ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 29 tháng 01 năm 2021 |
QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Thực hiện Công văn số 7262/BNN-TCTS ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021 với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
- Hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản, cập nhật thông tin hiện trạng môi trường của địa phương làm cơ sở cho công tác quản lý, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Kiểm soát mức độ ô nhiễm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời trong chỉ đạo sản xuất. Đảm bảo cung cấp thông tin, cảnh báo cho người dân để kịp thời xử lý và phòng tránh dịch bệnh trong nuôi thủy sản nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại giúp phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá tra xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ;
- Hình thành hệ thống thông tin kết nối với mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường thành phố Cần Thơ và mạng lưới quan trắc môi trường tài nguyên quốc gia; góp phần xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, chương trình hành động bảo vệ môi trường ở thành phố Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng 01 trạm quan trắc tự động cố định tại điểm thuộc vùng nuôi tập trung phục vụ nuôi trồng thủy sản Tân lộc - Thốt Nốt nhằm đánh giá và dự báo môi trường nước hiện nay;
- Theo dõi thường xuyên và định kỳ chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản, cảnh báo kịp thời diễn biến bất thường môi trường giúp người nuôi kiểm soát chất lượng nước nuôi thủy sản, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, phát triển thủy sản bền vững đi đôi với việc bảo vệ môi trường và an sinh xã hội;
- Cung cấp thông tin chất lượng nước cho hệ thống quan trắc nuôi trồng thủy sản quốc gia qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản.
1. Đối tượng và vùng quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường nước mặt khu vực cấp nước cho vùng nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế như cá tra, cá rô phi... trong đó, ưu tiên vùng nuôi cá tra tập trung bao gồm 4 vùng:
- Vùng nuôi huyện Vĩnh Thạnh (diện tích 135 ha);
- Vùng nuôi huyện Cờ Đỏ (diện tích 156 ha);
- Vùng nuôi quận Thốt Nốt (diện tích 365 ha);
- Vùng nuôi quận Ô Môn (diện tích 135 ha).
Điểm quan trắc đối với nguồn nước cấp của 5 khu vực sông nuôi cá tra và lồng bè tập trung bao gồm: điểm tại khu vực sông Cái sắn; khu vực sông Hậu (lưu vực Cồn Tân Lộc); điểm tại khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc phường Thới Long, quận Ô Môn); điểm tại khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc phường Thới An, quận Ô Môn); điểm tại khu vực sông vùng nuôi cá tra giống tập trung Cờ Đỏ (lưu vực thuộc xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ.
3. Thông số và tần suất quan trắc
a) Thông số phân tích
- Các thông số môi trường thông thường: Chỉ tiêu oxy và pH, nhiệt độ, độ mặn, COD, S2-, TSS, kiềm (HCC3-).
- Các chất dinh dưỡng: NH4+, NO2-, PO43-.
- Các kim loại nặng và hóa chất độc hại: As, Cd, Pb, Hg.
- Hóa chất bảo vệ thực vật: nhóm cúc và carbamate.
- Vi khuẩn tổng số: Aeromosnas spp.
b) Tần suất quan trắc
Các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy, pH được đo định kỳ 12 lần/tháng tại thời điểm quan trắc.
Các chỉ tiêu NH4+, NO2-, S2-, PO43-, TSS, COD, kiềm (HCO3-), Aeromosnas spp được phân tích tại phòng thí nghiệm định kỳ 02 lần/tháng với số mẫu thu như sau:
- Đối với mẫu khu vực ao nuôi đại diện: Số mẫu = 4 khu vực quan trắc x 2 lần/tháng x 3 mẫu/lần x 2 thời điểm/lần x 12 tháng = 576 (mẫu).
- Đối với mẫu khu vực nước cấp (sông; kinh cấp): số mẫu = 5 khu vực quan trắc x 2 lần/tháng x 3 mẫu/lần x 2 thời điểm/lần x 12 tháng = 720 (mẫu).
- Tổng số mẫu phân tích hàng năm = 576 + 720 + (576+720) x 10% dự phòng = 1.426 mẫu phân tích.
- Tổng số chỉ tiêu gửi phân tích hàng năm gồm thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng = 6 chỉ tiêu/mẫu x 3 lần/năm x 5 điểm = 90 chỉ tiêu, (vào tháng 4, 7 và 10 vì đánh giá dư lượng thuốc BVTV sau vụ lúa và thời điểm đầu - cuối mùa nước nổi)
Thu mẫu vào các ngày có con nước lớn của kỳ nước cường trong tháng.
