PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1.1. Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình đánh giá độ bền của một lớp phủ hoặc hệ các lớp phủ bảo vệ kết cấu thép bằng cách phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên theo một hướng quy định tại một hay nhiều địa điểm chọn trước.
1.2. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng để so sánh độ bền khí hậu của hai hay nhiều lớp phủ hoặc các hệ lớp phủ khác nhau trong cùng một điều kiện đánh giá kiểm tra.
1.3. Tiêu chuẩn này đưa ra các chỉ dẫn thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng bảo vệ của lớp phủ hoặc hệ lớp phủ trong điều kiện tự nhiên, thông qua việc đánh giá các tính chất trang trí và tính chất bảo vệ của lớp phủ dưới tác động của điều kiện khí hậu
1.4. Các loại sơn bảo vệ kết cấu thép trong ngành Giao thông cần phải thông qua quá trình thử nghiệm theo tiêu chuẩn này.
- ISO.2810 “Paints and varniches – Notes for guidance on the conduct of natural weathering tests”
- AS.1580.481.0-1991- “Coatings – guide to assessing paint systems exposed to weathering conditions”
- AS 1580.457.1-1988- “Resistance to natural weathering”
- ГOCT 6992-68-
3.1. Sự phồng rộp – Sự tách một phần lớp phủ chưa bị phá hủy khởi nền do tác động của ẩm và sự thấm ẩm dưới lớp phủ.
3.2. Sự phấn hóa – Sự có mặt bột phấn có thể loại bỏ trên bề mặt lớp phủ do sự phá hủy màng sơn. Nếu mức độ phấn hóa cao do tác động của khí quyển có thể có hiện tượng bào mòn lớp phủ làm màng sơn bị mòn đi.
3.3. Sự rạn nứt – Sự đứt gãy bề mặt màng sơn nhưng không làm lộ bề mặt lớp sơn phía dưới hay bề mặt chất nền. Sự rạn nứt có thể phân ra làm 4 loại:
a. Dạng không đều: Vết rạn nứt trên bề mặt màng sơn không theo một dạng nhất định
b. Dạng đường thẳng: Vết rạn nứt trên bề mặt màng sơn, nhìn chung thành những đường thẳng gần song song với nhau (in theo vết chổi quét).
c. Dạng hình chân chim: Vết rạn nứt trên bề mặt màng sơn dưới dạng một loạt 3 chạc tỏa ra từ một điểm tạo ra các góc – 120oC giống hình chân chim.
d. Dạng cá sấu: Vết rạn nứt đan chéo nhau trên bề mặt màng sơn.
3.4. Sự thay đổi màu – Bất cứ một sự thay đổi nào của màng sơn có thể nhận thấy được do kết quả của quá trình phơi mẫu. Không phải do sự phấn hóa hoặc lưu bụi.
3.5. Sự ăn mòn: - Sự phá hủy tấm nền kim loại được phủ bằng một hệ sơn sau khi thử nghiệm trong điều kiện khí quyển hoặc ngâm nhúng. Trong một vài trường hợp, sự ăn mòn có thể nhận thấy dễ dàng do xuất hiện sự phồng rộp hoặc các sản phẩm ăn mòn nhìn thấy được ở bề mặt của mẫu thử (nếu không thì sơ bộ phải cẩn thận tẩy bỏ màng sơn, rồi quan sát). Một vài dạng ăn mòn được xác định theo các phương pháp đánh giá ăn mòn kim loại dưới lớp phủ bảo vệ, nêu trong phụ lục 4.
a. Gỉ - ăn mòn kim loại nhóm sắt – Sự tạo thành các sản phẩm oxy hóa màu nâu hoặc đen trên nền sắt hoặc thép. Quá trình gỉ có thể kèm theo sự chuyển màu của màng sơn sang nâu hoặc đỏ.
b. Ăn mòn kim loại màu – Sự phá hủy nền kim loại như nhôm hoặc kẽm, thể hiện bằng sự tạo bột hoặc tạo rỗ trên nền kim loại và có thể kèm theo sự phồng rộp hoặc tạo vây màng sơn do sinh ra sản phẩm ăn mòn thể tích lớn.
c. Ăn mòn dạng chỉ - Một loại vết như chỉ với độ rộng phổ biến trong khoảng 0,1 đến 0,5 mm xuất hiện dưới màng sơn. Nó xuất hiện trên hầu hết các loại kim loại, nhưng trên thép chỉ xuất hiện trong không khí với độ ẩm tương đối cao (65% đến 95%).
Ghi chú: Ăn mòn dạng hình chỉ đôi khi được gọi là ăn mòn dưới lớp phủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra ăn mòn chỉ, nhưng nói chung là do sơn xốp, có lỗ hoặc màng sơn bị hư hỏng cục bộ.
d. Ăn mòn dưới đường rạch – Sự phát triển ăn mòn dưới màng sơn xuất phát từ đường rạch.
e. Ăn mòn đồng đều – Sự phá hủy xảy ra trên toàn bộ bề mặt kim loại nền.
3.6. Sự đứt gãy - Sự phá vỡ trên bề mặt màng sơn làm lộ bề mặt chất nền dưới màng sơn. Sự đứt gãy được phân nhỏ thành:
a. Đứt gãy dạng đường chỉ - Đường rạn vỡ nhỏ mịn trên lớp ngoài cùng màng sơn.
b. Đứt gãy không đều – Không theo một trật tự nào.
c. Dạng đường thẳng – Đường đứt gãy theo những đường thẳng song song đều đặn.
Ghi chú: Dạng đường thẳng song song, nói chung, xuất hiện khi màng sơn được gia công bằng chổi quét hoặc khi vật liệu nền có thớ, ví dụ: gỗ.
d. Loại hình xích ma – Rạn trên màng sơn có dạng là các đường thẳng giao nhau.
3.7. Sự tích bẩn - Sự có mặt các chất lạ bám dính trên bề mặt màng sơn, không phải do bản thân màng sơn sinh ra.
3.8. Sự mất màu – Bất cứ sự chuyển màu nào của màng sơn do quá trình phơi mẫu, kể cả do quá trình phấn hóa, tích bụi hoặc do sự phát triển của vi sinh vật.
3.9. Sự bào mòn – Sự mài mòn màng sơn bởi các tương tác lý hóa (tia cực tím, bức xạ nước) hoặc bởi các tác nhân cơ học (các hạt cuốn theo gió) làm lộ bề mặt lớp sơn tiếp theo hoặc nền kim loại dưới màng sơn.
3.10. Sự tạo vẩy – Sự tách hoàn toàn những miếng nhỏ của màng sơn ra khỏi bề mặt hoặc kim loại nền.
3.11. Sự phát triển của nấm – Một lớp phủ vi sinh vật không quang hợp bao gồm bào tử, sợi nấm hoặc cả hai, đặc trưng bởi cấu trúc sợi nhánh.
3.12. Sợi nấm – Cấu trúc xoắn hoặc sợi, màu từ ghi đến đen tạo thể sợi nấm hoặc thể thực vật từ nấm.
3.13. Sự phát triển của nấm mốc - Xuất hiện các vết bẩn có màu tối từ nâu đến đen trên màng sơn, do tác động của vi sinh, nấm mốc, nấm hoặc tảo. Những hoạt động của vi sinh này cũng có thể làm mất màu hệ sơn.
3.14. Độ bóng – Thay đổi do ấn tượng thị giác về các đặc tính phản xạ ánh sáng của màng sơn.
3.15. Phông nền - Có màu (thường nhạt) và đặc điểm bên ngoài thường không gây sai lệch khi đánh giá một lớp phủ sơn bằng mắt, đặc biệt đối với 3 chỉ tiêu là: đặc tính chung bề ngoài, độ mất màu và độ tích bẩn.
Ghi chú: Mặc dù màu ghi, ghi sáng thường được coi là màu khởi điểm, màu phông nền, nhưng các màu nhạt khác cũng có thể được chấp nhận trong những trường hợp đặc biệt.
3.16. Sự bong tróc – Do mất sự bám dính cục bộ giữa màng sơn ngoài với lớp sơn tiếp theo hoặc với nền, nhưng không bong tách hoàn toàn.
3.17. Sự rỗ màng sơn – Sự tạo lỗ hoặc lỗ nhỏ do ăn mòn cục bộ trên mặt kim loại.
3.18. Màng sơn đối chứng (màng sơn chuẩn): Màng của vật liệu phủ được chế tạo và sử dụng ở cùng một thời điểm và theo cùng một phương pháp như màng sơn để thử nghiệm, nhưng được bảo dưỡng trong điều kiện riêng, để so sánh với tấm mẫu phơi khi kết thúc chu kỳ thử nghiệm.
3.19. Sự co ngót – Xu hướng giảm diện tích bề mặt của màng sơn do ứng suất bên trong, biểu hiện bằng sự co của màng sơn ơ các góc, mép hoặc tạo ra sự nứt gãy màng sơn. Thông thường điều đó bị hạn chế đối với các lớp phủ tăng cường hoặc phủ dầy.
3.25. Vết ố sunfit – Vết đen hoặc ghi xám xuất hiện trên bề mặt màng sơn thông thường là do phản ứng giữa các cấu tử kim loại nâng với hợp chất của lưu huỳnh trong môi trường (tức là sunfua hydro).
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÀNG SƠN THỬ NGHIỆM
4.1. Bảng 1 đưa ra các phương pháp đánh giá màng sơn sau khi thử nghiệm tự nhiên hoặc trong điều kiện ngâm nhúng. Việc thử nghiệm nhằm xây dựng:
a. Khả năng của hệ sơn chống lại tác động của điều kiện khí quyển và duy trì đặc tính bên ngoài của nó.
b. Mức độ bảo vệ của hệ sơn đối với một kim loại nền.
c. Hiệu quả của sự kết hợp giữa (a) và (b)
4.2. Các phương pháp trình bày ở phụ lục 3 dùng để đánh giá những tác động làm ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài màng sơn. Các phương pháp đưa ra ở phụ lục 4 là để đánh giá sự hư hỏng của nền kim loại dưới màng sơn thử nghiệm. Phụ lục 6 trình bày các phương pháp đánh giá độ bền và khả năng chống bám bẩn của màng sơn trong nước biển.
4.3. Khi tiến hành thử nghiệm phơi mẫu và đánh giá đặc tính của sơn thì điều quan trọng là phải xác định được yêu cầu sử dụng của sản phẩm, để có thể gia công các tấm mẫu thí nghiệm hợp lý, lựa chọn nơi phơi mẫu và cách đánh giá cho phù hợp theo bảng 1. Sự phá hủy hay suy giảm của màng sơn khi thử nghiệm phụ thuộc vào hệ phủ, chất nền và môi trường mà ở đó màng sơn được phơi.
Một hệ sơn bảo vệ các kết cấu thép chống lại sự ăn mòn của khí quyển thì phải được thử nghiệm trên tấm thép và phơi mẫu trong một môi trường tương ứng. Nếu yêu cầu cơ bản của lớp phủ là bảo vệ chống ăn mòn cho kim loại nền, thì sử dụng phương pháp xác định độ ăn mòn của kim loại dưới lớp phủ bảo vệ nêu trong phụ lục 4 và các phương pháp đánh giá ghi trong phụ lục 3 như: độ bong tróc, độ phồng rộp, độ rạn nứt. Các phương pháp khác nêu trong phụ lục 3 như độ phấn hoa, độ thay đổi màu, độ mất độ bóng có thể được xem xét nếu hình thức bên ngoài của sơn là quan trọng, tức là trong trường hợp đánh giá một hệ sơn trang trí.
4.4. Khi sử dụng các phương pháp đánh giá (1 đến 12) trong phụ lục 3 và phương pháp đưa ra trong phụ lục 4, việc lựa chọn từng phương pháp đánh giá phụ thuộc vào mục đích đánh giá các tác nhân gây hư hại khi thử nghiệm phơi mẫu. Các phương pháp này không nên xem như một quá trình đánh giá riêng biệt để dự báo tổng thể chất lượng tất cả các tấm mẫu thử nghiệm. Trình tự các bước đánh giá được đưa ra ở bảng 1. Trong quá trình đánh giá chất lượng màng sơn thử nghiệm, một số phương pháp đánh giá chỉ để tham khảo, không bắt buộc. Cụ thể: Sự thay đổi màu: Độ bám bụi. Độ đứt gãy: Sự phát triển của nấm tảo.
4.5. Chất lượng mẫu thử có thể không cần phải đánh giá toàn bộ, nếu một vài phép thử ban đầu cho thấy hoàn toàn không đạt so với yêu cầu. Ví dụ: không cần đánh giá thêm một mẫu thử khi thấy rằng màng sơn dễ bị hỏng khi mới thử các chỉ tiêu trang trí.
5. CHUẨN BỊ TẤM MẪU SƠN THỬ NGHIỆM VÀ MẪU CHUẨN
Vật liệu làm tấm nền mẫu thử cần phải tuân theo tiêu chuẩn Úc – AS. 1580.104-1 (hoặc tiêu chuẩn tương đồng). Cần kiểm tra các đặc tính của vật liệu trước khi dùng nó làm tấm thử.
Thông thường những tấm mẫu thử là tấm phẳng của một kim loại tương ứng (trong những trường hợp đặc biệt có quy định riêng). Tuy nhiên cần thiết kế đảm bảo thoát nước, không có cạnh mép sắc vì dễ gây ra phá hủy cơ học và tránh hiện tượng ngưng tụ ẩm làm hư hỏng trước màng sơn.
Những chỉ dẫn chi tiết hơn về tấm mẫu thử cần tuân thủ và tham khảo phụ lục 5 (mục 4 đối với sơn thử nghiệm trong điều kiện khí quyển) và phụ lục 6 (đối với sơn thử nghiệm dưới nước biển).
Khi chuẩn bị tấm mẫu có thể được rạch để đánh giá độ bền của màng sơn dưới đường rạch. Vết rạch tạo thành một đường chéo có chiều dài cực tiểu là 50mm và độ rộng 1mm.
Khi cần có tấm mẫu chuẩn, mẫu đó phải được tạo đồng thời với mẫu thử để so sánh sau này. Tấm mẫu chuẩn nên để trong nhà, tránh tia cực tím UV, ẩm hoặc nhiệt độ đóng băng dưới -5oC.
6.1. Phơi mẫu khí quyển
Độ khắc nghiệt của một trạm phơi mẫu khí quyển phụ thuộc vào khí hậu và mức độ ô nhiễm khí quyển. Cần phải chọn dạng môi trường khắc nghiệt nhất đối với mỗi loại sơn.
