ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9011/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 05 tháng 11 năm 2020 |
Triển khai Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (sau đây viết tắt là Nghị định số 71), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh năm 2021, như sau:
1. Mục tiêu chung
a) Triển khai có hiệu quả lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71 và Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đạt các chỉ tiêu đào tạo nâng trình độ chuẩn giai đoạn 1 (2020-2025) theo quy định.
b) Làm căn cứ để UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên.
2. Mục tiêu cụ thể
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện đảm bảo đến 31/12/2021 đạt chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở như sau:
TT |
Huyện/Thành phố |
Số lượng CBQL, GV cần đào tạo |
Tổng số |
||
Bậc mầm non |
Tiểu học |
THCS |
|||
Cao đẳng |
Đại học |
Đại học |
|||
01 |
Thành phố Bảo Lộc |
0 |
57 |
20 |
77 |
02 |
Thành phố Đà Lạt |
0 |
28 |
16 |
44 |
03 |
Huyện Bảo Lâm |
3 |
144 |
61 |
208 |
04 |
Huyện Cát Tiên |
0 |
7 |
5 |
12 |
05 |
Huyện Di Linh |
0 |
224 |
111 |
335 |
06 |
Huyện Đạ Huoai |
4 |
12 |
2 |
18 |
07 |
Huyện Đạ Tẻh |
0 |
27 |
16 |
43 |
08 |
Huyện Đam Rông |
0 |
104 |
57 |
161 |
09 |
Huyện Đơn Dương |
0 |
45 |
14 |
59 |
10 |
Huyện Đức Trọng |
0 |
84 |
89 |
173 |
11 |
Huyện Lạc Dương |
0 |
35 |
21 |
56 |
12 |
Huyện Lâm Hà |
0 |
77 |
58 |
135 |
|
Cộng |
7 |
759 |
434 |
1.200 |
1. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
2. Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
3. Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các sở, ban, ngành và đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên về vai trò, sự cần thiết phải học tập, nâng trình độ chuẩn được đào tạo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và quy định về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên theo quy định. Khuyến khích đội ngũ CBQL, giáo viên trong các cơ sở giáo dục tích cực, chủ động tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng trình độ chuẩn được đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Rà soát thực trạng trình độ đào tạo và tổng hợp nhu cầu đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng trình độ chuẩn đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo đúng lộ trình quy định.
3. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên bảo đảm phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục, địa phương; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.
4. Xác định đối tượng giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải bảo đảm đúng đối tượng, độ tuổi và trình độ đào tạo theo quy định.
5. Thực hiện kiểm tra, đánh giá việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và đáp ứng các quy định về chuẩn chức danh nghề nghiệp.
6. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả.
1. Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả các chế độ quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 71 cho giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn.
3. Việc thanh toán kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Căn cứ Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện theo quy định; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) trong việc bố trí, sắp xếp, chọn cử giáo viên tham gia đào tạo.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh để tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Nghị định số 71.
c) Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên theo quy định hiện hành của pháp luật.
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh theo quy định.
đ) Chỉ đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quy định tại Điều 16 Nghị định số 71; các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nghiêm nhiệm vụ quy định tại Điều 17 Nghị định số 71.
2. Sở Tài chính
a) Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương; tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này trong dự toán chi bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương; báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, hướng dẫn sử dụng, quản lý và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
3. UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo: Rà soát, lập danh sách giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn; xác định thời gian giáo viên tham gia đào tạo; bố trí, sắp xếp giáo viên giảng dạy và bố trí chương trình, thời khóa biểu phù hợp để giáo viên vừa làm vừa học; hướng dẫn các cơ sở giáo dục cử giáo viên tham gia đào tạo hàng năm theo từng môn học, cấp học; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nghiêm nhiệm vụ quy định tại Điều 17 Nghị định số 71.
b) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; bố trí kinh phí; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm về công tác này.
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm việc bố trí, sắp xếp, chọn cử giáo viên tham gia đào tạo; kết quả, tiến độ và các quy định liên quan đến thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.