TRÁT ĐÁ TRANG TRÍ - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Decorative stone work finish – Construction, check and acceptance
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc trát đá trang trí làm tại chỗ các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
1.2. Trát đá trang trí cấu tạo bằng hai lớp trát:
a) Lớp trát lót bằng vữa xi măng cát.
b) Lớp trát mặt ngoài bằng xi măng (mầu hoặc trắng) trộn với bột mầu và đá hạt lựu.
Trong vữa có thể có thêm bột đá để điều chỉnh cường độ của vữa.
1.3. Lớp trát ngoài mặt có 3 cách xử lý tạo bề mặt để tạo thành 3 loại trát trang trí khác nhau là:
a) Trát đá rửa (granitê);
b) Trát đá bă (granitin);
c) Trát đá mài (granitô).
1.4. Vữa là vật liệu được pha trộn một cách hợp lý của xi măng, cốt liệu nhỏ và nước. Các vật liệu dùng để pha trộn vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành.
1.5. Các đặc tính của hỗn hợp vữa như độn lưu động, độ phân tầng, độ tách nước, độ bền chịu uốn, độ bền chịu nén (mác vữa) được xác định theo TCVN 3121 :1979 "vữa và hỗn hợp vữa dùng xây dựng - Phương pháp thử cơ lý".
1.6. Khi pha trộn hỗn hợp vữa, phải cân các thành phần cốt liệu đúng cấp phối quy định. Trường hợp có thêm các chất phụ gia, phải tuân theo chỉ dẫn của thí nghiệm và quy định của thiết kế.
2.1. Xi măng phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 4029 : 1985, TCVN 4030 : 1985, TCVN 4031 : 1985, TCVN 4032 : 1985:
- Xi măng - yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý.
- Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn của bột xi măng.
- Xi măng - Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính ổn định thể tích.
- Xi măng - Phương pháp xác định thời hạn bền uốn và nén.
Xi măng thường dùng là xi măng Poóc lăng có mác từ P200 đến P300.
Xi măng trắng sản xuất ở trong nước phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCXD 142 : 1985 "Xi măng poóc lăng trắng - yêu cầu kỹ thuật" và tiêu chuẩn 20 TCXD 143 : 1985 "Xi măng poóc lăng trắng - Phương pháp xác định độ trắng"
Xi măng poóc lăng phổ thông nhất dùng cho lớp trát mặt ngoài phải chọn cùng một lô sản xuất cho một mặt trát để đảm bảo đồng đều màu sắc của công trình.
2.2. Cát dùng để làm lớp vữa trát lót. Cát phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 1770 :1975 "Cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật".
2.3. Đá dùng làm cốt liệu trong lớp trát mặt ngoài là đá hạt đập từ đá thiên nhiên (canxit, đôlômit...), sỏi hạt đập từ cuội và sỏi dùng trong xây dựng.
Tùy theo nguồn gốc tạo thành và thành phần hóa học mà đá có màu sắc khác nhau: trắng, xám, đỏ đen.
2.4. Chọn đá để thi công trát trang trí phụ thuộc vào quy định của thiết kế, phương pháp thi công và vị trí tại công trình. Phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ về trang trí, đá thường dùng có cỡ hạt tương đối đồng đều ở dạng hạt lựu có kích thước và màu sắc khác nhau theo yêu cầu cụ thể của thiết kế.
Đá được phân loại theo kích thước hạt như sau:
Loại đá số |
Kích thước mm |
Tên gọi |
1 2 3 4 5 |
Từ 10 đến 12 Từ 8 đến 10 Từ 5 đến 8 Từ 3 đến 5 Từ 2 đến 3 |
Đá hạt ngô Đá hạt gạo Đát hạt tấm |
2.5. Đá hạt phải sạch, không lẫn tạp chất và phải được bảo quản tốt, tránh bụi bẩn, biến mầu. Hạt đá có kích thước lớn nhất không được vượt quá 2/3 bề dày của lớp trát mặt ngoài.
2.6. Bột đá sử dụng nhằm tiết kiệm xi măng và điều chỉnh cường độ của lớp vữa trát mặt ngoài cho phù hợp với yêu cầu thiết kế.
Bột đá là sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất xay nghiền đá.
