TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN THUỶ LỢI PHỤC VỤ TƯỚI, TIÊU
Guidelines for the Estimation and Evaluation of Economical Efficiency of Irrigation and Drainage Projects
“Hướng dẫn tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu“ là những chỉ dẫn chung về phương pháp, trình tự tính toán, các giả định và chỉ tiêu cơ bản được áp dụng trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu có kết hợp với các mục tiêu khác như cấp nước công nghiệp, sinh hoạt; phát điện; nuôi trồng thuỷ sản.v.v, nhưng mục tiêu phục vụ tưới tiêu là chính (sau đây gọi tắt là dự án tưới tiêu).
“Hướng dẫn tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu” này là căn cứ để tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu (trong các giai đoạn lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế -kỹ thuật) xây dựng mới hoặc khôi phục nâng cấp bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
1.3.1. Phân tích kinh tế của dự án thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu (viết tắt là dự án TL) là phân tích đánh giá tính bền vững về hiệu quả của dự án, trên cơ sở phân tích tương quan giữa toàn bộ chi phí cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của dự án đã vạch ra và các lợi ích mà dứ án mang lại, thông qua các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư.
1.3.2. Phân tích tài chính của dự án TL: Phân tích tài chính của dự án TL về hình thức cũng giống như phân tíchؠkinhؠtế vì cả hai loại phân tích đều đánh giá lợi ích của đầu tư. Tuy nhiên quan điểm về lợi ích trong phân tích tài chính thì không đồng nhất với lợi ích trong phân kinh tế. Phân tích tài chính dự án là xem xét lợi ích trực tiếp của dự án mang lại cho nhà đầu tư (đó là lợi nhuận của nhà đầu tư, hay nói cách khác đó lợi ích xét ở góc độ vi mô). Phân tích kinh tế dự án là xem xét lợi ích của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Một dự án được coi là có tính khả thi về mặt kinh tế thì nó phải có hiệu quả về tài chính và kinh tế. Do đó, phân tích tài chính và phân tích kinh tế bổ sung cho nhau.
1.3.3. Trong phân tích kinh tế và phân tích tài chính đều dùng đơn vị tiền tệ để xác định chi phí và lợi ích, tuy nhiên sự khác nhau cơ bản giữa hai phân tích này là cách tính toán chi phí và lợi ích. Chi phí tài chính là toàn bộ cho chi phí cần thiết cho việc hình thành dự án và được tính bằng giá tài chính (trong giá tài chính bao gồm cả các nghĩa vụ tài chính phải nộp cho Nhà nước và các chính sách của Nhà nước như thuế, phí, chính sách trợ giá.vv.) thông thường được lấy theo giá thị trường. Lợi ích tài chính là toàn bộ lợi ích dự án mang lại được tính theo giá tài chính. Chi phí kinh tế là chi phí mà nền kinh tế quốc dân bỏ ra cho việc hình thành dự án và được tính bằng giá kinh tế (giá kinh tế là giá tài chính sau khi đã loại bỏ thuế, phí, trợ giá.vv. hay gọi là phần thanh toán chuyển dịch - transfer payment). Lợi ích kinh tế là toàn bộ lợi ích do dự án mang lại đối với nền kinh tế, được tính theo giá kinh tế (là giá đầu ra của dự án có xét đến các điều kiện trao đổi hoặc không trao đổi thị trường Quốc tế.)
Nói chung, với các dự án TL phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội thuộc loại đầu tư cơ sở hạ tầng (đầu tư công cộng ) khác với các dự án đầu tư mang tính kinh doanh thuần tuý nên việc phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án TL chủ yếu tập trung phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế để đánh giá lợi ích mà dự án mang lại cho nền kinh tế quốc dân. Đối với các dự án thuỷ lợi đa mục tiêu (ngoài nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp còn kết hợp với các mục tiêu sản xuất kinh doanh khác như cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản.v.v) việc phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư ngoài phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án còn phải phân tích đánh giá hiệu quả tài chính dự án.
