/2013 Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Tổng công ty Điện lực Thành phố chính thức đưa vào hoạt động hệ thống tổng đài tiếp nhận thông tin sự cố hạ tầng kỹ thuật tại Thành phố thông qua đầu số (08)-39.111.333 là đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố hạ tầng kỹ thuật đô thị các lĩnh vực: chiếu sáng, cây xanh, cấp thoát nước, giao thông, điện lực, viễn thông.
- Sở đã trình UBND TP ban hành kế hoạch số hóa truyền hình cáp tại Thành phố đến năm 2015 và đã được UBND TP chấp thuận, ban hành tại Kế hoạch số 3531/KH-UBND ngày 12/7/2013.
- Ngày 18/12/2013, Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 271/QĐ-STTTT về Kế hoạch thông tin, tuyên truyền số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại TP.HCM đến năm 2015.
1.7. Góp phần xây dựng Nông thôn mới:
- Xây dựng Trạm cảm biến: Sở đã thực hiện kết nối đường cáp điện và đường truyền cáp quang tại vị trí cầu An Hạ và Cần Giờ và đã trình UBND TP Tờ trình số 31/TTr-STTTT ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt Dự án thí điểm xây dựng Hệ thống cảm biến và giám sát phục vụ cảnh báo môi trường, và giảm nhẹ thiên tai tại Thành phố Hồ Chí Minh - Giai đoạn 2.
- Triển khai thí điểm Kiosk thông tin tại xã nông thôn mới: Sở đã xây dựng dự thảo đề cương, các mục tiêu cần đạt được, lên kế hoạch sơ bộ về kinh phí và tìm nguồn kinh phí để thực hiện. Theo đó, dự án thí điểm triển khai kiosk thông tin phục vụ xây dựng nông thôn mới được duyệt với tổng kinh phí 400.000.000 đồng. Chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông xây dựng để trình thuyết minh đề án.
- Sở đã hoàn thành báo cáo kết quả 2 năm về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hoàn thành báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
1.8. Hoạt động, sự kiện quảng bá ngành công nghệ thông tin - truyền thông Thành phố:
- Tổ chức thành công lễ hội Đường sách xuân Quý Tỵ năm 2013 từ ngày 07/02/2013 đến ngày 13/02/2013 lần thứ ba với chủ đề “Sách và 54 dân tộc”.
- Tổ chức thành công buổi Gặp gỡ đầu năm 2013 ngành công nghệ thông tin - Viễn thông trên địa bàn Thành phố vào ngày 16/03/2013.
- Tổ chức “Ngày hội đọc sách 2013” với chủ đề “Văn hóa đọc góp phần xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” từ ngày 20 - 21/03/2012 tại TP. HCM.
- Tổ chức lễ trao “Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền TP.HCM Lần V (ngày 9/8/2013): Giải thưởng nhằm tôn vinh các đơn vị, tổ chức, cá nhân có những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông; tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân tham dự giải giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng thành quả công nghệ thông tin - truyền thông vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đất nước.
- Triển lãm sách “Cùng Trường Sa - Song Tử Tây”: Hưởng ứng “Tháng biển và hải đảo Việt Nam năm 2013” và cuộc vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM về đóng góp “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố tổ chức đoàn đi quần đảo Trường Sa (đảo Song Tử Tây) nhằm thực hiện cầu truyền hình giao lưu văn hóa - nghệ thuật và tổ chức triển lãm sách.
- Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND TP kế hoạch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tổ chức “Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” (từ ngày 22/8/2013 đến ngày 28/8/2013). Triển lãm trưng bày 200 bản đồ của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước phương Tây thế kỷ XVI - XVIII và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế. Triển lãm đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá là thành công nhất trong 3 cuộc Triển lãm về chủ đề này trong cả nước (tại Hà Nội, Hà Tĩnh và TP.Hồ Chí Minh).
- Phối hợp và hỗ trợ Hội Tin học Thành phố (HCA) tổ chức hội thảo “Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2013” (ngày 20/9/2013) và Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA) tổ chức sự kiện “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” lần thứ 6 với chủ đề “Thể chế hóa an toàn thông tin - con đường tất yếu của sự phát triển xã hội thông tin hiện đại” (ngày 14/11/2013).
1.9. Các hoạt động đào tạo, tập huấn, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư:
a) Đào tạo, tập huấn:
Trong năm 2013, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức trong lĩnh vực về công nghệ thông tin - truyền thông cho trên 300 học viên, cụ thể:
- Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lớp tập huấn “Nghiệp vụ quản lý công nghệ thông tin - truyền thông” năm 2013 về nội dung quản lý bưu chính viễn thông, thanh tra thông tin và truyền thông, tuyên truyền về Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản và Luật Quảng cáo cho các quận - huyện.
- Đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn nghiệp vụ và hỗ trợ đánh giá hiệu quả đầu tư công nghệ thông tin trực thuộc Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp: Lập và quản lý dự án; Lập dự toán chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; Giám sát thi công cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu (từ ngày 10/6/2013 đến ngày 26/6/2013).
- Tổ chức các lớp đào tạo bổ sung kiến thức công nghệ thông tin năm 2013: tổ chức các lớp Xây dựng và triển khai chính sách An toàn an ninh thông tin; Đào tạo ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và ảo hóa ( tổ chức thành 05 đợt, từ ngày 01/10/2013 đến ngày 14/12/2013).
- Ngày 20/9/2013, Sở đã tổ chức Hội nghị triển khai nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
- Đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về Thông tin điện tử, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
b) Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư:
- Tham gia đoàn công tác tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào về trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (từ ngày 11/8/2013 đến ngày 15/8/2013): Từ ngày 11/8/2013, đoàn cán bộ UBND TP và Sở Thông tin và Truyền thông, do Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà dẫn đầu đã đi thăm và làm việc tại nước CHDCND Lào. Trong dịp này, đoàn đã đến chào và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, cũng như có buổi trao đổi chuyên môn giữa Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông tỉnh Champasak; thăm Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Champasak,...
- Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư tại Nhật Bản cùng đoàn xúc tiến thương mại của Thành phố (từ ngày 20/10/2013 đến ngày 27/10/2013): Sở Thông tin và Truyền thông đã tham gia đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại của Thành phố. Mục đích của chuyến công tác xúc tiến này nhằm giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi của Thành phố trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản. Từ đó, tạo cơ hội và kết nối hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Thành phố.
- Hợp tác với các Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh/thành: triển khai thực hiện các nội dung hợp tác với các Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành trong lĩnh vực quản lý về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và báo chí xuất bản, hỗ trợ đánh giá an toàn thông tin (các Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Lâm Đồng,...).
2.1. Xây dựng hạ tầng mạng công nghệ thông tin:
- Hệ thống điều hành hệ thống mạng (NOC) đang được vận hành và giám sát tại QTSC. Hiện tại, hệ thống hoạt động giám sát hạ tầng tốt, phát hiện được các sự cố mất kết nối và giải quyết kịp thời. Hệ thống Một cửa điện tử, Hệ thống quản lý cán bộ công chức, Hệ thống thư điện tử Thành phố, Hệ thống định danh (AD) và cổng thông tin điện tử Thành phố (CityWeb) đang triển khai dựa trên hạ tầng quản lý của hệ thống NOC.
- Hiện nay, Trung tâm điều hành hệ thống mạng NOC đang là điểm kết nối, liên thông giữa mạng MetroNet Thành phố và mạng Truyền số liệu chuyên dùng dành riêng cho các cơ quan Đảng và nhà nước.
- Hệ thống thư điện tử Thành phố: Hệ thống thư điện tử đang hoạt động ổn định và được các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ công chức, viên chức sử dụng thông dụng hơn trước. Hệ thống đã cấp tổng số 11.628 hộp thư điện tử, tỷ lệ số hộp thư điện tử sử dụng trong công việc là 81,78%.
- Hệ thống mạng đô thị băng thông rộng Thành phố (MetroNet): Hiện nay, hệ thống mạng Metronet đã được triển khai tổng cộng 578 điểm kết nối các sở - ban - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn và các đơn vị trực thuộc khác phục vụ hiệu quả việc vận hành, liên thông hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành các cấp.
2.2. Xây dựng các hệ thống thông tin của Thành phố:
Các hệ thống thông tin cơ bản đã triển khai trong thời gian qua:
- Hệ thống thông tin Văn hóa - Xã hội: Cơ sở dữ liệu (CSDL) Hộ tịch; CSDL Cán bộ công chức; CSDL Nhân khẩu - Hộ khẩu; CSDL Giáo dục, CSDL Bảo hiểm xã hội.
- Hệ thống thông tin Kinh tế: CSDL Doanh nghiệp, CSDL số liệu xuất nhập khẩu, đầu tư...
- Hệ thống thông tin Quản lý đô thị: CSDL Đất đai - Xây dựng; CSDL Môi trường, CSDL Quy hoạch.
- Hệ thống thông tin Khoa học công nghệ: CSDL đề tài nghiên cứu khoa học, CSDL chuyên gia đầu ngành...