Bột đá phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
a) Nhỏ, mịn (lọt hết qua mắt sàng 0.3 mm)
b) Sạch, không có tạp chất, không vón cục.
c) Các màu trắng (nếu dùng với xi măng trắng phải có độ trắng tương đương).
2.7. Bột màu có nguồn gốc từ các khoáng chất vô cơ, hữu cơ, oxýt kim loại, muối kim loại...
Bột màu phải đảm bảo các yêu cầu:
a) Có độ bền kiềm, bền axit, không thay đổi màu khi tiếp xúc với vôi, xi măng, thạch cao, không độc hại với người và làm giảm cường độ của vữa.
b) Không biến màu, mất màu dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời cũng như tiếp xúc với môi trường sử dụng.
a. Pha trộn vật liệu
3.1. Vật liệu dùng để trát đá trang trí phải được cân đong theo khối lượng. Mác vữa và thành phần liều lượng pha trộn vật liệu phải tuân theo yêu cầu của thiết kế.
3.2. Khi thiết kế không quy định mác vữa hoặc thành phần liều lượng pha trộn vật liệu, có thể căn cứ vào thành phần liều lượng pha trộn theo bảng sau:
Tên lớp trát |
Tỉ lệ pha trộn theo khối lượng |
Lớp trát lót |
= |
Lớp trát mặt ngoài sàn |
= |
Tường |
= |
Gờ chỉ, lan can |
= |
Xi măng là xi măng poóc lăng P200 đến P300
Hỗn hợp xi măng + Bột đá pha trộn theo tỉ lệ:
= đến
Bột màu pha trộn với hỗn hợp xi măng + bột đá theo tỉ lệ:
= nhỏ hơn hoặc bằng
Đối với bột màu có chất lượng cao
nhỏ hơn hoặc bằng
Đối với bột màu có chất lượng thấp.
3.3. Xi măng, bột đá, bột màu sau khi cân đúng tỉ lệ trên, được trộn đều với nhau và cho lọt qua sàng có mắt sàng 1mm để dùng ngay hoặc đóng vào bao để dùng trong vài ngày.
3.4. Lượng vật liệu chuẩn bị cho thi công, lượng vữa trộn phải tính toán sao cho vừa đủ để thi công gọn một khối lượng, đảm bảo mầu sắc đồng đều, hài hòa phù hợp với khối lượng của bộ phận công trình và số lượng công nhân thi công.
3.5. Trộn vữa trát mặt ngoài bằng thủ công:
a) Cân đá và hỗn hợp xi măng + bột đá + bột màu cho từng mẻ trộn.
b) Đổ đá hạt lên sàn, dùng xẻng và cào quay vòng dàn mỏng đá; sau đó đổ hỗn hợp xi măng + bột đá + bột màu lên trên, trộn khô đều.
c) Dùng bình hương sen tưới nước từ từ lên hỗn hợp vữa vừa tưới vừa đảo đều. Dùng xẻng xúc trộn lật úp liên tục gọn vào giữa, tránh đá và nước xi măng chảy ra ngoài. Trộn vào từ 6 đến 8 lần là đạt yêu cầu.
3.6. Vữa trộn xong có độ lưu động từ 0 đến 3cm. Kinh nghiệm thử đơn giản trong thi công hiện trường có thể làm như sau: vữa đã trộn xong, nắm vào lòng bàn tay (không quá lỏng như không qúa chặt), xoè bàn tay ra mà vữa vẫn không rời rạc, không sụt chảy là đạt yêu cầu.
b. Phương pháp thi công
3.7. Thi công lớp trát lót:
3.7.1. Lớp trát lót bằng vữa xi măng cát quyết định tới chất lượng của trát đá trang trí. Lớp vữa lót thi công phải đúng cường độ thiết kế, bám chắc vào công trình, đảm bảo phẳng, đúng vị trí, cao độ; không bong dộp, không xệ, không nứt, mặt ngoài phải nhám để tạo điều kiện liên kết với lớp trát trang trí.
Chiều dày lớp vữa trát lót đối với nền nhà là 1,5 đến 2cm, với tường là 1 đến 1,5cm.