1.3.4. Nguyên tắc ” Có” và “Không có” dự án là xác định chi phí và lợi ích tăng thêm khi “Có dự án” và so sánh với khi “không có dự án”. Lợi ích thuần tuý tăng thêm này là do tác động trực tiếp của dự án mang lại. Cần lưu ý rằng nguyên tắc ” Có” và “Không có” dự án không đồng nghĩa với “trước và “sau” khi có dự án.
1.3.5. Nguyên tắc xác định lợi ích tăng thêm. Lợi ích tăng thêm của các dự án tưới tiêu là các lợi ích nhờ có dự án mang lại như tăng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng, giảm thiệt hai, giảm chi phí.v.v... Khi tính toán lợi ích tăng thêm ngoài lợi ích đối với sản xuất nông nghiệp cần liệt kê đầy đủ các lợi ích tăng thêm khác và tránh trùng lặp hoặc bỏ sót.
2. Trình tự và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Trình tự và phương đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu thực hiện theo các bước và các yêu cầu tính toán như sau:
2.1. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
2.1.1. Thu thập các tài liệu dân sinh kinh tế - xã hội vùng dự án tưới tiêu
2.1.1.1. Điều kiện sản xuất nông nghiệp (hiện trạng)
- Phân loại đất: Điều tra hiện trạng các loại đất (theo biểu phụ lục A.1)
- Hiện trạng sử dụng đất trong nông nghiệp: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất canh tác, đất gieo trồng, đất hoang, đất được tưới hoàn toàn (bằng trọng lực, bơm) đất tưới 1 phần và đất tưới nhờ mưa (Điều tra số liệu trong 5 năm gần nhất (theo biểu phụ lục A.2).
- Diện tích năng suất, sản lượng, cơ cấu cây trồng: Tổng diện tích canh tác, diện tích và năng suất gieo trồng các loại cây theo từng vụ, thị trường tiêu thụ và giá cả. Chuỗi số liệu tối thiểu phải đủ 5 năm gần nhất (theo biểu phụ lục A.3).
- Chi phí sản xuất nông nghiệp: Chi phí sản xuất nông nghiệp phải điều tra rõ các yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất theo từng ha đối với từng loại cây trồng theo từng vụ như giống, phân bón (đạm lân, kali, phốt phát, phân chuồng.v.v), thuốc trừ sâu, thuê máy cày bừa, máy gặt- tuốt, công lao động làm giống, gieo trồng chăm sóc , thu hoạch, thuỷ lợi phí và các chi phí khác có liên quan (Theo mẫu biểu phụ lục A.6).
- Hiện trạng tưới tiêu, tình hình úng, hạn hàng năm: Cần điều tra, đánh giá hoạt động sản xuất (diện tích hạn, úng của các loại cây trồng ngập hàng năm và ước tính thiệt hại trong 10 năm gần đây nhất).
2.1.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ lợi
- Hiện trạng các công trình tưới, tiêu hiện có trong khu vực dự án
- Hệ thống tổ chức quản lý thuỷ nông, chi phí vận hành khai thác hàng năm (bao gồm các khoản mục theo quy định như chi phí lương và các khoản phải trả theo lương, chi phí quản lý, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí sửa chữa lớn, chi phí năng lượng nhiên liệu .v.v) lấy theo số liệu quyết toán của các công ty quản lý thuỷ nông trong 5 năm gần nhất theo mẫu bảng phụ lục A.5.
- Hiện trạng hệ thống đường giao thông và cơ sở hạ tầng khác trong khu vực dự án.
2.1.1.3. Thị trường trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm
- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm (nông nghiệp .v.v...) tại chỗ, ngoài tỉnh hay xuất khẩu; hệ thống thu mua, đại lý.
- Giá đầu vào các yếu tố sản xuất nông nghiệp tại vùng dự án như giá giống, phân bón (đạm lân, kali, phốt phát, phân chuồng.v.v), thuốc trừ sâu, thuê máy cày bừa, máy gặt- tuốt, giá thuê lao động trong nông nghiệp, công nghiệp (thợ xây dựng, lái xe, cày máy...), thuỷ lợi phí và các chi phí khác có liên quan đến sản xuất.v.v...
