QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG DÂU1
1.1. Qui phạm này qui định những nguyên tắc nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống dâu mới có nhiều triển vọng được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2.Các tổ chức cá nhân có giống mới cần khảo nghiệm và các cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng nghị định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng số 07/CP ngày 5/2/1996 và văn bản pháp qui có liên quan hiện hành.
2.1. Các bước khảo nghiệm:
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành trong hai năm liên lục.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành trong hai năm đối với các giống có triển vọng đã qua khảo nghiệm cơ bản ít nhất một năm.
2.2. Bố trí thí nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản.
Khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3-4 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm bố trí trồng một giống.
Kích thước ô thí nghiệm từ 32-50cm2.
Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1,0m (Không trồng dâu)
Các giống khảo nghiệm được phân chia thành nhóm theo thời gian sinh trưởng. Xung quanh khu thí nghiệm có ít nhất 2 hàng dâu bảo vệ.
Giống gửi khảo nghiệm: Các tổ chức hoặc cá nhân có đăng ký khảo nghiệm sớm nhất là 4 ngày (nếu là hom dâu) và 10 ngày (nếu là cành dâu).
Giống đối chứng là giống đã được công nhận quốc gia hoặc giống tốt đang được trồng phổ biến trong vùng có cùng thời gian sinh trưởng với giống khảo nghiệm.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:
Sau khi khảo nghiệm cơ bản ít nhất một năm, các giống dâu có triển vọng được đưa vào khảo nghiệm sản xuất ở trong điều kiện sản xuất tiên tiến của hộ nông dân.
Diện tích trồng mỗi giống ít nhất là 1000m2, không nhắc lại.
Giống đối chứng như đối với khảo nghiệm cơ bản.
2.3. Kỹ thuật trồng:
2.3.1. Chuẩn bị đất:
Đất phải trồng đồng đều, thoát nước, tầng canh tác sâu nếu có điều kiện trước khi trồng hai tháng giải phóng mặt bằng, cày để phơi ải diệt cỏ dại và nấm tím, nấm trắng trước khi trồng.
Đất được bừa nhiều lần, xẻ rãnh hoặc đào hố trồng theo đúng quy cách: Rộng 40cm, sâu 40cm, lớp đất mặt và lớp đất dưới để riêng, nếu trồng hố thì 40*40* 40cm.
2.3.2. Thời vụ trồng: Trồng vào khung thời vụ thích hợp nhất của từng vùng.
2.3.3. Mật độ: Mỗi ô trồng 4 hàng, mỗi hàng trồng 10 hốc, mỗi hốc trồng hai hom, hai hom cách nhau 4cm.
2.3.4. Chuẩn bị giống:
Hom dâu phải đủ tiêu chuẩn, về đường kính cành đạt 0,8-1cm và tuổi sinh trưởng từ 7 tháng trở lên không có sâu, bệnh ký chủ.
Hom chặt dài từ 25-30cm có ít nhất 3 mắt bình thường, hom ở vị trí đoạn giữa cành.
2.3.5. Phương pháp trồng:
Sau khi hom đã chặt phải trồng ngay trong cùng một ngày.
Hom cắm trong miệng hố nghiêng một góc 45o so với mặt đất. Hai mầm trên cùng phải quay về hai phía, ấn cặt hom vào đất để chừa lại mầm trên cùng. Sau đó dùng lớp đất bột phủ kín mầm.
Ở vùng hanh khô có thể dùng cỏ khô, bèo, che phủ kín mặt hố. Nhưng khi mầm dâu nảy thì phải kịp thời bỏ lớp che phủ.
2.3.6. Lượng phân và cách bón:
Lượng phân bón cho một ha:
- Phân vô cơ với tỷ lệ N: P: K = 3: 1: 1. Tuỳ theo độ phì của đất mà lượng phân đạm có thể sử dụng từ 250-300kg N.
- Phân hữa cơ 25-30 tấn.
- Đất chua có độ pH<5 thì bón thêm 800-1000kg vôi .
Phương pháp và thời kỳ bón:
- Phân hữu cơ bón có lót một lần vào vụ đông hoặc vụ hè, bón theo rãnh sâu kết hợp với phân lân.
- Vôi bột bón đều trên mặt ruộng ở vụ đông kết hợp với cày bừa đất.
- Phân kali bón làm 2 lần ở vụ đông và đầu vụ hè.
- Phân đạm bón 5-6 lần. Bón theo rãnh hoặc hốc.
2.3.7. Chăm sóc:
- Khi mầm dâu cao 3-5cm thì kiểm tra và trồng dặm kịp thời.