Ví dụ: Một hệ sơn được thiết kế để bảo vệ công trình thép thì nên thử trong môi trường biển, công nghiệp khắc nghiệt, không nên thử trong môi trường thành phố hoặc nông thôn. Điều đó cũng quan trọng để phân biệt và xếp loại các trạm phơi mẫu (xem phụ lục 8). Những tấm mẫu nên phơi trên 1 giá (kết cấu giá phơi đưa ra ở phụ lục 5) mặt hướng về phía Nam và nghiêm về một góc chọn trước.
Vì sự khác nhau về màa gây khó khăn cho việc so sánh các chương trình thử mẫu, nên thời gian bắt đầu phơi mẫu và chu kỳ phơi mẫu nên tham khảo phụ lục 5.
6.2. Ngâm nước
Điều quan trọng là phải xác định dung dịch thích hợp để ngâm mẫu. Thử nghiệm ngâm nước trong phòng thí nghiệm, thường được thực hiện trong nước cất hoặc nước biển nhân tạo. Tuy nhiên dung dịch muối, nước máy cũng có thể được dùng. Chọn những môi trường kém nhất để thử ngoài hiện trường. Vị trí đặt mẫu làm theo phương pháp đưa ra ở phụ lục 6 thường được đặt trên bè hoặc kết cấu cứng trong môi trường tự nhiên nghĩa là sông, hồ hoặc biển.
Mẫu thử nên nhúng chìm vào nước đến một độ sâu phù hợp và ngập một phần mẫu để kiểm tra hư hỏng dưới lớp cắt.
Những tấm mẫu phải không dẫn điện với nhau và với giá phơi bằng kim loại, ngoại trừ những yêu cầu đặc biệt.
Nếu ngâm mẫu trong một bể chứa thì nên luôn thay nước để tránh tạo ra các sản phẩm ăn mòn và các dạng chất bẩn khác. Điều đó có thể giải quyết bằng một hệ thống bơm nước liên tục trong trường hợp dùng nước máy hoặc bằng một hệ thống điều chỉnh chương trình hóa đối với các chất lỏng khác.
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, các tấm mẫu phơi được đánh giá theo sự chỉ dẫn sau:
a. Bất kể khi nào có thể, kiểm tra trong nhà và so sánh màng sơn với mẫu chuẩn dưới một ánh sáng đủ ít nhất là 500 lx.
b. Không để bất kỳ sai sót nào trong quá trình đánh giá vì những thiếu sót nhất định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng màng phủ. Xem nhận xét ở phiếu đánh giá đưa ra trong Phụ lục 2.
c. Màng thử nghiệm cần phải khô khi kiểm tra.
d. Thực hiện đánh giá màng sơn chưa rửa. Nếu có yêu cầu kiểm tra một vị trí của màng sơn đã được rửa sạch, thì lau nhẹ nhàng bằng vải coton dưới lòng nước chảy để tẩy chất bẩn, phấn hóa và sau đó làm khô.
Chú ý: Phải ghi lại cẩn thận phần mẫu đã được rửa. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mẫu thử được phơi tiếp cho chu kỳ sau. Nếu các thí nghiệm lặp lại bằng phương pháp này thì việc rửa chỉ nên thực hiện trên cùng một chỗ của mẫu thử đã rửa ở thí nghiệm trước.
e. Đánh giá hư hỏng thực tế tại thời điểm kiểm tra, độc lập với các giá trị đưa ra ở phần kiểm tra trước.
Chú ý: Việc sử dụng quy ước này tạo khả năng phân loại mức độ hư hỏng trong suốt quá trình phơi mẫu.
f. Việc đánh giá bất kỳ màng sơn nào đều phải dựa trên giá trị trung bình của toàn bộ bề mặt mẫu thử, vì mức độ phá hủy có thể khác nhau trên những vùng mẫu thử khác nhau.
8. KẾT QUẢ
- Kết quả đánh giá được ghi chép trên một tấm phiếu thích hợp, ghi rõ phòng thí nghiệm thử và người chịu trách nhiệm.
Chú ý: Phụ lục 2 đưa ra một mẫu phiếu đánh giá kết quả thích hợp.
Bảng 1
Tóm tắt các phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá (phụ lục 3) |
Yêu cầu thử nghiệm |
||||||
Tấm thử (được rửa trước khi thử nghiệm) |
Tẩm mẫu chuẩn |
Phông nền |
Quy trình so sánh |
Thiết bị chuyên ngành |
Trình tự đánh giá |
||
1 |
Đánh giá tổng thể |
- |
- |
+ |
- |
- |
1 |
2 |
Độ mất màu |
- |
+ |
- |
- |
+ |
2 |
3 |
Độ tích bụi |
- |
- |
+ |
- |
- |
3 |
4 |
Độ bám bụi |
+ |
- |
+ |
- |
- |
8 |
5 |
Sự thay đổi độ bóng |
+ |
+ |
- |
+ |
+ |
9 |
6 |
Độ bào mòn |
+ |
- |
+ |
+ |
- |
10 |
7 |
Độ rạn nứt |
+ |
- |
- |
- |
+ |
11 |
8 |
Độ đứt gãy |
+ |
- |
- |
- |
+ |
12 |
9 |
Độ phồng rộp |
+ |
- |
- |
- |
+ |
13 |
10 |
Độ tao vảy và bong tróc |
- |
- |
- |
- |
+ |
4 |
11 |
Độ phấn hóa |
- |
- |
- |
- |
+ |
5 |
12 |
Sự thay đổi màu |
+ |
+ |
+ |
- |
+ |
14 |
13 |
Sự phát triển của nấm tảo |
- |
- |
- |
+ |
+ |
6 |
14 |
Độ ăn mòn của kim loại dưới lớp phủ |
- |
- |
- |
- |
+ |
7 |
“+”: Có
“-”: Không
Hình 1. Giá phơi mẫu
PHIẾU KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC LỚP PHỦ THỬ NGHIỆM TỰ NHIÊN
Mẫu thử
Số thứ tự mẫu thử |
Số hàng trên giá phơi |
Phương pháp tạo mẫu thử |
|
Vật liệu làm mẫu thử |
Chuẩn bị bề mặt tấm nền |
Lớp phủ thứ nhất |
Lớp phủ thứ hai |
Lớp phủ thứ ba |
Lớp phủ thứ tư |
Chi tiết về điều kiện phơi mẫu |
|
Khu vực phơi mẫu |
Loại trạm phơi mẫu |
Ngày phơi mẫu |
Hướng đặt mẫu |
|
Ngày đánh giá |
|||
|
Tổng số thời gian phơi mẫu (tháng) |
|||
|
Phương pháp đánh giá |
Kết quả kiểm tra |
||
1 |
Đánh giá tổng thể |
|
|
|
2 |
Độ mất màu |
|
|
|
3 |
Độ tích bụi |
|
|
|
4 |
Độ bám bụi |
|
|
|
5 |
Sự giảm độ bóng |
|
|
|
6 |
Độ bào mòn |
|
|
|
7 |
Độ rạn nứt |
|
|
|
8 |
Độ đứt gãy |
|
|
|
9 |
Độ phồng rộp |
|
|
|
10 |
Độ tạo vảy và bong tróc |
|
|
|
11 |
Độ phấn hóa |
|
|
|
12 |
Sự thay đổi màu |
|
|
|
13 |
Sự phát triển của nấm tảo |
|
|
|
14 |
Độ ăn mòn của kim loại dưới lớp phủ |
|
|
|
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ LỚP PHỦ THỬ NGHIỆM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Phụ lục 3.1
TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI MÀNG SƠN
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra một phương pháp đánh giá các tính chất chung bên ngoài của màng sơn được thử nghiệm trong điều kiện tự nhiên.
Ghi chú: Việc đánh giá này chỉ có tính tương đối với những thang chia đưa ra phụ thuộc phần lớn vào ảnh hưởng thẩm mỹ của người quan sát đối với màng sơn. Mục đích của phương pháp này là đánh giá tổng thể những khuyết tật của màng sơn với một số hư hỏng nhỏ nhưng làm ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của nó.
2. Nguyên tắc
Quan sát tấm mẫu thử nghiệm chưa được rửa trong điều kiện chiếu sáng cần thiết theo một phương thức và thang bậc phân chia định sẵn.
3. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên được thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500 lx. Hơn nữa, việc quan sát được thực hiện trên tấm phông nền.
4. Quy trình
Quy trình sẽ được thực hiện như sau:
a. Đặt tấm mẫu thử nghiệm trong môi trường quan sát, đảm bảo rằng trong quá trình kiểm tra bằng mắt, góc quan sát phải ổn định với mặt phẳng tấm thử nghiệm.
b. Ở tầm nhìn với khoảng cách xấp xỉ 3m từ tấm mẫu, đánh giá hình thức bên ngoài màng sơn theo thang chia tương ứng với các bậc xếp loại ở cột 1 bảng 1.
Ghi chú: Để có khái quát tổng hợp về hình thức bề ngoài màng sơn, không nên đánh giá so sánh với các tấm mẫu có những vùng mẫu sơn bị che khuất. Đánh dấu vùng tấm mẫu bị che chắn trong quá trình phơi mẫu để hạn chế ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
c. Nếu cần thì gắn mẫu trở lại giá phơi mẫu để thử nghiệm tiếp.
Bảng 1
Phân loại mẫu thử theo hình thức bên ngoài
Bậc |
Đặc tính bề ngoài màng sơn |
0 |
Không hư hỏng |
1 |
Rất ít hư hỏng, chỉ một vài điểm không đáng kể |
2 |
Ít hư hỏng, số lượng ít nhưng đáng kể |
3 |
Hư hỏng ở mức trung bình |
4 |
Hư hỏng đáng kể |
5 |
Hư hỏng dày đặc |
Ghi chú: Ghi lại các bậc đánh giá bằng số trong cột 1, cách xếp loại này phù hợp với tiêu chuẩn ISO hiện hành.
4. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá.
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
Phụ lục 3.2
XÁC ĐỊNH ĐỘ MẤT MÀU (BAO GỒM SỰ RÁM MÀNG SƠN)
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra một phương pháp xác định sự mất màu có thể quan sát được, gồm cả sự rám màng sơn thử nghiệm được phơi trong điều kiện tự nhiên.
2. Nguyên tắc
Tấm mẫu thử nghiệm được đặt cùng với màng sơn chuẩn dưới điều kiện chiếu sáng quy định, sự tương phản giữa chúng được xếp loại tương ứng với thang chia cho trước. Thang chia này được đánh giá theo một trật tự quy định, ghi nhận các chi tiết về: dạng, xu hướng và nguồn gốc có thể của sự mất màu.
3. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên được thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx. Ngoài ra, việc quan sát phải được thực hiện trên tấm phông nền.
4. Quy trình
Quy trình sẽ được thực hiện như sau:
a. Đặt màng sơn thử nghiệm và màng sơn chuẩn cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng trong môi trường quan sát.
b. Định vị thang chia màu trên cùng một mặt phẳng ngay sát cạnh màng sơn thử nghiệm và màng sơn chuẩn, xác định sự tương phản giữa chúng theo bậc thang chia.
Ghi chú: Không cần quan tâm đến khả năng cải thiện thẩm mỹ hay sự suy giảm màng sơn, mà cần tính đến mức độ thay đổi màu nhiều hay ít. Những dấu hiệu cơ bản về sự mất màu có thể bao gồm: sự chuyển sang mầu vàng, sự xuất hiện những lốm đốm, sự phai màu, sự phấn hóa, sự tích bụi hay sự phát triển của nấm mốc.
c. Xác định bậc thang chia màu thích ứng nhất với độ tương phản giữa màng sơn thử nghiệm và màng sơn chuẩn.
d. Bằng cách tham khảo cột 1 bảng 2, chuyển thang chia màu này sang thang chia ở cột 2 và ghi lại kết quả.
Bảng 2
Đánh giá mức độ mất màu của tấm mẫu thử nghiệm
Thang chia màu |
Bậc |
Đặc tính bề ngoài màng sơn |
5 |
0 |
Không mất màu |
4 |
1 |
Mất màu rất ít |
3 |
2 |
Ít mất màu |
2 |
3 |
Mất màu ở mức trung bình |
1 |
4 |
Mất màu đáng kể |
<1 |
5 |
Mất màu nghiêm trọng |
Ghi chú: Các bậc chia ở cột 2 bảng 2 được tiêu chuẩn ISO chấp nhận.
5. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị bề mặt.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá.
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
i. Nếu có thể, ghi lại những nguyên nhân gây mất màu và khuynh hướng sáng lên hoặc tối đi.
Phụ lục 3.3
XÁC ĐỊNH ĐỘ TÍCH BỤI
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra một phương pháp xác định sự có mặt của bụi hoặc chất lạ trên màng sơn thử nghiệm được phơi ngoài khí quyển.
2. Nguyên tắc
Một tấm mẫu thử nghiệm được kiểm tra trong điều kiện quan sát cho trước, và đánh giá sự có mặt của bụi và chất lạ ứng với các bậc chia quy định.
3. Dụng cụ
Tấm vải nhung - Chất lượng tốt được dệt khít với lớp lót bằng lụa và có màu sắc phù hợp, bao bọc xung quanh một cái nút chai với đường kính xấp xỉ 20mm:
Đối với mẫu sơn màu trắng và màu sáng – Dùng vải đen
Đối với mẫu sơn tối màu hoặc đen – Dùng vải trắng
Đối với mẫu sơn màu trung gian – Dùng vải đen và trắng.
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, dưới cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx. Hơn nữa, việc quan sát phải được thực hiện trên tấm phông nền.
5. Quy trình
Quy trình sẽ được thực hiện như sau:
a. Đặt tấm mẫu thử nghiệm trong môi trường quan sát sao cho trong suốt quá trình kiểm tra bằng mắt, góc quan sát ổn định với mặt phẳng tấm thử nghiệm.
b. Kiểm tra sự có mặt của các chất lạ bám dính trên bề mặt màng sơn thử nghiệm nhưng không do bản thân màng sơn sinh ra.
Ghi chú: Khi màu sắc của bụi tích tụ tương tự với mầu của màng sơn thì rất khó có thể phân biệt được giữa sự bám bụi hay sự phấn hóa màng sơn. Trong trường hợp như vậy phương pháp sau đây sẽ đơn giản hóa việc phân biệt này.