- Chi phí vận chuyển các loại vật tư, vật liệu, sản phẩm nông nghiệp bằng một số phương tiện có trong vùng dự án: Ô tô; đường sắt; đường thuỷ.
- Giá cả các loại vật tư và dịch vụ tại vùng dự án để ước tính giá thành xây dựng công trình.
2.1.2. Các tài liệu về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng dự án
2.1.2.1. Kế hoạch phát triển nông nghiệp
- Dự kiến kế hoạch sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp sau khi có dự án
- Dự kiến thay đổi cơ cấu cây trồng, năng suất, sản lượng theo các mục tiêu của dự án đặt ra (tương tự mẫu phụ lục A.3 ứng với trường hợp “Có dự án”).
- Mức độ đầu tư và chi phí sản xuất nông nghiệp dự kiến sau khi có dự án: (tương tự mẫu phụ lục A.6 ứng với trường hợp có dự án).
2.1.2.2. Mục tiêu của dự án
- Cần xác định rõ các tác động “Khi có” dự án đối với sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác (nếu có) để so sánh với tình hình khi “Không có” dự án. Cụ thể cần xác định các yếu tố sau:
- Diện tích tưới được tăng thêm khi có dự án (bao gồm diện tích tưới hoàn toàn hay một phần).
- Diện tích tiêu được tăng thêm khi có dự án
- Năng suất, sản lượng, hệ số quay vòng (tăng vụ) dự kiến khi có dự án
- Các yếu tố này là cơ sở để đánh giá lợi ích của dự án sẽ được trình bày cụ thể ở mục 2.3.
2.1.3. Nguyên tắc và phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Tài liệu số liệu điều tra, thu thập phải chính xác, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, cụ thể.
- Đối với các số liệu thống kế, số liệu kế hoạch và các số liệu dự kiến chiến lược có thể thu thập ở các cơ quan thống kê (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và các cơ quan chuyên môn có liên quan như Kế hoạch đầu tư, Nông nghiệp & PTNT, Xây dựng, Tài chính vật giá; Thuỷ sản, Môi trường v.v từ Trung ương đến địa phương. Về giá cả của một số yếu tố đầu vào đầu ra của dự án trao đổi trên thị trường Quốc tế (xuất nhập khẩu) thì có thể sử dụng nguồn số liệu của các tổ chức tài chính Quốc tế như ADB, WB .v.v.
- Trước khi phân tích đánh giá hiệu quả của dự án, nhất thiết phải tiến hành điều tra, phỏng vấn tại các điểm đã được xem xét chọn lọc trong vùng dự án, tại các hộ nông dân điển hình để có được số liệu tin cậy về tác động của dự án đến từng hộ nông dân và người hưởng lợi dự án nói chung và thái độ của họ đối với dự án.
- Điều tra trực tiếp ở thị trường để có được những thông tin chính xác về hệ thống giá cả, trao đổi ở hàng hoá, thu mua, đại lý, tiếp thị ở vùng dự án.
2.2. Xác định tổng chi phí của dự án TL (C)
Tổng chi phí của dự án trong cả đời kinh tế của dự án bao gồm: Vốn đầu tư ban đầu của dự án, chi phí quản lý vận hành hàng năm, chi phí thay thế trong vòng đời của dự án.
2.2.1. Xác định vốn đầu tư của dự án (K) (tổng mức đầu tư)
Tổng vốn đầu tư dự án TL là khái toán chi phí của dự án bao gồm tổng chi phí xây dựng công trình (chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án và chi khác, chi phí dự phòng) và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư. Phương pháp tính toán theo hướng dẫn tại của cơ quan có thẩm quyền (hiện tại tính theo Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây Dựng).
