ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2178/KH-UBND |
Quảng Trị, ngày 29 tháng 5 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025; Công văn số 343/BGDĐT-DANN ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đề xuất Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2017-2025 như sau:
Tiếp tục triển khai dạy và học ngoại ngữ theo Đề án 2020 ở các cấp học; nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh và giáo viên dạy các môn khoa học khác bằng tiếng Anh; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập, công tác và làm việc của cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục; trang cấp và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy học ngoại ngữ để nâng cao chất lượng đại trà.
2.7. Về mở rộng quy mô triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm
a. Đối với giáo dục Mầm non
- Đến năm 2020, có 20% các cơ sở giáo dục mầm non giới thiệu và thí điểm các tiết học ngoại ngữ làm quen cho trẻ.
- Đến năm 2025, phấn đấu trên 40% các cơ sở giáo dục giới thiệu và thí điểm các tiết học ngoại ngữ làm quen cho trẻ mầm non.
b. Đối với giáo dục Tiểu học
- Đến năm 2020, phấn đấu 100% học sinh lớp 3 được học tiếng Anh chương trình 10 năm; triển khai dạy tiếng Anh làm quen lớp 1 và lớp 2 ở các cơ sở có điều kiện.
- Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học chương trình tiếng Anh 10 năm; 30% các đơn vị triển khai dạy tiếng Anh làm quen ở các lớp 1 và 2.
c. Đối với giáo dục Trung học
- Đến năm 2020, phấn đấu trên 80% học sinh lớp 6 và 60% học sinh lớp 10 được học tiếng Anh chương trình 10 năm.
- Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh lớp 6 và 80% học sinh lớp 10 được học chương trình Ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12).
d. Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên:
- Đến năm 2020, phấn đấu trên 30% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo.
- Đến năm 2025, phấn đấu 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo.
2.2. Về đội ngũ giáo viên
- Đến năm 2020:
+ Phấn đấu 100% giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm đạt chuẩn theo khung năng lực ngôn ngữ 6 bậc dành cho giáo viên mỗi cấp học.
+ Cơ bản tuyển dụng đủ số lượng giáo viên tiếng Anh tiểu học cho các huyện, thị xã, thành phố.
+ Phấn đấu 50% giáo viên tiếng Anh các cấp được đào tạo và bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học và kiểm tra đánh giá. Trong đó, 10% giáo viên được bồi dưỡng với các tổ chức ngôn ngữ quốc tế có uy tín.
- Đến năm 2025:
+ Phấn đấu 30% giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm phải đạt chuẩn quốc tế theo Khung năng lực ngôn ngữ châu Âu (CEFR) quy định cho mỗi cấp học.
+ Phấn đấu 10% giáo viên tiếng Anh được bồi dưỡng, tập huấn ở các nước nói tiếng Anh như (Mỹ, Úc, Singapore..).
+ Phấn đấu 100% giáo viên tiếng Anh các cấp được đào tạo và bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học và kiểm tra đánh giá.
2.3. Về cơ sở vật chất
- Đến năm 2020:
+ Phấn đấu 100% các đơn vị trường học đầu tư đủ trang thiết bị dạy học tiếng Anh tối thiểu để phục vụ giảng dạy và kiểm tra đánh giá các kỹ năng ngoại ngữ.
+ Phấn đấu 50% các trường tiểu học thực hiện dạy học 1 buổi/ngày được đầu tư cơ sở vật chất cơ bản đủ để chuyển sang học 2 buổi /ngày để triển khai tiếng Anh chương trình 10 năm.
- Đến năm 2025:
+ Phấn đấu 60% các đơn vị trường học có phòng học ngoại ngữ thông dụng và từng bước hiện đại.
+ Phấn đấu 100% các trường Tiểu học thực hiện dạy học 1 buổi/ngày được đầu tư cơ sở vật chất cơ bản đủ để chuyển sang học 2 buổi /ngày.
2.4. Về kiểm tra đánh giá
- Đến năm 2020: Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá thường xuyên và học kỳ cho khối THPT;
- Đến năm 2025: Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá thường xuyên và học kỳ cho khối THCS, bổ sung và hoàn chỉnh ngân hàng câu hỏi thi cho khối THPT.
- Thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn đầu ra đối với học sinh lớp 5, 9 và 12 từ năm học 2019-2020.
