TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
TCXDVN 339:2005
TIÊU CHUẨN TÍNH NĂNG TRONG TOÀ NHÀ - ĐỊNH NGHĨA, PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ DIỆN TÍCH VÀ KHÔNG GIAN".
TCXDVN 339:2005 (ISO 9836:1992) - “Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà - Định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian” quy định các định nghĩa và phương pháp xác định các chỉ số diện tích và không gian toà nhà.
TCXDVN 339:2005 (ISO 9836:1992) - “Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà - Định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005.
TIÊU CHUẨN TÍNH NĂNG TRONG TOÀ NHÀ - ĐỊNH NGHĨA, PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ ĐIỆN TÍCH VÀ KHÔNG GIAN
Tiêu chuẩn này đưa ra các định nghĩa và phương pháp tính các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích.
Để đo diện tích bề mặt, tiêu chuẩn này sử dụng các khái niệm kích thước thông thuỷ và kích thước phủ bì. Phương pháp đo theo trục tim tường sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, hoặc cho một số loại công trình đặc biệt, không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
Các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích định nghĩa trong tiêu chuẩn này được sử dụng trong thực tế để làm cơ sở cho việc đo các thông số khác nhau của tính năng công trình xây dựng, hoặc như một công cụ trợ giúp cho thiết kế. Nói cách khác, các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích được sử dụng để đánh giá cho các chỉ tiêu về chức năng, kỹ thuật và kinh tế.
Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thực hiện:
Lập yêu cầu kỹ thuật cho các tính năng hình học của một toà nhà và các không gian của nó (ví dụ : để thiết kế, lập các thủ tục mua bán v.v...hoặc trong các luật lệ xây dựng khác khi phù hợp).
Lập hồ sơ kỹ thuật có liên quan tới tính năng của toà nhà, được người thiết kế, các nhà thầu và các nhà sản xuất lập ra.
Đánh giá, so sánh hoặc kiểm tra các đặc tính của toà nhà có liên quan tới tính năng hình học.
ISO 6241:1984 - Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà - Các nguyên tắc về công tác chuẩn bị và các yếu tố cần xem xét
TCXDVN 213:1998 (ISO 6707/1:1989) - Nhà và công trình dân dụng - Từ vựng - Thuật ngữ chung.
Các định nghĩa trong TCXD 213:1998 (ISO 6707-1) và các định nghĩa sau đây được áp dụng cho các mục đích ở tiêu chuẩn này.
3.1. Chỉ số diện tích bề mặt (surface area indicators)
Chỉ số này dùng để đo diện tích của từng loại bề mặt (ví dụ: diện tích sử dụng) và các mối quan hệ giữa từng loại diện tích khác nhau (ví dụ: diện tích kết cấu/ diện tích sử dụng)
3.2. Chỉ số khối tích (volume indicators)
Chỉ số này để đo từng loại khối tích (ví dụ: khối tích thực) và các mối quan hệ giữa từng loại khối tích khác nhau (ví dụ: khối tích tổng/khối tích thực)
3.3. Chỉ số hỗn hợp giữa diện tích bề mặt và khối tích (mixed surface and volume indicators)
Chỉ số này liên hệ các dạng khối tích với các dạng diện tích bề mặt (ví dụ: khối tích tổng /diện tích sử dụng) và mối quan hệ giữa các dạng diện tích bề mặt với các dạng khối tích. ( ví dụ: diện tích vỏ bao che của toà nhà/ khối tích thực)
Ghi chú: Mục 5 đưa thêm định nghĩa về các loại diện tích bề mặt, các khối tích và các chỉ số khác nhau, với các phương pháp tính toán thích hợp.
Các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích được xác định dựa trên việc đo trên mặt bằng và mặt đứng toà nhà, đơn vị của các chỉ số tính toán được xác định dựa trên các phép tính toán (m2, m3, m2/m2, m2/m3, m2/m2, m3/m3)
5. Phương pháp tính toán và danh mục các chỉ số tính năng hình học
Các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích của các toà nhà hiện có hoặc toà nhà được thiết kế có thể được sử dụng có lợi chỉ khi các chỉ số là đồng nhất được sử dụng và so sánh. Tất cả các chỉ số phải là giống nhau về phương pháp xác định.