2.2.1.1. Tổng chi phí xây dựng công trình
a) Chi phí xây dựng công trình (vốn đầu tư công trình): Là toàn bộ chi phí cần để xây dựng mới hoặc khôi phục nâng cấp công trình thuộc dự án. Chi phí xây dựng bao gồm chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, chi phí phá dỡ san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ, nhà tạm tại công trình để ở và điều hành thi công. Chi phí xây dựng tính theo khối lượng từ thiết kế cơ sở; ước tính một số khối lượng khác và đơn giá xây dựng cơ bản (đơn giá tổng hợp) tại thời điểm lập dự án.
b) Chi phí thiết bị: Được tính theo số lượng, chủng loại, giá trị từng loại thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ theo giá thị trường ở thời điểm lập dự án hoặc theo giá của nhà cung cấp (bao gồm các chi phí dự tính như vận chuyển, bảo quản, lắp đặt và đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có).
c) Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: Là toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc như: quản lý chung của dự án; tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán công trình; lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu; giám sát thi công xây dựng, giảm sát khảo sát xây dựng, và lắp đặt thiết bị; kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu quyết toán và quy đổi vốn đầu tư; lập dự án; thi tuyển kiến trúc(nếu có); khảo sát thiết kế; trả lãi vay trong thời gian xây dựng (đối với dự án vốn ODA); chỉ đạo của Ban chỉ đạo Nhà nước, nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, đăng kiểm Quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có); tạo vốn lưu động ban dầu cho sản xuất; cho quá trình chạy thử không tải và có tài; công tác kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán, bảo hiểm công trình và một số chi khác.
Khoản chi phí này ước tính bằng 10-15 % tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.
d) Chi phí dự phòng: Khoản chi phí này tính bằng không quá 15 % tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí quản lý dự án và chi phí khác.
2.2.1.2. Chi phí đền bù giải phòng mặt bằng, tái định cư:
Bao gồm chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất.v.v...; chi phí thực hiện tái định cư, chi phí sử dụng đất, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có). Các chi phí này được tính theo khối lượng phải đền bù tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của các cơ quan Nhà nước về đền bù giải phóng mặt bằng tại vùng dự án.
Sau khi tính toán xác định được các chi phí trên, lập thành bảng sau:
Bảng 1. Bảng tổng hợp vốn đầu tư của dự án
TT |
Tên chỉ tiêu |
Ngoại tệ (nếu có) |
Nội tệ (VND) |
Tổng cộng (103 VND) |
|
Ngoại tệ |
Quy ra nội tệ (VND) |
||||
I |
Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình |
|
|
|
|
1 |
Chi phí xây dựng |
|
|
|
|
2 |
Chi phí thiết bị |
|
|
|
|
3 |
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác |
|
|
|
|
4 |
Chi phí dự phòng |
|
|
|
|
II |
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư |
|
|
|
|
III |
Tổng vốn đầu tư dự án K= (I + II) |
|
|
|
|
2.2.2. Chi phí quản lý vận hành hàng năm (CQLVH)
Chi phí quản lý vận hành công trình hàng năm bao gồm các khoản chính như: Chi phí lương và các khoản tính theo lương của cán bộ và công nhân quản lý vận hành công trình; nguyên nhiên vật liệu, năng lượng; chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác. Chi phí quản lý vận hành công trình hàng năm có thể tính bằng tỷ lệ % so với tổng vốn đầu tư xây dựng công trình.
Theo thống kế và kinh nghiệm, CQLVH có thể lấy bằng 3 ¸ 5% tổng vốn đầu tư xây dựng công trình đối với các hệ thống tưới tiêu bằng động lực và bằng từ 1,5 ¸ 3% đối với dự án hồ chứa, tưới tự chảy.
Ngoài ra có thể lấy chi phí hoạt động thực tế bình quân trên 1 ha (trong năm 5 năm gần nhất) của một hệ thống tương tự trong vùng để ước tính chi phí vận hành bảo dưỡng hàng năm. Xem phụ lục A.5.
Đối với các dự án vừa xây dựng, vừa khai thác sử dụng từng phần khi dự án chưa hoàn thành thì chi phí quản lý vận hành hàng năm tính theo quy định trên nhân với tỷ lệ % số diện tích hàng năm được tưới tiêu.
