Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

Kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài như thế nào?

Thứ tư - 27/09/2023 03:14
Kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài như thế nào?

Kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài như thế nào?

Ngày 21/9/2023, Cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành Công văn 68332/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về việc kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, tại Công văn 68332/CTHN-TTHT, Cục thuế Thành phố Hà Nội hướng dẫn về việc kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng như sau:

Trường hợp Công ty ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với đối tác nước ngoài theo diễu kiện giao hàng DDP (Delivered Duty Paid - Giao có trả thuế), bên bán sẽ chịu các chi phí về thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có) nên Công ty không phát sinh các khoản thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Vì vậy, Công ty không đủ điều kiện kê khai khấu trừ đối với chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu.

Kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài như thế nào? (Hình từ internet)

Trường hợp nào thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?

Căn cứ tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điều 15 Thông tư 219/2023/TT-BTC quy định các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào gồm có:

- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.

Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.

- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như thế nào?

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 như sau:

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây