Paddy for stored purpose - Technical requirements
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu chất lượng đối với thóc nhập kho dùng để Dự trữ quốc gia.
TCVN 5451 : 1991 (ISO 950: 1979). Ngũ cốc - Lấy mẫu dạng hạt.
TCVN 5643: 1999. Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 4994: 1989. Sàng thử cho ngũ cốc.
ISO 712-1998. Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc. Xác định độ ẩm (Phương pháp chuẩn).
Thuật ngữ |
Định nghĩa |
3.1 Thóc (Paddy), theo TCVN 5643: 1999 |
Hạt lúa chưa được bóc vỏ trấu |
3.2 Gạo lật (Husked rice), theo TCVN 5643: 1999 |
Phần còn lại của thóc sau khi đã bóc hết vỏ trấu |
3.3 Hạt vàng (Yellow kernel) |
Hạt gạo có một phần hoặc toàn bộ nôị nhũ biến đổi sang màu vàng rõ rệt. |
3.4 Hạt bị hư hỏng (Damaged kernel) |
Hạt gạo bị giảm chất lượng rõ rệt do ẩm, nấm mốc, côn trùng phá hại và/hoặc do nguyên nhân khác. |
3.5 Hạt non (Immature kernel) |
Hạt gạo từ hạt lúa chưa chín và/hoặc phát triển chưa đầy đủ. |
3.6 Hạt không hoàn thiện (Baddy kernel) |
Gồm hạt bị hư hỏng (3.4) và hạt non (3.5) |
3.7 Hạt đỏ (Red kernel) |
Hạt gạo có lớp cám màu đỏ. |
3.8 Hạt thóc rất dài (Very long kernel) |
Hạt thóc mà chiều dài hạt gạo lật của nó lớn hơn 7 mm. |
3.9 Hạt thóc dài (Long kernel) |
Hạt thóc mà chiều dài hạt gạo lật của nó từ 6 mm đến 7 mm. |
3.10 Hạt thóc ngắn (Short kernel) |
Hạt thóc mà chiều dài hạt gạo lật của nó nhỏ hơn 6 mm. |
3.11 Tạp chất (Impurities, foreign matters) |
Gồm tạp chất vô cơ và hữu cơ theo 3.11.1 và 3.11.2 nhìn thấy bằng mắt thường, hạt hư hỏng hoàn toàn và phần lọt qua sàng có kích thước 1,7 mm x 2,0 mm. |
3.11.1 Tạp chất vô cơ (Inorganic impurities) |
Mảnh đất, đá, kim loại, bụi lẫn trong thóc. |
3.11.2 Tạp chất hữu cơ (Organic impurities) |
Hạt cỏ dại, hạt cây trồng khác, mảnh rơm, rác, xác sâu mọt, hạt hư hỏng hoàn toàn. |
3.12 Độ ẩm (Moisture) |
Lượng nước tự do của thóc, tính bằng phần trăm khối lượng, bị mất đi trong quá trình sấy mẫu ở nhiệt độ 1300C ± 30C trong 120 phút ± 5 phút. |
4.1. Các chỉ tiêu cảm quan
Các chỉ tiêu cảm quan của thóc nhập kho dùng để dự trữ Quốc gia phải phù hợp với các yêu cầu qui định dưới đây :
- Trạng thái : hạt thóc phải khô, nguyên vẹn, mẩy, sạch.
- Màu sắc : màu sắc phải đặc trưng cho từng giống, loại thóc.
- Mùi : mùi tự nhiên của thóc, không có mùi lạ.
4.2 Phân loại theo vùng
Chất lượng thóc nhập kho dùng để dự trữ Quốc gia được chia thành 4 nhóm theo 4 vùng như sau (xem Phụ lục 2) :
Vùng 1: Gồm các tỉnh miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên.
Vùng 2 : Gồm các tỉnh từ đồng bằng Trung du Bắc Bộ đến Thừa Thiên Huế.
Vùng 3: Gồm các tỉnh từ Đà Nẵng đến các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ.