Mẫu được thu cố định vào 02 thời điểm: Buổi sáng lúc 7 giờ - 10 giờ, để đánh giá chất lượng môi trường nước qua một đêm và chiều 14 giờ - giờ, nhằm cảnh báo chất lượng môi trường nước nuôi thủy sản dưới tác động của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.
Phương pháp thu mẫu này phù hợp với đặc điểm sinh học của thủy sinh vật, khác biệt với số liệu quan trắc nước mặt của Sở Tài Nguyên và Môi trường.
Đối với ao nuôi: Thu 03 điểm theo đường chéo ao, mỗi khu vực ao nuôi thu 02 lần/tháng.
Đối với khu vực sông, kinh cấp nước: Thu 03 điểm đầu kinh, giữa kinh và cuối kinh gần khu vực nuôi thủy sản, mỗi khu vực thu 02 lần/tháng.
Dụng cụ thu mẫu: Can nhựa 1 lít và bảo quản mẫu trong thùng lạnh.
Các chỉ tiêu nhiệt độ, Oxy, pH đo bằng thiết bị quan trắc tự động và máy đo cầm tay tại điểm quan trắc do cán bộ địa phương thu và phân tích.
Các chỉ tiêu NH4+, NO2-, S2-, PO43- TSS, COD, kiềm (HCO3-), Aeromosnas spp được đo bằng phương pháp quang phổ, chuẩn độ, sấy theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định công tác quan trắc.
Các chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật (nhóm cúc và carbamate), dư lượng kim loại nặng (As, Cd, Pd, Hg) được gửi các trung tâm được chỉ định để phân tích.
7. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực phân tích
Đào tạo, tập huấn cho 5 cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật về các phương pháp thu mẫu, phương pháp phân tích chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu quan trắc môi trường.
Đào tạo 5 cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng kiểm soát môi trường nhằm phát triển trồng nuôi thủy sản bền vững.
Đào tạo 5 cán bộ phân tích trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
Xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
Kết quả quan trắc được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, xử lý báo cáo Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y và thông báo đến Sở Tài nguyên và Môi
…
thí nghiệm và cơ quan chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đề phòng và khắc phục tình trạng sạt lở sông rạch. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn, phục vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ; Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ. Khuyến khích các loại hình bảo hiểm nông nghiệp để bảo vệ quyền lợi người sản xuất gặp rủi ro theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
- Đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, chủ động giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện ở nông thôn, không để gây thành điểm nóng. Tích cực đấu tranh phòng chống tham ô, nhũng nhiễu, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện Luật Bình đẳng giới, nâng cao đời sống, năng lực và vị thế của phụ nữ ở nông thôn.
- Tiếp tục triển khai các chính sách, pháp luật về đất đai hướng tới bảo vệ môi trường; chuyển đổi sử dụng đất hợp lý để ngăn chặn tình trạng suy thoái đất và không giảm diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng ngừa các vi phạm về sử dụng đất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm mất diện tích đất có giá trị đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp khuyến khích nhân dân bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu. Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo giữ vững hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn.
a) Triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng
- Huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển trung hạn, dài hạn cho khu vực nông nghiệp nông thôn, trong đó tăng cường nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của
…
3. Sở Tài chính
Thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021 trên địa bàn thành phố theo đúng quy định.
4. Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện thu mẫu và các nội dung có liên quan đến công các quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi trồng thủy sản.
5. Đơn vị quan trắc môi trường có trách nhiệm thực hiện quan trắc
- Thu thập các thông tin nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và kết quả quan trắc môi trường từ các bộ phận khác để đánh giá, tổng hợp và bổ sung kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Thực hiện đo, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, báo cáo kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo kế hoạch quan trắc môi trường;
- Trong vòng 03 (ba) ngày, kể từ khi thu mẫu, đơn vị quan trắc môi trường phải gửi báo cáo và bản tin quan trắc môi trường đến Chi cục Thủy sản.
6. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc;
- Cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng bệnh động vật thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý triển khai thực hiện hoạt động quan trắc môi trường kịp thời, hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021, trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo về Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết theo đúng quy định.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.