- Hệ thống thông tin Văn hóa - Du lịch: quản lý hiện vật tại các bảo tàng tại Thành phố; hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại Thành phố; Tổng đài thông tin du lịch 1087 và trạm thông tin du lịch.
Đang triển khai dự án chuẩn hóa dữ liệu hệ thống thông tin thông tin - truyền thông nhằm chuẩn hóa dữ liệu chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông.
Bên cạnh đó, Thành phố đã triển khai nghiên cứu xây dựng kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin cho toàn Thành phố, làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai hoàn chỉnh các hệ thống thông tin của Thành phố.
2.3. Nâng cấp Trang thông tin điện tử Thành phố và các Trang thành viên:
Đã hoàn chỉnh nâng cấp Trang thông tin điện tử HCM Cityweb và các trang thành viên nhằm đảm bảo việc tích hợp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị, các yêu cầu kỹ thuật, nội dung trang thông tin điện tử theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Sở đang tiếp tục rà soát cập nhật hoàn chỉnh lại các trang thông tin thành phần theo kiến trúc chung của Trang thông tin điện tử của Thành phố tiến tới xây dựng hoàn chỉnh mô hình giao dịch điện tử tích hợp môi trường dịch vụ công trực tuyến với các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đã triển khai và đảm bảo an toàn an ninh thông tin của hệ thống mạng Thành phố. Hiện nay đã nâng cấp hoàn chỉnh 71/71 đơn vị.
2.4. Triển khai hệ thống quản lý văn bản và hệ thống Một cửa điện tử:
Đã triển khai hệ thống quản lý văn bản cho 72 sở-ngành, quận-huyện (16 Sở; 32 Ban ngành; 24 Quận huyện) và đã liên thông kết nối các đơn vị. Hiện nay, đã có 22 quận huyện đã triển khai liên thông phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc xuống phường xã (còn 2 quận chưa triển khai liên thông xuống phường: quận 5 và quận Tân Phú).
Ngày 07/3/2013, đã trình UBND TP Tờ trình 03/TTr-STTTT về dự thảo Quy chế về quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng tại TPHCM.
- Hệ thống Một cửa điện tử:
Hiện đã có 24 quận-huyện và 7 sở-ban-ngành tham gia cung cấp tình trạng hồ sơ hành chính cho người dân qua hệ thống “một cửa điện tử”, số lĩnh vực công khai của các quận huyện: 7 lĩnh vực, tác động tích cực đến cải cách hành chính của Thành phố. Đồng thời, việc triển khai hệ thống “Một cửa điện tử” trên điện thoại di động trên cơ sở ứng dụng mạng 3G bước đầu cũng đã phát huy hiệu quả, tạo thuận lợi để người dân có thể tra cứu tình trạng hồ sơ hành chính mọi lúc mọi nơi.
Sở Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành việc nâng cấp hạ tầng phần cứng, hoàn chỉnh quy trình hồ sơ theo mô hình một cửa liên thông 24 quận - huyện; hoàn chỉnh Cổng thông tin một cửa điện tử của Thành phố về cung cấp thông tin xử lý hồ sơ tại 24 quận - huyện và 7 sở - ngành giúp cho việc truy cập và tra cứu được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2.5. Xây dựng và cung cấp Dịch vụ công trực tuyến:
- Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: 0 dịch vụ;
- Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: 2.323 dịch vụ;
- Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 39 dịch vụ;
- Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: 4 dịch vụ (Cấp phép Họp báo; cấp phép Hội thảo - Hội nghị có yếu tố nước ngoài; cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet).
Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với dịch vụ công trực tuyến. Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến của TP.HCM giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 va trình UBND TP.
Ngày 12/12/2013, UBND TP đã ban hành Quyết định 6555/QĐ-UBND về phê duyệt “Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ căn cứ theo Quyết định thực hiện triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các sở - ngành, quận - huyện theo lộ trình được phê duyệt nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Trong giai đoạn qua các triển khai ứng dụng tại các cơ quan quản lý Nhà nước còn mang tính rời rạc, phục vụ nhu cầu quản lý tại đơn vị chưa thực hiện liên thông và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau, thì trong năm 2013 Thành phố đã có bước đột phá quan trọng đó là xây dựng thành công nền tảng liên thông kết nối, tạo tiền đề cho việc tổng hợp thông tin điều hành phục vụ cho lãnh đạo, đồng thời tạo kênh liên thông kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, nền tảng liên thông này còn có khả năng liên thông văn bản “vùng” cho các tỉnh trong khu vực với trục liên thông Thành phố tạo nên một cột mốc quan trọng về liên thông văn bản trên phạm vi rộng hơn là trao đổi công văn giữa các tỉnh/thành.
3. Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Bưu chính Viễn thông
- Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động phối hợp và hướng dẫn các quận - huyện hoàn tất chuyển đổi tần số của các đài truyền thanh không dây theo đúng quy hoạch tần số và theo chỉ đạo của UBND TP đảm bảo hệ thống hoạt động theo đúng quy định.
- Sở đã triển khai phần mềm phối hợp xử lý hành vi sử dụng số điện thoại quảng cáo rao vặt sai phép trên toàn địa bàn Thành phố với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 24 quận - huyện, 322 phường - xã, và các doanh nghiệp viễn thông tham gia hệ thống.
- Triển khai kế hoạch kiểm tra thuê bao di động trả trước trên toàn địa bàn Thành phố với sự tham gia và phối hợp thực hiện của 24 quận - huyện qua đó đã kiểm tra tại 113 điểm đại lý phát hiện 2539 SIM vi phạm quy định và xử phạt 155 triệu đồng.
- Thực hiện công tác tuyên truyền các quy định về quản lý tin nhắn quảng cáo đến doanh nghiệp thông tin di động, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung giá trị trên điện thoại, các đơn vị quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực bưu chính, hướng dẫn hỗ trợ Bưu điện Thành phố triển khai thực hiện cung ứng dịch vụ chuyển phát phục vụ hành chính công, phối hợp khảo sát, nghiên cứu đề xuất mô hình xây dựng Bưu điện văn hóa xã.
4. Công tác quản lý đối với lĩnh vực Xuất bản, In ấn:
Năm 2013, Sở Thông tin và Truyền thông đã cấp phép:
- Giấy phép hoạt động ngành in (trong đó cấp mới, bổ sung chức năng và thay đổi địa chỉ): 74 đơn vị
- Photocopy màu: 132 đơn vị
- In gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài: 06 đơn vị
- In gia công không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài: 08 đơn vị
- Xác nhận đăng ký vàng mã để in: 02 đơn vị
- Giấy phép tổ chức hội chợ, triển lãm xuất bản phẩm: 13 giấy phép.
- Cấp 9738 giấy phép nhập khẩu Xuất bản phẩm không kinh doanh và cấp 17605 giấy xác nhận nhập khẩu Xuất bản phẩm không kinh doanh.
5. Lĩnh vực Báo chí và công tác tuyên truyền:
Sở đã thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng điểm tin, trong đó quan tâm điểm các tin tốt, tuyên dương các tờ báo hoạt động tốt. Phối hợp Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo xem xét cẩn trọng những nội dung tin bài có dấu hiệu xa rời với tôn chỉ mục đích; hoặc có hiện tượng chạy theo thương mại hoá, đưa ra thông báo, tổ chức giao ban định kỳ với các văn phòng đại diện các báo, tạp chí trung ương và địa phương nhằm nắm bắt thông tin và phối hợp trong công tác quản lý.
Đã tổ chức 41 buổi giao ban báo chí, với số khách mời là 25 lượt khách, số bài tốt và người tốt việc tốt khoảng 250 lượt bài được khen trong các số Thông báo tuần về báo chí của Sở và ban hành 11 quyết định về cấp phép bản tin.
Sở thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố tích cực thông tin, tuyên truyền về các chính sách, chủ trương của Nhà nước, của Đảng bộ, Chính quyền Thành phố, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội Thành phố, tuyên truyền theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP và các sở - ngành có liên quan, tiêu biểu như: Tuyên truyền về việc góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Tuyên truyền về việc đề nghị các cơ quan cơ quan báo chí, các nhà xuất bản trú đóng trên địa bàn Thành phố chấn chỉnh hoạt động xuất bản, in, phát hành các ấn phẩm có thể hiện bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Tuyên truyền kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 68 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2013);...
6. Quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp:
Sở Thông tin và Truyền thông đã tích cực kiểm tra và làm việc với một số doanh nghiệp có trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động chưa đúng theo các quy định của pháp luật như: trích dẫn nguồn không phải từ cơ quan báo chí Việt Nam, không ghi rõ nguồn trích dẫn, tổ chức viết bài không liên quan đến hoạt động của Công ty và không phù hợp với chức năng, ngành nghề kinh doanh, thay đổi nội dung, tên các chuyên mục trên trang thông tin điện tử tổng hợp khác với Đề án trong hồ sơ đã được cấp phép,...