5.1. Diện tích bề mặt
Xem hình 1
5.1.1. Nguyên tắc tính toán
5.1.1.1. Diện tích bề mặt thẳng đứng và nằm ngang được đo theo các kích thước thực tế. Các bề mặt nghiêng được đo trên các hình chiếu theo chiều thẳng đứng của chúng lên mặt phẳng nằm ngang ảo (nhưng việc tính toán do mất nhiệt phải sử dụng diện tích bề mặt thực tế).
5.1.1.2. Đơn vị của diện tích bề mặt là m2, lấy đến hai chữ số thập phân
5.1.2. Diện tích được che phủ (covered area)
5.1.2.1. Diện tích được che phủ là diện tích phần mặt đất bị chiếm chỗ bởi công trình khi đã hoàn thiện.
5.1.2.2. Diện tích được che phủ được xác định dựa trên hình chiếu theo chiều thẳng đứng của các kích thước phủ bì của toà nhà lên mặt đất.
Các phần sau đây không tính vào diện tích được che phủ của toà nhà:
Các kết cấu xây dựng hoặc các bộ phận của kết cấu không được vươn lên trên mặt đất.
Các bộ phận phụ, ví dụ, thang bộ ngoài nhà, đường dốc ngoài nhà, mái đua, các tấm chắn nắng ngang, mái treo, đèn đường.
Các diện tích chiếm chỗ của các thiết bị ngoài trời, ví dụ nhà kính, nhà phụ và các nhà bảo quản.
5.1.3. Tổng diện tích sàn (total floor area)
5.1.3.1. Tổng diện tích sàn của toà nhà là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng. Các tầng có thể bao gồm các tầng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới mặt đất, các tầng phía trên mặt đất, tầng áp mái, hiên, sân thượng, sàn kỹ thuật hoặc sàn để làm kho chứa (xem hình 1).
Tổng diện tích sàn cần phân biệt với:
a) Các diện tích sàn được bao quanh và che phủ ở mọi phía;
b) Diện tích sàn, không được bao quanh ở mọi phía đến hết chiều đứng nhưng được che phủ phía trên, ví dụ: ban công kín (lôgia)
c) Các diện tích sàn được bao quanh bởi các bộ phận toà nhà (ví dụ: tường đón mái, vỉa tường, lan can,...) nhưng không được che phủ phía trên, ví dụ: ban công hở.
5.1.3.2. Tổng diện tích sàn của mỗi độ cao được tính theo các kích thước phủ bì của các bộ phận bao quanh sàn ở mỗi tầng. Các bộ phận này bao gồm cả các phần đã hoàn thiện, lớp ốp chân tường và tường đón mái.
Các chỗ lõm vào và nhô ra vì mục đích kết cấu hoặc thẩm mỹ đều không được tính vào tổng diện tích sàn nếu chúng không làm thay đổi diện tích sàn thực (5.1.5). Các diện tích sàn được che phủ không được quây kín hoặc chỉ được quây kín một phần và không có bộ phận quây (ví dụ, các diện tích được nêu ra trong điều 5.1.3.1 b), được tính theo hình chiếu theo chiều thẳng đứng của các giới hạn phía ngoài bộ phận che bên trên.
Diện tích sàn thực không xác định cho các không gian sau (xem điều 5.1.5.4):
Khoảng trống giữa mặt đất và mép ngoài của toà nhà, ví dụ bờ hè;
Khoảng trống bên trong các mái thông gió;
Diện tích mái không dành cho giao thông đi bộ mà chỉ dùng cho mục đích bảo trì.
5.1.3.3. Tổng diện tích sàn được tính toán riêng cho từng độ cao sàn. Các diện tích có độ cao thay đổi trong một tầng (ví dụ: sảnh lớn, chỗ ngồi khán giả) cũng được tính toán riêng .
5.1.3.4. Khi diện tích các sàn được gộp lại với nhau, tỷ lệ các diện tích khác nhau ( theo điều 5.1.3) cũng có thể được phân biệt để đánh giá, so sánh và tính toán riêng rẽ cho các loại khối tích.