Vùng 4: các tỉnh còn lại (từ thành phố Hồ Chí Minh đến đồng bằng Nam Bộ).
4.3 Các chỉ tiêu vật lý
4.3.1 Các chỉ tiêu vật lý cơ bản của thóc nhập kho dự trữ quốc gia phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong bảng 1.
Bảng 1 : Các chỉ tiêu vật lý
Tên chỉ tiêu |
Yêu cầu |
|||
Vùng 1 |
Vùng 2 |
Vùng 3 |
Vùng 4 |
|
1. Độ ẩm, không lớn hơn |
13,8 |
13,5 |
13,8 |
15,5 |
2. Tạp chất, không lớn hơn |
2,5 |
2,0 |
2,0 |
2,5 |
3. Hạt không hoàn thiện, không lớn hơn |
7,0 |
5,0 |
6,0 |
7,0 |
4. Hạt vàng, không lớn hơn |
0,2 |
0,2 |
0,2 |
0,2 |
4.3.2 Các qui định trong bảng 1 áp dụng đối với thóc bảo quản rời cho vùng 1, vùng 2 và vùng 3 và đối với thóc bảo quản đóng bao cho vùng 4.
Các chỉ tiêu : hạt đỏ, bạc bụng,… : Chỉ tiêu khuyến khích áp dụng, Cục Dự trữ Quốc gia có hướng dẫn theo điều kiện cụ thể.
4.4. Sinh vật hại
Thóc nhập kho không được có sinh vật hại nhìn thấy được bằng mắt thường.
4.5 Thóc phải được bảo quản riêng theo nhóm hình hạt.
Lấy mẫu theo TCVN 5451 : 1991
Dùng dụng cụ chia mẫu hoặc chia mẫu bằng tay cho đến khi mẫu còn lại khoảng 2 kg. Trong quá trình chia mẫu đồng thời quan sát màu sắc, ngửi mùi của thóc và ghi nhận xét. Các bước tiến hành theo sơ đồ ở Phụ lục 1.
7.1 Xác định tạp chất
7.1.1. Dụng cụ
- Cốc thuỷ tinh, chổi quét phải khô, sạch.
- Sàng có kích thước lỗ sàng 1,7 mm x 2,0 mm có đáy thu nhận và nắp đậy.
7.1.2 Cách tiến hành
Từ mẫu trung bình, cân nhanh khoảng 200 g ± 1 g với độ chính xác đến 0,01 g và đổ lên sàng thử đã được lắp đáy sàng và đậy nắp. Sàng bằng tay trong 2 phút. Đổ toàn bộ phần còn lại trên sàng vào khay men trắng. Tiến hành nhặt các hạt hư hỏng hoàn toàn, tạp chất vô cơ, hữu cơ trên sàng nhìn thấy bằng mắt thường và gộp chung vào phần lọt qua sàng vào một cốc thủy tinh sạch khô đã biết trước khối lượng. Cân cốc thuỷ tinh và tạp chất với độ chính xác đến 0,01 g.
7.1.3 Tính toán và biểu thị kết quả
Tạp chất của thóc (Xtc), tính bằng phần trăm khối lượng, xác định theo công thức :
Trong đó :
mtc là tổng khối lượng tạp chất vô cơ và hữu cơ;
m là khối lượng mẫu thử.
7.2 Xác định hạt không hoàn thiện, hạt vàng và hạt đỏ
7.2.1 Dụng cụ
- Cối xay phòng thí nghiệm.
- Khay men trắng.
Cân khoảng 100 g mẫu thóc sau khi đã loại bỏ tạp chất với độ chính xác đến 0,01 g, cho vào cối xay phòng thí nghiệm. Tiến hành xay nhẹ nhàng để tách hết vỏ trấu ra khỏi hạt thóc. Tách vỏ trấu, cân 50 g gạo lật và cho lên tấm kính có đèn chiếu ngược lên hoặc vào khay men trắng. Dàn đều mẫu, quan sát, tiến hành nhặt từng loại hạt: không hoàn thiện (3.6), hạt vàng (3.3), hạt đỏ (3.7) vào từng cốc thuỷ tinh sạch đã biết trước khối lượng. Cân riêng từng loại hạt với độ chính xác đến 0,01g.
