QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG DƯA HẤU
The testing procedure of watermelon variety
1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống dưa hấu mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Các tổ chức và cá nhân có giống dưa hấu khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/ CP ngày 5/ 2/ 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định kèm theo.
2.1. Các bước khảo nghiệm:
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 2-3 vụ trong đó có hai vụ cùng tên, tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với các giống dưa hấu có triển vọng đã được khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ, tại các cơ sở sản xuất hoặc hộ nông dân.
2.2. Bố trí khảo nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:
- Bố trí thí nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là 35m2 (luống đơn: 14 m x 2,5 m, luống đôi: 7 m x 5 m), rãnh giữa các lần nhắc lại 30 cm. Xung quanh diện tích thí nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ.
- Giống khảo nghiệm: Phải gửi đến cơ quan khảo nghiệm trước vụ trồng, kèm theo đăng ký khảo nghiệm giống, lý lịch giống (nếu là giống khảo nghiệm vụ đầu). Hạt giống gửi khảo nghiệm phải có chất lượng gieo trồng tương đương với giống nguyên chủng theo tiêu chuẩn ngành. Lượng giống tối thiểu là 100 g/ 1 giống/ vụ.
- Giống đối chứng: Là giống đã được công nhận hoặc giống địa phương tốt đang được trồng phổ biến trong vùng, có thời gian sinh trưởng giống đối chứng phải cùng nhóm với giống khảo nghiệm và chất lượng gieo trồng của hạt giống phải tương đương với giống nguyên chủng.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:
- Diện tích: Mỗi giống ít nhất 1000 m2 /điểm , không nhắc lại.
- Giống đối chứng: Như đối với khảo nghiệm cơ bản.
- Quy trình kỹ thuật: áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo quy trình kỹ thuật ở mục 2.3.
2.3. Quy trình kỹ thuật:
2.3.1. Thời vụ: Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
2.3.2. Làm đất, lên luống: Đất thí nghiệm phải có độ phì đồng đều, bằng phẳng, ít chua hoặc trung tính, tốt nhất nên chọn đất nhẹ, được luân canh với cây khác họ. Cầy bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống đơn rộng 2,5 m, bổ hốc giữa luống cách nhau 0,5 m hoặc lên luống đôi rộng 5 m, bổ hốc 2 bên cạnh luống với khoảng cách hốc 0,5 m. Mỗi ô thí nghiệm 28 hốc.
2.3.3. Gieo hạt, mật độ trồng: Gieo hạt vào bầu có tỷ lệ hỗn hợp 1 đất bột + 1 phân chuồng mục. Ngâm hạt trong nước ấm 2-4 giờ rồi đem ủ ấm cho nẩy mầm mới gieo. Mỗi bầu gieo 2-3 hạt. Khi cây có 1-2 lá thật đem trồng ra ruộng. Khi cây bắt đầu bò, tỉa bỏ cây xấu chỉ để lại 1cây/ hốc, mật độ khoảng 8000 cây / ha.
2.3.4. Phân bón:
- Lượng tổng số cho 1 ha: 20-30 tấn phân chuồng + 120-150 kg N + 100-120 kgP2 05 + 120-150 kg K2O, nếu đất chua cần bón thêm vôi.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân +1/4 phân đạm và1/3 phân kaly.
Bón thúc lần 1: 1/4 phân đạm, khi cây ngả ngọn bò.
Bón thúc lần 2: 1/4 phân đạm + 1/3 phân kaly, khi cây đậu quả xong.
Lượng phân đạm và kaly còn lại để bón thúc hoặc tưới, nhưng phải kết thúc trước khi thu quả 15 ngày.
2.3.5. Tưới nước: Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70-75%.
2.3.6. Phòng trừ sâu bệnh: Chỉ tiến hành khi đến ngưỡng phải phòng trừ, theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật.
2.3.7. Chăm sóc quả và thu hoạch: Tỉa bỏ chồi phụ, để 2-3 nhánh/cây. Chú ý nương dây để phân bố đều dây trên mặt luống, và đè dây ở doạn dây đã trưởng thành để dây không bị lật. Chỉ để 1 quả/ cây, đối với giống quả nhỏ 2 quả/ cây. Trải lên mặt luống một lượt rơm hoặc rạ để đỡ quả và hạn chế cỏ dại. Khi thu hoạch nhẹ nhàng, cắt đoạn cuống quả dài để bảo quản được lâu.