3.7.2. Trình tự trát lớp vữa lót được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị mặt trát:
Làm sạch mặt trát (cạo, rẳ sạch bụi bẩn rêu mốc làm sạch, tạo độ nhám...); kiểm tra đánh dấu kích thước: Vị trí, cao độ, ngang bằng, thẳng bằng.
b) Đắp các mốc vữa xác định mặt trát sẽ hoàn thành của lớp trát lót (mốc cách nhau 80 đến 100cm).
c) Gắn các nẹp thanh đồng (thanh kính, thanh nhựa) ngăn cách giữa các tấm trát đá trang trí theo kích thước quy định của thiết kế (việc này được làm nếu là trát đá mài hoặc đá băm). Mặt phẳng cạnh bên của nẹp khi đặt xong đúng bằng mặt phẳng của lớp trát trang trí mặt ngoài. Các thanh nẹp này phải đặt chính xác, chắc chắn và được bảo vệ chu đáo trong quá trình thi công.
d) Trước khi trát, dùng nước sạch tưới ẩm đều mặt trát. Trường hợp có hiện tượng lớp vữa trát lót không bám chắc vào công trình, phải làm lại mặt nhám, dùng nước xi măng quét đều lên mặt trát trước khi trát lót.
e) Trát đều vữa xi măng cát bằng cao độ của các mốc vữa đã gắn. Dùng bàn xoa xao mặt phẳng (chú ý không được xoa nhẵn). Trát xong khoảng 20 đến 30 phút, khi lớp vữa khô se mặt, dùng dụng cụ tạo độ nhám vạch lên trên bề mặt lớp vữa trát lót thành những vạch nhỏ sâu từ 1 đến 1.5cm cách nhau từ 3 đến 5cm.
f) Sau khi trát lót xong 3 đến 4 giờ, nếu thấy hiện tượng vữa bỏ khô nứt gặp trời nắng hanh khô, cần tưới nước để bảo dưỡng cho lớp vữa trát phát triển tốt.
3.8. Thi công lớp trát mặt ngoài:
3.8.1. Lớp trát mặt ngoài chính là lớp trang trí nhân tạo. Các loại trát đá trang trí khác nhau chủ yếu là ở chỗ xử lý bề mặt để thay đổi hình thức tạo mặt giả đá. Thành phần cấu tạo vữa, công tác thi công trát vữa không khác nhau.
Chiều dày lớp trát mặt ngoài với sàn là 1.5 đến 2cm, với tường là 0.8 đến 1.5cm.
3.8.2. Thi công lớp trát mặt ngoài được thực hiện làm 2 giai đoạn:
Thi công trát vữa đá.
Thi công tạo bề mặt.
Có 3 cách thi công tạo bề mặt là:
a) Rửa nước bề mặt để thành đá rửa (granitê)
b) Băm bề mặt để thành đá băm (granitin)
c) Mài bề mặt để thành đá mài (granitô)
3.8.3. Chỉ được phép thi công lớp mặt ngoài sau khi đã kiểm tra chất lượng lớp trát lót bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
3.8.4. Thi công lớp trát mặt ngoài phải đảm bảo đầy đủ điều kiện: vị trí thi công thuật lợi, có giàn giáo thích hợp dùng phương tiện đầy đủ theo biện pháp, thi công. Giây chuyền công nghệ thi công cần bố trí sao cho việc thi công được hoàn chỉnh dứt điểm từng bộ phận công trình, tránh mạch nối tùy tiện.
3.9. Trình tự thi công trát vữa đá được thực hiện như sau;
3.9.1. Kiểm tra mặt bằng và vị trí thi công, kỹ thuật các nẹp thanh đồng (thanh kim loại, thanh nhựa) đã đặt khi trát lót. Trường hợp thi công đá rửa có các đường chỉ lõm ngăn cách giữa các ô: đặt các thanh gỗ lên mặt lớp vữa lót (liên kết bằng dinh nhổ) theo kích thước quy định của thiết kế. Thanh gỗ có bề dày đúng bằng bề dày vữa trát đá trang trí, bề rộng của đường chỉ lõm do thiết kế quy định.
Kiểm tra kỹ bề mặt của nẹp vì đây là căn cứ đảm bảo cho mặt trát bằng phẳng đẹp và đúng thiết kế.
3.9.2. Dùng nước sạch tưới đều lên bề mặt của lớp vữa lót. Khi tưới nước, quan sát phát hiện vị trí hút nước nhiều hay ít khác nhau để điều chỉnh lượng nước trong lớp vữa trát ngoài.