Dùng tấm vải nhung bọc kín xung quanh 1 cái nút chai với đường kính 20 mm chà sát mạnh trên màng sơn thử nghiệm. Dùng một lực nhẹ nhàng kéo tấm vải trên màng sơn với độ dài khoảng 100mm. Lặp lại động tác này trên một vị trí khác của tấm mẫu với những tấm vải có màu sắc khác nhau. Kiểm tra các dấu vết thu được trên tấm vải nhung. Bụi có xu hướng tích tụ dưới bờ rìa của miểng vải, trái lại quá trình phấn hóa ở vùng này xảy ra hoàn toàn và phân bố đều đặn ở phần tiếp xúc giữa tấm vải và màng sơn.
c. Đánh giá độ tích bẩn trên mẫu thử nghiệm ứng với các bậc chia đưa ra ở bảng 3.
d. Nếu cần, gắn mẫu trở lại giá thực hiện các thử nghiệm tiếp theo.
Bảng 3
Đánh giá độ tích tụ bẩn của tấm mẫu thử nghiệm
Bậc |
Bề mặt màng sơn |
0 |
Không tích bụi |
1 |
Bụi tích tụ mỏng |
2 |
Bụi tích tụ trung bình |
3 |
Bụi tích tụ đáng kể |
4 |
Bụi tích tụ với lượng lớn |
5 |
Hoàn toàn bị bụi che phủ |
5. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị bề mặt.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá.
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
Phụ lục 3.4
XÁC ĐỊNH ĐỘ BÁM BỤI
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra một phương pháp xác định sự có mặt của bụi hoặc chất lạ trên màng sơn thử nghiệm được phơi ngoài khí quyển mà không thể rửa trôi bằng nước.
Ghi chú: Thử nghiệm này có thể thực hiện trên tấm mẫu thử như sử dụng ở phương pháp 1.
2. Nguyên tắc
Một phần của tấm mẫu được rửa nhẹ, kiểm tra phần màng sơn sau khi rửa trong điều kiện quan sát cho trước, và đánh giá sự có mặt của bụi và chất lạ ứng với các bậc chia quy định.
3. Dụng cụ
3.1. Chổi sợi bông.
3.2. Nước rửa.
Ghi chú: Nếu tấm mẫu đã được rửa trong quy trình của một thử nghiệm khác thì không cần chổi sợi bông và nước rửa.
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, dưới cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx. Hơn nữa, việc quan sát phải được thực hiện trên tấm phông nền.
5. Quy trình
Quy trình sẽ được thực hiện như sau:
a. Nếu trước đó tấm mẫu chưa được rửa, rửa một phần diện tích màng sơn (không quá 50% toàn bộ diện tích mẫu) bằng cách dùng chổi sợi bông lau nhẹ dưới dòng nước chảy để loại bỏ bụi và phấn bám lỏng lẻo, sau đó làm khô dưới điều kiện thường.
Ghi chú: Cần lưu giữ thường xuyên dấu hiệu để nhận dạng phấn màng sơn đã được rửa. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như vật mẫu tiếp tục được phơi cho chu kỳ thử nghiệm tiếp theo thì việc rửa mẫu chỉ thực hiện trên phần màng sơn đã đánh dấu.
b. Đặt tấm mẫu thử nghiệm trong môi trường quan sát sao cho trong suốt quá trình kiểm tra bằng mắt, góc quan sát ổn định với mặt phẳng tấm thử nghiệm.
c. Xác định sự có mặt của bụi và các chất lạ trên màng sơn và đánh giá bằng số tương ứng với bậc thang chia đưa ra ở bảng 4
d. Nếu cần, gắn mẫu trở lại giá thực hiện các thử nghiệm tiếp theo.
Bảng 4
Đánh giá độ bám bụi bẩn của tấm mẫu thử nghiệm (sau khi rửa)
Bậc |
Bề mặt màng sơn |
0 |
Không bám bụi |
1 |
Bụi bám nhẹ |
2 |
Bụi bám ở mức trung bình |
3 |
Bụi bám đáng kể |
4 |
Bụi bám với lượng lớn |
5 |
Hoàn toàn bị bụi che phủ |
5. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt và tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá.
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
Phụ lục 3.5
XÁC ĐỊNH SỰ THAY ĐỔI ĐỘ BÓNG
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra hai phương pháp đánh giá sự thay đổi độ bóng của mẫu sơn sau khi thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên, một phương pháp xác định bằng mắt và một phương pháp xác định bằng dụng cụ đo.
2. Nguyên tắc
Tấm mẫu được rửa nhẹ và làm khô sau đó đem đánh giá:
a. Đánh giá bằng mắt – Đặt tấm mẫu thử nghiệm cạnh màng sơn chuẩn với điều kiện chiếu sáng quy định, quan sát sự thay đổi độ bóng và đánh giá ứng với các bậc đã phân chia.
b. Đánh giá bằng máy – Sử dụng máy đo độ bóng sẽ ghi được giá trị độ bóng của màng sơn thử nghiệm
3. Dụng cụ
3.1. Chổi sợi bông.
Ghi chú: Nếu như tấm mẫu cần đánh giá đã được sử dụng cho một thử nghiệm khác thì không cần đến chổi sợi bông và nước rửa.
3.2. Nước sạch.
Dùng để rửa tấm mẫu.
3.3. Màng sơn chuẩn (màng sơn so sánh): Được chế tạo từ cùng một loại sơn thử nghiệm, ở cùng một thời điểm với màng sơn thử nghiệm, sử dụng cùng một quy trình gia công mẫu trên cùng một loại chất nền, nhưng mẫu chuẩn không được phơi trong điều kiện khí quyển như màng sơn thử nghiệm. Có thể mẫu chuẩn chỉ là một phần của tấm mẫu thử nghiệm được che phủ bảo vệ trong suốt quá trình phơi mẫu.
3.4. Dụng cụ đo độ bóng
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx.
5. Quy trình
Tấm mẫu thử nghiệm có thể được đánh giá theo một trong hai phương pháp sau:
5.1. Phương pháp đánh giá bằng mắt
a. Nếu tấm mẫu thử nghiệm chưa được rửa – dùng chổi sợi bông lau nhẹ dưới dòng nước chảy một phần diện tích màng sơn (không vượt quá 50% toàn bộ diện tích tấm mẫu) để loại bỏ bụi và phấn bám nhẹ sau đó làm khô trong không khí.
Ghi chú: Cần phải lưu giữ thường xuyên dấu hiệu để phân biệt phần vật mẫu đã được rửa. Điều này đặc biệt quan trọng trường hợp tấm mẫu được phơi tiếp. Nếu như cần đánh giá lại chỉ tiêu này theo phương pháp trên, chỉ rửa mẫu trên phần đã đánh dấu.
b. Đặt màng sơn đã được rửa ngay bên cạnh màng sơn chuẩn trên cùng một mặt phẳng nằm ngang, trong môi trường quan sát, bảo đảm rằng vị trí của nguồn sáng và người quan sát gần đúng với hình mô tả sau đây:
Hình 1. Sơ đồ bố trí hình học cách đánh giá bằng mắt độ bóng màng sơn
c. So sánh độ bóng của phần màng sơn được rửa với màng sơn chuẩn và đánh giá độ suy giảm độ bóng ứng với thang chia đưa ra ở bảng 5.
d. Nếu cần, gắn tấm mẫu trở lại giá phơi mẫu cho các thử nghiệm tiếp theo.
Bảng 5
Đánh giá bằng mắt độ suy giảm độ bóng của tấm mẫu thử nghiệm (sau khi rửa)
Bậc |
Mức độ thay đổi độ bóng |
0 |
Không thay đổi (không nhận thấy sự thay đổi) |
1 |
Rất nhẹ (mới bắt đầu nhận thấy sự thay đổi) |
2 |
Nhẹ (cảm nhận được sự thay đổi) |
3 |
Trung bình (nhận thấy khá rõ) |
4 |
Đáng kể (sự thay đổi được khẳng định) |
6 |
Nặng (thay đổi hoàn toàn) |
5.2. Phương pháp đo bằng máy
a. Sử dụng quy trình đo độ bóng, đo và ghi lại giá trị độ bóng của tấm mẫu thử trước khi gắn vào giá phơi tại thời điểm bắt đầu của mỗi chu kỳ thử nghiệm.
b. Nếu tấm mẫu thử nghiệm chưa được rửa, dùng chổi sợi bông lau nhẹ dưới dòng nước chảy rửa một phần diện tích màng sơn (không vượt quá 50% toàn bộ diện tích tấm mẫu) khỏi bụi và phấn bám sau đó làm khô trong không khí.
c. Sử dụng quy trình đo độ bóng, lấy tối thiểu 3 giá trị đánh giá độ bóng của phần tấm mẫu đã được rửa.
d. Ghi lại giá trị thay đổi độ bóng đo được.
e. Nếu cần, gá tấm mẫu trở lại giá, tiếp tục phơi mẫu cho các thử nghiệm tiếp theo.
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
h. Phương pháp sử dụng đánh giá bằng mắt hay bằng máy.
i. Kết quả đánh giá.
j. Thước đo độ bóng.
Phụ lục 3.6
XÁC ĐỊNH ĐỘ BÀO MÒN
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra một quy trình đánh giá độ bào mòn của màng sơn sau khi thử nghiệm ngoài khí quyển, bằng hai cách:
a. Xác định độ giảm chiều dày của màng sơn trên tấm kim loại thử nghiệm, tính bằng phần trăm so với chiều dày màng sơn khô ban đầu.
b. Xác định bằng mắt kiểm tra các dấu hiệu phơi mẫu hoặc sự lộ màu lớp bên trong do sự mài mòn lớp ngoài trên tấm nền thông qua sự tương phản màu.
Ghi chú:
1. Phương pháp (a) không áp dụng được đối với chất nền phi kim loại vì không xác định được độ dày màng sơn bằng các kỹ thuật không phá hủy.
2. Phương pháp (b) thường để đánh giá các màng sơn trang trí quy ước, với độ dài nhỏ hơn 100 , trong khi đó phương pháp (a) lại phù hợp cho các lớp phủ với độ dày lớn hơn 100 .
2. Nguyên tắc
Màng sơn thử nghiệm được rửa bề mặt bằng nước và mức độ bào mòn được xác định định lượng bằng cách đo độ dày màng sơn khô trước và sau khi phơi bằng phương pháp đo không phá hủy. Phần trăm (%) mất mát do bào mòn so với màng sơn khô ban đầu được xác định bằng phương pháp (a). Có thể sử dụng phương pháp (b) đánh giá định tính độ bào mòn bằng quan sát quá trình phơi mẫu hoặc sự lộ màu trên tấm nền.
3. Dụng cụ
3.1. Nước sạch
3.2. Chổi sợi bông
Ghi chú: Nếu như màng sơn đang thử nghiệm còn dùng cho những đánh giá khác thì không cần đến chổi sợi bông và nước rửa, chỉ cần thử nghiệm trên phần đã rửa.
3.3. Thiết bị xác định độ dày màng sơn khô: Xác định độ dày màng sơn khô không phá hủy màng.
Ghi chú: Phương pháp xác định độ dày màng sơn khô phải được sử dụng thành thạo và ghi chú trong bất kỳ báo cáo nào.
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx. Ngoài ra việc đánh giá là dựa vào mẫu chuẩn.
5. Quy trình
Tấm mẫu thử nghiệm có thể được đánh giá theo một trong hai phương pháp sau:
5.1. Phương pháp (a) - Xác định phần trăm (%) độ bào mòn
a. Trước khi phơi mẫu, xác định độ dày màng sơn khô trên tấm nền kim loại ít nhất trên 4 vị trí của bề mặt thử nghiệm bằng một trong các phương pháp không phá hủy. Kết quả có thể được biểu diễn trong phạm vi sai số 3% độ dày màng sơn ban đầu. Các phép đo được thực hiện cách mép mẫu 10mm.
Ghi chú:
1. 4 điểm đo có thể được định vị ở khoảng giữa tấm mẫu và ở mỗi góc.
2. Có thể sử dụng mẫu chuẩn để định vị các điểm đo.
3. Cần phải lưu giữ thường xuyên dấu hiệu nhận biết phần vật mẫu đã được rửa. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp mẫu được phơi tiếp. Nếu như cần đánh giá lại chỉ tiêu này bằng phương pháp trên thì chỉ rửa mẫu trên phần đã đánh dấu.
b. Ghi lại kết quả độ dày màng sơn khô bằng micromet tại mỗi điểm, loại bỏ kết quả ở các vị trí có dấu hiệu bị phá hủy hoặc màng sơn không liên tục.
Ghi chú: Mô tả ngắn gọn những hư hỏng của màng sơn trong phần báo cáo kết quả thí nghiệm.
c. Phơi tấm mẫu thử nghiệm theo thời hạn yêu cầu.
d. Sau khi phơi, kiểm tra bằng mắt màng sơn thử nghiệm và nếu cần thiết loại bỏ những chất bẩn bám nhẹ trên bề mặt bằng cách dùng vải sợi bông lau nhẹ dưới dòng nước chảy. Sau đó làm khô ở điều kiện môi trường.
e. Xác định và ghi lại độ dày màng sơn khô ở các vị trí vừa đo ở phần (a) khi sử dụng cùng một phương pháp (thể hiện kết quả trong phạm vi sai số 3% độ dày màng sơn ban đầu).
f. Xác định phần trăm (%) độ bào mòn tại mỗi vị trí trên tấm mẫu thử nghiệm theo phương trình sau:
Độ bào mòn (%) = x 100%
trong đó:
- Chiều dày ban đầu màng sơn thử nghiệm, ;
- Chiều dày màng thử nghiệm sau một khoảng thời gian thử, .
g. Sau khi bảo đảm rằng đã loại bỏ hết các kết quả đo tại các vị trí trên mẫu đã có dấu hiệu hư hỏng, tính trung bình giá trị phần trăm độ bào mòn của các kết quả còn lại. Sau khi đã chỉnh độ chính xác của thiết bị đo, kết quả được ghi chép vào báo cáo thử nghiệm.
h. Nếu cần, gắn mẫu trở lại giá phơi, như đã yêu cầu cho mỗi kết thúc 1 lần thí nghiệm, lặp lại các bước (d) và (e) để đo thêm độ bào mòn tiếp theo.
5.2. Phương pháp (b) – Đánh giá bằng mắt
a. Sau khi phơi, kiểm tra bằng mắt màng sơn thử nghiệm. Nếu cần, loại bỏ những chất bám nhẹ trên bề mặt bằng cách dùng vải sợi bông lau nhẹ dưới dòng nước chảy. Sau đó, làm khô dưới điều kiện môi trường.