5.1.3.5. Tổng diện tích sàn là tổng diện tích sàn thực (5.1.5) và diện tích do kết cấu tạo nên (xem 5.1.6)
5.1.4. Diện tích sàn thông thuỷ (intramuros area)
5.1.4.1. Diện tích sàn thông thuỷ là tổng diện tích sàn (5.1.3) trừ đi diện tích chiếm chỗ của các tường bao ngoài.
5.1.4.2. Diện tích sàn thông thuỷ được xác định riêng rẽ cho từng tầng khác nhau. Nguyên tắc tính toán được dùng để tính tổng diện tích sàn (5.1.3) và phần diện tích chiếm chỗ nằm trong mép tường bao ngoài (5.1.6) là như nhau. Diện tích sàn thông thuỷ được tính bằng hiệu số của tổng diện tích sàn trừ đi tổng diện tích chiếm chỗ của tường bao ngoài.
5.1.4.3. Diện tích sàn thông thuỷ là tổng của diện tích sàn thực (5.1.5) và phần diện tích chiếm chỗ của các tường ở bên trong nhà.
5.1.5. Diện tích sàn thực (net floor area)
5.1.5.1. Diện tích sàn thực là diện tích phần sàn nằm trong các kết cấu bao quanh (xem điều 5.1.3.2.)
5.1.5.2. Diện tích sàn thực được tính toán riêng rẽ cho từng độ cao sàn và được phân bổ theo điều 5.1.3.1. Diện tích sàn thực được tính theo các kích thước cụ thể của toà nhà đã hoàn thiện tại độ cao sàn, ngoại trừ gờ chân tường, ngưỡng cửa v.v...
Diện tích sàn che phủ không đựoc bao quanh, hoặc chỉ được bao quanh một phần và không có các bộ phận bao quanh (các diện tích ở điều 5.1.3.1 b) được xác định bằng phép chiếu đứng cho các giới hạn ngoài cùng của bộ phận che phủ. Diện tích của các phần có độ cao sàn thay đổi trong một tầng (ví dụ: sảnh lớn, chỗ ngồi khán giả) cũng được tính toán riêng rẽ.
5.1.5.3. Diện tích sàn thực cũng bao gồm diện tích của các cấu kiện tháo lắp được như các vách ngăn, đường ống, và các ống dẫn.
5.1.5.4. Diện tích sàn thực không bao gồm các diện tích sàn bị chiếm chỗ bởi các cấu kiện, các hốc của cửa đi và cửa sổ, hốc chừa để lắp các bộ phận bao quanh không gian.
5.1.5.5. Diện tích sàn thực được chia thành:
- Diện tích sàn sử dụng (5.1.7)
- Diện tích sàn kỹ thụât (5.1.8) và
- Diện tích lưu thông (5.1.9)
5.1.6. Diện tích kết cấu (area of structural elements)
5.1.6.1. Diện tích kết cấu là phần diện tích nằm trong tổng diện tích sàn (tại mặt cắt ngang độ cao sàn) của bộ phận bao quanh (ví dụ: tường chịu lực bên trong và bên ngoài) nhưng không bao gồm diện tích của các cột, trụ, vòm , ống khói, vách ngăn v.v... (xem hình 1).
5.1.6.2. Diện tích kết cấu được xác định riêng cho từng độ cao sàn và ở những vị trí cần thiết, diện tích này được phân bổ theo điều 5.1.3.1 để tính toán. Diện tích kết cấu được tính toán theo các kích thước của toà nhà và hoàn thiện tại độ cao sàn ngoại trừ các gờ chân tường, ngưỡng cửa , gờ chân cột. v.v...
5.1.6.3. Diện tích kết cấu bao gồm cả các phần diện tích sàn của hốc cửa đi, các hốc trong các cấu kiện bao quanh sàn (xem 5.1.5.4). Điều này phù hợp với điều 5.1.3.2.
5.1.6.4. Diện tích kết cấu cũng có thể được tính bằng hiệu số giữa tổng diện tích sàn và diện tích sàn thực (5.1.5).
5.1.7. Diện tích sử dụng (usable area)
5.1.7.1. Diện tích sử dụng là phần diện tích sàn thực được dùng cho các mục đích và chức năng sử dụng của toà nhà (xem hình 1)
5.1.7.2. Diện tích sử dụng được xác định riêng cho từng độ cao sàn và được phân bổ theo điều 5.1.3.1.
5.1.7.3. Diện tích sử dụng được phân loại theo mục đích và chức năng sử dụng được đặt ra cho toà nhà; thông thường diện tích này được phân thành diện tích sử dụng chính và diện tích sử dụng phụ.
Việc phân loại theo chức năng sử dụng chính và phụ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của toàn bộ toà nhà. Xem bảng 1 và 2 trong ISO 6241: 1984.