7.2.2 Tính toán và biểu thị kết quả
Phần trăm từng loại hạt được tính theo công thức :
X1 (%) = ai/m x 100
Trong đó :
ai là khối lượng gạo lật của từng loại hạt, tính bằng gam;
m là khối lượng gạo lật của mẫu, tính bằng gam;
Xi là phần trăm của loại hạt tương ứng.
Lấy kết quả trung bình cộng của 2 lần xác định, kết quả được làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
7.3. Xác định độ ẩm
7.3.1. Dụng cụ và thiết bị
7.3.1.1. Cân phân tích, có độ chính xác đến ± 0,001 g
7.3.1.2. Chén cân bằng kim loại hoặc bằng thuỷ tinh, có nắp đậy kín, có diện tích đáy không nhỏ hơn 17 cm2 .
7.3.1.3.a. Tủ sấy, có thể khống chế được nhiệt độ ở 130oC ± 3oC.
7.3.1.3.b. Máy phân tích độ ẩm lương thực (MA 30, MA 45,..) có độ chính xác cấp 2.
7.3.1.4. Bình hút ẩm.
7.3.1.5. Máy (cối) nghiền, có các đặc tính sau :
a/ Làm bằng vật liệu không hút ẩm,
b/ Dễ làm sạch, có dung tích vừa với lượng mẫu cân,
c/ Có khả năng nghiền nhanh và cho kích thước hạt sau khi nghiền đồng đều, không sinh nhiệt đáng kể và kín (không tiếp xúc với không khí bên ngoài),
d/ Có khả năng điều chỉnh để hạt sau khi nghiền lọt hết qua sàng lỗ vuông kích thước 1,7 mm x 1,7 mm.
7.3.2. Cách tiến hành
a/ Xác định độ ẩm theo phương pháp cân sấy ISO 712-1998 :
Điều chỉnh máy (cối) nghiền để nhận được hạt sau khi nghiền lọt hết qua sàng lỗ vuông có kích thưóc 1,7 mm x 1,7 mm. Nghiền 1 lượng mẫu nhỏ và bỏ đi. Sau đó tiến hành nghiền nhanh và cân ngay khoảng 5 g mẫu thử. Cân lượng mẫu đã nghiền với độ chính xác đến 0,001 g. Cho vào chén cân có nắp (chén cân và nắp đã được sấy trước đến khối lượng không đổi và cân với độ chính xác đến 0,001 g). Đặt chén và mở nắp để bên cạnh vào tủ sấy. Tiến hành sấy mẫu ở nhiệt độ 130oC ± 3oC trong vòng 120 phút ± 5 phút kể từ khi tủ sấy đạt được 130oC ± 3oC.
Lấy nhanh chén cân ra khỏi tủ sấy, đậy nắp và đặt vào bình hút ẩm. Sau khoảng 30 đến 45 phút khi chén nguội đến nhiệt độ phòng thì đem cân với độ chính xác đến 0,001 g.
Độ ẩm của thóc (W) tính bằng phần trăm, được xác định theo công thức :
Trong đó :
m1 là khối lượng mẫu trước khi sấy
m2 là khối lượng mẫu sau khi sấy.
Lấy kết quả trung bình cộng của 2 phép xác định song song hoặc kế tiếp nhau, kết quả được làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
b/ Có thể xác định độ ẩm bằng các phương pháp khác nhưng phải cho kết quả tương đương .
Báo cáo kiểm nghiệm phải ghi các nội dung sau đây :
- Tên của loại thóc;
- Phương pháp lấy mẫu;
- Nơi lấy mẫu;
- Ngày tháng lấy mẫu;
- Số hiệu hoặc ký hiệu mẫu;
- Tên người lấy mẫu;
- Kết quả kiểm nghiệm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.