1. Mở rộng quy mô triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình tiếng Anh thí điểm (Chương trình 10 năm) đối với tất cả các trường Tiểu học, THCS và THPT đã triển khai chương trình này ở các năm học trước.
- Chỉ đạo các phòng GD&ĐT tiếp tục rà soát và chỉ đạo các trường Mầm non, Tiểu học, THCS có đủ điều kiện (giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn khung năng lực ngôn ngữ bậc 4 (B2), trường Tiểu học dạy học 2 buổi/ngày) để triển khai dạy Chương trình tiếng Anh 10 năm và xây dựng lộ trình để triển khai đại trà cho 100% học sinh từ lớp 3 và 20% cơ sở giáo dục Mầm non được làm quen tiếng Anh đến năm học 2020-2021.
- Các phòng GD&ĐT chưa triển khai 100% Chương trình tiếng Anh 10 năm ở lớp 3 tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, lộ trình để tham mưu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phương án triển khai.
- Các trường THPT chưa triển khai dạy Chương trình tiếng Anh 10 năm các năm học trước cần đánh giá đầu vào học sinh lớp 10 để có thể triển khai dạy học ở một số lớp trong điều kiện thực tiễn của nhà trường. Các đơn vị cần có kế hoạch để tuyển sinh và triển khai đại trà chương trình tiếng Anh 10 năm trong năm học 2019-2020.
- Các đơn vị tổ chức dạy và học tiếng Anh 10 năm phải thông báo rộng rãi cho giáo viên, học sinh và phụ huynh biết để tạo tâm thế sẵn sàng và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện triển khai tránh gây bất ngờ và tổn thất kinh tế.
2. Phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các cấp học
- Tham mưu và ban hành các văn bản hướng dẫn việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn về trình độ và năng lực.
- Tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để triển khai dạy ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành. Giáo viên giảng dạy tiếng Anh Chương trình 10 năm theo Đề án NNQG 2020 phải đáp ứng yêu cầu về khung năng lực ngôn ngữ Bậc 4 trở lên đối với Tiểu học và THCS và Bậc 5 trở lên đối với THPT. Các đơn vị có kế hoạch bồi dưỡng và duy trì chuẩn đối với giáo viên tiếng Anh. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý.
- Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh đủ theo chỉ tiêu và định mức giao, trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tiểu học ở các đơn vị vùng khó như huyện Đakrông và Hướng Hóa.
- Tuyển dụng giáo viên dạy các môn khoa học khác bằng tiếng Anh cho Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.
3. Về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên ngoại ngữ, giáo viên dạy các môn khoa học và chuyên ngành bằng ngoại ngữ, ưu tiên việc bồi dưỡng đối với giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học, giáo viên tại các khu vực khó khăn.
- Bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa…) bằng tiếng Anh ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và các trường THPT có điều kiện.
- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực kiểm tra đánh giá đặc biệt là năng lực kiểm tra nói tiếng Anh, năng lực xây dựng ma trận đề, năng lực ra đề và đánh giá đề ra theo chuẩn Quốc gia và Quốc tế.
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và dạy học, năng lực khai thác và sử dụng thiết bị phòng học Ngoại ngữ đã được trang cấp.
- Chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh, tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên tiếng Anh được tham gia tập huấn, tham dự hội thảo, chuyên đề dạy học về đổi mới phương pháp.
- Tổ chức Hội thảo cấp trường (THPT) và phòng GD&ĐT về các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, về kỹ thuật và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá để giáo viên, học sinh và các nhà quản lý có các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh.
- Tổ chức các hoạt động chuyên đề, dự giờ thăm lớp, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh, các cuộc thi nhằm tạo môi trường để trao dồi chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.
- Các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, tham gia tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các trường học
- Các huyện Hướng Hoá, Đakrông, Vĩnh Linh đầu tư cơ sở vật chất cho các trường tiểu học trên địa bàn và chuyển đổi các trường tiểu học đang học 1 buổi/ngày sang học 2 buổi/ngày.
- Thống kê các cơ sở giáo dục khó khăn đang thiếu trang thiết bị dạy học thiết yếu để có kế hoạch trang cấp theo lộ trình.
- Kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả các trang thiết bị đã được trang cấp để có kế hoạch khai thác và trang bị trong giai đoạn tiếp theo.
5. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học tập ngoại ngữ cho học sinh
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp (tận chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực khảo thí ngoại ngữ của quốc gia.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông.
- Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về khảo thí ngoại ngữ: Cán bộ kiểm tra Nói theo chuẩn Cambridge, Cán bộ ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi.
- Quán triệt Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT về công tác kiểm tra đánh giá trong đó chủ trọng kiểm định kỳ và kiểm tra thường xuyên chung đề.
- Khuyến khích các đơn vị có điều kiện tổ chức kiểm tra Nói cho học sinh, tổ chức kiểm tra viết chung cho các khối, lớp.
- Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả đầu ra Bậc 1 (A1) đối với lớp 5, Bậc 2 (A2) đối với học sinh lớp 9 và bậc 3 (B1) đối với học sinh lớp 12 học Chương trình tiếng Anh 10 năm theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ
- Hình thành và phát triển hệ thống học liệu trực tuyến tạo cơ hội tiếp cận các chương trình ngoại ngữ cho mọi đối tượng người học;
- Tăng cường trang thiết bị cần thiết đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ, ưu tiên các khu vực khó khăn;
- Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng giáo viên trực tuyến, tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
7. Tăng cường công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ
- Tăng cường công tác truyền thông về việc dạy và học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các cá nhân, tổ chức quốc tế phù hợp với điều kiện dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam.
- Phát triển và nhân rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ; phát động các phong trào học và sử dụng ngoại ngữ (giáo viên và học sinh cùng học ngoại ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ; Olympic ngoại ngữ...); xây dựng các chương trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học, trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Tiếp tục triển khai xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ thông qua việc xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học như các câu lạc bộ tiếng Anh, chương trình giao lưu học sinh, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn với di sản, góc học tập tiếng Anh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu quê hương đất nước, thi tiếng hát hay, thi kể chuyện, thi hùng biện tiếng Anh và thi trực tuyến vv... Trong đó, mỗi đơn vị duy trì 01 câu lạc bộ tiếng Anh và tổ chức hoạt động ít nhất 1 tháng một lần; tổ chức ngoại khóa tiếng Anh ít nhất 01 lần/học kỳ ở cấp trường.
- Lồng ghép các hoạt động ngoại ngữ trong các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa, sinh hoạt thường xuyên của nhà trường. Tăng cường sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức trong nhà trường để phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa và hiệu ứng về việc sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học.
- Các đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch phù hợp, giao nhiệm vại cụ thể cho các cá nhân và tổ chức liên quan, định kỳ gửi báo cáo về Sở GDĐT.
8. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của đơn vị mình.
- Phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trên toàn tỉnh để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ đại trà theo hướng dạy học giao tiếp.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất; Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án;
- Nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.
1. Ngân sách tỉnh: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh hàng năm để bố trí phù hợp, tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển đội ngũ cấp tỉnh, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo cấp tỉnh, triển khai áp dụng các hoạt động thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
2. Ngân sách cấp huyện: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển đội ngũ cấp huyện, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo cấp huyện.
3. Nguồn thu hợp pháp khác: Tập trung thực hiện những hoạt động đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ đa dạng của xã hội.
1. Lộ trình thực hiện (Phụ lục đính kèm)
2. Phân công nhiệm vụ
2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa nội dung kế hoạch thành các chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, bồi dưỡng, hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp thực hiện Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020 và 2020-2025;
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên tiếng Anh, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên và cán bộ quản lý các cấp; ưu tiên việc tuyển dụng và bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên các đơn vị vùng khó.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hoặc tham mưu hướng dẫn các quy định về tuyển dụng, sử dụng định mức số người làm việc đối với giáo viên tiếng Anh phù hợp trong hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, xây dựng các kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch.
2.3. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, cơ quan liên quan phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi kinh phí thực hiện Kế hoạch theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
2.4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, hướng dẫn, hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về việc tuyển dụng; giao định mức biên chế giáo viên ngoại ngữ cần thiết để triển khai Đề án ngoại ngữ 2020. Quy định về bổ nhiệm, bồi dưỡng nâng lương đối với cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ.
2.5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch triển khai trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết việc thực hiện kế hoạch tại địa phương, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, cơ quan liên quan cấp tỉnh để chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung của tỉnh, việc triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn.
2.6. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
- Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác quản lý dạy học, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, dạy học ngoại ngữ trong cơ sở mình, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đặt ra;
- Tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ trong thẩm quyền mà kế hoạch giao.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2017-2025 của tỉnh Quảng Trị. Các đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.