5.1.8. Diện tích dịch vụ kỹ thuật (services area)
5.1.8.1. Diện tích dịch vụ kỹ thuật là phần diện tích sàn thực dùng để lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật, ví dụ như:
a) Các trang thiết bị và hệ thống đường ống thoát nước thải;
b) Hệ thống cấp nước;
c) Hệ thống cấp nhiệt và nước nóng;
d) Trang thiết bị cấp ga (không kể dùng để cấp nhiệt sưởi ấm) và các chất lỏng khác;
e) Cấp điện, máy phát điện;
f) Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và làm lạnh;
g) Máy điện thoại cố định;
h) Thang máy, thang cuốn và băng tải (xem 5.1.9.3)
i) Các trang thiết bị dịch vụ kỹ thuật trung tâm khác
5.1.8.2. Diện tích dịch vụ kỹ thuật được xác định riêng rẽ cho từng độ cao sàn hoặc được phân bổ thêm, theo điều 5.1.3.1.
5.1.8.3. Diện tích sàn của các không gian cần thiết cho các trang thiết bị kỹ thuật chủ yếu, các lỗ kỹ thuật cho người vào sửa chữa và các đường ống dẫn, và các sàn kỹ thuật đều thuộc diện tích phục vụ.
5.1.9. Diện tích giao thông (circulation area)
5.1.9.1. Diện tích giao thông là phần diện tích sàn thực có chức năng giao thông bên trong toà nhà (ví dụ: diện tích cầu thang bộ, giếng thang, hành lang, đường dốc trong nhà, chỗ trành nhau (ví dụ: các ban công thoát nạn).
5.1.9.2. Diện tích giao thông được xác định riêng cho từng độ cao sàn và được phân bổ theo điều 5.1.3.1. Diện tích sàn ở các độ cao khác nhau trong một tầng cũng được tính toán riêng rẽ.
5.1.9.3. Diện tích sàn thực của các giếng thang máy và diện tích chiếm chỗ của các trang thiết bị vận chuyển bên trong nhà dùng cho mục đích giao thông (ví dụ: cầu thang cuốn) cho từng mức sàn (xem điều 5.1.8.1) cũng nằm trong dạng diện tích giao thông.
5.1.10. Diện tích bao che của toà nhà (building envelope area)
5.1.10.1. Diện tích bao che của toà nhà là nhà hoặc các bộ phận của toà nhà được bao quanh và che phủ ở mọi phía, bao gồm các phần nằm trên và dưới mặt đất.
Việc phân biệt các diện tích được nêu theo các thứ tự sau:
a) Diện tích móng
b) Diện tích tường ngoài nằm dưới mặt đất
c) Diện tích tường ngoài nằm trên mặt đất
d) Diện tích mái
Các diện tích vách hoặc cửa kính được xác định riêng biệt như là một phần của diện tích tường ngoài hoặc bề mặt mái.
Các phần sau đây không thuộc diện tích bao che:
- Các phần của toà nhà nằm phía dưới cao độ sàn tầng trệt (ví dụ: các phần nằm trong móng)
- Các chỗ lõm vào và nhô ra vì mục đích thẩm mỹ, chiếu sáng cho người đi bộ, các thang bộ ngoài nhà, đường dốc ngoài nhà, mái che, tấm chắn nắng ngang, mái treo, cửa mái, hệ thống ống khói,...
5.1.10.2. Diện tích móng của toà nhà là tổng diện tích nền ở độ cao sàn tầng trệt
5.2. Khối tích (volumes)
Xem hình 2
Hình 2: Thể hiện các khối tích chính của toà nhà
5.2.1. Nguyên tắc tính toán
5.2.1.1. Khối tích tổng của toà nhà là khối tích tính từ các mặt giới hạn phía ngoài. Việc phân biệt các loại khối tích tổng cần theo các thứ tự sau:
a) Khối tích tổng của toà nhà hoặc các phần của toà nhà được bao che ở mọi phía [ theo điều 5.1.3.1 a)] (xem 5.2.2);
b) Khối tích tổng của các phần trong toà nhà mà không được bao phủ theo suốt chiều cao từ mọi phía [ theo như điều 5.1.3.1 b)] (xem 5.2.3);
c) Khối tích tổng của toà nhà hoặc các phần của toà nhà mà được bao quanh bằng các chi tiết (như tường đón mái, vỉa tường, lan can) nhưng không được che phủ [theo như điều 5.1.3.1 c)] (xem5.2.4).