Ghi chú: Cần phải lưu giữ cẩn thận các dấu hiệu đánh dấu phần vật mẫu đã được rửa. Điều này đặc biệt quan trọng khi mẫu được tiếp tục phơi. Nếu như cần đánh giá lại chỉ tiêu này nhờ phương pháp trên thì chỉ rửa mẫu trên phần đã đánh dấu.
b. Đặt tấm mẫu thử nghiệm trong môi trường quan sát, kiểm tra bất kỳ một dấu hiệu nào trong quá trình phơi mẫu, hoặc sự lộ màu trên tấm nền.
Ghi chú: Độ bào mòn đôi khi dễ dàng quan sát bằng mắt trên màng sơn nhúng ướt hơn là trên màng sơn khô, do đó ta có thể dễ dàng đánh giá độ xói mòn trên màng sơn nhúng ướt.
c. Ghi lại sự có mặt hoặc không của hiện tượng lộ màu trên tấm nền.
Ghi chú: Để hỗ trợ cho phương pháp đánh giá bằng mắt, cần phải phân biệt sự tương phản màu sắc giữa màng sơn phủ và chất nền. Mức độ phá hủy màng sơn sẽ không đủ nếu không nhận thấy sự tương phản này.
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
h. Phương pháp sử dụng đánh giá bằng mắt hay bằng máy.
i. Kết quả đánh giá.
j. Thước đo độ bóng
k. Nếu dùng phương pháp (a) cần mô tả thiết bị đo độ dày màng sơn khô và thiết lập độ chính xác của thiết bị.
Phụ lục 3.7
XÁC ĐỊNH ĐỘ RẠN NỨT CỦA MÀNG SƠN
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này trình bày một phương pháp đánh giá độ rạn nứt của màng sơn sau khi thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.
2. Nguyên tắc
Màng sơn thử nghiệm được rửa sạch bề mặt, sau đó đánh giá bằng mắt độ nứt của màng sơn nếu cần thì dùng kính hiển vi hoặc kính lúp với độ phóng đại 10 lần dựa vào việc so sánh với mẫu chuẩn biểu diễn các mức độ rạn nứt của màng sơn.
3. Dụng cụ
3.1. Bàn chải sợi bông
Ghi chú: Nếu như tấm mẫu đã được sử dụng cho thử nghiệm khác thì không cần đến chổi sợi bông và nước rửa.
3.2. Kính hiển vi hoặc kính lúp: có độ phóng đại 10 lần.
3.3. Mẫu tiêu chuẩn đồ họa (hình 2): Để so sánh với màng sơn thử nghiệm.
3.4. Nước sạch
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên phải thực hiện trong phòng thí nghiệm tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx.
5. Quy trình
a. Nếu tấm mẫu thử nghiệm chưa được rửa, dùng chổi sợi bông lau nhẹ dưới dòng nước chảy rửa một phần diện tích màng sơn (không vượt quá 50% toàn bộ diện tích tấm mẫu) để loại bỏ bụi và phấn bám nhẹ sau đó làm khô dưới điều kiện không khí.
Ghi chú: Cần phải lưu giữ thường xuyên dấu hiệu để nhận biết phần vật mẫu đã được rửa. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp mẫu được tiếp tục phơi.
Nếu như cần đánh giá lại chỉ tiêu này nhờ phương pháp trên thì chỉ rửa mẫu trên phần đã đánh dấu.
b. Đặt màng sơn thử nghiệm bên cạnh mẫu chuẩn đồ họa trên cùng một mặt phẳng trong môi trường quan sát.
c. Quan sát màng sơn thử nghiệm bằng mắt, nếu thấy có vết nứt khi so sánh mức độ rạn nứt với mẫu chuẩn độ họa (hình 2) xác định độ tương đương của vết nứt. Đối với những vết nứt không thể quan sát được bằng mắt thường kiểm tra lại tấm mẫu với thiết bị phóng đại 10 lần để quan sát những vết nứt có kích thước nhỏ.
Ghi chú: Nếu có mặt vết rạn nứt, cần ghi lại hình dạng vết nứt: dạng không đều đặn dạng đường thẳng, dạng hình chân chim hoặc vết nứt được phân bổ đồng đều trên tấm mẫu. Nếu nứt không đồng đều, ghi lại vết nứt là lớn hay nhỏ.
d. Đối chiếu với bảng 6, xác định kích cỡ vết nứt theo các bậc ở cột 1 và ghi lại kết quả này. Với các mức độ trung gian ta lấy bậc lớn hơn liền kề với nó mà không sử dụng bậc dạng số thập phân.
Bảng 6
Đánh giá kích cỡ độ rạn nứt của tấm mẫu thử nghiệm
Bậc |
Kích cỡ vết nứt |
0 |
Không quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần |
1 |
Chỉ quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần |
2 |
Mới bắt đầu quan sát được bằng mắt thường |
3 |
Quan sát được và thấy rất rõ bằng mắt thường |
4 |
Vết nứt lớn với độ rộng 1 mm |
5 |
Vết nứt rất lớn với độ rộng >1 mm |
e. Ghi lại độ nứt.
f. Nếu cần, gá mẫu trở lại giá đỡ để tiếp tục phơi.
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá mật độ nứt của mẫu thử nghiệm (hình 2) và kích cỡ vết nứt (bảng 6)
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
Hình 2. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá mật độ rạn nứt của màng sơn
Phụ lục 3.8
XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỨT GÃY CỦA MÀNG SƠN
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này mô tả một quy trình xác định độ đứt gãy của màng sơn sau khi thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.
2. Nguyên tắc
Màng sơn thử nghiệm được rửa sạch bề mặt bằng nước, sau đó đánh giá bằng mắt độ đứt gãy của màng bằng kính hiển vi hoặc kính lúp với độ phóng đại 10 lần, bằng cách so sánh với mẫu chuẩn đồ họa biểu diễn các mức độ rạn nứt của màng sơn chuẩn.
3. Dụng cụ
3.1. Nước sạch
3.2. Bàn chải sợi bông
Ghi chú: Nếu như tấm mẫu đã được sử dụng cho thử nghiệm khác thì không cần đến chổi sợi bông và nước rửa.
3.3. Kính hiển vi hoặc kính lúp: có độ phóng đại 10 lần.
3.4. Mẫu tiêu chuẩn đồ họa (hình 3.1 và hình 3.2).
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx.
5. Quy trình
a. Nếu tấm mẫu thử nghiệm chưa được rửa, dùng chổi sợi bông lau nhẹ dưới dòng nước chảy rửa một phần diện tích màng sơn (không vượt quá 50% toàn bộ diện tích tấm mẫu) để loại bỏ bụi và phấn bám nhẹ, sau đó làm khô trong không khí.
Ghi chú: Cần phải lưu giữ thường xuyên dấu hiệu để nhận biết phần vật mẫu đã được rửa. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp mẫu được tiếp tục phơi. Nếu như cần đánh giá lại chỉ tiêu này nhờ phương pháp trên, chỉ rửa mẫu trên phần đã đánh dấu.
b. Đặt màng sơn thử nghiệm bên cạnh mẫu chuẩn đồ họa (hình 3.1 và hình 3.2) trên cùng một mặt phẳng trong môi trường quan sát.
c. Quan sát bằng mắt thường màng sơn thử nghiệm, nếu thấy có vết đứt gãy thì so sánh mật độ đứt gãy với mẫu chuẩn đồ họa (hình 3.1 và hình 3.2) để xác định bậc đứt gãy tương đương. Đối với những vết nứt không thể quan sát được bằng mắt thường kiểm tra lại tấm mẫu khi dùng thiết bị phóng đại 10 lần để quan sát những vết đứt có kích thước nhỏ.
Ghi chú: Nếu có mặt vết đứt gãy, cần ghi lại mô hình vết nứt: dạng không đều đặn dạng đường thẳng, dạng hình chân chim hoặc vết nứt được phân bổ đồng đều trên tấm mẫu. Nếu nứt không đồng đều ghi lại độ tập trung của vết nứt là lớn hay nhỏ.
d. Đối chiếu với bảng 7, xác định kích cỡ vết đứt gãy theo các bậc ở cột 1 và ghi lại kết quả này. Với các mức độ đánh giá trung gian ta lấy bậc lớn hơn liền kề với nó mà không sử dụng bậc dạng số thập phân.
Bảng 7
Đánh giá kích cỡ độ đứt gãy của tấm mẫu thử nghiệm
Bậc |
Kích cỡ vết đứt |
0 |
Không quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần |
1 |
Chỉ quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần |
2 |
Mới bắt đầu quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần |
3 |
Quan sát được và thấy rất rõ bằng mắt thường |
4 |
Vết nứt rất lớn với độ rộng tới 1 mm |
5 |
Vết nứt rất lớn với độ rộng >1 mm |
e. Ghi lại độ nứt.
f. Đưa tấm mẫu trở lại giá đỡ tiếp tục phơi mẫu cho các thử nghiệm tiếp theo.
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá mật độ đứt gãy của mẫu thử nghiệm (hình 3.1 và hình 3.2) và kích cỡ vết đứt (bảng 7)
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
Hình 2. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá mật độ đứt gãy của màng sơn dạng hỗn độn
Hình 3.2. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá mật độ đứt gãy của màng sơn dạng hình kim
Phụ lục 3.9
XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỒNG RỘP
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định độ phồng rộp của màng sơn sau khi thử nghiệm tự nhiên.
2. Nguyên tắc
Màng sơn thử nghiệm không rửa sạch bề mặt được đánh giá bằng mắt độ phồng rộp của màng bằng cách đối chiếu với mẫu chuẩn đồ họa biểu diễn các mức phồng rộp của màng sơn.
Ghi chú: Mẫu chuẩn đồ họa đối chiếu được ISO chấp nhận.
3. Dụng cụ
3.1. Kính hiển vi hoặc kính lúp: Có độ phóng đại 10 lần, khi cần dùng để quan sát bề mặt.
3.2. Mẫu tiêu chuẩn đồ họa (hình 4.1 ÷ 4.4): Dùng để so sánh màng sơn thử nghiệm
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm; tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx.
5. Quy trình
a. Đặt màng sơn khô bên cạnh mẫu chuẩn đồ họa đối chiếu trên cùng một mặt phẳng trong môi trường quan sát.
b. Trong khoảng 2 h sau khi tháo mẫu ra khỏi giá phơi mẫu, kiểm tra màng sơn bằng mắt thường. Nếu nhận thấy có dấu hiệu phồng rộp, so sánh màng sơn thử nghiệm với biểu đồ (hình 4.1 ÷ 4.4) và xác định mức tương ứng. Đối với những vết phồng rộp không thể quan sát được bằng mắt thường, kiểm tra lại tấm mẫu với thiết bị phóng đại 10 lần để quan sát những vết phồng rộp vi mô.
Ghi chú: Thời gian tháo mẫu ra khỏi giá và thời gian đánh giá mẫu có thể ảnh hưởng đến kết quả đo độ phồng rộp.
c. Nếu có sự phồng rộp, xác định rõ kiểu phồng rộp: dạng đều đặn hay không đồng đều. Nếu sự phồng rộp là không đồng đều thì xác định độ hội tụ của nó là lớn hay nhỏ.
d. Dựa vào bảng 8 xác định bậc của mật độ phồng rộp và bảng 9 kích cỡ phồng rộp và cả hai đều được minh họa ở hình 4.1, hình 4.2, hình 4.3, hình 4.4.
Bảng 8
Đánh giá mật độ phồng rộp của tấm mẫu thử nghiệm
Bậc |
Mật độ phồng rộp |
0 |
Không phồng rộp |
1 |
Phồng rộp rất ít |
2 |
Có phồng rộp |
3 |
Phồng rộp ở mức trung bình |
4 |
Phồng rộp ở mức trên trung bình |
5 |
Phồng rộp hoàn toàn |
Bảng 9
Đánh giá kích cỡ phồng rộp của mẫu thử
Bậc |
Kích cỡ phồng rộp |
S1 |
Nhỏ hơn so với hình 4.1 |
S2 |
Theo hình 4.1 |
S3 |
Theo hình 4.2 |
S4 |
Theo hình 4.3 |
S5 |
Theo hình 4.4 |
e. Ghi lại các mức phồng rộp.
f. Nếu cần, gá mẫu trở lại giá để tiếp tục phơi mẫu cho các thử nghiệm tiếp theo.
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá mật độ phồng rộp của màng sơn (bảng 8) và cỡ phồng rộp (bảng 9)
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
Hình 4.1. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá mật độ phồng rộp của màng sơn dạng S2
Hình 4.2. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá mật độ phồng rộp của màng sơn dạng S3
Hình 4.3. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá mật độ phồng rộp của màng sơn dạng S4
Hình 4.4. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá mật độ phồng rộp của màng sơn dạng S5
Phụ lục 3.10
XÁC ĐỊNH ĐỘ TẠO VẢY VÀ BONG TRÓC
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra phương pháp xác định độ tạo vảy và bong tróc của màng sơn sau khi thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.
2. Nguyên tắc
Trên màng sơn thử nghiệm chưa rửa bề mặt, đánh giá bằng mắt độ tạo vảy và bong tróc ứng với các thang bậc trong bảng quy định khi đối chiếu với thang chuẩn họa đồ.
Ghi chú: Mẫu chuẩn họa đồ tiêu chuẩn được ISO chấp nhận.
3. Dụng cụ
3.1. Kính hiển vi hoặc kính lúp: Có độ phóng đại 10 lần dùng để quan sát bề mặt khi cần.
3.2. Mẫu tiêu chuẩn họa đồ (hình 3.1 và 5.2): Dùng để đối chiếu khi đánh giá màng sơn thử nghiệm.
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm; tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500 lx.
5. Quy trình
a. Đặt màng sơn khô bên cạnh mẫu chuẩn đồ họa so sánh trên cùng một mặt phẳng trong môi trường quan sát.
b. Quan sát bằng mắt màng sơn thử nghiệm. Nếu xuất hiện tạo vảy và bong tróc so sánh bề mặt tấm mẫu với mẫu chuẩn đồ họa và xác định hình nào trong đồ họa có lượng bong tróc và tạo vảy tương đương. Đối với những vảy tróc không thể quan sát được bằng mắt thường, kiểm tra lại tấm mẫu với thiết bị phóng đại 10 lần, quan sát vảy và bong tróc ở dạng vĩ mô.