Năm 2013, Sở Thông tin và Truyền thông đã cấp 104 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp đối với các tổ chức và doanh nghiệp, kiểm tra 340 trang thông tin điện tử và chấn chỉnh 124 trường hợp vi phạm liên quan đến hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp.
7.1. Công tác thanh tra, kiểm tra
a) Công tác thanh tra: Tổ chức 11 cuộc thanh tra, trong đó 5 cuộc thanh tra đột xuất và 6 cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm 2013.
b) Công tác kiểm tra: Tiến hành kiểm tra 129 đơn vị hoạt động lĩnh vực xuất bản, in, phát hành, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn TP.HCM.
c) Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra:
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50 tại 14 doanh nghiệp.
- Phối hợp với PA71, PA81, PA92 - Công an Thành phố và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50 phát hiện và ngăn chặn, bắt quả tang 3 vụ trộm cước viễn thông để xử lý theo trách nhiệm hình sự.
- Phối hợp với PA83, PC64, PC46 - Công an Thành phố và Cục An ninh Thông tin Truyền thông - A87 kiểm tra hoạt động viễn thông, xuất bản, in, phát hành tại 16 cơ sở.
- Tham gia Đoàn Kiểm tra liên ngành Thành phố kiểm tra, xử lý sách quảng cáo du lịch, nhà hàng xuất bản, phát hành trái phép, tịch thu trên 1.500 ấn phẩm; 13 máy bộ đàm; kiểm tra 1 cơ sở theo đơn tố cáo theo chỉ đạo UBND TP.HCM đối với 1 trường hợp.
- Phối hợp với Đoàn kiểm tra Sở Y tế kiểm tra 8 cơ sở phát hành sách có nội dung về lựa chọn giới tính thai nhi.
- Tham gia Thanh tra Thành phố thanh tra Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý.
- Phối hợp với quận/huyện (Phòng Văn hóa - Thông tin quận 3, 4, 5, 10, Tân Phú, Thủ Đức) kiểm tra hoạt động xuất bản, in, phát hành tại 13 cơ sở.
- Phối hợp Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp kiểm tra phòng, chống in lậu trong hoạt động in, phát hành.
7.2. Xử phạt vi phạm hành chính
Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành: 51 trường hợp, tổng số tiền xử phạt là 780.000.000 đồng. Trong đó, UBND TP xử phạt 03 trường hợp lĩnh vực xuất bản, Internet, tổng số tiền 145.000.000 đồng; Thanh tra Sở xử phạt 48 trường hợp gồm: 15 trường hợp lĩnh vực Internet, số tiền 193.500.000 đồng; 21 trường hợp lĩnh vực in, xuất bản, phát hành, số tiền 294.500.000 đồng; 10 trường hợp lĩnh vực viễn thông, số tiền 112.000.000 đồng; 02 trường hợp lĩnh vực báo chí, số tiền 35.000.000 đồng.
7.3. Công tác tiếp công dân và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo:
Công tác tiếp công dân: Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp 4 lượt công dân đến phản ánh, khiếu nại.
Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo:
- Tiếp nhận 36 đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Trong đó: 02 đơn phản ánh, tố cáo năm 2012 chuyển sang và 34 đơn phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong kỳ.
- Sở Thông tin và Truyền thông đã xử lý các đơn thuộc thẩm quyền và chuyển đơn đến người có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định, thời hạn, không để đơn thư kéo dài, khiếu nại đông người, khiếu nại vượt cấp
8. Hoạt động, công tác tổ chức tại Sở:
8.1. Tổ chức bộ máy và hoạt động:
Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện tốt việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở theo quyết định của Ủy ban nhân dân và hướng dẫn của Sở Nội vụ, hoàn tất và ban hành các quy định liên quan đến các hoạt động của Sở (Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế làm việc; Quy chế xét tuyển viên chức; xây dựng Quy chế tiếp công dân;...), tổ chức rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở theo đề nghị của Sở Nội vụ, thực hiện các báo cáo kế hoạch biên chế, báo cáo tình hình bộ máy và nhân lực, công tác tư pháp, pháp chế, triển khai thực hiện kế hoạch số 1425/KH-STTTT ngày 23/8/2013 về xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Sở, thực hiện các chương trình Văn minh công sở, tiết kiệm chống lãng phí, nội quy cơ quan, thực hiện tốt chế độ về hội họp, giao ban giải quyết công việc,...
Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai công tác Quy hoạch cán bộ từ cấp lãnh đạo Sở đến lãnh đạo phòng, đơn vị trực thuộc theo Chỉ thị 14 và Kế hoạch số 53 của Thành ủy. Ngày 01/11/2013, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 213/QĐ-STTTT về quy hoạch cán bộ giữ chức danh Trưởng, Phó Trưởng phòng và tương đương đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Sở cũng đã đề xuất với Ban Tổ chức Thành ủy về độ tuổi cán bộ quy hoạch nguồn. Lập danh sách cán bộ công chức đáp ứng điều kiện của Ban Tổ chức Thành ủy về quy hoạch cán bộ nguồn.
Năm 2013, Bộ Nội vụ đã công bố quyết định bổ nhiệm và xếp ngạch chuyên viên cao cấp cho Giám đốc Sở. Sở đã trình UBND TP hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại đối với 01 Phó Giám đốc. Giám đốc Sở đã bổ nhiệm 02 cán bộ công chức (CBCC) giữ chức vụ Chánh Thanh tra Sở, Phó Trưởng phòng BCXB.
Năm 2013, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện:
- Nâng lương trước thời hạn 09 CBCC, nâng lương theo niên hạn 08 CBCC và nâng lương theo hợp đồng lao động không thời hạn cho 01 CBCC. Thực hiện thủ tục gửi Sở Nội vụ nâng lương cho 03 trường hợp.
- Giải quyết nghỉ hưu cho 02 trường hợp.
- Tuyển mới 08 nhân viên, tái ký hợp đồng lao động cho 20 trường hợp, soạn thảo Quyết định cho phép 01 CBCC nghỉ không hưởng lương và giải quyết thôi việc cho 02 CBCC.
- Điều chuyển công tác 04 cán bộ công chức trong nội bộ phòng phù hợp với khả năng chuyên môn và nguyện vọng.
- Soạn thảo quyết định đi nước ngoài cho 34 CBCC giải quyết việc riêng và lập hồ sơ trình UBND TP.HCM cho phép 12 lượt CBCC đi công tác nước ngoài.
- Thực hiện các thủ tục cử 05 người dự thi tuyển công chức ngạch chuyên viên và 01 người dự thi nâng ngạch cán sự lên chuyên viên.
- Thực hiện các báo cáo và giải trình liên quan đến tổ chức nhân sự: báo cáo số lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP về quản lý sử dụng biên chế năm 2013, quy chế dân chủ cơ sở, số lượng và chất lượng công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ, kết quả công tác đào tạo bồi dưỡng năm 2013, thống kê trình độ CBCC, các chế độ nghỉ phép dài hạn,...
- Thực hiện công tác đề xuất người tham gia các hội nghị, Tổ công tác, Hội đồng hoặc thành viên các Ban chỉ đạo theo đề nghị của UBND TP, Sở Nội vụ và các sở - ngành.
8.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức:
Tính đến tháng 11/2013 Sở cử 13 CBCC tham gia lớp Trung cấp Lý luận chính trị tại Trường Cán bộ Thành phố, 02 CBCC tham gia lớp cử nhân Chính trị Hành chính và 01 CBCC Cao cấp Lý luận chính trị.
Về kiến thức quản lý nhà nước Chương trình chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, Sở làm thủ tục cử 16 CBCC đáp ứng đủ yêu cầu của đầu vào tham gia đúng theo dự kiến chỉ tiêu 100% đề ra năm 2013. Sở đã cử 02 CBCC tham gia lớp QLNN chương trình chuyên viên cao cấp, 04 CBCC tham gia lớp QLNN chương trình Chuyên viên chính, 10 CBCC CBCC tham gia lớp QLNN chương trình chuyên viên, 05 CBCC tham gia lớp Hội nhập quốc tế và lớp thương mại điện tử, 30 CBCC tham gia lớp kiến thức kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, 06 CBCC tham gia lớp giao tiếp ứng xử, 27 CBCC tham gia lớp bồi dưỡng về pháp luật, chính sách.
8.4. Công tác Cải cách hành chính
Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện công tác rà soát thủ tục hành chính và đã được UBND TP ban hành Quyết định số 3478/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở thông tin và Truyền thông với tổng số là 25 thủ tục. Hiện nay tất cả 25 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Thông tin và Truyền thông đều ở mức độ dịch vụ công cấp 2 trở lên, trong đó có 15 thủ tục ở mức độ dịch vụ công cấp 3, 4 thủ tục ở mức độ dịch vụ công cấp 4 gồm: cấp phép tổ chức họp báo, cấp phép hội thảo có yếu tố nước ngoài, cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet; dự kiến đến quý 1 năm 2014 sẽ hoàn thành nâng cấp toàn bộ 25 thủ tục hành chính lên mức độ dịch vụ công cấp 3.