5.2.1.2. Khối tích thực của toà nhà tính từ các mặt giới hạn phía trong. Việc xác định khối tích thực cần theo các thứ tự sau đây:
a) Khối tích thực nằm phía trên của diện tích sàn thực (5.1.5)
- Khối tích thực của tất cả các tầng
- Khối tích thực của các tầng nằm dưới mặt đất
- Khối tích thực của các tầng không hoàn chỉnh
b) Khối tích thực phía trên diện tích sàn thông thuỷ (5.1.4)
c) Khối tích thực nằm phía trên diện tích sử dụng (5.1.7)
d) Khối tích thực nằm phía trên diện tích phục vụ (5.1.8)
e) Khối tích thực nằm phía trên diện tích giao thông (5.1.9)
Các loại khối tích thực nói trên có thể được phân bổ theo điều 5.2.1.1 a), b), c).
5.2.1.3. Đơn vị các khối tích là m3, lấy đến hai chữ số thập phân.
5.2.1.4. Cơ sở cho việc tính toán khối tích là diện tích các bề mặt được xác định như mục 5.1 và các chiều cao phía trên của các mặt đó ( ví dụ, chiều cao nhà, chiều cao tầng, chiều cao phòng, chiều cao của các bộ phận bao quanh sàn).
Khi toà nhà hoặc các phần trong toà nhà được giới hạn bởi các mặt không theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang, khối tích sẽ được tính toán theo các công thức thích hợp.
5.2.1.5. Diện tích các chỗ lõm và chỗ nhô ra vì các mục đích kết cấu và thầm mỹ (ví dụ: thang ngoài nhà, đường dốc ngoài nhà, tường vỉa, tấm chắn nắng ngang, mái treo, hệ thống ống khói, trang thiết bị đường phố,...) loại hình và các thành phần phụ khác đều không được tính trong khối tích thực
5.2.2. Khối tích tổng của toà nhà hoặc các phần của toà nhà được bao quanh mọi phía
5.2.2.1. Khối tích tổng của toà nhà hoặc các phần của toà nhà mà được bao kín xung quanh và được che phủ phía trên về mọi phía là tích số của tổng diện tích sàn ( theo điều 5.1.3.1a) và chiều cao được tính theo điều 5.2.1.4 hoặc lấy theo chiều cao thích hợp.
5.2.2.2. Các chiều cao tính toán được xác định như sau:
a) Đối với các phần dưới mặt đất
- Là khoảng cách giữa dạ dưới của kết cấu đỡ sàn cho tới mặt sàn của tầng trên.
Ghi chú: Móng, các lớp của lõi cứng v.v...không được tính
b) Đối với các tầng thông thường phía trên mặt đất
- Là khoảng cách giữa bề mặt sàn và trần (thuộc mặt sàn tầng trên).
c) Đối với các tầng mà trần cũng đồng thời là mặt ngoài hoặc mặt của mái (ví dụ: tầng phía dưới, sàn rỗng, tầng áp mái):
- Là khoảng cách giữa bề mặt của sàn và bề mặt của mái hoặc sân thượng
d) Đối với các tầng mà mặt dưới cũng là mặt ngoài (ví dụ: tầng phía trên của tầng trống):
- Là khoảng cách giữa mặt dưới và mặt sàn của tầng trên.
5.2.3. Khối tích tổng của toà nhà hoặc các phần của toà nhà không được bao quanh mọi phía đến hết chiều cao nhưng được che phủ
5.2.3.1. Khối tích tổng của toà nhà hoặc phần toà nhà không được bao quanh mọi phía nhưng được che phủ, là tích số của tổng diện tích sàn (theo điều 5.1.3 b) và chiều cao tương ứng
5.2.3.2. Chiều cao dùng để tính toán được xác định như sau:
a) Đối với các diện tích nằm phía dưới mặt đất được bao phủ bởi một tầng được bao quanh ở mọi phía (ví dụ: sảnh vào nhà không có tầng hầm).
- Là khoảng cách giữa dạ dưới của kết cấu đỡ sàn và mặt dưới tầng trên.