2.2.3. Chi phí thay thế (CTT):
Chi phí thay thế là chi phí sửa chữa lớn hoặc thay thế hoàn toàn thiết bị nên phải đưa vào dòng chi phí của dự án và chỉ tính đối với các dự án là trạm bơm tưới, tiêu. Sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, cứ 5 năm đưa vào dòng chi phí của dự án một khoản chi phí thay thế.Theo kinh nghiệm lấy trong khoảng 10 – 15 % vốn đầu tư thiết bị ban đầu đối với thiết bị nội và 7 ¸ 10% đối với thiết bị nhập ngoại.
2.2.4. Tổng chi phí của dự án (C)
Sau khi xác định được tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án (K), chi phí quản lý vận hành (CQLVH) và chi phí thay thế (CTT) lập bảng tính tổng chi phí của dự án theo từng năm trên cơ sở tiến độ thi công xây dựng và dự kiến kế hoạch khai thác sử dụng công trình theo bảng sau.
Bảng 2. Bảng tổng hợp chi phí của dự án
Năm xây dựng và khai thác |
Các khoản mục chi phí (103đồng) |
Tổng cộng (C) (103đồng) |
||
Vốn đầu tư ban đầu (K) |
C.phí thay thế (CTT) |
C.phí QLVH (CQLVH) |
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
2.3. Xác định tổng lợi ích của dự án TL (B)
Các lợi ích của dự án tưới tiêu có thể bao gồm lợi ích từ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, lợi ích từ cấp nước phục vụ công nghiệp, sinh hoạt dân sinh; lợi ích nhận từ thuỷ điện ; lợi ích từ nuôi trồng thuỷ sản.v.v nhưng mục tiêu phục vụ tưới tiêu là chính. Vì vậy bản hướng dẫn này chỉ hướng dẫn cụ thể cách xác định lợi ích của dự án đối với sản xuất nông nghiệp, phương pháp xác định các lợi ích khác (nếu có) thực hiện tương tự như phương pháp xác định lợi ích của dự án đối với sản xuất nông nghiệp.
2.3.1. Nguyên tắc xác định lợi ích của dự án TL
2.3.1.1. Lợi ích của dự án tưới, tiêu đối với sản xuất nông nghiệp được đánh giá bằng giá trị thu nhập thuần tuý tăng thêm dưới tác động của dự án.
2.3.1.2. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án phải sử dựng nguyên tắc “Có” và “Không có”dự án để tính toán thu nhập thuần tuý của dự án. Bảng 3 dưới đây là ví dụ tính toán xác định thu nhập thuần tuý của một dự án thuỷ lợi phục vụ tưới với tổng diện tích tưới khi không có dự án là 10.200 ha và khi có dự án là 13.000 ha.
Bảng 3. Thu nhập thuần tuý của dự án
TT |
Mùa vụ cây trồng |
Diện tích (103ha) |
Thu nhập trên 1 ha (103đ) |
Tổng thu nhập (103đ) |
|
A. Trước khi có dự án |
|
|
|
1 |
Lúa đông xuân |
9,5 |
4.510,65 |
42.851.175 |
2 |
Lúa hè thu |
10,2 |
3.610,30 |
36.825.060 |
3 |
Màu |
|
|
|
|
Ngô |
6,2 |
689,80 |
4.276.760 |
|
Khoai tây |
5,2 |
961,93 |
5.002.036 |
|
Lạc |
4,0 |
1.683,25 |
6.733.000 |
|
Tổng cộng |
|
|
95.688031 |
|
B. Sau khi có dự án |
|
|
|
1 |
Lúa đông xuân |
10,9 |
7.010,65 |
76.416.085 |
2 |
Lúa hè thu |
13,0 |
6.360,30 |
82.683900 |
3 |
Mầu |
|
|
|
|
Ngô |
6,0 |
1.477,80 |
8.866.800 |
|
Khoai tây |
5,5 |
2.061,93 |
11.340.615 |
|
Lạc |
4,2 |
2.933,25 |
12.319.650 |
|
Tổng cộng |
|
|
191.627.050 |
|
Giá trị thu nhập thuần tuý: Tổng B - Tổng A = 95.939.019,0 (103đ) |
2.3.1.3. Đối với các dự án tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ngoài phần giá trị sản lượng nông nghiệp tăng thêm do tác động của dự án tiêu mang lại, lợi ích của dự án tiêu còn được đánh giá bằng giá trị thiệt hại hàng năm đã tránh được nhờ có dự án.