Tính đến 30/11/2013, Sở đã tiếp nhận thẩm định và cấp phép cho hơn 2.3108 hồ sơ trong chức năng quản lý chuyên ngành.
Ban hành và tiến hành thực hiện các giải pháp biện pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tổ chức, doanh nghiệp - chú trọng thanh tra, kiểm tra những bộ phận dễ phát sinh hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, có thể dẫn đến tiêu cực.
8.5. Công tác thi đua - khen thưởng:
Công tác thi đua:
Sở cũng đã ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2013, triển khai đăng ký công trình, danh hiệu thi đua năm 2013 cho các phòng, đơn vị trực thuộc và cá nhân các cán bộ công chức, viên chức, thực hiện các công tác hiệp y khen thưởng cho các Hội, doanh nghiệp trong phạm vi chức năng quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông, thực hiện tốt vai trò của Khối trưởng Khối thi đua I, Khối thi đua Đô thị.
Công tác khen thưởng:
- Về khen thưởng cấp nhà nước:
Năm 2013 Sở đã thực hiện thủ tục đề nghị khen thưởng 1 Huân chương lao động Hạng III, 6 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 7 cá nhân.
- Về khen thưởng cấp Thành phố:
• Tập thể Lao động xuất sắc: 13 tập thể.
• Cờ Thi đua của UBND TP: 2 đơn vị.
• Chiến sĩ thi đua Thành phố: 14 cá nhân.
• Bằng khen của UBND TP cho thành tích xuất sắc 2 năm liên tục cho 24 cá nhân.
- Về khen thưởng cấp đơn vị:
Công nhận chiến sĩ thi đua cấp Sở cho 99 CBCC, lao động tiên tiến: 132 CB, công nhân viên.
Kết quả khen thưởng chuyên đề, đột xuất: Sở đã nhận được bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền biển-đảo. Tại hội nghị tổng kết năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014, Sở đã nhận Cờ Thi đua dành cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của ngành trong năm 2013 do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng.
Trong sự kiện “Họp mặt đầu năm Hội tin học TP.HCM” năm 2013, Sở cũng đã thực hiện các thủ tục khen thưởng các cá nhân, đơn vị trên địa bàn TP.HCM có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực CNTT - TT trong năm 2012 và khen thưởng các cá nhân, đơn vị ở các tỉnh, thành khác có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành CNTT - TT của TP.HCM.
IV. Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013:
Ngành công nghệ thông tin - truyền thông Thành phố (Công nghiệp CNTT, dịch vụ viễn thông, Internet, CNTT) tiếp tục là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu, 9 ngành dịch vụ ưu tiên phát triển của Thành phố, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Thành phố (chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Thành phố trong những năm qua). Ngành công nghiệp công nghệ thông tin có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu trong lĩnh vực phần cứng, bên cạnh đó, doanh thu lĩnh vực bưu chính, viễn thông cũng có sự tăng trưởng tốt. Sự tăng trưởng này đã cho thấy ngoài sự nỗ lực, năng động của doanh nghiệp, còn có vai trò của các cơ quan Nhà nước hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển ngành, đề xuất cơ chế chính sách, hỗ trợ phát triển nhân lực.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được triển khai ngày càng chuyên nghiệp (khung kiến trúc, nền tảng mở, triển khai tập trung, an toàn thông tin, an ninh mạng), chuyên sâu (mã nguồn mở, điện toán đám mây, liên thông kết nối hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc, chỉ đạo điều hành đã được triển khai từ UBND TP đến các quận, huyện và sở, ban ngành; các dịch vụ công trực tuyến từng bước được nâng cấp lên cấp độ 3, 4 góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư); tập trung ứng dụng những khâu đột phá, tạo sự khác biệt và hiệu quả gắn với cải cách hành chính (ISO điện tử, doanh nghiệp điện tử cung cấp dịch vụ công đến tận nhà người dân, tổ chức, doanh nghiệp).
Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước ngành được đảm bảo và nâng cao - tập trung chú trọng những lĩnh vực dễ phát sinh những bức xúc trong dư luận xã hội như: tạp chí, báo in, thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, thuê bao trả trước, tin nhắn rác, quảng cáo rao vặt sử dụng SIM rác, trò chơi điện tử. Hoạt động của các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã có những đóng góp tốt, tích cực trong tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý báo chí tiếp tục được duy trì thông qua các cuộc giao ban định kỳ hàng tuần, qua đó đã kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, phát hiện, cung cấp thông tin và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội Thành phố.
Tập trung thực hiện một số đề án, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến xây dựng đồng bộ hạ tầng theo Nghị quyết số 13/NQ-TW và Quyết định 43 của Thành phố như: quy hoạch phát triển báo chí, phát triển CNTT, hạ tầng viễn thông thụ động, kế hoạch số hoá truyền hình cáp, số hoá truyền dẫn, quy hoạch kênh truyền hình HTV, ngầm hoá hạ tầng viễn thông. Đề xuất một số chính sách phát triển hạ tầng (Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 quy định hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đơn vị đầu tư hạ ngầm hệ thống cáp viễn thông tại các công trình này được vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn kích cầu của Thành phố tương tự như các công trình hạ ngầm lưới điện; cơ chế sử dụng chung hạ tầng).
a) Lĩnh vực Báo chí - Xuất bản - Thông tin trên mạng Internet:
- Việc xử lý không nghiêm và kịp thời vi phạm luật Báo chí của một số ấn phẩm báo chí đã gây bức xúc trong xã hội và khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước tại Thành phố. Sở Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần có công văn báo cáo Cục Báo chí (sau mỗi lần giao ban báo chí hàng tuần).
- Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 nhưng chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành; Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 có hiệu lực từ ngày 01/9/2013 cũng chưa có Thông tư hướng dẫn cũng là khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương. Đặc biệt, công tác quản lý Nhà nước về nội dung đối với thông tin trên Internet (trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, blog) vẫn là thách thức lớn cho Sở Thông tin và Truyền thông ở địa phương vì đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa, nhất là lĩnh vực an ninh quốc gia. Các website tên miền quốc tế (trang thông tin điện tử, mạng xã hội, blog) cung cấp nội dung thông tin có mục đích chống lại nhà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại đạo đức thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng đến tổ chức cá nhân phải được thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, do chủ thể khởi tạo và sử dụng website đều ở nước ngoài nên dẫn đến việc khó khăn trong công tác ngăn chặn và xử lý triệt để.
- Ngoài ra, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể về quy trình và điều kiện cấp phép hoạt động cung cấp trò chơi điện tử (trò chơi trực tuyến), do vậy dẫn đến việc bất cập trong quản lý: cơ quan chức năng có thẩm quyền không có cơ sở để áp dụng quản lý và doanh nghiệp phải hoạt động bất hợp pháp vì không có cơ chế, quy định cấp phép để tiến hành thủ tục xin cấp phép..
b) Lĩnh vực viễn thông:
- Khó khăn trong quản lý thông tin thuê bao do: TP.HCM có rất nhiều điểm đăng ký thông tin và điểm phân phối SIM nên việc bố trí nhân sự, thời gian để kiểm tra các điểm này đã gây khó khăn và ảnh hưởng đến công việc của các đơn vị quận-huyện; các doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp kiên quyết triệt để nhằm xử lý tình trạng các đại lý vi phạm quy định trong quản lý thuê bao di động trả trước; Bộ Thông tin và Truyền thông chưa triển khai kịp thời các đề xuất tăng cường quản lý theo đề nghị của UBND TP.
- Quản lý tin nhắn rác gặp nhiều khó khăn do các thông tư quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp nội dung chưa được ban hành; Bộ Thông tin và Truyền thông chưa ban hành quy chế phối hợp trong xử lý các phản ánh, các kiến nghị liên quan đến tin nhắn rác và việc quản lý thuê bao di động trả trước chưa hiệu quả dẫn đến khó xác định chính xác được người sử dụng dịch vụ để thực hiện hành vi nhắn tin rác, lừa đảo.
- Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu cả tài khoản có trong SIM theo điểm a, khoản 7, điều 19 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP là rất khó khăn trong việc áp dụng và thu hồi tài khoản (tiền) có trong SIM vì xác định chủ thể phải thực hiện và phương thức thực hiện thu, nộp.
- Sự phát triển quá nhanh về kỹ thuật công nghệ truyền thông, cộng với sự biến động về giá cước viễn thông trên thị trường quốc tế (thực tế việc trộm cước viễn thông chỉ xảy ra khi có sự chênh lệnh về giá cước), dẫn tới việc dễ thực hiện, lợi nhuận cao và cũng dễ dàng né tránh sự kiểm soát, quản lý của cơ quan có thẩm quyền, cho nên việc thực hiện trộm cước viễn thông dự báo sẽ bằng nhiều phương thức khác nhau và tiếp tục tăng trong thời gian tới.
c) Lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin:
Hiện nay, còn có một số rào cản đối với sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, trong đó chủ yếu tập trung vào một số vấn đề như: quy định ngành nghề công nghệ thông tin chưa được giải thích, làm rõ trong Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn (không có quy định rõ về “sản xuất phần mềm” so với “gia công phần mềm”, “dịch vụ CNTT”). Do đó, một số doanh nghiệp phần mềm (gia công phần mềm), dịch vụ không được hưởng ưu đãi theo luật định về Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Thêm vào đó, công tác thống kê số liệu hoạt động và phát triển ngành chưa thống nhất, đồng bộ từ đầu vào (đăng ký, chứng nhận, giấy phép đầu tư), công tác báo cáo lấy số liệu từ doanh nghiệp, nơi nhận báo cáo, xử lý, cập nhật cơ sở dữ liệu (Cục Thống kê, Cục Thuế, Cục Hải quan, Sở Thông tin và Truyền thông, KCVPM Quang Trung, BQL Khu CNC).