Ghi chú: Móng, các lớp của lõi cứng, v.v...không được tính.
b) Đối với các diện tích nằm giữa các tầng được bao quanh mọi phía (ví dụ: sảnh vào nhà có tầng hầm, tầng trống):
- Là khoảng cách thật giữa mặt sàn và mặt phía dưới của tầng trên
c) Đối với các diện tích nằm phía dưới một tầng không được bao quanh mọi phía hoặc đối với các tầng có trần là mặt bao ngoài toà nhà hoặc mái (ví dụ: logia, hành lang ngoài, tầng hở trong của khu để xe nhiều tầng, sân thượng có mái che):
- Là khoảng cách giữa mặt sàn và mặt mái hoặc trần.
d) Đối với các diện tích nằm dưới một tầng không được bao quanh mọi phía và có mặt dưới cùng là mặt bao ngoài nhà (ví dụ: hành lang ngoài của tầng trệt):
- Là khoảng cách giữa mặt phía dưới bao ngoài nhà và bộ phận che phủ phía trên.
e) Đối với các toà nhà có một tầng hoặc các phần của toà nhà (ví dụ: trạm xăng, hành lang dạng nhà cầu, sảnh nghỉ hở):
- Là khoảng cách giữa dạ dưới của kết cấu đỡ sàn và mặt mái.
Ghi chú: Móng, các lớp của lõi cứng, v.v...không được tính.
5.2.4. Khối tích tổng của toà nhà hoặc phần nhà được bao quanh bởi các bộ phận nhưng không được che phủ
5.2.4.1. Khối tích tổng của toà nhà hoặc phần toà nhà được bao quanh bởi các bộ phận nhưng không được che phủ là tích số của tổng diện tích sàn (tính theo điều 5.1.3 c) ) và chiều cao tương ứng
5.2.4.2. Chiều cao tính toán được xác định như sau:
a) Đối với các diện tích nằm trên một tầng (ví dụ: tầng thượng )
- Là khoảng cách giữa bề mặt của tầng đó và mép trên của các bộ phận bao quanh
b) Đối với các diện tích của các phần nhô ra:
- Là khoảng cách giữa mặt dưới của phần nhô ra và mặt trên của các bộ phận bao quanh.
5.2.5. Khối tích thực (net volume) (xem hình 2)
5.2.5.1. Khối tích thực là tích số của diện tích sàn thực(5.2.5) và chiều cao từ bề mặt sàn tới mặt dưới trần.
5.2.5.2. Khối tích thực được xác định theo các thứ tự sau:
a) Khối tích thực của tất cả các tầng nằm trên mặt đất;
b) Khối tích thực của các tầng nằm dưới mặt đất;
c) Khối tích thực của các tầng không hoàn chỉnh
5.2.5.3. Khối tích thực có thể được phân bổ theo điều 5.2.1. a), b). và c).
5.2.6. Khối tích thực phía trên diện tích sàn thông thuỷ
5.2.6.1. Khối tích thực phía trên diện tích sàn thông thuỷ là tích số của diện tích sàn thông thuỷ (5.1.4) và chiều cao từ mặt sàn tới mặt dưới trần.
5.2.6.2. Khối tích thực phía trên diện tích thông thuỷ được xác định riêng cho từng cao độ sàn.
5.2.7. Khối tích thực phía trên diện tích sử dụng
5.2.7.1. Khối tích thực phía trên diện tích sử dụng là tích số của diện tích sử dụng (5.1.7) và chiều cao từ mặt sàn tới mặt dưới trần.
5.2.7.2. Khối tích thực phía trên diện tích sử dụng được xác định riêng rẽ cho từng cao độ sàn.
5.2.8. Khối tích thực phía trên diện tích phục vụ
5.2.8.1. Khối tích thực phía trên diện tích phục vụ là tích số của diện phục vụ (5.1.8) và chiều cao tương ứng.
5.2.8.2. Chiều cao tính toán là khoảng cách giữa mặt sàn và mặt dưới của trần kế tiếp không phụ thuộc vào vị trí của chúng trong toà nhà (ví dụ: hốc kỹ thuật nhiều tầng).
5.2.9. Khối tích thực phía trên diện tích giao thông
5.2.9.1. Khối tích thực phía trên diện tích giao thông là tích số của diện tích giao thông (5.1.9) và chiều cao tương ứng.
5.2.9.2. Chiều cao tính toán là khoảng cách giữa mặt sàn và mặt dưới của trần kế tiếp không phụ thuộc vào vị trí của chúng trong toà nhà (ví dụ: lồng thang bộ nhiều tầng, giếng thang máy).