Dùng chổi đót quét đều lên bề mặt lớp vữa một lượt nước vữa xi măng.
3.9.3. Dùng bàn xoa thép trát trộn theo điều 3.5 vào từng ô (ngăn cách bởi các nẹp). Trong một bức tường thì trát ô ở trên cao trước, ở dưới sau. Trong trường hợp ô hoặc một mảng tường thì trát từ dưới lên trên, từ góc vào trong, đảm bảo không bị tụt đá.
Khi trát, dùng bàn xoa thép lấy vữa, cầm hơi nghiêng, trát mạnh ép vữa vào tường từ dưới lên trên, dàn vữa cho đều, phẳng. Trát láng nền, dùng bàn xoa thép dàn vữa đều, tránh gạt vữa theo cách đổ dày hàng đống và cào san tự do, cần trát gọn, phẳng theo góc mặt bằng các thanh nẹp chia ô, đúng cao độ và vị trí thiết kế.
3.9.4. Dùng thước tầm dài 2m để kiểm tra độ nghiêng phẳng của mặt trát, nếu không đạt yêu cầu phải sửa lại ngay. Các chỗ bị rỗ, khuyết tật, thừa đó phải sửa chữa lại.
Với mặt nền đá mài, sau khi dùng thước tầm cán phẳng, cần dùng bàn xoa gỗ xoa lại mặt để lấy bớt một phần vữa xi măng cho đá hơi nhô lên, quan sát bề mặt thấy chỗ nào không đều, có thể dùng bay thép chọc xung quanh thêm đá, sau đó xoa cho đều mặt.
3.9.5. Sau khi trát 15 đến 20 phút, khi vữa hơi se mặt, dùng bàn xoa thép xoa đập vỗ mặt cho đá nổi đều. Chú ý tránh vỗ sớm quá đá sẽ lặn sâu, không đẹp.
3.10. Thi công tạo bề mặt đá rửa:
3.10.1. Sau khi trát xong, theo điều 3.9. từ 45 đến 90 phút thì tiến hành việc rửa mặt đá. Thời gian này phụ thuộc nhiều yếu tố: Tốc độ ninh kết của xi măng, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ dày của lớp tát, độ hút nước của kết cấu công trình.
Thực hiện việc rửa sớm nhất không ít hơn 30 phút sau khi trát; mặt khác không để quá lâu mới rửa, sẽ khó sạch mặt đá.
3.10.2. Dùng gáo múc nước dội nhẹ lên trên lớp trát, dùng bàn chải mềm rửa theo hướng tạt ngang xoa tròn từ trên xuống nhẹ nhàng tren bề mặt lớp trát. Rửa từ trên xuống dưới, từ trong ra góc và cạnh, rửa tới đâu sạch tới đó.
3.10.3. Khi rửa dùng bàn chải mềm quét nhẹ xoa tròn, không quét theo một chiều, vì như vậy sẽ tạo nên vệt và hạt đá nổi không đều. Bàn chải phải cầm hơi nghiêng phía trên áp mạnh vào tường hơn phía dưới.
3.10.4. Nước dùng để rửa phải là nước sạch, với một lượng vừa phải, dội mạnh và nhiều nước quá sẽ làm trôi mất đá, ít nước quá sẽ không rửa sạch gây hiện tượng bề mặt "mốc".
Khi dội nước để rửa, cần dội lui về phía đã rửa rồi để đảm bảo rửa sạch bột trên mặt đá.
3.10.5. Thi công ở vị trí trát rửa nhiều màu, tuyệt đối không được làm loang màu từ chỗ này sang chỗ khác trong quá trình trát và rửa đá.
3.10.6. Sau khi rửa đá từ 3 đến 5 ngày, tháo các thanh gỗ và hoàn thiện các đường chỉ lõm của đá rửa.
3.11. Thi công tạo bề mặt đá băm.
3.11.1. Sau khi trát theo điều 3.9 sáu ngày, dàng búa gai để băm cho hạt đá nổi đều lên tạo ra bề mặt sùi giống như đá thiên nhiên. Không băm sớn quá 6 ngày, hạt đá chưa dính kết chặt với vữa bị bong rơi.