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2014
I. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014:
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: như đề xuất các chính sách phát triển Công nghiệp CNTT, tăng cường hợp tác với các Hiệp Hội, Ban quản lý các khu công nghệ thông tin tập trung (QTSC, Khu CNC, E-Town) nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của các khu và các doanh nghiệp, hỗ trợ định hướng doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý và sản xuất.
Phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin:
- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện Đề án xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung 2, chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.
- Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển vi mạch điện tử như: hoàn thiện đề án Xây dựng nhà máy chế tạo vi mạch đầu tiên tại Việt Nam; tiếp tục triển khai các dự án thuộc đề án Xây dựng trung tâm thiết kế vi mạch (Design House); tiếp tục triển khai đề án Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch;...
- Phát triển ứng dụng CNTT (phần mềm nhúng, phần mềm thiết kế và các lõi IP) trong thiết kế, sản xuất phần cứng thuộc lĩnh vực vi mạch để làm nền cho phát triển công nghiệp vi mạch.
- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin ngành Thông tin - Truyền thông; rà soát và đề xuất phương án nhằm chuẩn hóa số liệu báo cáo của ngành Công nghệ thông tin - Truyền thông.
2. Tiếp tục tập trung triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
2.1 Xây dựng chính phủ điện tử:
a) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước:
- Triển khai nhân rộng các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở-ban-ngành, quận-huyện kết hợp với điện tử hóa ISO; chuyển đổi hệ thống ứng dụng tại 24 quận-huyện lên công nghệ điện toán đám mây. Tất cả các ứng dụng được triển khai đáp ứng được việc chạy trên các thiết bị thông minh: di động, máy tính bảng,...
- Nâng cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 theo kế hoạch đã được UBND TP ban hành (gắn ISO điện tử); chất lượng và hiệu quả dịch vụ công (giao tận nhà, điều tra sự hài lòng người dân, tổ chức, doanh nghiệp).
- Tiếp tục mở rộng phạm vi kết nối “Một cửa điện tử” với Sở, ban, ngành còn lại nhằm cung cấp tình trạng giải quyết hồ sơ Thành phố, đảm bảo hệ thống dịch vụ 1900 hoạt động xuyên suốt, ổn định.
- Hoàn chỉnh mô hình ứng dụng CNTT tại các sở-ban-ngành, quận-huyện nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và chất lượng phục vụ nhân dân.
- Khai thác thông tin tích hợp và tổng hợp từ các sở-ngành, quận-huyện và kết nối khai thác với cơ quan Đảng, kết nối các hệ thống thông tin bằng đường truyền dẫn tốc độ cao, đa dịch vụ.
- Triển khai giai đoạn 2 Cổng thông tin địa lý GIS cung cấp dịch vụ công (tra cứu địa điểm, thông tin quy hoạch) phục vụ người dân và doanh nghiệp; tạo cơ sở nền để triển khai ứng dụng GIS trong quản lý đất đai, xây dựng và kinh tế.
- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi các hệ thống thư điện tử; hệ thống cổng Thành phố và các cổng thành viên sang hệ thống ứng dụng sử dụng công nghệ nguồn mở trên nền công nghệ điện toán đám mây. Thực hiện triển khai các hệ thống ứng dụng mới, chuyển đổi hệ thống ứng dụng cũ trên cùng công nghệ nền (platform) phục vụ cho việc tiến hành chia sẻ, liên thông trên toàn Thành phố.
- Tiếp tục tập trung hoàn thành dự án Quy hoạch công nghệ thông tin Thành phố đến năm 2020, trình UBND TP xem xét, phê duyệt. Chuẩn bị kế hoạch để triển khai Quy hoạch sau khi phê duyệt,...
b) An toàn an ninh thông tin:
- Thực hiện chuẩn hóa hạ tầng bao gồm hoàn thiện hệ thống định danh cho tất cả các đơn vị quản lý nhà nước tại Thành phố làm cơ sở nền tảng liên thông kết nối giữa các đơn vị.
- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và triển khai các chính sách, quy định về đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của Thành phố và các đơn vị.
- Tiếp tục triển khai các dự án an toàn thông tin cho các sở-ban-ngành, quận-huyện nhằm hoàn thiện mô hình an toàn thông tin tại các đơn vị.
- Tham mưu thành lập Đội ứng cứu an toàn thông tin cho cơ quan nhà nước, các tổ chức Đoàn thể trên địa bàn Thành phố, Khu vực 3 và chuẩn bị cho kế hoạch diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin TP.HCM lần 2.
- Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống chứng thực điện tử chuyên dụng, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và pháp lý, triển khai nhân rộng cho tất cả các đơn vị làm nền tảng cho việc phát triển chính phủ điện tử.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá an toàn hệ thống, ứng dụng, trang thông tin điện tử của Thành phố và các đơn vị.
c) Cơ sở hạ tầng:
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng truyền thông tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống thông tin nội bộ UBND các quận-huyện, phường-xã trên địa bàn thành phố, đảm bảo an toàn bảo mật, đáp ứng yêu cầu thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của Thành phố.
- Xây dựng, duy trì và áp dụng quy trình nghiệp vụ đảm bảo an toàn thông tin mật trên mạng cơ quan.
- Xây dựng, áp dụng quy trình sao lưu, dự phòng (backup) dữ liệu, đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu, đầu tư các thiết bị lưu trữ số liệu của ngành.
- Mở rộng triển khai kết nối mạng Metronet kết nối các sở-ban-ngành, quận-huyện và một số cơ quan khác theo ngành dọc như: Công an, bảo hiểm xã hội.
- Duy trì và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tại các quận-huyện, sở- ban-ngành phù hợp với tình hình thiết bị và nhu cầu triển khai ứng dụng.
- Duy trì và nâng cấp hạ tầng các hệ thống Datacenter Thành phố (hệ thống thư điện tử Thành phố, hệ thống City Web) nhằm tăng cường khả năng bảo mật, an toàn an ninh thông tin.
- Hoàn thiện Quy hoạch Hạ tầng viễn thông thụ động, trình UBND TP xem xét, phê duyệt; Chuẩn bị kế hoạch triển khai Quy hoạch sau khi được phê duyệt.
d) Liên thông kết nối:
- Vận hành chính thức liên thông kết nối hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc, chỉ đạo điều hành từ UBND TP đến các quận-huyện và sở-ban-ngành.
- Kết nối hệ thống thông tin từ xã-phường, quận-huyện, đến các Sở chuyên ngành và Thành phố nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và xây dựng nền hành chính điện tử hiện đại phục vụ nhân dân và lãnh đạo các cấp.
- Kết nối hệ thống thông tin từ UBND TP đến Hội đồng nhân dân Thành phố, Thành ủy đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố được thông suốt và nhanh chóng.
- Kết nối các phần mềm của Thành phố triển khai và các phần mềm triển khai thuộc ngành dọc như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,...
e) Hợp tác tỉnh:
Hợp tác triển khai các ứng dụng (phần mềm lõi, phần mềm chuyên ngành...) mà Thành phố đã triển khai hiệu quả và chia sẻ kinh nghiệm triển khai cho các tỉnh thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các các đơn vị có thể hợp tác cũng như giới thiệu và phát triển thị trường CNTT Thành phố đến với các tỉnh thành khác nhằm phát triển kinh tế xã hội Thành phố.
2.2. Triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Nhà nước:
Tiếp tục triển khai Chương trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước Thành phố; Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành đề án khung xây dựng doanh nghiệp điện tử.
3. Tiếp tục tăng cường quản lý trong lĩnh vực Viễn thông, Internet:
- Hoàn thành quy hoạch viễn thông thụ động;
- Tiếp tục triển khai các biện pháp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với lĩnh vực bưu chính, tần số vô tuyến điện, thuê bao di động trả trước, tin nhắn rác, trò chơi trực tuyến và quảng cáo rao vặt sai phép sử dụng số điện thoại tại Thành phố.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân; phối hợp và hướng dẫn các doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện đúng lộ trình về số hóa truyền hình mặt đất, số hóa truyền hình cáp trên địa bàn Thành phố theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định 72 và Thông tư 23/2013/TT-BTTTT về cấp phép và quản lý điểm đại lý Internet, điểm cung cấp trò chơi điện tử trên mạng trên toàn địa bàn Thành phố
- Triển khai liên thông, kết nối các tổng đài khẩn cấp (113, 114, 115) và các quy trình phối hợp về định vị số điện thoại, nhắn tin cảnh báo phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
- Triển khai tổng đài tiếp nhận thông tin sự cố hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2 thực hiện tích hợp cổng thông tin điện tử của Thành phố, mở rộng tiếp nhận các thông tin về dịch vụ công ích, phương tiện giao thông công cộng,....
