PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ - KHUNG
MÔ TÔ, XE MÁY HAI BÁNH - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
(Ban hành theo quyết định số: 1635/2002/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn 22 TCN 299 - 2002 do Tổng công ty cơ khí GTVT và Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp biên soạn.
Cơ quan trình duyệt: Vụ khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông Vận tải Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ giao thông vận tải
Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu và phương pháp thử áp dụng để kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật khung của các loại mô tô, xe máy hai bánh (sau đây gọi tắt là khung xe) có dung tích xi lanh động cơ nhỏ hơn 175 cm3. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại khung xe của mô tô, xe máy thể thao hoặc có kết cấu đặc biệt chuyên dùng.
TCVN 6578 : 2000 (ISO 3779:1977), Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện (VIN) - Nội dung và cấu trúc.
TCVN 6580 : 2000 (ISO 4030:1983), Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện (VIN) - Vị trí và cách ghi.
3.1 Khung xe phải được chế tạo theo đúng thiết kế, đảm bảo độ cứng vững, độ bền và thuận tiện cho việc lắp ráp các chi tiết, bộ phận khác lên khung xe. Toàn bộ khung xe phải được sơn phủ bằng loại sơn có tác dụng chống gỉ; lớp sơn phải bám chắc, mịn bóng, không bọt khí, chịu được sự thay đổi của môi trường làm việc.
3.2 Vật liệu để chế tạo khung xe phải là vật liệu mới 100%, không bị han gỉ, nứt rỗ, đảm bảo độ đồng đều về thành phần hoá học và cơ tính, có tính khả hàn cao.
3.3 Các mối hàn phải đều, ngấu, không rỗ, đủ kích thước, không có khuyết tật.
3.4 Số khung phù hợp với TCVN 6578 :2000 và TCVN 6580 : 2000 và được đóng chìm tại vị trí dễ quan sát trên khung.
3.5 Khi kiểm tra khung xe theo 4.5.1, khung xe không bị biến dạng, nứt gãy.
3.6 Khi kiểm tra khung xe theo 4.5.2, khung xe không bị vặn xoắn, nứt gãy, các kích thước không thay đổi, các mối hàn không bị bong nứt, các mối ghép bu lông không lỏng.
3.7 Ren và các mối ghép ren phải thoả mãn tiêu chuẩn hiện hành.
4.1 Kiểm tra kích thước bằng thước và dụng cụ chuyên dùng.
4.2 Kiểm tra vật liệu: kiểm tra vật liệu về cơ tính và thành phần hoá học để xác định vật liệu chế tạo theo thiết kế được duyệt.
4.3 Kiểm tra mối hàn: kiểm tra bề mặt mối hàn bằng mắt thường, kiểm tra khuyết tật mối hàn bằng thiết bị chuyên dùng tại các vị trí chịu lực lớn.
4.4 Kiểm tra lớp sơn theo tiêu chuẩn hiện hành.
4.5 Kiểm tra độ bền khung xe
4.5.1 Kiểm tra với tải trọng tĩnh
Khung xe được lắp trên thiết bị chuyên dùng (theo nguyên lý như hình 1).
Hình 1
Giá trị của các lực:
P1 ≥ 7000N
P2 ≥ 2500N
P3 ≥ 2000N
Tác dụng lần lượt lực P1, P2, P3 để kiểm tra biến dạng.
Các lực được tăng từ từ, thời gian tác dụng lực không dưới 15 phút.
4.5.2 Kiểm tra với tải trọng động
Khung xe được lắp trên thiết bị chuyên dùng (theo nguyên lý như hình 2).
Hình 2
Trong đó:
P1: là trọng lượng đặt lên vị trí người lái theo thiết kế
P2: là trọng lượng thay thế trọng lượng động cơ theo thiết kế
Đường kính quả lô: ≥ 750 mm
Chiều cao vấu cam: 15 - 25 mm
Số lượng vấu cam trên quả lô: ≥ 2
Vận tốc: V1 ≥ 20 km/h
Thời gian thử : T ≥ 80 h
Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, sản phẩm đạt yêu cầu là sản phẩm được kiểm tra từ 4.1 đến 4.5 và đạt các yêu cầu kỹ thuật nêu tại mục 3.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.