3.11.2. Búa gai là búa dùng riêng cho thi công đá băm. Phải giữ cho mặt búa đều khi băm vào mặt đá, băm đều tay, tránh nhát nặng nhát nhẹ. Khi băm đến góc cạnh thì chừa ra, tạo thành một đường viền trang trí, băm nhẹ tay, tránh làm sứt góc cạnh. Băm đến đâu gọn đến đấy, khi băm xong dùng mắt kiểm tra, mặt đá băm sần sùi đầu mắt và đá nổi đều là được.
3.12. Thi công tạo mặt đá mài.
3.12.1. Sau khi trát theo điều 3.9 được 2 ngày thì tiến hành mài cho nhẵn mặt đá (bằng thủ công). Cần phải tưới nước bảo dưỡng giữ ẩm liên tục cho mặt trát từ 7 đến 14 ngày.
3.12.2. Khi mài phải tưới nước sạch thường xuyên trong suốt quá trình mài. Mài bằng thủ công chia làm 3 giai đoạn: Mài thô, mài nhẵn và mài bóng.
a) Mài thô: Hai ngày sau khi trát, dùng đá số 1 và số 2 mài cho lộ mặt đá. Rửa sạch mặt đá mài, kiểm tra và dùng xi măng + bột đá + bột màu cùng loại sửa chữa những chỗ khuyết tật.
b) Mài nhẵn: Từ 3 đến 5 ngày sau khi trát vữa xử lý bề mặt của giai đoạn mài thô, tiến hành mài nhẵn bằng đá mài số 3 và số 4: Mài cho tới khi thấy lộ rõ mặt các hạt đá. Kiểm tra nếu có vết rỗ trên bề mặt, phải tiếp tục dùng vữa xi măng + bột đá + bột màu sửa chữa lại. Sau đó phải mài lại đến khi không còn vế rỗ, mặt phẳng nhẵn mới kết thúc giai đoạn mài nhẵn.
c) Mài bóng: Thực hiện tiếp giai đoạn mài nhẵn bằng đá số 5. Mài cho tới khi mặt đá mài bóng láng không còn vết gợn xước. Sau đó dùng nước rửa kỹ bảo vệ bề mặt sạch sẽ để chờ khô ráo sẽ đánh bóng.
3.12.3. Những điểm cần lưu ý khi mài:
a) Trong giai đoạn mài thô, nếu đá bật ra khỏi mạt trát, bề mặt bị rỗ, dùng búa và đục nhọn đục những chỗ rỗ, rửa sạch, lau không và trát lại bằng vữa cm + bột đá + bột màu cùng loại, bảo dưỡng cục bộ tại chỗ mới vá lại.
b) Quá trình mài trong cả 3 giai đoạn cần tưới nước liên tục, tránh mài khan làm cho mặt đá biến màu. Khi mài bằng máy nếu không có nước sẽ có hiện tượng cháy mặt đá, cần tránh.
c) Quá trính mài cần dùng thước tầm, thước góc, quả vọi, nivô... để kiểm tra kích thước hình học, vị trím độ cao, độ dốc, độ phẳng mặt đá mài, đảm bảo đúng thiết kế, đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ quan.
3.12.4. Sau khi trát từ 10 đến 12 ngày, có thể thực hiện việc mài bằng máy. Dùng máy mài khi vữa của mặt trát đạt lớn hoặc bằng 70% cường độ. Mài sớm quá, các hạt đá dẽ bị bong bật ra và bề mặt không bóng. Trình tự và sử dụng đá mài khi mài bằng máy thực hiện tương tự như mài bằng thủ công. Tại những chỗ không thể dùng máy mài được, vẫn phải mài bằng thủ công hoặc mài bằng máy và thủ công kết hợp.
3.12.5. Đánh bóng mặt đá mài:
Thời điểm thuận lợi nhất để đánh bóng mặt đá mài là khi trời nắng, độ ẩm không khí thấp, khô hanh. Chỉ thực hiện việc đánh bóng mặt đá mài khi đã thực hiện các điều 3.12.2; 3.12.3; 3.12.4 và ít nhất là 14 ngày sau khi thực hiện xong điều 3.9.