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn thống nhất về thiết kế trạm BTS ngụy trang, thân thiện môi trường. Triển khai thí điểm tại 1 khu vực với tất cả các doanh nghiệp di động.
- Triển khai Kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông đồng bộ ngầm hóa cáp điện trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 - 2015; thống nhất quy chuẩn kỹ thuật; quy chế quản lý sử dụng công trình ngầm; thống nhất về giá thuê công trình ngầm viễn thông.
- Triển khai ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý hạ tầng viễn thông thụ động đảm bảo đồng bộ trong triển khai và quản lý việc thực hiện quy hoạch hạ tầng viễn thông sau khi được phê duyệt.
- Hoàn thành giai đoạn thí điểm và bước đầu triển khai nhân rộng mô hình Kiosk thông tin phục vụ nông thôn mới. Triển khai xây dựng thí điểm mô hình bưu điện văn hóa xã mới.
4. Về lĩnh vực Báo chí - Xuất bản:
- Hoàn thành Quy hoạch phát triển báo chí Thành phố; kế hoạch thông tin đối ngoại 2014;
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền phục vụ 6 Chương trình đột phá, những chương trình trọng điểm khác theo chỉ đạo của Bộ và Thành phố; theo dõi và thúc đẩy thực hiện tốt qui chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
- Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về báo chí - tập trung vào kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo NQ TW 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng.
- Tổ chức triển khai quy trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo Quyết định số 23/2013/QĐ - UBND ngày 23/7/2013 của UBND TP.
- Triển khai Luật Xuất bản.
- Chuẩn bị kế hoạch tổ chức Lễ hội Đường sách năm 2014, Hội sách Thành phố lần VIII - năm 2014, Ngày đọc sách.
- Chuẩn bị kế hoạch thực hiện quy hoạch xuất bản - in - phát hành.
- Triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí của TP.HCM sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”.
5. Về lĩnh vực phát thanh truyền hình
- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn về nội dung phát thanh, truyền hình.
- Đẩy mạnh tuyên truyền các chương trình quan trọng thuộc Trung ương, tuyên truyền cho các hoạt động ngoại giao, bám sát các ngày kỷ niệm, các sự kiện quan trọng trong năm 2014...
6. Về quản lý các trang thông tin điện tử
- Hoàn thành đề án quản lý thông tin trên Internet trình UBND TP; triển khai thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, báo điện tử của các cơ quan báo, đài Thành phố, trang web của Sở Thông tin và Truyền thông và trang thông tin điện tử của TPHCM (City web); Các bản tin của các cơ quan, quận - huyện.
7. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và hoạt động của Sở:
- Triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức gắn với triển khai thực hiện Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Hoàn tất và ban hành các quy định liên quan đến các hoạt động của Sở để khẩn trương tổ chức thực hiện, kiểm tra và theo dõi, đánh giá (Quy chế đào tạo, bồi dưỡng,...).
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính và nâng cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 tại Sở trong công tác cấp phép nhằm tạo sự minh bạch, thuận tiện cho tổ chức và cá nhân đến giao dịch.
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị sự nghiệp; Quy chế tiếp công dân, tiếp cán bộ, công chức.
- Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm đến cán bộ, công chức của Sở và tiếp tục triển khai đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại cơ quan./.
|
GIÁM ĐỐC |
MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ
NĂM 2013
(Đính kèm Báo cáo số 05/BC-STTTT ngày 20/01/2014 của Sở Thông tin và Truyền
thông)
1) Kết quả thẩm định hạng mục, dự án đầu tư CNTT-TT:
STT |
Nội dung |
Số lượng |
Giá trị phê duyệt |
1 |
Dự án về Thông tin và Truyền thông trên địa bàn TP |
30 dự án |
75,7 tỷ đồng |
2 |
Dự toán hạng mục, hoạt động, công việc công nghệ thông tin - truyền thông |
47 hạng mục |
82 tỷ đồng |
3 |
Thẩm định dự án hạng mục công trình hạ tầng viễn thông |
24 dự án |
30,3 tỷ đồng |
Tổng cộng |
101 dự án/hạng mục |
188 tỷ đồng |
2) Kết quả cấp phép:
STT |
Nội dung cấp phép |
Kết quả cấp phép |
1 |
Họp báo |
347 hồ sơ |
2 |
Hội thảo |
495 hồ sơ |
3 |
Giấy phép hoạt động ngành in (trong đó cấp mới, bổ sung chức năng và thay đổi địa chỉ) |
74 hồ sơ |
4 |
Tài liệu không kinh doanh |
100 hồ sơ |
5 |
Photocopy màu |
132 hồ sơ |
6 |
In gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài |
06 hồ sơ |
7 |
Xác nhận đăng ký vàng mã để in |
02 hồ sơ |
8 |
Giấy phép tổ chức hội chợ, triển lãm xuất bản phẩm |
13 hồ sơ |
9 |
Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp |
104 hồ sơ |
10 |
Số lượng hồ sơ cấp phép thu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh (TVRO) |
09 hồ sơ |
11 |
Giấy phép hoạt động bưu chính |
02 hồ sơ |
3) Các sự kiện, hoạt động :
STT |
Tên sự kiện, hoạt động |
Thời gian |
1 |
Đường sách xuân Quý Tỵ năm 2013 |
Tháng 2/2013 |
2 |
Gặp gỡ đầu năm 2013 ngành CNTT - Viễn thông |
Tháng 3/2013 |
3 |
Tổ chức “Ngày hội đọc sách 2013” với chủ đề “Văn hóa đọc góp phần xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” |
Tháng 3/2013 |
4 |
Triển lãm sách cùng Trường Sa - Song Tử Tây |
Tháng 6/2013 |
5 |
Lễ trao “Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) TP.HCM Lần V |
Tháng 8/2013 |
6 |
Tổ chức “Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” |
Tháng 8/2013 |
7 |
Công tác trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông với Thủ đô Viên chăn |
Tháng 8/2013 |
8 |
Hội thảo “Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam năm 2013” |
Tháng 9/2013 |
9 |
Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư tại Nhật Bản cùng đoàn xúc tiến thương mại của Thành phố (QTSC, hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn với đảo Kyoshu) |
Tháng 10/2013 |
10 |
Hội thảo “Ngày An toàn thông tin năm 2013” |
Tháng 11/2013 |
11 |
Diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin Thành phố |
Tháng 12/2013 |
4) Tình hình thực hiện các chương trình, đề án:
Tên Chương trình, đề án |
Tiến độ thực hiện |
Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới báo chí trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 |
- Ngày 2/8/2013 UBND TP đã ban hành Quyết định số 4178/QĐ - UBND ngày 02/8/2013 của UBND TP phê duyệt Đề cương Quy hoạch Báo chí TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. - Sở Thông tin và Truyền thông đã trình UBND TP và trên cơ sở đó, Thường trực UBND TP đã trình Thành ủy về Quy hoạch Báo chí TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Tờ trình số 3193/TTr-UBND ngày 27/6/2013). - Hiện Sở đã hoàn chỉnh bản Quy hoạch theo ý kiến thẩm định của Ban Tuyên giáo Thành ủy, gửi lấy ý kiến Ban Tuyên giáo TW và Bộ Thông tin và Truyền thông. |
Chương trình đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực CNTT |
Sở Thông tin và Truyền thông đã có tờ trình số 01/TTr-STTTT ngày 15/01/2013 gửi UBND TP về phê duyệt Chương trình Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông TP.HCM |
Quy hoạch hạ tầng Viễn thông thụ động đến năm 2025 |
Đã trình và được UBND TP phê duyệt đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012-2025 tại quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 17/08/2013 và UBND TP đã phê duyệt dự toán lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động 2025 tại Quyết định số 4934/QĐ-UBND ngày 11/9/2013 |
Quy hoạch phát triển CNTT Thành phố đến năm 2025 |
Ngày 15/5/2013, UBND TP đã ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin TP.HCM đến năm 2025. Ngày 24/6/2013, UBND TP đã ban hành Quyết định số 3325/QĐ-UBND về phê duyệt dự toán dự án lập Quy hoạch công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Sở Thông tin và Truyền thông đã lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch theo Quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư số 319/QĐ-SKHĐT ngày 04/12/2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. |
Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành |
Đã phê duyệt hạng mục “Xây dựng Hệ thống thông tin Doanh nghiệp” do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện với mức kinh phí 790.989.850 đồng. Các đơn vị sẽ hoàn chỉnh các hệ thống thông tin hiện có tại đơn vị, xác định các nhu cầu thông tin cần các đơn vị khác cung cấp, đồng thời phối hợp với các sở - ngành liên quan khai thác dữ liệu hiện có phục vụ công tác chỉ đạo điều hành chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế |
Thành lập Công viên phần mềm Quang Trung thứ 2 (QTSC 2) |
Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì làm việc và ký Biên bản hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đề xuất UBND TP, Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển khu C30 thành Khu công viên phần mềm Quang Trung 2. Đồng thời, cùng QTSC xây dựng đề án Xây dựng Khu công viên phần mềm Quang Trung 2. Sở cũng làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định, Lâm Đồng để tham mưu UBND TP làm việc với các địa phương trên, Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm xây dựng chuỗi công viên phần mềm Quang Trung như một công viên phần mềm quốc theo tinh thần Nghị quyết TW số 13-NQ/TW về xây dựng đồng bộ hạ tầng. Sở đã phê duyệt Hạng mục "Triển khai nghiên cứu xây dựng chuỗi công viên phần mềm và công viên phần mềm Quang Trung 2" do Công viên phần mềm Quang Trung với kinh phí phê duyệt là 1.855.159.685 đồng. |
