TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số 124/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 31 tháng 8 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Bản tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở Nghị định 07/CP ngày 5 tháng 2 năm 1996 của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng, Thông tư 02/NN-KNKL/TT ngày 1 tháng 3 năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định 07/CP và Quyết định số 804/QĐKT ngày 2 tháng 11 năm 1993 của Bộ Lâm nghiệp ban hành Quy phạm xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN-15-93) và Quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa (QPN-16-93).
Giống cây lâm nghiệp là một bộ phận của giống cây trồng bao gồm các cây mẹ lấy giống, các rừng giống, vườn giống, các giống được chọn lọc và lai tạo, các giống mới nhập nội (các xuất xứ), các thực liệu được dùng để chọn lọc, lai giống và nhân giống, đang được sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp.
2. Giống cây lâm nghiệp được chia thành giống tạm thời và giống chính thức
- Giống tạm thời là giống chưa qua khảo nghiệm và chỉ được dùng ở vùng sinh thái có giống đó.
- Giống chính thức là giống đã qua khảo nghiệm, đã được đánh giá và được công nhận. Giống chính thức khảo nghiệm ở vùng sinh thái nào thì sử dụng ở vùng sinh thái đó hoặc ở nơi có điều kiện tương tự.
3. Cây mẹ lấy giống (gọi tắt là cây giống hoặc cây đầu dòng)
Cây mẹ lấy giống là những cây trội được chọn lọc từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng giống của những xuất xứ tốt nhất đã được công nhận, nhằm mục đích lấy giống.
Rừng giống là rừng chuyên doanh để lấy giống, được xây dựng bằng cách chuyển hóa từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng (gọi là rừng giống chuyển hóa) hoặc được gây trồng bằng nguồn giống của xuất xứ tốt nhất đã được công nhận, hoặc bằng giống trộn lẫn của các cây trội.
Vườn giống lấy hạt là vườn trồng các dòng vô tính (vườn giống vô tính ) hoặc các cây hạt (vườn giống cây hạt) lấy giống từ những cây mẹ đã được chọn lọc và đánh giá.
Vườn giống lấy hom là vườn trồng các cây đầu dòng để cung cấp hom hoặc mắt ghép, cành ghép cho trồng rừng sản xuất.
Cây giống cho cây lấy gỗ được chọn ở rừng trồng đồng tuổi phải có độ vượt ít nhất về đường kính 30%, về chiều cao 10% so với trị số bình quân của lâm phần, có đoạn thân dưới cành dài, thân thẳng và tròn đều, cành nhỏ, góc phân cành lớn, tán lá đều, không bị sâu bệnh. Cây giống chọn ở rừng tự nhiên phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng như cây giống ở rừng trồng.
2. Cây giống cho cây lấy các sản phẩm ngoài gỗ
Cây giống cho cây lấy các sản phẩm ngoài gỗ phải có năng suất sản phẩm cuối cùng (theo mục tiêu kinh tế) vượt 15% so với cây trung bình của quần thể, sinh trưởng trên mức trung bình và không bị sâu bệnh.
Rừng giống có diện tích trên 2 ha, không bị sâu bệnh, có ít nhất 20% số cây đã ra hoa kết quả và cho hạt hữu thụ, có chiều cao vượt 15% so với rừng cùng tuổi, có ít nhất 50 cây/ha đạt tiêu chuẩn chất lượng cây giống. Riêng rừng giống trồng phải cách ly với các lâm phần cùng loài ít nhất 150 mét.
Vườn giống lấy hạt có diện tích tối thiểu 1 ha, không bị sâu bệnh, có ít nhất 20 gia đình hay dòng vô tính không trồng cạnh nhau, có ít nhất 4 lần lặp và 25% số cây hạt hoặc 40% số cây dòng vô tính đã ra hoa kết quả và cho hạt hữu thụ, được trồng cách ly với các lâm phần cùng loài 150m trở lên.
Vườn giống lấy hom có diện tích ít nhất 1000m2. Số cây đầu dòng có khả năng ra rễ hoặc có tỷ lệ sống khi ghép trên 40%.