Ghi chú:
1. Hình 5.1 mô tả sự bong tróc không xảy ra theo một hướng nhất định (đẳng hướng) và hình 5.2 mô tả sự bong tróc theo một hướng ưu tiên do tính dị hướng của bề mặt.
2. Nếu có sự tạo vảy và bong tróc, cần ghi lại dạng và kiểu: dị hướng và đẳng hướng và nếu sự tạo vảy hay bong tróc là đồng đều thì phải ghi lại độ hội tụ của nó là lớn hay nhỏ.
c. Đối chiếu với bảng 1 và sử dụng hình 5.1 và hình 5.2 làm mẫu so sánh, xác định cấp bậc về lượng của sự bong tróc và phồng rộp.
Bảng 10
Đánh giá phần diện tích tạo vảy và bong tróc của tấm mẫu thử nghiệm
Bậc |
Diện tích bong tróc (%) |
0 |
0 |
1 |
0,1 |
2 |
0,3 |
3 |
1 |
4 |
3 |
5 |
≥ 15 |
d. Tính diện tích trung bình của phần diện tích bong tróc và tạo vảy tương ứng với phân loại đưa ra ở bảng 11.
Bảng 11
Phân cấp diện tích trung bình của bề mặt bị bong tróc hoặc phồng rộp
Bậc |
Kích cỡ vảy và bong tróc |
0 |
Không quan sát được với độ phóng đại 10 lần |
1 |
≤ 1mm |
2 |
≤ 3mm |
3 |
≤ 10 mm |
4 |
≤ 30 mm |
5 |
≥ 30 mm |
e. Ghi lại các mức độ (% diện tích) trong tróc và tạo vảy (bảng 10) và nếu cần, cả diện tích trung bình bị bong tróc (bảng 11).
f. Nếu cần, gá tấm mẫu trở lại giá để phơi mẫu cho các thử nghiệm tiếp theo.
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt của các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Xuất hiện bong tróc hay tạo vảy hoặc cả hai.
h. Kết quả đánh giá mức độ (% diện tích) bong tróc và tạo vảy của màng sơn (bảng 10) và kích cỡ trung bình phần diện tích bị bong tróc (bảng 11)
i. Ghi lại các sự cố và các điều kiện có tác động đến kết quả phơi mẫu.
Hình 5.1. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá độ bong tróc của màng sơn dạng hỗn độn
Hình 5.2. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá độ bong tróc của màng sơn dạng hình kim
Phụ lục 3.11
XÁC ĐỊNH ĐỘ PHẤN HÓA
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra phương pháp xác định độ phấn hóa của màng sơn sau khi được thử nghiệm ngoài khí quyển.
2. Nguyên tắc
Mẫu sau được khi phơi không rửa sạch bề mặt được chùi bằng một miếng vải nhung những vết bám trên miếng vải được so sánh với biểu đồ mẫu chuẩn đồ họa để đánh giá mức độ phấn hóa của màng sơn.
Ghi chú: Mẫu chuẩn đồ họa so sánh được ISO chấp nhận.
3. Dụng cụ
3.1. Tấm vải nhung: Chất lượng cao được dệt khít với lớp lót bằng lụa có màu sắc phù hợp bao bọc xung quanh một cái nút chai đường kính xấp xỉ 20mm, màu của tấm vải đươc chọn tùy theo màu của mẫu sơn.
a. Đối với mẫu sơn trắng – Dùng vải đen
b. Đối với mẫu sơn tối màu – Dùng vải trắng
c. Đối với mẫu sơn màu trung gian – Dùng vải đen và trắng
3.2. Mẫu chuẩn đồ họa (hình 6).
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm; tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500 lx. Nếu không thể thực hiện được trong phòng thử nghiệm, thì khi đánh giá độ phấn hóa phải chọn những ngày không có mưa hoặc có mây.
5. Quy trình
Quy trình sẽ được thực hiện như sau:
a. Bọc kín tấm vải nhung xung quanh cái nút chai có đường kính xấp xỉ 20mm hoặc thông thường người ta bọc quanh đầu ngón trỏ và chùi mạnh trên màng sơn thử nghiệm.
b. Dùng một lực nhỏ nhẹ nhàng tấm vải trên màng sơn với độ dài 100 mm theo chiều ngang với vết chổi quét sơn nếu như màng sơn được gia công bằng chổi quét.
Ghi chú: Nếu có thể, kiểm tra lại độ phấn hóa ở những phần khác của tấm mẫu.
c. So sánh bằng mắt những dấu hiệu thu được với biểu đồ mẫu chuẩn, cần phải thận trọng phân biệt rõ giữa phấn hóa và sự tích bụi.
Ghi chú: Bụi bám lỏng lẻo có xu hướng tích tụ dưới bờ ria, trái lại sự phấn hóa ở trong này xảy ra hoàn toàn và phân bố đều đặn ở phần tiếp xúc giữa tấm vải và màng sơn.
d. Đánh giá độ phấn hóa của màng sơn dựa vào bảng 12 khi đối chiếu với biểu đồ mẫu chuẩn, xác định hình ảnh trong biểu đồ có lượng phấn hóa xấp xỉ tương đương. Các bậc đánh giá trung gian được làm tròn tới bậc cao hơn kề với nó mà không sử dụng bậc thập phân.
Ghi chú: Tiêu chuẩn đối chiếu chỉ mô tả mẫu sơn trắng trên nền đen. Bởi vậy biểu đồ này cho phép đánh giá độ phấn hóa với mẫu sơn màu tối hoặc màu trung gian.
e. Ghi lại bậc đánh giá và ghi chú cần thiết.
Ghi chú: Mặc dù kết quả sự phấn hóa có thể trùng với độ xói mòn màng sơn, nhưng tiêu chuẩn này chỉ cho phép xác định độ phấn hóa mà độ mài mòn không thể đánh giá được.
Bảng 12
Đánh giá độ phấn hóa của tấm mẫu thử nghiệm
Bậc |
Lượng phấn hóa |
0 |
Không quan sát được bằng mắt thường |
1 |
Mức độ (a) |
2 |
Mức độ (b) |
3 |
Mức độ (c) |
4 |
Mức độ (d) |
5 |
Hoàn toàn bị bụi che phủ |
f. Đưa tấm mẫu trở lại giá đỡ tiếp tục phơi mẫu cho các thử nghiệm tiếp theo
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá độ phấn hóa của màng sơn.
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu
Hình 6. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá độ phấn hóa của màng sơn
Phụ lục 3.12
XÁC ĐỊNH ĐỘ THAY ĐỔI MÀU
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra một phương pháp xác định sự đổi màu có thể quan sát được sau khi thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.
2. Nguyên tắc
Tấm mẫu thử nghiệm sau khi được rửa sạch bề mặt, đem đặt cạnh một tấm mẫu chuẩn (tấm mẫu so sánh) dưới điều kiện chiếu sáng yêu cầu, sự tương phản màu sắc giữa chúng được đánh giá tương ứng với thang chia màu. Sau đó, thang chia này được chuyển sang bậc đổi màu của màng sơn.
3. Dụng cụ
3.1. Nước sạch
3.2. Bàn chải sợi bông
Ghi chú: Nếu như tấm mẫu cần đánh giá đã được dùng cho một thử nghiệm khác thì không cần đến chổi sợi bông và nước rửa.
3.3. Thang chia xác định độ đổi màu: ISO 105-A02
3.4. Màng sơn chuẩn: Được gia công từ cùng một loại sơn tại cùng một thời điểm với màng sơn thử nghiệm, từ một quy trình gia công mẫu và tấm nền như nhau, nhưng mẫu chuẩn không được phơi trong điều kiện khí quyển như màng sơn thử nghiệm. Có thể mẫu chuẩn chỉ là một phần của tấm mẫu thử nghiệm khi được che phủ bảo vệ trong suốt quá trình phơi mẫu.
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500 lx. Hơn nữa, việc quan sát phải được thực hiện so với một mẫu chuẩn.
5. Quy trình
Quy trình sẽ được thực hiện như sau:
a. Nếu màng sơn chưa rửa sạch bề mặt, dùng chổi sợi bông lau nhẹ dưới dòng nước chảy để loại bỏ bụi và phấn bám nhẹ trên bề mặt, sau đó làm khô trong điều kiện thường.
Ghi chú: Cần phải lưu giữ thường xuyên dấu hiệu để nhận biết phần vật mẫu đã được rửa. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp tấm mẫu được tiếp tục phơi. Nếu như cần đánh giá lại chỉ tiêu này nhờ phương pháp trên, chỉ rửa mẫu trên phần đã đánh dấu.
b. Đặt màng sơn thử nghiệm và màng sơn chuẩn sát cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng trong môi trường quan sát.
c. Định vị thang chia màu trên cùng một mặt phẳng ngay sát cạnh sơn thử nghiệm và màng sơn chuẩn, xác định sự tương phản giữa chúng theo bậc thang chia.
Ghi chú: Không quan tâm đến việc đổi màu màng sơn có khả năng cải thiện thẩm mỹ hay làm phá hủy màng sơn, mà chỉ tính đến mức độ thay đổi màu nhiều hay ít. Đặc biệt lưu ý những hiện tượng như: sự chuyển màu vàng, sự phai màu, sự xuất hiện những lốm đốm, sự rám màng sơn.
d. Xác định bậc thang màu thích ứng nhất với độ tương phản giữa màng sơn thử nghiệm và màng sơn chuẩn.
e. Dựa vào cột 1 bảng 13, chuyển bậc này sang thang chia nêu ở cột 2 và ghi lại kết quả.
Bảng 13
Mức độ mất màu của tấm mẫu tử nghiệm
Thang chia |
Bậc |
Biểu hiện bề ngoài màng sơn |
5 |
0 |
Không đổi màu |
4 |
1 |
Đổi màu rất ít |
3 |
2 |
Đổi màu ít |
2 |
3 |
Đổi màu ở mức trung bình |
1 |
4 |
Đổi màu đáng kể |
<1 |
5 |
Đổi màu hoàn toàn |
Ghi chú: Các bậc chia ở cột 2 bảng 2 được tiêu chuẩn ISO chấp nhận.
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá.
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu
Phụ lục 3.13
XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM VÀ TẢO
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra hai phương pháp xác định độ phát triển của nấm và tảo trên màng sơn sau khi được thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.
2. Các khái niệm
2.1. Sự phát triển của tảo – Một lớp vô định hình với nhiều loại vi sinh vật quang hợp làm màng sơn chuyển từ màu xanh sang màu nâu.
2.2. Sự phát triển của nấm – Một lớp phủ với các vi sinh vật không quang hợp bao gồm bào tử hoặc cả hai được đặc trưng bởi sự xuất hiện phân nhánh dạng sợi.
3. Nguyên tắc
Sự có mặt của nấm và tảo trên màng sơn thử nghiệm được nhận dạng bằng thử nghiệm đánh dấu NaHClO (natri hypocloride) và mức độ phát triển của nó được đánh giá bằng cách đối chiếu với biểu đồ mẫu chuẩn.
Ghi chú:
1. Hệ đánh giá ISI 4628/1 và hình mẫu chuẩn ASTM – D 3274 được chấp nhận.
2. Sử dụng máy quan sát với độ phóng đại 10 lần cho phép phân biệt: bào tử nấm, sợi nấm và bụi bẩn.
3. Dụng cụ
3.1. Bàn chải sợi bông
3.2. Ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm: Có khả năng nhỏ 1 ml trên bề mặt.
3.3. Mẫu chuẩn đồ họa (hình 7).
3.4. Dung dịch natri hypoclorit (NaOCl): Để rửa tấm mẫu thử nghiệm, chứa khoảng 3 ÷ 6% lượng clo dùng được.
4. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra sơn tốt hơn hết phải thực hiện trong phòng thí nghiệm; tránh các tia ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, dưới cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500 lx.
5. Quy trình
Quy trình được thực hiện như sau:
a. Nhỏ 1 ml dung dịch NaOCL trên một vùng tấm mẫu thử nghiệm. Đánh dấu chính xác những vị trí được thử nghiệm.
b. Sau một một phút, khẳng định sự có mặt của nấm và tảo và nếu phát hiện thấy sự tẩy trắng trên bề mặt mẫu.
c. Ở những nơi bị tẩy trắng, đối chiếu với hình mẫu chuẩn để đánh giá sự phát triển của nấm và tảo (hình 7).
d. Đặt màng sơn khô chưa được rửa ngay sát cạnh các hình tiêu chuẩn trên cùng một mặt phẳng trong môi trường quan sát.
e. Xác định mức độ phát triển của nấm và tảo từ hình mẫu phù hợp. Trong trường hợp thử nghiệm đánh dấu cho thấy có sự lẫn lộn giữa bụi bẩn và nấm thì việc đánh giá sẽ loại trừ lượng nhiễm bẩn
đ. Ghi lại bậc đánh giá tương ứng với bảng 14
Bảng 14
Đánh giá mức độ phát triển của nấm và tảo
Bậc |
Độ biến dạng bề mặt sau khi rửa |
0 |
Không biến dạng |
1 |
Biến dạng ở rìa mép tấm mẫu |
2 |
Ít biến dạng |
3 |
Biến dạng ở mức trung bình |
4 |
Biến dạng đáng kể |
5 |
Biến dạng hoàn toàn |
6. Báo cáo
a. Tên cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
f. Hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi.
g. Kết quả đánh giá mức độ phát triển của nấm và tảo trên màng sơn.
h. Ghi lại các sự cố và các điều kiện tác động đến kết quả phơi mẫu.
Hình 7. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá độ phát triển của nấm và tảo trên màng sơn
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĂN MÒN CỦA KIM LOẠI DƯỚI LỚP PHỦ BẢO VỆ
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra cách đánh giá mức độ suy giảm, phá hủy của kim loại nền được phủ hệ sơn bảo vệ sau khi phơi ngoài khí quyển. Mục đích của phương pháp là đánh giá khả năng bảo vệ chống ăn mòn của hệ sơn đối với kim loại thử nghiệm trong môi trường xám thực.
2. Định nghĩa
2.1. Ăn mòn dạng 1: Ăn mòn không do phồng rộp.
2.2. Ăn mòn dạng 2: Ăn mòn do sự phồng rộp.
3. Nguyên tắc
Các trạm mẫu sơn phủ được phơi ngoài môi trường xâm thực, sự ăn mòn trên bề mặt của màng sơn (hoặc trên bề mặt kim loại dưới màng sơn) được đánh giá bằng cách so sánh với hình mẫu chuẩn.