Chương trình phát triển vi mạch điện tử |
Phối hợp và theo dõi triển khai các chương trình, dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 6358/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2012 của UBND TP về phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013-2020”: • Tổ chức họp Ban chỉ đạo Chương trình ngày 15/3/2013, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước. • Thành lập Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn và thông qua Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn Thành phố (HSIA) đẩy mạnh các hoạt động hội thảo, hợp tác trong lĩnh vực vi mạch với các tổ chức trong và ngoài nước. • Hội nghị cấp cao về chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn (Vietnam Semiconductor Strategy Summit) do Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI) phối hợp với Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA) tổ chức tại TP.HCM từ 9-11/9/2013. • Thực hiện ký kết hợp tác giữa Hội Công nghệ Thiết bị và Vật liệu bán dẫn quốc tế (SEMI, Hoa Kỳ) và Hội công nghệ vi mạch bán dẫn TP.Hồ Chí Minh (HSIA), giữa Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA) với Hội Công nghệ Điện tử và Vi mạch bán dẫn Kyushu (SIIQ) và giữa Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) và Công ty Radrix (Nhật Bản). • Phối hợp giữa Đề án Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch với Chương trình Nghiên cứu, Đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao theo các nội dung đã ký kết hợp tác giữa UBND TP và Bộ Khoa học và Công nghệ. • Triển khai đề án Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch: trong năm 2013 đã phê duyệt triển khai thí điểm đào tạo thiết kế vi mạch với kinh phí là 5.957.465.386 đồng. • Phê duyệt 2 dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thực hiện: “Xây dựng thư viện Lõi IP (Giai đoạn 1) thuộc đề án xây dựng trung tâm thiết kế vi mạch (Design House)” với kinh phí phê duyệt là 9.976.656.983 đồng và dự án “Trang bị phần mềm thiết kế vi mạch phục vụ nghiên cứu và đào tạo thuộc đề án Xây dựng Trung tâm thiết kế vi mạch (Design House)” với kinh phí phê duyệt là 19.971.246.209 đồng. • Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh (về thị trường, về rào cản kỹ thuật bảo hộ sản phẩm vi mạch trong nước..) • Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các sản phẩm vi mạch. Trong năm 2013, có 6 đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực vi mạch được phê duyệt triển khai. • Hỗ trợ Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch, góp ý và hướng dẫn Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn hoàn thiện báo cáo đầu tư cho dự án JavaCard (hợp tác với công ty Ajile - Mỹ) trình UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư |
Chương trình an toàn, an ninh thông tin |
- Sở đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể đảm bảo an toàn an ninh cho các hệ thống thông tin, các hệ thống dùng chung của Thành phố và cho các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn Thành phố, chuẩn hóa hạ tầng và tiếp tục triển khai các dự án an toàn thông tin cho các sở-ban-ngành, quận-huyện, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống chứng thực điện tử chuyên dụng, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và pháp lý, triển khai nhân rộng cho tất cả các đơn vị; Đã tham mưu cho UBND TP kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban Bí Thư về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng (tháng 11 năm 2013). - Vào ngày 07/12/2013, Sở đã cùng Cục Công nghệ thông tin, thuộc Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng tổ chức Diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin Thành phố Hồ Chí Minh |
Chương trình truyền thông, đề xuất chính sách phát triển ngành Thông tin - Truyền thông Thành phố |
- Sở đã tham mưu trình UBND TP tháo gỡ những rào cản trong thực hiện chính sách hiện hành đối với doanh nghiệp CNTT (tập trung vào doanh nghiệp phần mềm). - Kiến nghị và đeo bám đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh quy định về thuế VAT đối với doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ số hoá và đã được Bộ Tài chính chấp thuận điều chỉnh trở lại 0% như trước đây (Tờ trình số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013). - Đang tập trung nghiên cứu, xây dựng và trình UBND TP ban hành chính sách đột phá phát triển ngành CNTT - TT (gắn với Đề án xây dựng khu công viên phần mềm Quang Trung 2, xây dựng chính sách cho ngành vi mạch bán dẫn) và Chương trình truyền thông. |
Chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên công nghệ nguồn mở giai đoạn 2012-2015 |
Sở Thông tin và Truyền thông đang tích cực triển khai các phần mềm mới trên công nghệ nguồn mở và cuốn chiếu dần các phần mềm đã xây dựng trên nguồn đóng trước đây sang công nghệ mã nguồn mở trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Trong năm 2013, Sở đã phê duyệt 25 hạng mục, trong đó số hạng mục đã phê duyệt cho các quận huyện là 22, số hạng mục đã phê duyệt cho các Sở, ngành là 3 |
Quy hoạch kênh truyền hình HTV đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 |
Đã trình UBND TP xem xét công văn số 1971/STTTT-TTĐT ngày 12/11/2013 về phê duyệt kế hoạch phát triển các kênh Đài Truyền hình Thành phố giai đoạn 2013-2020 tầm nhìn đến 2025 (kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt) |
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ 6 chương trình đột phá của Đảng bộ |
• Về Giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015 Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng xây dựng Chương trình tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảm ngập nước, tập trung vào các nhiệm vụ xây dựng mô hình dự báo ngập và bản đồ ngập úng của Thành phố; |
Thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015 |
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chống ngập (CSDL các công trình chống ngập (trạm bơm, cửa cống), CSDL mạng lưới thoát nước, CSDL lấn chiếm kênh rạch,...) • Về Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015: Đã phê duyệt Chương trình ứng dụng Khoa học công nghệ trong giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến 2020; Đang thẩm định dự án “Triển khai thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh”; ứng dụng GIS trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố; Đã phê duyệt dự án” Ứng dụng phần mềm mô phỏng trong thiết kế và quản lý giao thông đô thị” do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 330.563.195 đồng. • Về Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015: triển khai thí điểm thiết bị cảm biến cảnh báo ô nhiễm; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường. Về Cải cách hành chính: UBND.TP đã phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục tại Quyết định số 3326/QĐ-UBND ngày 24/6/2013. Hiện Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn bị trình UBND.TP chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Văn hóa Du lịch |
Đề án quản lý nội dung thông tin trên internet. |
Đây là nội dung quan trọng và phức tạp do tính không biên giới của mạng Internet, Sở Thông tin và Truyền thông đã bước đầu nghiên cứu, đưa ra những đầu bài để thực hiện đề tài. Ngay sau khi Nghị định số 72 nêu trên được ban hành, Sở đã báo cáo và đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Đề án để có các giải pháp, biện pháp đồng bộ, thống nhất trong quản lý thông tin trên các mạng xã hội, blog. |
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
(Đính kèm Báo cáo số 05/BC-STTTT ngày 20/01/2014 của Sở Thông tin
và Truyền thông)
A. TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG:
I. Công tác xây dựng tổ chức:
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tổ chức, điều hành:
1.1. Về tổ chức nhân sự:
Trong năm 2013, Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông (Trung tâm) có 76 cán bộ nhân viên (CBNV), trong đó có 01 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ và 45 kỹ sư, cử nhân chuyên ngành CNTT. Với mục tiêu chuyên nghiệp hóa công tác chuyên môn, hướng đến đẩy mạnh công tác dịch vụ, trong năm 2013, về cơ bản Trung tâm giữ nguyên bộ máy hoạt động với 06 phòng chuyên môn, nhưng có sự bố trí, sắp xếp lại nhân sự theo hướng củng cố và tăng cường lực lượng cho bộ phận phát triển và bảo trì phần mềm, bộ phận bảo đảm an toàn an ninh thông tin và bộ phận hoạt động dịch vụ sự nghiệp nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Sở và Thành phố giao đồng thời bảo đảm và nâng cao nguồn thu nhập cho CBNV đơn vị.
1.2. Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Trung tâm đã tổ chức triển khai Kế hoạch số 1028/KH-STTTT ngày 24/6/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông “Về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, trên cơ sở báo cáo của Trung tâm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách quy hoạch nguồn cán bộ dự bị chức danh lãnh đạo Trung tâm.