3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
3.1. Khảo nghiệm cơ bản:
3.1.1. Đặc điểm hình thái: Mô tả các bộ phận của cây dưới đây.
- Thân: mầu sắc.
- Lá: Mầu sắc, dạng lá.
- Hoa: Mầu sắc hoa.
- Quả: Dạng quả, mầu sắc vỏ và ruột quả.
- Hạt: Mầu sắc hạt.
(biểu 1 kèm theo).
3.1.2. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển:
- Ngày gieo:
- Ngày mọc: Ngày có khoảng 50% số cây mọc .
- Ngày ra hoa: Ngày có khoảng 50% số cây có hoa đầu/ ô
- Ngày thu quả đầu.
- Ngày thu xong quả.
- Chiều dài thân chính: đo chiều dài 10 dây thân chính / ô, lấy trung bình
(biểu 2 kèm theo)
3.1.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính:
- Bệnh héo (Fusarium oxysporum): Đếm số cây bi héo / ô, tính tỷ lệ %
- Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenaricum): Đánh giá trước lúc thu hoạch, theo cấp bệnh như sau:
1: Không nhiễm.
2: Nhiễm nhẹ , <20% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh.
3: Nhiễm trung bình, 20-40% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh.
4: Nhiễm nặng, > 40% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh.
- Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Đánh giá như với bệnh thán thư.
- Rệp (Aphis grosypii) : Đếm số con/ 1m2 diện tích lá
(biểu 3 kèm theo)
3.1.4. Khả năng thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận: Đánh giá mức độ bị hại và khả năng hồi phục của cây sau khi bị hạn, úng và giá rét.
Cho điểm 1-5 như sau:
1: không bị hại
2: hại nhẹ, hồi phục nhanh
3: hại trung bình, hồi phục chậm
4: hại nặng, hồi phục ít
5: chết hoàn toàn
(biểu 4 kèm theo)
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Số cây thực thu /ô: Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch.
- Số quả/ ô: Đếm tổng số quả thu được/ ô khi thu hoạch.
- Khối lượng quả / ô: Cân khối lượng tổng số quả thu được
(biểu 5 kèm theo)
3.1.6. Chất lượng quả.
- Thử nếm: đánh giá vị ngọt, mức độ cát và mầu của ruột quả (sau thu hoạch không quá 7 ngày), có ít nhất 5 người tham gia thử, cho điểm 1-5 như sau:
Vị ngọt 1: rất ngọt 2: ngọt 3: trung bình 4: ít ngọt 5: không ngọt |
Mức độ cát 1: Nhiều cát 2: cát 3. trung bình 4: ít cát 5: không cát |
Mầu ruột quả 1: rất đỏ/ rất vàng 2: đỏ/ vàng 3: đỏ/ vàng trung bình 4: hồng/ vàng nhạt 5: trắng hoặc mầu khác |
- Chiều cao quả (cm), đường kính quả (cm), độ dầy cùi (cm), độ dày thịt (cm), khối lượng hạt / 1kg quả: Mỗi giống lấy 5 quả để đo đếm các chỉ tiêu này.
- Hàm lượng chất khô (%), hàm lượng đường tổng số (%), hàm lượng vitamin C (%), hàm lượng caroten (mg%), phân tích theo yêu cầu của từng thí nghiệm.
- Độ Brix: đo bằng máy chuyên dùng
(biểu 6 kèm theo)
3.2. Khảo nghiệm sản xuất:
- Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày mọc đến ngày thu hoạch.
- Năng suất: Cân khối lượng quả thực thu trên diện tích khảo nghiệm. Quy ra năng suất tấn/ ha.
- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.
- Ý kiến của người sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
4. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm.
4.1. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm phải gửi về cơ quan khảo nghiệm chậm nhất 15 ngày sau khi thu hoạch để làm báo cáo tổng kết.
(Phụ lục 1 và phụ lục 2 kèm theo)
4.2. Cơ quan khảo nghiệm tổng hợp và thông báo kết quả khảo nghiệm hàng vụ đến các cơ quan / cá nhân có giống khảo nghiệm và các điểm khảo nghiệm, báo cáo kết quả trước Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bộ Nông nghiệp & PTNT.
