GIAO DIỆN V5.2
(DỰA TRÊN 2048 KBIT/S)
GIỮA TỔNG ĐÀI NỘI HẠT (LE) VÀ MẠNG TRUY NHẬP (AN)
V5.2 interface
(based on 2048 kbit/s)
between local exchange (LE) and access network (AN)
Technical Requirement
MỤC LỤC
CONTENT
LỜI NÓI ĐẦU
Quyết định ban hành
1. Phạm vi áp dụng
2. Thuật ngữ và chữ viết tắt
3. Cấu trúc và cách sử dụng tiêu chuẩn
4 Yêu cầu kỹ thuật giao diện V5.2
4.1 Yêu cầu tuân thủ tại tổng đài
4.2 Yêu cầu tuân thủ tại mạng truy nhập
Phụ lục A (Bắt buộc) Các bản tin và nội dung
A.1 Bản tin chiếm đường
A.2 Quay số
A.3 Thuê bao trả lời
A.4 Gửi xung tính cước cho thuê bao
A.5 Tín hiệu Hook Flash
A.6 Đặt máy
A.7 Giải phóng đường dẫn
A.8 Kết thúc chuông trước khi thuê bao bị gọi nhấc máy
A.9 Bắt đầu phát chuông trong khi đường kết nối đã hoạt động
A.10 Tham số giao thức cho tín hiệu chớp nhấc máy (hook flash)
A.11 Chuyển tiếp trạng thái V5 từ AN0 hoặc AN6 sang AN1
A.12 Đảo cực đường dây thuê bao
A.13 Thay đổi tới trạng thái cố định (đường dây thuê bao khoá)
A.14 Thay đổi trạng thái từ “cố định” sang trạng thái kết nối
Phụ lục B (Bắt buộc) Lưu đồ xử lý các trường hợp gọi PSTN cơ bản
B.1 Thuê bao A
B.2 Thuê bao B
Phụ lục C (Tham khảo) Thủ tục khởi tạo
C.1 Điều kiện đầu
C.2 Khởi tạo V5
Phụ lục D (Bắt buộc) Các tham số của giao diện V5.2 đối với thuê bao
Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn TCN 68-185:1999 được xây dựng trên cơ sở khuyến nghị G.964 và G.965 của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU-T, có tham khảo thêm Tiêu chuẩn ETS 300 347 của Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu ETSI.
Tiêu chuẩn TCN 68-185:1999 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn. Nhóm biên soạn do KS. Nguyễn Quý Sỹ chủ trì với sự tham gia tích cực của các kỹ sư Trần Việt Tuấn, Vũ Gia Huy, các cán bộ nghiên cứu Phòng nghiên cứu kỹ thuật chuyển mạch-Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện và một số cán bộ khoa học kỹ thuật khác của Ngành.
Tiêu chuẩn TCN 68-185: 1999 do Vụ Khoa học Công nghệ-Hợp tác Quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 758/1999/QĐ-TCBĐ ngày 17 tháng 11 năm 1999.
Tiêu chuẩn TCN 68-185: 1999 được ban hành kèm theo bản dịch tiếng Anh tương đương không chính thức. Trong trường hợp có tranh chấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.
VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
GIAO DIỆN
V5.2
(DỰA TRÊN 2048 KBIT/S)
GIỮA TỔNG ĐÀI NỘI HẠT (LE) VÀ MẠNG TRUY NHẬP (AN)
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Tiêu chuẩn TCN 68-185:1999 xác định các yêu cầu thủ tục và giao thức của đối với giao diện V5.2 giữa mạng truy nhập (AN) và tổng đài nội hạt (LE) để hỗ trợ các kiểu truy nhập:
- Truy nhập điện thoại tương tự.
- Truy nhập cơ sở ISDN với hệ thống truyền dẫn đường dây tuân theo khuyến nghị G.960 của ITU-T trong trường hợp NT1 tách biệt với AN.
- Truy nhập cơ sở ISDN với giao diện khách hàng mạng tuân theo TCN 68-181:1999 ở phía khách hàng của AN.
- Truy nhập ISDN tốc độ sơ cấp với hệ thống truyền dẫn đường dây tuân theo khuyến nghị G.962 của ITU-T trong trường hợp NT1 tách biệt với AN.
- Truy nhập ISDN tốc độ sơ cấp với giao diện khách hàng mạng tuân theo khuyến nghị I.431 ở phía khách hàng của AN.
- Các truy nhập số và tương tự khác cho các kết nối bán cố định không có thông tin báo hiệu ngoài băng liên quan.
Với phân bố kênh thông tin linh hoạt cho từng cuộc gọi và cung cấp khả năng tập trung trong AN và qua giao diện V5.2.