1.3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn:
Trên cơ sở xem xét, đánh giá chất lượng, trình độ và năng lực của đội ngũ nhân lực và nhu cầu công tác của đơn vị, trong năm 2013, Trung tâm đã cử 07 nhân sự tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, gồm:
- 04 kỹ sư tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT tại Nghị định 102/2009/NĐ-CP do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức
- 02 chuyên viên tổ chức - nhân sự tham dự lớp chuyên đề về tuyển dụng viên chức và tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng công tác tổ chức Nhà nước năm 2013 do Sở Nội vụ tổ chức.
- 01 chuyên viên tài chính (kế toán trưởng) tham dự lớp bồi dưỡng về quản lý tài chính do Sở Tài chính tổ chức.
- Xây dựng và báo cáo Sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBNV Trung tâm trong năm 2014, trong đó chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và ngoại ngữ cho đội ngũ CBNV nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ.
II. Kết quả triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013:
1. Kết quả triển khai ứng dụng CNTT:
- Đã hoàn thiện và đưa vào vận hành các phần mềm chỉ đạo điều hành, phần mềm lịch công tác tuần, ứng dụng CNTT trên điện thoại di động phục vụ công tác điều hành tại UBND TP.
- Triển khai Cổng thông tin, dịch vụ công cấp 3, hoàn tất xây dựng phần mềm quản lý rao vặt, triển khai phần mềm quản lý chuyên ngành Báo chí - Xuất bản, xây dựng phần mềm quản lý Game Online tại Sở Thông tin và Truyền thông.
- Triển khai hạ tang cloud, cài đặt mở rộng cho các đơn vị: UBND TP, các Quận 2, 3, 5, 7, 9, 10, Tân Phú, Huyện Học Môn, Bình Chánh, Củ Chi, ...
- Triển khai phần mềm quản lý kho lưu trữ; phần mềm số hoá, bóc tách dữ liệu cho các đơn vị Quận 2, Cục Thuế.
2. Đảm bảo vận hành hệ thống:
- Bảo trì phần mềm hành chính và môi trường làm việc điện tử tại 18 sở - ngành và 24 quận - huyện.
- Bảo trì cổng thông tin điện tử của 63 đơn vị (24 quận - huyện và 39 sở - ban - ngành).
- Bảo trị phần mềm đất đai - xây dựng cho 9 quận - huyện (Quận 4, 7, 9, 11, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Bình và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn).
- Bảo trì phần mềm hộ tịch cho Sở Tư pháp và 23 quận - huyện.
3. Công tác quản lý và đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên hệ thống mạng TP.HCM:
3.1. Công tác quản trị hệ thống dùng chung của Thành phố:
Năm 2013, Trung tâm đã hoàn thành các nội dung:
- Quản trị 578 kết nối của hệ thống mạng Metronet, ứng cứu, khắc phục và hỗ trợ các sở - ngành, quận - huyện khắc phục trên 90 sự cố như: mất kết nối, hư hỏng thiết bị phần cứng, thay đổi cấu hình trên thiết bị...
- Quản trị hệ thống phòng chống tấn công từ chối dịch vụ DDOS tại Trung tâm Dữ liệu Datacenter của Thành phố.
- Quản trị hệ thống phòng chống phần mềm độc hại tại 37 đơn vị, ứng cứu khắc phục sự cố Virus tại 37 đơn vị.
3.2. Ứng cứu sự cố máy tính và đảm bảo an ninh mạng Thành phố:
Thực hiện đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Trung tâm Dữ liệu TP.HCM, 78 trang thông tin điện tử của chính quyền Thành phố, 11.000 hộp thư điện tử, 200 máy chủ, 5.638 máy trạm, 608 phần mềm và cơ sở dữ liệu, 578 kết nối mạng Metronet và website của các cơ quan báo chí Thành phố. Trong năm 2013, Trung tâm đã hoàn tất công tác đảm bảo vận hành hệ thống tại 33 đơn vị quận - huyện và sở - ngành, tổ chức đánh giá tình hình an toàn thông tin tại 2 đơn vị: Quận 2 và Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông, tham gia ứng cứu và khắc phục trên 2.000 sự cố tại các đơn vị, thực hiện tốt công tác báo cáo theo định kỳ (hàng tuần và 6 tháng) tình hình an toàn thông tin tại hệ thống DataCenter của Thành phố và 33 đơn vị quận - huyện, sở - ngành nhằm cảnh báo các khuyết điểm trong hệ thống và đề xuất biện pháp xử lý.
- Tham gia buổi diễn tập bảo vệ hệ thống hạ tầng thông tin trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do UBND.TP tổ chức tại Khu công viên phần mềm Quang Trung.
4. Công tác Tổ chức sự kiện, Truyền thông và công tác khác:
Đã tổ chức thành công các sự kiện do Sở giao thực hiện, quảng bá được hình ảnh Trung tâm trong các sự kiện lớn của Thành phố:
- Lễ hội Đường sách xuân Quý Tỵ : Diễn ra từ ngày 07/02/2013 đến 13/02/2013.
- Lễ trao Giải thưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V (ngày 09/8/2013)
- Gặp gỡ đầu năm ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày 16/03/2013
- Lễ khai trương Tổng đài tiếp nhận sự cố hạ tầng kỹ thuật (08). 39.111.333: Ngày 10/04/2013
- Ngày Hội đọc sách: Từ ngày 20/04/2013 đến 21/04/2013.
Ngoài ra, Trung tâm đã tham gia thực hiện 02 sự kiện lớn khác trong năm 2013 là:
- Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Hội trường Thống Nhất
- Tham gia xây dựng nội dung công tác bảo trợ thông tin “Hội nghị và Lễ Trao giải Lãnh đạo CNTT & ANTT tiêu biểu Đông Nam Á lần thứ 9”
- Triển khai các sản phẩm dịch vụ điểm báo: (Điểm tin nhanh báo chí hằng ngày, điểm báo quảng cáo và mục góc nhìn, điểm tin tuyên truyền, điểm trang thông tin điện tử hàng ngày): Trung tâm đã hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của Sở.
B. TRƯỜNG TRUNG CẤP THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG:
1. Công tác tuyển sinh:
Trong năm 2013, Trường đã thực hiện các nội dung:
- Hoàn tất đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm các ngành đào tạo của Trường gửi về cho Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT. Chỉ tiêu đăng ký năm 2013 là 500 học sinh, sinh viên (HSSV).
- Hoàn thành và đang trong giai đoạn triển khai các kế hoạch xây dựng kế hoạch chi tiết về công tác tuyển sinh (thời gian thực hiện từ 12/2013 đến 01/2014).
- Trong năm 2013, trường đã triển khai kế hoạch tuyển sinh theo đúng tiến độ kế hoạch tuyển sinh đề ra:
- Tư vấn tuyển sinh trường: Đào Duy Anh, Võ Trường Toản; Trung tâm Giáo dục thường xuyên: huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, Quận 12.
- Quảng cáo trên đài phát thanh: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.
- Treo băng rôn, bảng hiệu, quảng cáo trên website các trường đến tư vấn tuyển sinh trực tiếp.
- Tặng ghế đá cho các trường phổ thông trung học, Trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Công tác liên thông
Trường đã triển khai kế hoạch hợp tác liên thông với một số trường Đại học, Cao đẳng: Cao đẳng FPT, Cao đẳng CNTT. Trường đã hợp tác với FPT chương trình hợp tác đào tạo, HSSV ra trường sẽ học cao đẳng thực hành FPT trong vòng khoảng 1 năm ngành CNTT.
3. Thực hiện kết nối doanh nghiệp:
- Triển khai hợp tác đào tạo theo nhu cầu của Doanh nghiệp trong chương trình đào tạo Trung cấp.
- Giới thiệu nơi thực tập thực tế cho HSSV.
4. Công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo
- Biên soạn giáo trình đào tạo của các ngành
- Bổ sung kiến thức mới vào trong môn học ngành Công nghệ truyền thông. Điều chỉnh lại thời lượng lý thuyết và thực hành cho hợp lý với kiến thức bổ sung.
- Trường đã cử giáo viên tham gia khóa học nghiệp vụ sư phạm.
- Thực hiện việc lấy ý kiến của các doanh nghiệp, đơn vị nơi HSSV đã thực tập để nắm được chất lượng của HSSV và việc đào tạo gắn với thực tiễn.
- Tăng thời gian thực hành thực tế cho HSSV tại các doanh nghiệp
- Tìm kiếm nguồn giáo viên giỏi về chuyên môn, ký hợp đồng dài hạn với một số giáo viên.
- Tăng cường đào tạo Tiếng Anh cho HSSV.
5. Mở thêm ngành đào tạo:
- Xây dựng đề án mở thêm hệ Trung cấp chuyên nghiệp 1 đến 1,5 năm.
- Đăng ký mở thêm một số ngành của khoa Truyền thông phù hợp với xu thế hiện nay và có thể liên thông lên cao đẳng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.