Các tấm mẫu thử nghiệm có thể được khía rạch để xác định khả năng chống ăn mòn dưới đường rạch của hệ sơn.
4. Dụng cụ và vật liệu
4.1. Mẫu chuẩn (hình 1. 2. 3)
4.2. Tấm mẫu: Đã phủ sơn và được phơi tự nhiên bằng một phương pháp thích hợp. Bề mặt của tấm mẫu có thể được rạch hoặc không rạch.
4.3. Dao: Có thể là một cái dao nhỏ kim loại cứng hoặc một cái dao cùn.
4.4. Dung dịch tẩy màng sơn: Sử dụng dung môi pha sơn.
5. Môi trường quan sát
Việc kiểm tra màng sơn tốt hơn hết nên thực hiện trong phòng thí nghiệm, tránh các tia ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 500lx.
6. Quy trình
Nếu không có yêu cầu đặc biệt tại thời điểm kiểm tra, tấm mẫu thử nghiệm phải khô và chưa được rửa bề mặt. Thử nghiệm trong môi trường bụi và đặc biệt khắc nghiệt thì có thể cần phải rửa mẫu, chú ý tránh rửa trôi những sản phẩm ăn mòn khỏi bề mặt chất kim loại nền hoặc làm hư hỏng vết phồng rộp của màng sơn. Việc đánh giá mức độ hư hỏng thực tế có thể thực hiện không cần các dữ liệu từ các đánh giá trước đó. Tấm mẫu thử nghiệm có thể được đánh giá theo hai quy trình sau:
6.1. Đánh giá các tấm mẫu không có đường rạch
a. So sánh bằng mắt thường màng sơn thử nghiệm với hình đối chiếu mẫu chuẩn (hình 1 và hình 2), chú ý phân biệt sự khác nhau giữa chất bẩn với sản phẩm thực của quá trình ăn mòn.
Ghi chú:
1. Xem xét kỹ màu sắc của lớp sơn phủ ngoài cùng vì những hư hỏng xuất hiện trên màng sơn sẽ thể hiện qua màu của sản phẩm ăn mòn. Bụi bẩn tích tụ hoặc các chất khác có thể làm khó khăn cho việc xác định độ ăn mòn.
2. Màu sắc của sản phẩm ăn mòn phụ thuộc vào nền vật liệu, ví dụ tấm nền thép tạo ra sản phẩm màu đỏ hoặc màu nâu, trong khi đó nhôm và kẽm tạo ra sản phẩm màu trắng.
b. Xác định xem là dạng ăn mòn loại 1 hay loại 2 và phân cấp theo mẫu chuẩn. Đánh giá độ ăn mòn quan sát được trên màng sơn thử nghiệm từ 0 đến 5 bằng cách so sánh với hình mẫu chuẩn có dạng ăn mòn tương ứng bằng cách chọn sự tương đồng giữa 2 loại màu. Bậc bằng 0 chứng tỏ không có dấu hiệu ăn mòn trên màng sơn.
c. Nếu cần thiết, thận trọng tẩy bỏ một phần hoặc toàn bộ màng sơn bằng dung môi thích hợp. Dùng dao cạo bỏ các sản phẩm ăn mòn bám chắc trên bề mặt kim loại nền
Ghi chú: Bước này chỉ thực hiện nếu như cần định lượng mức độ ăn mòn của chất nền, hoặc trong trường hợp thử mẫu đạt thời gian quy định mà chưa có dấu hiệu ăn mòn của nền.
d. Xác định dạng ăn mòn trên bề mặt kim loại, tức là ăn mòn đều ăn mòn điểm hay ăn mòn hình kim, và phân cấp độ ăn mòn bằng cách đối chiếu với các hình mẫu chuẩn (hình 3)
Ghi chú:
Dạng ăn mòn đều được phân cấp theo bậc 0 ÷ 5 ứng với các ảnh đối chiếu ở hình 3.
Đối với dạng ăn mòn hình kim, đánh giá theo mức độ: ít, trung bình hay nghiêm trọng. Ghị lại khoảng cách từ bờ rìa tấm mẫu tới điểm ăn mòn.
6.2. Đánh giá tấm mẫu có vạch khía
a. Đánh giá mức độ ăn mòn ở vùng mẫu sơn cách xa vạch khía tương tự quy trình 5.1 (a) và (b) nếu mẫu được tiếp tục thử nghiệm, kiểm tra vùng có vạch khía, chú ý mức độ gỉ, độ phồng rộp, độ bong tróc quan sát được bằng mắt thường theo các bậc đưa vào ở bảng 1.
b. Khi tấm mẫu thử nghiệm đạt đủ thời gian phơi theo quy định vào mức độ ăn mòn của nền đã được thiết lập, loại bỏ sản phẩm ăn mòn bám nhẹ và phần lớp phủ đã mất độ bám dính với bề mặt kim loại ở lân cận vết rạch bằng dao cùn hoặc dao kim loại cứng. Dụng cụ được giữ vuông góc với bề mặt vật mẫu và song song với đường rạch.
c. Tính trung bình độ sâu của sự ăn mòn dưới đường rạch hoặc để mất mát màng sơn kể từ đường rạch như quy định ở bảng 1.
d. Nếu cần thiết, dùng dung môi tẩy bỏ cẩn thận một phần hoặc toàn bộ màng sơn và dùng dao cạo bỏ những sản phẩm ăn mòn bám chắc với bề mặt kim loại.
Ghi chú: Bước này chỉ được thực hiện nếu như cần định lượng và mức độ ăn mòn nền, hoặc trong trường hợp mẫu đạt đủ thời gian thử nghiệm quy định mà dấu hiệu ăn mòn của nền vẫn chưa thể hiện ra ngoài.
e. Xác định dạng và mức độ ăn mòn kim loại nền bằng cách đối chiếu với các ảnh tiêu chuẩn ở hình 3, biểu diễn các vùng ăn mòn trên bề mặt nền kim loại đã được cạo sạch.
Ghi chú:
1. Dạng ăn mòn đồng đều được xếp bậc từ 0 ÷ 5 ứng với các ảnh đối chiếu ở hình 3.
2. Đối với ăn mòn hình kim, đánh giá chủ quan theo các mức: ít, trung bình hay nghiêm trọng. Ghi lại khoảng cách từ bờ rìa tấm mẫu tới điểm ăn mòn.
3. Ăn mòn dưới màng sơn quanh vết rạch được phân cấp từ 0 đến 5 tùy thuộc độ sâu trung bình kể từ đường vạch như mô tả trong bảng dưới đây
Bảng 1
Đánh giá mức độ hư hỏng ở vết rạch và mép tấm mẫu
Bậc |
Chiều dài ăn mòn trung bình dưới màng sơn nơi vết rạch (mm) |
0 |
0 |
1 |
> 0 và ≤ 1,0 |
2 |
> 1,0 và ≤ 3,0 |
3 |
> 3,0 và ≤ 7,0 |
4 |
> 7,0 và ≤ 13,0 |
5 |
> 13 |
6. Báo cáo
a. Tên của cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí và loại trạm phơi mẫu.
d. Dạng lớp phủ và phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá.
l. Phương pháp thử nghiệm sử dụng: bằng mắt, ăn mòn dưới màng sơn, cạo màng hay không cạo màng.
g. Kiểu dáng ăn mòn: đồng đều, rỗ hay hình kim.
h. Kết quả đánh giá mức độ ăn mòn
Hình 1. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá độ gỉ của màng sơn không kèm theo sự phồng rộp (loại 1)
Hình 2. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá độ gỉ của màng sơn có kèm theo sự phồng rộp (loại 2)
Hình 3. Mẫu chuẩn đồ họa đánh giá vùng diện tích bị ăn mòn so với bề mặt kim loại được phủ
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này chỉ dẫn cách lựa chọn khu vực phơi mẫu, giá phơi mẫu, phương pháp chuẩn bị mẫu trong quá trình chuẩn bị điều kiện cho thử nghiệm độ bền lớp phủ trong điều kiện thử nghiệm tự nhiên.
2. Khu vực phơi mẫu
Nơi phơi mẫu có thể ở bất kỳ khu vực nào đã được lựa chọn và nhất trí giữa nhà sản xuất và nguồn sử dụng sơn. Phân loại phơi mẫu (phụ lục 7) giới thiệu những điều kiện đặc trưng cho những khu vực sử dụng sơn ở Việt Nam trong đó đi sâu xem xét những yếu tố gây phá hủy tự nhiên màng sơn và hệ sơn.
3. Giá phơi mẫu
3.1. Tổng quan – Thiết kế, kích thước và cấu trúc vật liệu giá phơi mẫu tùy sự lựa chọn của người thử nghiệm sao cho thỏa mãn các điều kiện đưa ra ở phần 3.2 và 3.8. Vật liệu được sử dụng trong cấu trúc, lớp phủ của giá đỡ cũng như bộ phận nắp đậy phải:
a. Trơ hóa học sao cho không tham gia vào đặc tính của lớp phủ.
b. Không tạo phấn hóa
c. Không tạo ion như ion kẽm hoặc đồng gây ảnh hưởng đến tính năng bảo vệ của lớp như trong điều kiện tự nhiên.
3.2. Vị trí đặt giá phơi mẫu
Giá phơi mẫu được định vị ở lưng chừng không gian trên mặt đất. Cách mặt đất > 0,5m đối với giá phơi trong nhà và > 1m đối với giá phơi ngoài trời. Các vùng lân cận xung quanh giá phơi phải không gây bụi khi có gió thổi.
3.3. Hướng đặt tấm mẫu
Phơi các tấm mẫu thử sao cho mặt hướng về phương Nam và góc nghiêng được quy định 1 trong 4 loại sau:
Loại 1 - Ở 45 ± 2.5o theo phương nằm ngang, mặt quay về hướng nam – thường được thử nghiệm độ bóng, độ phấn hóa và độ thay đổi màu cho sơn nhà cửa và cho các lớp phủ công nghiệp.
Loại 2 – Góc vĩ độ ± 1o được sử dụng cho sơn môtô hoặc các động cơ tự động.
Loại 3 - Ở 5 ± 1o theo phương thẳng đứng – thường được sử dụng thử nghiệm sơn máy móc.
Loại 4 – Góc nghiêng khác.
Ghi chú: Việc chọn góc nghiêng 45o hướng về phương Nam tùy thuộc vào các yếu tố quy định trong phụ lục 9. Trong trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng hướng phơi mẫu khác như 10 về hướng Nam, 50 về hướng Bắc.
3.4. Tránh vùng xấp bóng
Tấm mẫu phải tránh vùng xấp bóng trong suốt quá trình thử nghiệm từ 2 giờ sau khi mặt trời mọc đến 2 giờ trước khi mặt trời lặn ở thời điểm đông chí.
3.5. Chiều cao tấm mẫu
Rìa đáy tấm mẫu phải cách mặt đất ít nhất 600mm
3.6. Hệ thống thoát nước
Giá phơi mẫu khi thiết kế sao cho không một giọt nước nào chảy trên tấm mẫu thử nghiệm, giá phơi mẫu và tấm mẫu thử nghiệm phải ráo nước rất nhanh và không được trượt lên nhau.
3.7. Cấu trúc giá phơi mẫu
Giá phơi mẫu phải có khả năng chịu gió thổi mà không gây hư hại tấm mẫu hay bản thân giá đỡ. Các tấm mẫu phải được cố định với giá đỡ sao cho chúng không có khả năng dao động di chuyển chồng lên nhau.
3.8. Bảo vệ và duy trì giá đỡ
Vùng đặt giá phơi mẫu phải được bảo vệ tránh dân phá hoại, không bị úng ngập và ngăn chặn sự phát triển của thực vật xung quanh vùng đặt giá phơi mẫu (tham khảo phần 3.4).
4. Quy phạm về tấm mẫu
4.1. Tấm nền thử nghiệm
4.1.1. Vật liệu - Vật liệu của tấm nền thử nghiệm phải được lựa chọn theo yêu cầu của tiêu chuẩn Úc AS 1580.104.1 (hoặc tiêu chuẩn tương đương).
4.1.2. Kích thước
a. Tấm mẫu thông thường – Tấm mẫu nền phải phẳng, vuông vắn với kích thước 300 x 150 mm.
b. Tấm nền thử nghiệm đặc biệt – Ngoài các yêu cầu ở phần 4.1.2. (a), tấm thử nghiệm có kích thước khác với mẫu thường về hình dạng và kích cỡ nhưng các nhược điểm đã ấn định trên các thông số cần được xem xét trong phần biện luận kết quả.
4.1.3. Gia công mẫu – Tấm nền thử nghiệm phải được gia công theo đúng quy trình, phải được đánh dấu mặt trước, được phủ sơn thí nghiệm sau đó được làm khô bằng phương pháp thích hợp. Để tránh những tác động ở rìa làm ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm, bờ rìa và vùng trong phạm vi cách rìa 1cm trên cả mặt trái và mặt phải tấm mẫu phải được phủ bằng một loại sơn đặc biệt bền.
Nếu như tấm mẫu được đánh dấu bằng dập tay thì phải thực hiện sao cho không làm ảnh hưởng đến đặc tính bảo vệ mẫu sơn.
Khi tiêu chuẩn yêu cầu đánh giá độ ăn mòn của chất nền, tấm nền phải được rạch sao cho làm lộ một vệt đấu với chiều dài 50mm và chiều rộng 1mm.
4.2. Tấm mẫu chuẩn (tấm so sánh)
4.2.1. Vật liệu – Tấm chuẩn phải được làm từ vật liệu tương tự với tấm thử nghiệm.
4.2.2. Kích thước – Khi yêu cầu phải đánh giá bằng mắt, tấm mẫu chuẩn phải có kích thước tối thiểu 150 x 80 mm.
Ghi chú: Thông thường hình dạng và kích thước tương tự như tấm nền thử nghiệm.
4.2.3. Gia công mẫu – Tấm mẫu chuẩn phải được gia công tại cùng một thời điểm với tấm nền thử nghiệm tương ứng và với phần 4.1.3 sau đó sẽ phải bảo dưỡng trong điều kiện.
Trong phòng thử nghiệm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp (nhưng không đặt trong bóng tối và dễ thông gió).
Trong tủ lạnh, ở nhiệt độ < - 15oC, đối với những mẫu đặc biệt.
Ghi chú: Một vài lớp phủ, như lớp phủ alkyd oxy hóa, bị vàng dưới điều kiện (a) sẽ phải giữ trong điều kiện (b).