- Tỉa chừa lại 3 mầm khoẻ.
- Khi mầm dâu cao 10- 15cm bón thúc đạm, vun gốc và làm cỏ lần 1. Đến đầu vụ thu thì bón thúc lần thứ 2.
- Dâu trồng ở năm đầu chủ yếu tạo cho cây sinh trưởng mạnh, khai thác lá là phụ, chủ yếu ở vụ thu.
2.3.8. Đốn dâu:
Đốn tạo hình: Dâu sau khi trồng đến vụ đông đốn tạo thân chính. Đốn cách mặt đất 10- 15cm. Mùa xuân năm sau khi mầm mới cao l0-15cm thì tỉa định mầm. Mỗi thân chính để lại 3 mầm khoẻ, phân bố đều trên thân.
Đốn hàng năm: Để điều chỉnh thời vụ cho lá dâu nuôi tằm hàng năm có thể đốn dâu theo hai thời vụ chính:
+ Đốn đông: Đốn trước hoặc sau đông chí.
+ Đốn hè: Đốn trước 30-4.
2.3.9. Điều tra sâu bệnh và phòng trừ.
Điều tra một số sâu hại như:
Sâu đục thân (Apriona Japonica)
Sâu róm (Euprotissimilis)
Sâu đo (Hemerophila Atrilineala)
Bọ dừa nâu (Heletrichia Paralilola Motochuloku)
Một số bệnh hại như:
Bệnh vi khuẩn (Pseudomonas Mori)
Bệnh bạc thau (Phyllactinia Mỏicola)
Bệnh rỉ sắt (Aecidium Mori)
Biện pháp phòng trừ cần tiến hành kịp thời theo sự hướng dẫn của bảo vệ thực vật.
3. Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi:
3.1. Đối với khảo nghiệm cơ bản:
3.1.1. Tính theo phần trăm cây bị:
Cây theo dõi được chọn cố định từ đầu, phân bố ở hai lần nhắc lại 1 và 3 hoặc 2 và 4.
Mỗi công thức (ô) ở mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây điển hình, đại diện phân bố ở hai hàng giữa ô, mỗi hàng theo dõi 5 cây.
3.1.2. Tính theo phần trăm cây bị.
Nhận xét, mô tả các đặc điểm hình thái về lá, cành, mầm, hoa.v.v...
3.1.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
Thời kỳ nảy mầm ở các vụ trong năm. Bao gồm:
+ Thời kỳ điểm xanh.
+ Thời kỳ đuôi én.
+ Thời kỳ có lá thật.
3.1.4. Tính theo phần trăm cây bị
Kích thước lá và trọng lượng lá.
Số cành, tổng chiều dài cành, độ dài đốt, đường kính thân cây.
Tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ mầm tắt búp ở các vụ trong năm.
Mức độ ra hoa, ra quả.
Năng suất lá cả năm và sự phân bố qua các vụ.
3.1.5. Phẩn chất lá:
Đánh giá phẩm chất lá dựa theo phương pháp sinh hoá như thành phần nước, chất khô, đạm, đường, chất béo, vitamin. v.v...
Đánh giá phẩm chất lá thông qua nuôi tằm với giống tằm nguyên và giống tằm lai.
3.1.6. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại.
Điều tra theo "10 TCN-244-95"
Sâu đục thân: 'I'ính theo phần trăm cây bị hại và số lượng sâu hại/cây.
Rệp sáp: Tính phần trăm cây bị hại và số con rệp bình quân/cành.
Bệnh rỉ sắt và bạc thau: Tính tỷ lệ lá bệnh và chỉ số bệnh.
Bệnh hoa lá do virus: Tính theo phần trăm cây bị bệnh và mức độ bệnh.
3.1.7. Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
Chịu hạn, chịu úng: Điều tra sau các đợt bị hạn, bị úng, để tính % lá vàng, % mầm bị tắt búp, sức sinh trưởng của cành.
3.2. Đối với khảo nghiệm sản xuất:
Thời gian nảy mầm.
Tỷ lệ nảy mầm vụ xuân, vụ thu.
Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi: Quan sát đánh giá ngoài đồng ruộng tại thời điểm bị hại và phân thành các loại: tốt, khá, trung bình, kém.
Năng suất lá: Tính năng suất lá của từng giống ở 3 thời vụ trên ruộng khảo nghiệm sản xuất rồi quy ra tấn/ha.
Phẩm chất lá: Đánh giá thông qua kết quả nuôi tằm của các hộ nông dân.