2.3.1.4. Khi tính toán xác định thu thập của dự án phải căn cứ vào tiến độ xây dựng và dự kiến kế hoạch đưa công trình vào khai thác sử dụng từng phần (nếu có) cho đến khi dự án hoàn thành và khai thác sử dụng đầy đủ theo năng lực thiết kế. Do đó căn cứ vào tính chất từng dự án và năng lực quản lý vận hành, cần xác định khoảng thời gian dự án phát triển đầy đủ năng lực thiết kế và khả năng phát huy hiệu quả của dự án trong từng năm (xem ví dụ ở phần phụ lục).
2.3.1.5. Khi xác định lợi ích kinh tế của dự án TL, giá các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án phải tính bằng giá kinh tế trong thời gian tương lai như trình bày ở mục 2.3.2.2.
- Để đánh giá hiệu quả của dự án TL đối với các hộ nông dân (về mặt tài chính) cần phải tính toán thu nhập thuần tuý ( lãi ) trên 1 ha gieo trồng của hộ nông dân điển hình. Bảng 4 là một ví dụ tính toán thu nhập thuần tuý (lãi) trên 1 ha lúa vụ Đông xuân của hộ nông dân (tính theo giá thị trường).
Bảng 4. Thu nhập thuần tuý của 1 ha lúa Đông xuân của hộ nông dân
|
Khoản mục |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn gíá |
Thành tiền 103 đ |
I |
Tổng thu nhập |
|
|
|
|
|
Tổng giá trị sản lượng lúa |
Kg |
5.500 |
2.500 |
13.750 |
II |
Chi phí |
|
|
|
|
1 |
Chi phí lao động |
công |
200 |
12.000 |
2.400 |
2 |
Chi phí đầu vào |
|
|
|
|
|
- Giống |
Kg |
120 |
3.750 |
450 |
|
- Phân chuồng |
Tấn |
7 |
200.000 |
1.400 |
|
- Đạm |
Kg |
170 |
2.800 |
476 |
|
- Lân |
Kg |
180 |
1.200 |
216 |
|
- Kali |
Kg |
70 |
2.500 |
175 |
|
- Thuốc trừ sâu |
Lít |
2 |
90.000 |
180 |
3 |
Thuê máy cày bừa |
Ha |
1 |
550.000 |
550 |
4 |
Thuỷ lợi phí (NĐ 143) |
Ha |
1 |
600.000 |
600 |
5 |
Chi phí khác 5% x (1+2+3) |
|
|
|
292,35 |
|
Tổng chi phí |
|
|
|
6.739,35 |
III |
Thu nhập thuần tuý (I-II) |
|
|
|
7.010,65 |
2.3.2. Phương pháp và trình tự xác định lợi ích của dự án TL(thu nhập thuần tuý)
Lợi ích của dự án tưới tiêu có thể bao gồm từ phục vụ sản xuất nông nghiệp; từ cấp nước phục vụ công nghiệp, sinh hoạt dân sinh; từ thuỷ điện; từ nuôi trồng thuỷ sản.v.v... nhưng mục tiêu phục vụ tưới tiêu là chính. Vì vậy bản hướng dẫn này chủ yếu hướng dẫn cụ thể cách xác định lợi ích của dự án đối với sản xuất nông nghiệp, đối với các lợi ích khác của dự án (nếu có) thì cách tính tương tự như đối với sản xuất nông nghiệp.
2.3.2.1. Tính toán xác định sản lượng dự kiến sẽ tăng thêm khi có dự án.
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được về tình hình sản xuất nông nghiệp trong điều kiện chưa có dự án (diện tích và năng suất), tính toán xác định giá trị sản lượng đạt được của sản xuất nông nghiệp.