PHỤ LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG DƯA HẤU
Vụ năm
1. Điểm khảo nghiệm:
2. Cơ quan quản lý:
3. Cán bộ thực hiện:
4. Tên giống tham gia khảo nghiệm:
Giống đối chứng:
5. Ngày gieo: Ngày thu hoạch:
6. Diện tích ô thí nghiệm: m2, kích thước ô : m x m
Số lần nhắc lại:
7. Loại đất trồng: cây trồng trước:
8. Phân bón: Ghi rõ loại phân và số lượng đã sử dụng
- Phân chuồng: tấn/ ha
- Đạm: kg/ha, loại:
- Lân: kg/ ha, loại:
- Kaly: kg/ ha, loại:
9. Tưới nước:
- Lần 1: ngày, phương pháp tưới:
- Lần 2: ngày, phương pháp tưới:
- Lần 3: ngày, phương pháp tưới:
-
-
10. Xới vun:
- Lấn 1: ngày
- Lần 2: ngày
11. Phòng trừ sâu bệnh: Ghi rõ ngày tiến hành, loại thuốc và nồng độ sử dụng
- lần 1:
- Lần 2:
- Lần 3:
-
-
12. Số liệu khí tượng vùng (Trạm gần nhất, nếu có):
Tháng |
|
|
|
|
|
Nhiệt độ tối cao (toC) |
|
|
|
|
|
Nhiệt độ tối thấp (to) |
|
|
|
|
|
Nhiệt độ trung bình (to) |
|
|
|
|
|
Độ ẩm không khí (%) |
|
|
|
|
|
Lượng mưa (mm) |
|
|
|
|
|
13. Kết quả theo dõi thí nghiệm: Ghi vào 6 biểu kèm theo.
14. Đánh giá kết quả khảo nghiệm, nhận xét từng giống.
15. Kết luận và đề nghị:
Cơ quan quản lý |
Ngày tháng năm Cán bộ thực hiện |
Biểu 1: Một số đặc điểm hình thái.
Tên giống |
Thân |
Lá |
Hoa |
Quả |
Hạt |
|
|
|
|
|
|
Biểu 2: Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển.
Tên giống |
Lần nhắc |
Ngày gieo |
Ngày mọc |
Ngày ra hoa |
Ngày thu quả đầu |
Ngày thu xong quả |
Chiều dài dây chính (cm) |
|
1 2 3
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 3: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính.
Tên giống |
Lần nhắc |
Bệnh héo (%) |
Bệnh Thán thư (1-4) |
Bệnh sương mai (1-4) |
Rệp (con/ m2) |
|
1 2 3 |
|
|
|
|
Biểu 4: Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Tên giống |
Tính chịu Hạn |
Tính chịu úng |
Tính chịu rét |
|||
Ngày quan sát |
Mức độ (1-5) |
Ngày quan sát |
Mức độ (1-5) |
Ngày quan sát |
Mức độ (1-5) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 5: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
Tên giống |
Lần nhắc |
Số cây thực thu/ô |
Số quả / ô |
Năng suất quả/ô (kg/ô) |
|
1 2 3 |
|
|
|
Biểu 6: Một số chỉ tiêu chất lượng quả.
Tên giống |
Thử nếm (1-5) |
Đường kính quả (cm) |
Chiều cao quả (cm) |
Độ dầy cùi (cm) |
Độ dầy thịt (cm) |
Số hạt/ quả |
||
Vị ngọt |
Mức độ cát |
Mầu ruột quả |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG DƯA HẤU
Vụ: năm:
1. Địa điểm khảo nghiệm:
2. Tên người sản xuất:
3. Tên giống khảo nghiệm:
Giống đối chứng:
4. Ngày trồng: Ngày thu hoạch:
5. Diện tích khảo nghiệm: . . . . . . . . . . m2
6. Đặc điểm đất đai:
7. Mật độ trồng:
8. Phân bón: Phân chuồng: . . . . . . . . . . . . . tấn/ha
N-P-K . . . . . . . . . . . . . . . . . kg/ha
9. Đánh giá chung:
Tên giống |
Năng suất quả / diện tích KN (kg) |
Năng suất (qui ra tấn/ha) |
Nhận xét đặc điểm chính của giống (Sinh trưởng, sâu bệnh, tính thích ứng) |
Ý kiến người sản xuất (Cóhoặc Không chấp nhận giống mới) |
|
|
|
|
|
10. Kết luận và đề nghị:
Cán bộ chỉ đạo |
Ngày tháng năm Người sản xuất |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.