5. Quy trình
a. Phủ lên tấm nền thử nghiệm mẫu sơn có độ dày theo quy định
b. Đóng rắn dưới điều kiện đưa ra bởi nhà sản xuất.
c. Đánh dấu mẫu bằng một loại sơn phủ bền hoặc đập tay.
d. Đặt tấm mẫu thử nghiệm ở một vị trí phơi trên giá phơi mẫu theo một chu kỳ mong muốn. Thời gian bắt đầu thử nghiệm được đưa ra trong tiêu chuẩn sản phẩm. Tuy nhiên ngày bắt đầu thử nghiệm sẽ phải là ngày có mây hoặc thời tiết đẹp, nếu không sẽ phải là ngày trong tháng 4 hoặc tháng 10.
e. Sau một chu kỳ phơi mẫu, tháo cẩn thận tấm nền thử nghiệm ra khỏi giá, kiểm tra các dấu hiệu phá hủy trên màng sơn, đánh giá độ hư hỏng của màng sơn theo một loạt các phương pháp đưa ra ở phụ lục 3 và 4.
f. Chu kỳ thử nghiệm và quan sát màng sơn là 3 tháng sau khi bắt đầu phơi mẫu và sau 6 tháng đến 1 năm một lần kiểm tra tùy thuộc vào thời gian thử nghiệm.
6. Lưu giữ kết quả
6.1. Vị trí phơi mẫu
Tùy theo từng vị trí phơi mẫu, cán bộ phơi mẫu phải ghi lại lượng mưa hàng tháng, nhiệt độ cực đạivà nhiệt độ cực tiểu, số giờ mặt trời chiếu và trung bình độ ẩm tương đối.
Ghi chú:
1. Không sử dụng các máy đo tại chỗ xác định các đại lượng này, các giá trị ghi lại trong quá trình thử nghiệm được lấy tại văn phòng khí tượng quan chắc môi trường.
2. Có thể sử dụng các máy đo để lấy kết quả môi trường khác: thời gian ẩm ướt, số giờ mặt trời chiếu sáng, năng lượng bức xạ ngẫu nhiên, lượng axit, sunfua hay clorua (tại vùng ven biển hay những vùng chịu khí quyển biển
6.2. Thử nghiệm mẫu
a. Mô tả lớp phủ và hệ phủ, lý do thực hiện thử nghiệm.
b. Chi tiết về tấm mẫu thử nghiệm, phương cách và các điều kiện thi công lớp phủ và hệ lớp phủ.
c. Hướng đặt tấm mẫu trong quá trình phơi mẫu.
d. Ngày bắt đầu và kết thúc phơi mẫu, các kết quả đánh giá mẫu phơi.
e. Những sự cố và hiện tượng xảy ra trong suốt quá trình phơi mẫu tác động tới hiệu quả. Ví dụ: sự gián đoạn trong quá trình phơi mẫu, lượng muối cặn, những hư hỏng gây ra bởi mưa đá, gió Lào hay những kẻ phá hoại.
ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG BÁM BẨN CỦA HỆ SƠN TRONG NƯỚC BIỂN
1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này đưa ra quy trình đánh giá độ bền và khả năng chống bám bẩn áp dụng cho các hệ sơn sau khi ngâm trong nước biển trong điều kiện ổn định, nhằm khảo sát:
a. Khả năng bảo vệ kim loại nền khỏi hư hỏng và ăn mòn, khi có hoặc không có bảo vệ catot.
b. Độ bền và khả năng chống bám bẩn của hệ sơn bảo vệ.
2. Thuật ngữ
Độ clo - Độ clo của nước biển đo bằng tổng khối lượng ion clorua, bromua, iodua hóa cân trong 1 kg nước, được biểu diễn bằng gam, kết tủa bằng bạc nitrat (AgNO3) – phần 5.2.1.
Chú ý:
1. Độ clo bao gồm có ion brôm và ion iot nên giá trị của nó lớn hơn khi chỉ tính đến ion clo, thực chất là số đo tổng nồng độ các ion halogennua (trừ florua)
2. Thực tế nồng độ ion iot trong nước biển là không đáng kể.
3. Nguyên tắc
Gia công mẫu bằng hệ sơn cần đánh giá lên các tấm nền mẫu thu, sau đó cố định trên giá treo mẫu và ngâm ở một độ sâu thích hợp có đánh dấu trên phao thử. Kiểm tra định kỳ mức độ lắng đọng các chất bám bẩn theo toàn bộ bề mặt màng sơn. Đồng thời kiểm tra dấu hiệu hư hỏng và ăn mòn của kim loại nền.
4. Phao thử
Phao thử nghiệm bao gồm cả kếu cấu nối, mẫu được treo ở 3 độ sâu khác nhau sao cho đỉnh của các tấm mẫu nằm trong khoảng giữa 600 mm và 2 m dưới mặt trước. Thiết kế, kích thước, các vật liệu phao thử và phương pháp treo mẫu phải thực hiện theo quy tắc sau:
a. Bề mặt nước phía trên tấm mẫu không bị che khuất.
b. Phao thử có thể neo ở vị trí cố định hoặc tự do.
c. Các tấm mẫu được treo thẳng đứng, khoảng cách giữa các mặt tấm mẫu tối thiểu là 250 mm.
d. Giá treo mẫu có thể nâng lên để kiểm tra các tấm thử và nhúng chìm trở lại mà không làm hư hỏng các tấm mẫu
e. Phao thử và thiết bị hỗ trợ việc thử nghiệm phải được neo giữ chắc chắn nhằm hạn chế tối thiểu sự gián đoạn hoặc những hư hỏng không mong muốn.
f. Việc gắn các khung và các tấm thử vào phao thực hiện như sau:
- Bảo vệ catot - Sử dụng các anot hy sinh (ghi số rõ ràng). Khung sắt và các tấm thử được nối trực tiếp và duy trì thế tương đương trong khoảng -850 mV đến -950 mV so với điện cực bạc clorua trong suốt quá trình thử nghiệm.
Chú ý:
1. Việc duy trì thế theo yêu cầu có thực hiện bằng cách gắn trực tiếp các anot phụ trợ như kẽm hoặc hợp kim kẽm, nhôm vào khung thử nghiệm.
2. Đo thế mỗi tháng 1 lần. Đối với hệ thống lắp đặt mới có sử dụng các anot hy sinh, có thể đo hai tháng 1 lần, để hệ thống được ổn định.
- Không bảo vệ catot – Các tấm thử phải được cách điện khỏi bất kỳ phần kim loại nào của phao thử.
5. Vị trí thử nghiệm
5.1. Nơi đặt phao thử - Phao thử được đặt ở vị trí thỏa mãn các yêu cầu sau:
a. Trong 2 năm, có lắng đọng của 4 loại bám bẩn dưới đây:
- Tảo vĩ mô
- Giun ống.
- Bryozoans.
- Động vật chân tơ.
Ngoài ra, cứ tối thiểu 10 tháng trong 1 năm, tần suất của 3 loại bám bẩn đưa ra ở phần 8.1.2. (c) tăng thêm 10% khi đo bằng phương pháp 8.1.2 (d).
Chú ý: Loại và tần suất lắng đọng của các chất bám bẩn ở mỗi vị trí thử nghiệm đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ mặn, lượng oxy hòa tan, pH của nước, dòng thủy triều, tốc độ dòng chảy, cũng như vị trí đặt phao.
b. Các yêu cầu về nhiệt độ, độ clo, và pH của nước ở vị trí thử nghiệm được trình bày ở bảng 1, đo theo phương pháp mô tả ở phần 6.2.1. (b), (c) và (d).
Bảng 1
Các yêu cầu về nước
Thông số |
Giá trị |
Chu kỳ áp dụng |
Nhiệt độ |
20o ÷ 30oC |
Tối thiểu 8 tháng trong năm |
Độ muối |
≤ 16 g/l Cl |
Tối thiểu 10 tháng trong năm |
Độ pH |
8,0 ± 0,4 |
Tối thiểu 11 tháng trong năm |
c. Thủy lưu ưu thế ở vị thế thử nghiệm không vượt quá 15 knots (1.852 m/h x 15 » 27.789 m/h).
d. Phao thử nghiệm được đặt ở độ sâu sao cho khi thủy triều rút vẫn đảm bảo một khoảng cách ít nhất là 1 m giữa đáy dưới của tấm mẫu và đáy biển.
e. Các tấm mẫu thử nghiệm không bị che khuất ít nhất 6 giờ trong một ngày.
5.2. Các trạm thử nghiệm
5.2.1. Các trạm đã được xây dựng - Ứng với các điều kiện đưa ra ở phần 6.1. (a), (b) và (c), đưa ra kết quả đánh giá hàng tháng các dữ liệu dưới đây:
a. Bản chất và mức độ bám bẩn tối thiểu trên 2 tấm kiểm tra, ở vị trí cao nhất và thấp nhất của giá treo.
b. Nhiệt độ nước đo ở độ sâu 600 mm dưới mặt nước.
c. Xác định độ clo từ mẫu nước lấy ở độ sâu 600 mm bằng một phương pháp thích hợp, đảm bảo thiết bị thử nghiệm (nếu đo bằng phương pháp vật lý) hoặc thuốc thử (nếu đo bằng phương pháp hóa học) phải được quy chuẩn định kỳ hàng năm có so sánh với nước biển tiêu chuẩn về độ clo (theo số liệu của Viện Hải Dương học).
Chú ý:
1. Mục đích tiêu chuẩn nước biển là thiết lập mốc so sánh để:
a. Tiêu chuẩn hóa các kết quả của các phương pháp dùng để đo độ clo.
b. Kiểm tra tính phù hợp của vị trí đặt mẫu căn cứ vào yêu cầu của độ clo trong bảng 1.
2. So sánh các địa điểm đặt mẫu về các giá trị độ clo.
3. Có rất nhiều phương pháp có thể dùng để xác định độ clo như: Phương pháp chuẩn độ (đặc biệt là phương pháp đo đạc – phương pháp Morh), đo độ dẫn điện, thủy trọng kế trong phương pháp này, độ clo được xác định dựa vào tương quan với tỷ trọng thông qua bảng tra cứu độ muối / tỷ trọng) và phương pháp khúc xạ (chỉ số khúc xạ có liên quan với nồng độ ion clorua). Có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào miễn là phải chuẩn lại so với nước biển tiêu chuẩn.
d. Độ pH đo được từ mẫu nước ở độ sâu 600 mm bằng một phương pháp thích hợp phải nằm trong khoảng đưa ra trong bảng 1. Phương pháp và thiết bị đo được chuẩn hóa bằng dung dịch điệm có giá trị pH từ 6.0 đến 10 (thường pH -8).
Chú ý: Việc lựa chọn dung dịch pH đệm và quy trình chuẩn máy pH được đưa ra ở phụ lục A AS. 1580.505.1.
5.2.2. Các trạm mới – Đối với các trạm mới, hàng tháng phải xác định các thông số theo mục 5.2.1, trong thời gian tối thiểu 2 năm.
6. Các tấm kiểm tra
Có thể dùng các tấm kiểm tra bất kỳ có màu đen, rắn, chịu nước và trơ về mặt sinh học, có kích thước 300 mm x 150 mm, không bị đứt gãy và được mài sơ qua trước khi bắt đầu thử nghiệm.
Chú ý:
1. Có thể dùng tấm acrylic hoặc tấm PVC không hóa dẻo.
2. Sử dụng cùng một loại tấm kiểm tra cho một bộ mẫu thử nghiệm.
7. Tấm mẫu thử nghiệm
7.1. Tổng quát – Tấm nền mẫu thử có kích thước tối thiểu 300 x 500 mm được phủ mẫu sơn bằng một phương pháp quy định theo từng chủng loại sơn và làm khô theo yêu cầu.
7.2. Diện tích và mép tấm mẫu thử nghiệm – Tổng diện tích toàn bộ các tấm mẫu thử nghiệm phải không dưới 0,25 m2. Mặt và toàn bộ mép mỗi tấm mẫu thử nghiệm đều được phủ kín bằng hệ sơn thử nghiệm.
7.3. Các tấm mẫu thử nghiệm được bảo vệ catot - Đối với việc thử nghiệm những hệ sơn trên nền kim loại dưới điều kiện bảo vệ catot, trên một mặt tấm mẫu để lộ một diện tích hình tròn đường kính 6 mm cách đáy tấm mẫu 20 mm.
Chú ý: Có thể tạo ra các lỗ quan sát bằng 1 trong 2 cách sau:
1. Sử dụng một mũi khoan cùn sao cho mẫu không bị đục thủng.
2. Dùng một tấm che có hình dạng thích hợp phủ lên trên mặt tấm thử trước khi quét sơn.
8. Quy trình thử nghiệm
8.1. Tấm kiểm tra
8.1.1. Mục đích – Tấm kiểm tra được dùng để xem xét tính phù hợp của trạm thử nghiệm và sự liên tục của quá trình lắng đọng các chất bám bẩn trong suốt quá trình thử nghiệm.
8.1.2. Quy trình - Các bước được tiến hành như sau:
a. Ngâm tối thiểu 2 tấm kiểm tra ở cùng một thời điểm với tấm thử, đặt một tấm ở vị trí cao nhất và một tấm ở vị trí thấp nhất của phao thử.
b. Sau mỗi khoảng thời gian định kỳ hàng tháng, tháo những tấm kiểm tra ra làm sạch và cạo bỏ các chất bám bẩn rồi đặt trở lại giá treo.
c. Nhận dạng các chất bám bẩn và cặn bám trên tấm kiểm tra theo sự phân loại dưới đây:
. Aseidians.
. Barnacles.
. Bryozoans.
. Tảo biển.
. Động vật thân mềm.
. Bọt biển.
. Giun ống.
Chú ý: Ghi thêm các chất bám bẩn hoặc cặn bẩn khác với các loại trên.
d. Dùng kính hiển vi hoặc kính lúp. (độ phóng đại tối thiểu x 4 ÷ x 40) và một bảng kẻ ô vuông (xem hình 1), ước lượng phần trăm (%) tần suất lắng đọng mỗi đoạn bám bẩn ở 2 mặt của tấm kiểm tra. Có thể xác định bằng cách quan sát có hay không của mỗi loại chất bám bẩn trong 100 hình vuông kích thước 5 mm x 5 mm trong phạm vi 100 mm x 100 mm của mỗi mặt tấm mẫu. Tổng lượng có mặt của mỗi loại bám bẩn đặc trưng cho tần suất của loại bám bẩn đó.