Các thuật ngữ và chữ viết tắt sau đây được sử dụng trong tiêu chuẩn này:
AN |
Access Network |
Mạng truy nhập |
ISDN |
Integrated Services Digital Network |
Mạng số đa dịch vụ |
BA |
Basic Access |
Truy nhập cơ sở |
BCC |
Bear Channel Connection |
Kết nối kênh mang |
CC |
C-Channel or Communication Channel |
Kênh C hoặc kênh thông tin |
C-path |
Communication path |
Đường dẫn thông tin |
EF |
Envelope Function |
Chức năng đóng gói |
ETS |
European Telecommunication Standard |
Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu |
ETSI |
European Telecommunication Standard Institute |
Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu |
FSM |
Finite State Machine |
Máy trạng thái giới hạn |
ID |
Interface Identifier |
Bộ nhận dạng giao diện |
IE |
Information Element |
Phần tử thông tin |
LE |
Local Exchange |
Tổng đài nội hạt |
MDL |
Primitive between layer 2 and layer 3 management |
Khởi hoạt giữa quản lý lớp 2 và lớp 3 |
MDU |
Management Data Unit |
Khối dữ liệu quản lý |
PRA |
Primary Rate Access |
Truy nhập tốc độ sơ cấp |
PSTN |
Public Switched Telephone Network |
Mạng điện thoại công cộng |
UP |
User Port |
Cổng khách hàng |
V5DL |
V5 Data Link |
Kênh dữ liệu V5 |
MLAN |
Logic entity processes V5 interfaces |
Thực thể logic xử lý giao diện V5 |
PICS |
Protocol Implementation Comformance Statement |
Thông báo thực hiện tuân thủ giao thức |
3. Cấu trúc và hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn
Yêu cầu kỹ thuật của giao diện V5.2 được thể hiện dưới dạng “Bảng các chức năng của giao thức" được quy định trong các khuyến nghị có liên quan của ITU-T và được yêu cầu cung cấp tại Việt nam. Bảng này gọi là Bảng yêu cầu tuân thủ giao thức. Khuôn dạng Bảng yêu cầu tuân thủ giao thức của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo khuôn dạng Bảng PICS của ETSI 300 347-2, phù hợp với khuyến nghị X.290-X.296 của ITU-T.
Bảng yêu cầu tuân thủ giao thức của Việt nam gồm 7 cột: Chỉ số, Chức năng giao thức, Điều kiện trạng thái, Trạng thái, Điều khoản ITU, Yêu cầu của Việt Nam, Ghi chú.
- Bốn cột đầu tiên xác định các chức năng giao thức bắt buộc tuân thủ(được chỉ ra bằng chữ M trong cột "Trạng thái") và khả năng áp dụng linh hoạt (thể hiện thông qua các điều kiện trạng thái) cho phép đối với giao diện V5.2 như được quy định trong các khuyến nghị G.964, G.965 và tiêu chuẩn ETS 300 347-2.
- Cột chỉ số được sử dụng để đánh số các chức năng của giao thức. Các chữ cái M, P, U được sử dụng để thể hiện các chức năng thuộc phần tham số chính (Main feature), phần giao thức (Protocol) và phần khối dữ liệu giao thức (Protocol data Unit) cho cả giao diện V5.1 và V5.2. Các chữ cái N, R, V được dùng riêng cho giao diện V5.2.
- Cột chức năng giao thức liệt kê các chức năng giao thức được quy định trong các khuyến nghị của ITU-T và có bổ sung trong các tiêu chuẩn của ETSI.
- Cột Điều kiện trạng thái đưa ra các điều kiện theo đó các chức năng giao thức được yêu cầu thực hiện. Cột Điều kiện trạng thái để trắng có nghĩa là yêu cầu đối với chức năng giao thức là bắt buộc tuân thủ vô điều kiện, còn nếu có điều kiện thì yêu cầu chỉ bắt buộc tuân tuân thủ khi có điều kiện đó.
Các điều kiện trạng thái liên quan:
Chỉ số |
Chức năng giao thức |
|
M2 |
PSTN Port |
Cổng PSTN |
N11 |
ISDN-BRA port |
Cổng ISDN-BRA |
N12 |
ISDN-PRA port |
Cổng ISDN-PRA |
N8 |
Multi slot connection |
Kết nối đa khe |
N9 |
Multilink V5.2 interface |
Giao diện V5.2 đa luồng |
MX.1 |
If required by network operator |
Nếu nhà khai thác mạng yêu cầu |
MX.2 |
If required by PSTN national protocol |
Nếu giao thức quốc gia yêu cầu |
MX.3 |
If required by network operator for an AN with separate NT1 |
Nếu các nhà khai thác mạng yêu cầu cho mạng AN có NT1 tách biệt |
R5.2 |
Verify re-provisioning |
Kiểm tra cung cấp lại |
R5.3 |
Reprovisioning synchronisation |
Đồng bộ cung cấp lại |
R5.4 |
Accelerated port state alignment |
Sắp xếp trạng thái cổng nhanh chóng |
- Cột Yêu cầu đưa ra các yêu cầu của Tổng cục Bưu điện đối với các nhà khai thác viễn thông cũng như các nhà cung cấp thiết bị đối với các chức năng giao thức. Các chữ viết tắt trong yêu cầu tuân thủ được sử dụng như sau:
R |
= |
Yêu cầu bắt buộc tuân thủ của Tổng cục Bưu điện |
O |
= |
Các yêu cầu được phép lựa chọn |
M |
= |
Bắt buộc áp dụng |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.