Tất cả giống chính thức phải đạt tiêu chuẩn giống tạm thời. Ngoài ra còn phải đạt các tiêu chuẩn dưới đây:
Cây giống cho cây lấy gỗ phải có hậu thế (đời sau) hoặc dòng vô tính đạt thể tích thân cây vượt giống đại trà đang dùng trong sản xuất ít nhất 30% và có chất lượng cây hơn giống đại trà.
2. Cây giống cho cây lấy các sản phẩm ngoài gỗ
Cây giống cho cây lấy các sản phẩm ngoài gỗ cho hậu thế hoặc dòng vô tính vượt giống đại trà đang dùng trong sản xuất 15% sản phẩm cuối cùng và có chất lượng bằng hoặc hơn giống đại trà.
Rừng giống cho cây lấy gỗ phải có ít nhất 50 cây/ha đạt tiêu chuẩn cây giống chính thức cho hậu thế có thể tích thân cây vượt giống đại trà ít nhất 15% và có chất lượng cây hơn giống đại trà.
Vườn giống lấy hạt cho cây lấy gỗ phải cho hậu thế có thể tích thân cây vượt giống đại trà ít nhất 20% với chất lượng hơn giống đại trà.
5. Vườn giống lấy hom cho cây lấy gỗ
Vườn giống lấy hom cho cây lấy gỗ phải cung cấp được giống có thể tích thân cây vượt 25% so với giống đại trà. Vườn giống lấy hom cho cây lấy sản phẩm ngoài gỗ phải cung cấp được giống có sản phẩm cuối cùng vượt 15% so với giống đại trà.
Tất cả các giống cây lâm nghiệp đều phải qua đánh giá và công nhận mới được đưa vào sản xuất giống đại trà. Giống cây lâm nghiệp được đánh giá theo các tiêu chuẩn được nêu trong chương II và chương III.
- Khảo nghiệm xuất xứ ít nhất phải đạt 3 lần lặp, mỗi lần ít nhất là 25 cây.
- Khảo nghiệm hậu thế ít nhất phải đạt 3 lần lặp, với tổng số ít nhất là 15 cây.
- Khảo nghiệm dòng vô tính ít nhất phải đạt 3 lần lặp, mỗi lần ít nhất là 10 cây.
- Khi khảo nghiệm phải có giống đại trà làm đối chứng.
3. Khảo nghiệm khu vực hóa (sản xuất thử, khu vực hóa)
Diện tích khảo nghiệm, khu vực hóa cho mỗi lập địa ít nhất phải đạt 2 ha. Giống được khảo nghiệm ở khu vực nào thì đánh giá và công nhận cho khu vực ấy, và chỉ mở rộng cho các khu vực có điều kiện sinh thái tương tự.
a) Giống tạm thời được đánh giá sau khi cây giống được chọn, rừng giống và vườn giống được xây dựng đạt các tiêu chuẩn nêu trong chương II.
b) Giống chính thức được đánh giá sau khi có khảo nghiệm hậu thế hoặc khảo nghiệm dòng vô tính một số năm tùy theo tốc độ sinh trưởng của cây hoặc theo yêu cầu sản phẩm cuối cùng được nêu trong chương III.
c) Thời gian cụ thể đánh giá khảo nghiệm giống (khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế hoặc khảo nghiệm dòng vô tính) như sau:
- Cây lấy gỗ sinh trưởng nhanh: 3 năm
- Cây lấy gỗ sinh trưởng trung bình: 5 năm
- Cây lấy gỗ sinh trưởng chậm: 7 năm
- Cây lấy các sản phẩm ngoài gỗ: sau khi hậu thế có thu hoạch ổn định.
THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN GIỐNG
1. Chủ rừng có văn bản trình Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo báo cáo đánh giá giống đã được chọn lọc hoặc đã qua khảo nghiệm.
2. Tiểu ban giống thuộc Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra thẩm định và đánh giá.
3. Về công nhận giống tạm thời, Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm được Bộ trưởng ủy quyền ra quyết định công nhận.
Về công nhận giống chính thức, Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét làm thủ tục trình Bộ trưởng phê duyệt công nhận.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.