Dự kiến về tình hình sản xuất nông nghiệp trong điều kiện có dự án (diện tích và năng suất sẽ đạt được) như mục tiêu của dự án đã vạch ra. Tính toán được giá trị sản lượng dự kiến đạt được trong điều kiện có dự án như phụ lục A.3.
Bảng 5. Sản lượng dự kiến sẽ tăng thêm khi có dự án
TT |
Cơ cấu cây trồng
|
Không có dự án |
Có dự án |
Sản lượng tăng lên khi có dự án (tấn) |
||||
Diện tích (ha)
|
Năng suất (tấn/ha)
|
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Năng suất (tấn/ha) |
Sản lượng (tấn) |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 = 3x4 |
6 |
7 |
8 = 6x7 |
9 = 8-5 |
I |
Lúa |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Vụ Đông xuân |
8.000 |
4.5 |
36.000 |
11.000 |
5.5 |
60.500 |
24.500 |
2 |
Vụ Hè thu |
11.50 |
4.0 |
46.000 |
12.400 |
5.1 |
63.240 |
17.240 |
|
.v.v.v |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Màu |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngô |
5.000 |
1.7 |
8.500 |
5.000 |
2.1 |
10.500 |
2.000 |
2 |
Khoai |
4.500 |
5.0 |
22.500 |
4.800 |
6.0 |
28.800 |
6.300 |
3 |
Lạc |
3.200 |
1.4 |
4.480 |
3.500 |
1.65 |
5.775 |
1.295 |
|
v.v... |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Năng suất khi chưa có dự án lấy bằng số bình quân năng suất trong 5 năm gần nhất của vùng dự án (theo số liệu điều tra, thống kế thực tế).
- Năng suất khi có dự án lấy theo số liệu dự báo hoặc lấy bằng số bình quân năng suất trong 5 năm gần nhất của vùng khác (trong khu vực) đã có điều kiện tưới tiêu tương đối tốt, tương tự như điều kiện tưới tiêu của vùng dự án mà dự kiến sẽ đạt được khi hoàn thành (theo số liệu, điều tra, thống kê thực tế)
2.3.2.2. Tính toán, xác định giá kinh tế các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp
Khi tính toán, xác định giá kinh tế các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp cần phải xác định rõ yếu tố nào được buôn bán trao đổi trên thị trường Quốc tế. Các yếu tố đầu vào và đầu ra là hàng hóa được trao đổi trên thị trường Quốc tế (như ngô, gạo, cà phê, phân bón, thuốc trừ sâuv.v) có thể sử dụng giá dự báo của các tổ chức tài chính Quốc tế như ADB, WB ở các thị trường chính trên thế giới sau đó tính chuyển về giá tại vùng dự án. Nếu là hàng hoá xuất khẩu (như gạo, cà phê.v.v...) thì lấy giá FOB trên thị trường thế giới tính chuyển đổi về giá FOB tại cảng biển nước ta (gía biên giới) sau đó tính chuyển về giá tại vùng dự án (Cách tính toán minh hoạ ở bảng 6). Nếu là hàng hoá nhập khẩu (như phân bón, thuốc trừ sâu.v.v ) thì lấy giá FOB trên thị trường thế giới, tính chuyển đổi về giá CIF tại cảng biển ở nước ta, sau đó tính chuyển đổi về giá tại vùng dự án (Cách tính toán minh hoạ ở bảng 7).