5.3. Ví dụ về các chỉ số
5.3.1. Chỉ số diện tích bề mặt
5.3.1.1. Phép đo và phương pháp tính toán:
- Diện tích che phủ
- Tổng diện tích sàn
- Diện tích sàn thông thuỷ
- Diện tích sàn thực
- Diện tích các bộ phận kết cấu
- Diện tích sử dụng:
a) Diện tích sử dụng chính
b) Diện tích sử dụng phụ
- Diện tích dịch vụ kỹ thuật
- Diện tích giao thông
- Diện tích bao che của toà nhà
a) Diện tích mặt phía dưới toà nhà
b) Diện tích tường ngoài nằm dưới mặt đất
c) Diện tích tường ngoài nằm trên mặt đất
- Diện tích phần lắp kính của tường ngoài
- Diện tích phần được bao quanh của tường ngoài
d) Diện tích mái
- Diện tích phần lắp kính của mái
- Diện tích các phần được bao quanh của mái
5.3.1.2. Tỷ lệ (diện tích/diện tích)
- Tổng diện tích sàn / diện tích sử dụng
- Diện tích sử dụng chính / diện tích sử dụng
- Tổng diện tích sàn thông thuỷ / diện tích sử dụng
- Tổng diện tích sàn / diện tích sàn thực
- Diện tích giao thông / diện tích sử dụng
- Diện tích bao che của toà nhà / diện tích sử dụng.
5.3.2. Chỉ số không gian
5.3.2.1. Phép đo và phương pháp tính toán
Khối tích tổng
- Theo như mục 5.2.2
- Theo như mục 5.2.3
- Theo như mục 5.2.4
Khối tích thực
- Khối tích thực của tất cả các tầng
- Khối tích thực của các tầng nằm dưới mặt đất
- Khối tích thực của các phần không hoàn chỉnh
Khối tích thực phía trên diện tích sàn thông thuỷ
Khối tích thực phía trên diện tích sử dụng
Khối tích thực phía trên diện tích phục vụ
Khối tích thực phía trên giao thông
5.3.2.2. Tỷ lệ (khối tích/khối tích )
Khối tích tổng /khối tích thực
Khối tích thực của tất cả các tầng/khối tích thực
Khối tích thực của tất cả các tầng dưới mặt đất/khối tích thực
Khối tích thực phía trên diện tích sàn thông thuỷ/khối tích tổng
Khối tích thực phía trên diện tích sàn thông thuỷ/khối tích thực
Khối tích thực phía trên diện tích sử dụng/khối tích tổng
Khối tích thực phía trên diện tích phục vụ/khối tích thực
5.3.3. Chỉ số quan hệ giữa diện tích và khối tích
5.3.3.1. Phép đo và phương pháp tính toán
Xem chi tiết trong điều 5.3.1.1 và 5.3.2.1
5.3.3.2. Tỷ lệ (khối tích/diện tích)
Khối tích tổng/tổng diện tích sàn
Khối tích tổng/diện tích sàn thực
Khối tích thực/tổng diện tích sàn
5.3.3.3. Tỷ lệ (diện tích/khối tích)
Diện tích toà nhà được bao che/khối tích tổng
Diện tích toà nhà được bao che/khối tích phía trên diện tích sử dụng
5.4. Diễn giải
Danh mục các chỉ số có thể được bổ sung tuỳ theo yêu cầu.
Danh mục các chỉ số diện tích và khối tích có thể được phân bổ như trong ISO 6241:1984, bảng 2 và/hoặc Danh mục này có thể hoàn thiện theo cách phân loại đã được thừa nhận như sau:
- Các dạng phép đo và/hoặc cách tính toán theo mục 5.1.1 và 5.2.1 trở đi
- Các dạng sử dụng
- Các dạng kết cấu
- Các dạng cấp vốn.
PHỤ
LỤC A
(Tham
khảo)
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
a) ISO 2640:1980 - Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà - Nội dung và cách trình bày.
b) ISO 7162:1992 - Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà - Nội dung và cấu trúc các tiêu chuẩn đánh giá tính năng.
c) ISO 7164:1992 - Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà - Phần 1: Các định nghĩa và cách diễn giải tính năng.
d) ISO 7164:1992 - Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà - Phần 2: Các không gian hoạt động trong phòng và toà nhà.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.