Chú ý:
Bản mẫu để ước lượng tần suất có thể làm bằng cách tạo ra các ô vuông trên một tấm chất dẻo trong (xem hình 1) hoặc bằng cách xâu một khung lưới 100 mm x 100 mm tương tự như mặt lưới của vợt tennis.
Cần có kính hiển vi để phát hiện các loại bám bẩn mới.
8.2. Tấm mẫu thử nghiệm - Các bước tiến hành như sau:
a. Gia công hệ sơn trên tấm thử sau đó làm khô.
b. Sau những khoảng thời gian xác định tính từ thời điểm phủ xong lớp ngoài cùng, nhúng các tấm mẫu thử nghiệm ở 3 độ sâu khác nhau sao cho đỉnh các tấm mẫu thử nghiệm cách mặt nước từ 600 mm đến 2m.
c. Hàng tháng, nhấc giá treo mẫu lên khỏi mặt nước để quan sát, đánh giá sự rạn nứt, tạo vảy, bong tróc và phồng rộp của màng sơn trên các tấm mẫu, kiểm tra độ ăn mòn hoặc hư hỏng của vật liệu nền, sự có mặt của bùn hoặc các dạng bám bẩn rắn chắc của vi sinh vật.
Chú ý:
1. Không được nhấc giá treo mẫu để kiểm tra khi có các chất bám bẩn nổi trên mặt nước có thể bám vào làm bẩn mẫu.
2. Thực hiện việc kiểm tra và nhúng mỗi khung treo mẫu trở lại trong khoảng thời gian 10 phút. Nếu việc kiểm tra các mẫu thử không thể hoàn thành trong khoảng thời gian đó thì khung treo phải được nhúng lại sau 10 phút trước khi việc kiểm tra được hoàn tất. Không cho phép mẫu thử để ngoài môi trường nước quá 10 phút.
d. Ghi lại sự có mặt và vị trí của các vết rạn nứt, tạo vẩy, bong tróc, phồng rộp, hư hỏng của màng sơn hoặc sự ăn mòn dưới lớp sơn. Đặc biệt lưu ý vùng diện tích xung quanh các lỗ trống. Bất kỳ sự rạn nứt ở mép hoặc cách mép tấm thủ 5 mm do ảnh hưởng của mép có thể được bỏ qua.
e. Ghi lại số, loại và vị trí của các chất bám bẩn trên mẫu thử nghiệm. Xem xét sự có mặt của các chất bùn, và nếu có thể thì ghi rõ mật độ của nó. Sự bám bẩn mới hay có từ trước ở mép tấm mẫu thử nghiệm và trong phạm vi cách mép 5mm hoặc nhiễm bẩn cũng như hư hỏng ngẫu nhiên đều có thể bỏ qua.
Ghi chú:
1. Vị trí bám bẩn trên tấm mẫu quan sát thấy ở một lần kiểm tra nhưng không thấy ở lần kiểm tra tiếp theo thì kết quả ghi ở lần trước có thể bỏ qua.
2. Màng của chất nhớt bùn cặn đã tách khỏi trên bề mặt mẫu không coi là chất bám bẩn, khi nó không tạo màng hoặc bao bọc vết bẩn có sẵn. Trong quá trình kiểm tra có tấm mẫu, lớp bùn cặn có thể loại bỏ bằng cách phẩy nhẹ chổi quét mềm, nếu cần thiết.
3. Kết thúc mỗi chu kỳ ngâm mẫu, quan sát bằng mắt độ mất khả năng bám dính của màng sơn trên mỗi tấm mẫu thử nghiệm do tác động của sự phồng rộp, sự tạo vảy, sự bong tróc. Nếu độ bám dính uy giảm không rõ rệt khi quan sát độ phồng rộp, và nếu màng sơn không yêu cầu sơn phủ lại thì độ bám dính sẽ được đánh giá theo AS 1580.408.2, sau khi đã làm khô tấm thử trong 7 ngày dưới điều kiện được quy định trong AS 1580.101.5.
9. Ghi kết quả
9.1. Vị trí thử nghiệm và phao thử - Đối với mỗi vị trí đặt phao thử, sau khi kiểm tra định kỳ hàng tháng ghi lại các thông tin sau:
a. Sự lắng đọng các chất bám bẩn trên các tấm kiểm tra (phần 8.1).
b. Nhiệt độ của nước, độ clo và độ pH (phần 5.2 lần lượt theo các bước (a), (b), (c)), bao gồm các chi tiết về phương pháp xác định độ clo và thời gian gần nhất chuẩn theo nước biển tiêu chuẩn.
c. Thế áp đặt trên các tấm thử nếu có bảo vệ catot.
9.2. Tấm mẫu thử nghiệm – Với mỗi tấm thử, ghi lại các kết quả sau mỗi lần thử nghiệm bao gồm hiện tượng lắng đọng, bám bẩn và chủng loại của các chất bám bẩn, các dấu hiệu bong tróc, rạn nứt, phồng rộp, đứt gãy hoặc bất cứ sự hư hỏng nào của nền kim loại và mức độ giảm bám dính.
10. Báo cáo
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
a. Tên cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thử nghiệm.
b. Biên bản và ngày lập biên bản.
c. Vị trí đặt phao thử trong đó ghi rõ:
i. Địa điểm và vị trí
ii. Phao được cố định hay có thể đung đưa tự do.
d. Dạng lớp phủ hay hệ lớp phủ, phương pháp gia công mẫu, chi tiết về nền kim loại và phương pháp chuẩn bị.
e. Ngày tiến hành ngâm và ngày kết thúc ngâm mẫu
f. Các tấm mẫu thử nghiệm có được nhúng trong điều kiện bảo vệ catot không?
g. Kết quả kiểm tra các tấm mẫu thử nghiệm trong đó ghi rõ hiện tượng lắng đọng chất bẩn và loại chất bám bẩn (thường xuyên hay không thường xuyên), các dấu hiệu đứt gãy, bong tróc, phồng rộp hoặc hư hỏng cũng như bất kỳ hiện tượng ăn mòn hay phá hủy nền kim loại.
Hình 1. Lưới ô vuông đánh giá sản xuất bám bẩn
1. Giới thiệu chung
Các yếu tố sau đây cần phải được xem xét khi xác định điều kiện môi trường phơi mẫu
a. Nơi phơi mẫu phải phù hợp với mục đích sử dụng của sản phẩm.
b. Việc phân loại mô tả dưới đây tương tự phân loại môi trường khí quyển tham khảo các tiêu chuẩn:
ISO 8044: Ăn mòn của các kim loại và hợp kim – Thuật ngữ
ISO 9224: Ăn mòn của các kim loại và hợp kim – Độ ăn mòn của khí quyển – Các dữ liệu tham khảo cho cấp ăn mòn.
ISO 9225: Ăn mòn của các kim loại và hợp kim – Độ ăn mòn của khí quyển – Đo độ ô nhiễm.
ISO 9225: Ăn mòn của các kim loại và hợp kim – Độ ăn mòn của khí quyển – Xác định tốc độ ăn mòn của các mẫu chuẩn để đánh giá độ ăn mòn.
Trong đó:
+ Đề cập đến những yếu tố chính trong ăn mòn khí quyển các kim loại và hợp kim. Đó là thời gian lưu ẩm (), sự ô nhiễm khí sunfurơ (SO2) (P) và độ muối trong không khí (S). Cấp độ ăn mòn (C), phân định theo 3 yếu tố này, được dùng để phân loại khí quyển.
+ Phân loại trong phần này có thể sử dụng trực tiếp để đánh giá cấp ăn mòn của khí quyển cho các kim loại và hợp kim khi biết thời gian lưu ẩm, độ ô nhiễm khí sunfurơ (SO2) và/hoặc độ muối của khí quyển.
+ Phân loại này không đề cập tới cấp ăn mòn của các khí quyển đặc biệt như khí quyển khu công nghiệp hóa chất hoặc luyện kim. Độ ô nhiễm và thời gian lưu ẩm của các môi trường này nằm ngoài phạm vi phụ lục.
+ Mức độ ô nhiễm và cấp ăn mòn đã được phân loại có thể trực tiếp sử dụng cho việc phân tích kỹ thuật và kinh tế các tổn thất ăn mòn và để lựa chọn hợp lý các biện pháp bảo vệ.
2. Các định nghĩa
Trong phạm vi phụ lục này, các định nghĩa sau đây được áp dụng:
2.1. Độ ăn mòn của khí quyển: khả năng gây ăn mòn của khí quyển đối với một hệ ăn mòn cho trước (tức là ăn mòn khí quyển của một kim loại hoặc hợp kim cho trước).
2.2. Thời gian lưu ẩm: Khoảng thời gian, trong đó bề mặt kim loại được phủ bởi một màng ấm hấp phụ hoặc màng ấm lỏng của dung dịch điện ly có khả năng gây ăn mòn khí quyển.
2.2.1. Thời gian lưu ẩm tính toán: Thời gian lưu ẩm ước định từ phức hợp nhiệt ẩm.
2.2.2. Thời gian lưu ẩm thực nghiệm: Thời gian lưu ẩm đo trực tiếp
2.3. Cấp độ ô nhiễm: Một tập số liệu về các kết quả định lượng của các chất có hoạt tính hóa học đặc biệt, các khí gây ăn mòn hoặc các phần tử phân tán trong không khí (kể cả nguồn gốc tự nhiên và do hoạt động của con người), mà không phải là thành phần thông thường của không khí.
2.4. Dạng khí quyển: Đặc trưng của khí quyển dựa trên các tiêu chuẩn phân loại thích hợp ngoài độ ăn mòn (công nghiệp, biển…) hoặc của các yếu tố vận hành bổ sung (hóa chất….)
2.5. Phức hợp nhiệt ẩm: Tác động kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm tương đối lên độ ăn mòn của khí quyển.
2.6. Loại địa điểm: Các điều kiện phơi mẫu điển hình quy ước của một chi tiết hay một kết cấu, tức là trong không khí mở, dưới mái che, trong không gian khép kín….
3. Ký hiệu
Các ký hiệu sử dụng trong phụ lục này là:
- Thời gian lưu ẩm.
P – Cấp ô nhiễm bởi các hợp chất lưu huỳnh quy theo dioxit lưu huỳnh (SO3). Trong thuật ngữ khoa học Việt văn, dioxit lưu huỳnh còn gọi là sunfua dioxit, sunfurơ (trong tài liệu này gọi là khí sunfurơ).
S – Cấp ô nhiễm quy theo độ muối khí quyển
C - Cấp độ ăn mòn khí quyển.
- Nhiệt độ không khí.
h/a – Số giờ trong năm.
rcon – Tốc độ ăn mòn sau một năm thử nghiệm trong khí quyển.
rtb – Tốc độ ăn mòn trung bình sau 10 năm đầu phơi mẫu trong khí quyển.
run – Tốc độ ăn mòn ổn định theo các kết quả thử nghiệm lâu dài trong khí quyển.
4. Đặc trưng của khí quyển liên quan đến độ ăn mòn của khí quyển
4.1. Trong phạm vi phụ lục này, các yếu tố ăn mòn chủ yếu của khí quyển đối với các kim loại và hợp kim và thời gian lưu ẩm, mức độ ô nhiễm khí sunfurơ (SO2) và clorua.
4.2. Mức độ ẩm ướt của bề mặt do rất nhiều yếu tố gây ra, ví dụ: sương, mưa, tuyết chảy lỏng và độ ẩm cao. Khoảng thời gian, khi độ ẩm tương đối (RH) lớn hơn 80% ở nhiệt độ (q) lớn hơn 0oC được dùng để ước định thời gian lưu ẩm tính toán () của bề mặt bị ăn mòn.
4.3. Thời gian lưu ẩm thực nghiệm có thể được xác định trực tiếp bằng các thiết bị đo lường khác nhau (xem mục 2).
4.4. Yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đặc biệt đến thời gian lưu ẩm là mức độ ô nhiễm do khí sunfurơ hoặc độ muối khí quyển gây ra.
4.5. Mức độ ô nhiễm được xác định theo ISO 9225.
4.6. Những chất ô nhiễm khác cũng có thể ảnh hưởng (các oxit nitơ (NO3) và bụi công nghiệp trong vùng dân cư và khu công nghiệp) hoặc là sự ô nhiễm vi khí hậu do các hoạt động của máy móc và công nghiệp (khí clo (Cl2), sunfua hydro (H2S) các axít hữu cơ và các tác nhân khử đóng băng). Các loại ô nhiễm này không được sử dụng như là các chỉ tiêu để phân loại.
Theo phụ lục này, các loại ô nhiễm khác có thể được xem xét như là các yếu tố phụ trợ (ví dụ: các oxit của nitơ (NO3) trong khí quyển thành phố) hoặc yếu tố vận hành (ví dụ: các hơi axit trong vùng vi khí hậu nhà máy).
Ghi chú:
1. Thời gian lưu ẩm tính toán được không tương ứng với thời gian lưu ẩm thực trên mặt mẫu trong môi trường ẩm, bởi vì độ ẩm thực tế bị ảnh hưởng bởi: dạng kim loại, hình dáng, trọng lượng và hướng phơi của mẫu, lượng sản phẩm ăn mòn, bản chất chất ô nhiễm lưu trên bề mặt cũng như các yếu tố khác. Vì vậy, thời gian lưu ẩm thực tế có thể cao hoặc thấp hơn giá trị tính toán. Tuy nhiên dữ liệu này thường là đủ chính xác để đặc trưng cho khí quyển.
2. Độ chính xác của thời gian lưu ẩm giảm theo mức độ che khuất.
3. Thời gian đo được có thể phụ thuộc vào loại máy và đầu đo (sensor) sử dụng. Thời gian lưu ẩm đo bằng các hệ máy khác nhau không có tính so sánh và chỉ có thể chuyển đổi trong một phạm vi giới hạn của nhiệt độ và độ ẩm.
5. Phân cấp độ ăn mòn khí quyển đối với thép cacbon
Sự phân cấp độ ăn mòn khí quyển đối với thép cacbon được đưa ra ở bảng 1.
Trong đó:
- Thời gian lưu ẩm đưa ra ở bảng 2.
- Phân loại mức độ ô nhiễm do các hợp chất của lưu huỳnh được đưa ra ở bảng 3.
- Phân loại mức độ ô nhiễm bởi độ muối khí quyển được đưa ra ở bảng 4.
- Phân loại độ ăn mòn của khí quyển đưa ra ở bảng 5.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.