TT |
Khoản mục chi phí |
Đơn vị |
Giá dự báo 2007 |
1 |
Giá gạo 5 % tại Bangkok năm 2007 |
USD/tấn |
290 |
2 |
Điều chỉnh chất lượng |
USD/tấn |
12 |
3 |
Chi phí vận chuyển và bảo hiểm đến cảng Hải phòng |
USD/tấn |
15 |
4 |
FOB tại cảng Hải Phòng (1-2-3) |
USD/tấn |
263 |
5 |
Chuyển đổi sang đồng tiền Việt Nam (1USD = 15500 VND) |
1000 VND/tấn |
4076,5 |
6 |
Cảng phí, hao hụt và lợi nhuận nhà nhập khẩu. (tính khoảng 10 % x 5) |
1000 VND/tấn |
407,6 |
7 |
Giá xuất khẩu tại cảng Hải Phòng (5-6) |
Đồng/tấn |
3668,9 |
8 |
Vận chuyển từ vùng dự án đến Hải Phòng |
Đồng/tấn |
240 |
9 |
Giá kinh tế tại ranh giới vùng dự án |
Đồng/tấn |
3428,9 |
10 |
Chi phí xay xát (trừ thu hồi cám) |
Đồng/tấn |
40 |
11 |
Giá kinh tế tại ranh giới vùng dự án (7-8-9-10) |
Đồng/tấn |
3388,9 |
12 |
Quy đổi ra thóc (0,68) |
Đồng/tấn |
2304,5 |
13 |
Chi phí bảo quản và vận chuyển trong vùng dự án |
Đồng/tấn |
30 |
14 |
Giá kinh tế của lúa tại chân ruộng (12-13) |
Đồng/kg |
2274,5 |
15 |
Giá kinh tế của lúa |
Đồng/kg |
2274,5 |
(Ghi chú: Theo dự báo của WB, năm 2007 giá gạo loại 5% tại thị trường Bangkok là 290 USD/ tấn (giá FOB). Lúa là hàng hoá xuất khẩu;).
TT |
Tính toán |
Đơn vị |
Giá dự báo 2007 |
1 |
Giá FOB tại Châu Âu (đã đóng bao) |
USD/tấn |
115 |
2 |
Chi phí vận chuyển về cảng Hải Phòng |
USD/tấn |
30 |
3 |
Giá CIF tại cảng Hải Phòng (1+2) |
USD/tấn |
145 |
2 |
Chuyển đổi sang đồng Việt Nam |
1000 đồng/tấn |
2247,5 |
3 |
Chi phí cập cảng (15000 đồng/tấn) |
1000 đồng/tấn |
15 |
4 |
Chi phí lưu kho (135000 đồng/tấn) |
1000 đồng/tấn |
135 |
5 |
Chi phí vận chuyển đến vùng dự án |
1000 đồng/tấn |
300 |
6 |
Giá kinh tế tại ranh giới dự án (2+3+4+5) |
1000 đồng/tấn |
2697,5 |
7 |
Chi phí vận chuyển đến ruộng |
1000 đồng/tấn |
20 |
8 |
Giá kinh tế tại ruộng (6 + 7) |
1000 đồng/tấn |
2717,5 |
|
Giá kinh tế của Urê |
Đồng/kg |
2717 |
(Ghi chú: Theo dự báo của WB, năm 2007 giá Urê tại thị trường châu Âu là 115 USD/ tấn (giá FOB). Urê là hàng hoá nhập khẩu; 1USD = 15500 VND).
Đối với hàng hoá chỉ trao đổi trên thị trường nội địa thì lấy bằng giá thị trường hiện tại và dự báo cho những năm sau.
Kết quả tính toán giá kinh tế lập thành bảng (như minh hoạ ở Bảng 8) để tính tổng thu nhập, tổng chi phí và giá trị thu nhập thuần tuý của 1 ha từng loại cây trồng trong điều kiện có và không có dự án như ví dụ trình bày ở các bảng 9 và bảng 10.
Bảng 8. Giá kinh tế các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất
TT |
Loại hàng hoá |
Đơn vị |
Giá kinh tế (đ) |
1 |
Lúa |
kg |
2.274,5 |
2 |
Đậu |
kg |
3.500,0 |
3 |
Ngô |
kg |
2717,0 |
4 |
Lạc |
kg |
5000,0 |
5 |
Phân bón |
|
|
|
- Kali |
kg |
2.500,0 |
|
- Đạm urea |
kg |
2.710,0 |
|
- Phân lân |
kg |
1.200,0 |
|
- Thuốc trừ sâu |
lít |
100.000,0 |
6 |
Công lao động |
Ngày công |
12.000,0 |
|
- v.v.v |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.