Trình tự đánh bóng mặt đá mài như sau:
a) Rửa mặt đá đã mài bóng bằng nước với 8% axit ôxalic; để 10 phút, sau đó dùng nước rửa sạch bề mặt, lau khô (trường hợp không có axit ôxalic, có thể lau sạch bằng một lượt dầu hỏa).
b) Khi mặt đá mài đã khô ráo, bôi sáp đánh bóng. Bôi sáp theo 2 phương thẳng góc với nhau, sau đó dùng giẻ mềm sạch, nỉ hoặc dạ chà sát mạnh đều trên mặt đá nhiều lần đến khi không còn vết sáp và thấy bóng đá. (Dùng máy đánh bóng phải chú ý luôn luôn di chuyển máy, tránh làm cháy mặt đá).
4.1. Vữa dùng trát lót và trát mặt ngoài phải bảo đảm cường độ thiết kế quy định và thực hiện như điều 1.5 và 3.1 của tiêu chuẩn này.
4.2. Trước khi trát vữa, bề mặt của các kết cấu gạch, đá bê tông phải được làm sạch bụi đất, rêu mốc, vết nhờn, vết bitum... và phải có độ nhám cần thiết,
4.3. Sự dính kết giữa mặt trát với vữa, giữa các lớp trát riêng biệt (lớpỉiát lót, lớp trát ngoài) phải đảm bảo tốt. Kiểm tra bằng cách gõ nhẹ không bộp, không xệ.
4.4. Mặt trát không được có khe nứt, chỗ lồi, chỗ lõm không có những chỗ bị bỏ sót ở bệ cửa, gờ tường, đường đặt thiết bị kỹ thuật, vệ sinh...
4.5. Cơ đá, mầu sắc hạt đá và màu sắc trát trang trí phải đúng với thiết kế quy định. Trường hợp có mẫu của thiết kế cho trước, đá trang trí thực hiện phải tương tự như mẫu đó.
4.6. Mặt đá trang trí phải phẳng, màu sắc đồng đều, không loang lổ, không được có vết ngăn cách màu sắc, các vết tiếp giáp độ ngừng thi công. Các hạt đá phải đều hạt và phân bố giống nhau trên toàn bộ mặt trát. Các góc cạnh tường phải đảm bảo liên tục, không phân biệt được mặt nào trát trước mặt nào trát sau. Đá rửa phải sạch, lộ mặt thật của hạt đá, đá băm phải đều mặt, đá mài phải nhẵn bóng.
4.7. Các nẹp gờ chỉ trang trí phải ngang bằng, thẳng, đúng thiết kế. Các đường chỉ lõm phân chia các ô đá rửa phải đúng thiết kế, không sứt sẹo và hoàn thiện tốt.
4.8. Đánh giá chất lượng về mặt phẳng trát đá trang trí theo bảng sau:
Bảng
Chỉ tiêu chất lượng |
Tốt |
Khá |
Đạt yêu cầu |
Đơn vị tính bằng mm |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
1. Độ gồ ghề mặt kiểm tra bằng thước tầm 2m a) Công trình yêu cầu chất lượng cao không vượt quá: b) Công trình bình thường không vượt quá: 2. Lệch bề mặt so với mặt hẳng thẳng đứng: a) Công trình yêu cầu chất lượng cao: - Cho 1m chiều cao không vượt quá - Cho chiều cao 1 tầng không vượt quá b) Công trình bình thường - Cho 1m chiều cao không vượt quá - Cho chiều cao 1 tầng không vượt quá |
1,0 2,0
0,3 3,0
1,0 8,0 |
1,5 3,0
1,0 4,0
2,0 10,0 |
2,0 5,0
1,5 5,0
3,0 15,0 |
3. Lệch bề mặt so với mặt phẳng nằm ngang: a) Công trình yêu cầu chất lượng cao: - Cho 1m chiều cao không vượt quá - Cho chiều dài 1 phòng, hoặc 1 bộ phận giới hạn bởi xà dầm dài không vượt quá |
1,0 4,0 |
1,5 5,0 |
2,0 7,0 |
b) Công trình bình thường - Cho 1m chiều cao không vượt quá - Cho chiều dài 1 phòng, hoặc 1 bộ phận giới hạn bởi xà dầm dài không vượt quá |
2,0 7,0 |
3,0 10,0 |
4,0 15,0 |
4. Lệch bệ cửa sổ, cửa đi cột trụ phần tường nhô ra so với phương ngang và phương thẳng đứng: |
|
|
|
a) Công trình yêu cầu chất lượng cao: - Cho 1m chiều cao không vượt quá - Cho toàn bộ chiều dài của cấu kiện không vượt quá b) Công trình bình thường - Cho 1m chiều cao không vượt quá - Cho toàn bộ chiều dài của cấu kiện không vượt quá |
0,5 1,0
1,0 3,0 |
0,5 1,0
1,0 3,0 |
1,0 3,0
3,0 10,0 |
5. Chiều dày của lớp trát mặt ngoài đá trang trí sai số so với thiết kế không được vượt quá |
1,0 |
1,0 |
3,0 |
NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG ĐÁ TRANG TRÍ
1. Mầu sắc mặt đá trang trí không đều, không sáng mặt do các nguyên nhân:
a) Trộn xi măng + bột đá + bột màu với đá hạt không đều.