3.3. Tổng hợp xử lý số liệu và đánh giá kết quả:
Tất cả các số liệu theo dõi và đánh giá kết quả ở các điểm khảo nghiệm sau khi thu hoạch một tháng phải gửi về Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương hoặc cơ quan được uỷ quyền để tổng hợp viết báo cáo kết quả chung của toàn mạng lưới (Có mẫu kèm theo).
3.4. Công bố kết quả khảo nghiệm:
Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương hoặc cơ quan được uỷ quyền tập hợp kết quả của các điểm khảo nghiệm trong các mạng lưới, tổng kết báo cáo chung và gửi kết quả cho các điểm khảo nghiệm sau hàng vụ và báo cáo kết quả trước Hội đồng xét duyệt công nhận giống mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bảng 1: Mô tả đặc điểm thực vật học
Tên giống |
Thân |
Mầm |
Lá |
||||||
Hình dạng thân |
Màu sắc thân |
Cạnh bên |
Hình dạng mầm |
Màu sắc mầm |
Thế mầm |
Hình dạng lá |
Màu sắc lá |
Xẻ nguyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2: Đánh giá sinh trưởng phát triển
Tên giống |
Thời gian |
Tỷ lệ nảy mầm |
Trạng thái mầm |
Hoa quả |
||||||
Vụ xuân |
Vụ thu |
Vụ xuân |
Vụ thu |
Vụ xuân |
Vụ thu |
Vụ xuân |
Vụ thu |
Hoa tính |
Tỷ lệ quả/lá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3: Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá
Tên giống |
Tuổi cây |
Cành |
Lá |
Năng suất lá (Tấn/ha) |
Tổng cộng cả năm |
||||
Số cành |
Độ dài |
Dài |
Rộng |
Xuân |
Hè |
Thu |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4: Đánh giá phẩm chất lá qua thành phần sinh hoá
Tên giống |
Nước |
Protein |
Đường tổng số |
Đường khử |
Tinh bột |
Hydrat Cacbon |
Celuylo |
Tro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5: Đánh giá phẩm chất lá dâu qua nuôi tằm
Giống dâu |
Giống tằm thí nghiệm |
Số tằm nuôi |
Thời gian phát dục tuổi 4-5 |
Tỷ lệ kết kén (%) |
Tỷ lệ kén tốt |
Năng suất kén |
Phẩm chất kén |
||
T.lượng kén |
T. lượng vỏ |
% vỏ |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ
KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT VỀ GIỐNG DÂU
Vụ.... Năm....
1. Điểm khảo nghiệm
2. Người thực hiện
3. Đặc điểm đất (tính chất đất đai, chế độ luân canh)
4. Tình hình thời tiết trong thời gian khảo nghiệm (chỉ ra những hiện tượng thời tiết đặc biệt có ảnh hưởng đến kết quả khảo nghiệm).
5. Số giống khảo nghiệm
6. Diện tích khảo nghiệm của từng giống
7. Tóm tắt quy trình kỹ thuật đã áp dụng
8. Ngày trồng
9. Ngày thu hoạch
10. Kết quả đánh giá đối với từng giống
(Căn cứ ở mục 3.2 để đánh giá và điền vào bảng sau)
Tên giống |
Thời gian nảy mầm xuân |
Tỷ lệ này mầm xuân |
Tỷ lệ ra qua |
Khả năng chống chịu |
Năng suất lá tấn/ha |
|||
|
|
|
|
Sâu hại |
Bệnh hại |
Úng |
Hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11. Kết luận về đề nghị
|
Ngày.... tháng ...... năm....... |
CÁN BỘ ĐẠI DIỆN |
NGƯỜI THỰC HIỆN |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN VỀ GIỐNG DÂU
Vụ....... Năm.......
1. Điểm khảo nghiệm:
2. Cơ quan quản lý:
3. Cán bộ thực hiện:
4. Đặc điểm đất đai: Số liệu phân tích
5. Cây trồng vụ trước:
6. Phân bón (lượng phân và cách bón)
7. Tưới nước:
8. Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng:
9. Số giống đối chứng:
10. Giống đối chứng:
11. Diện tích ô khảo nghiệm................................Số lần nhắc................................
12. Sơ đồ khảo nghiệm:
13. Ngày trồng, ngày đốn:
14. Ngày thu hoạch:
15. Nhận xét tóm tắt thời tiết và số liệu khí tượng trong vụ khảo nghiệm:
16. Đánh giá kết quả khảo nghiệm: Ghi số liệu vào các bảng kèm theo và nhận xét kết luận với từng phòng.
|
Ngày.... tháng ...... năm....... |
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ |
CÁN BỘ THỰC HIỆN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.