b) Mặt trát chỗ dày chỗ thưa đá do khi vào đá không tốt, do tay nghề non hoặc không đúng kỹ thuật. Mặt trát có hiện tượng bị xệ, bị chảy, bị dộp do sự dính kết không tốt, do vữa nhão quá hoặc không đồng nhất
c) Trát không đều tay, lúc mạnh lúc nhẹ, không liên tục. Xoa vỗ mặt cho đá nổi đều không đúng thời điểm: hoặc quá sớm (đá bị chìm sâu) hoặc muộn quá ( hạt đá bị bong hạt ra).
d) Sử dụng vật liệu không đồng nhất cho một khối lượng công việc: nhiều loại xi măng khác nhau, bột màu đá khác nhau...
e) Dụng cụ không tốt và không phù hợp với công việc đặc biệt là bàn xoa thép để trát và xoa vỗ mặt đá, bàn chải mềm để làm đá rửa, đá mài để làm đá mài ... Bàn xoa và tay bằng thép chất lượng xấu có thể làm thôi màu rỉ sắt mặt đá.
f) Mặt đá rửa bị mốc do rửa không sạch nước xi măng trên mặt hạt đá. Mặt đá mài không bóng do vữa trát không bảo đảm cường độ, mài sớm hoặc mài chưa kỹ, chất lượng sáp không tốt hoặc thời gian đánh bóng chưa đủ.
g) Vữa của lớp trát ngoài không đủ cường độ rất nhanh bị rêu mốc trong quá trình sử dụng sau này làm hỏng mặt trát đá trang trí.
2. Mặt trát đá không phẳng, những chỗ góc cạnh, các mối tiếp giáp, bệ cửa, gờ tường, các mạch ngừng thi công không khéo và không liên tục.
3. Kích thước hình học sai đo đạc không chính xác về vị trí, cao độ, bình độ. Các thanh nẹp (đồng, kính, nhựa,...) đặt không chính xác hoặc bị xê dịch không đúng vị trí thiết kế. Các đường chỉ lõm của đá rửa bị sứt mẻ, không thẳng hàng.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THI CÔNG TRÁT ĐÁ TRANG TRÁ
Dụng cụ phổ thông:
- Thước mét chia đến mm
- Nivô (gôx hoặc kim loại)
- Thước tầm dài 2m
- Quả dọi từ 0.2 đến 0.5 kết quả
- Bàn xoa gỗ, xoa thép.
- Bay tát
(Bàn tà lột)
- Xẻng xúc trộn vữa
- Cào trộn vữa
- Sàng vật liệu các loại
- Thùng nước hương sen
- Cân (chính xác đến 0.1kg)
- Xô đựng vữa
- Rổ, sọt rửa đá
- Máy trộn vữa
Dụng cụ đặc biệt:
a) Thi công đá rửa:
- Bàn xoa thép
- Bàn trải lông ngựa
- Gáo nước
- Búa gai
b) Thi công đá mài:
- Bàn xoa thép
- Đá mài các loại
- Nỉ dày từ 2 đến 3cm
- Máy mài.
MỘT SỐ MỎ ĐÁ DÙNG LÀM ĐÁ TRANG TRÍ (Ở PHÍA BẮC)
Tên đá |
Tên địa phương có đá |
Màu sắc đá |
Đá trắng Đá trắng Đá trắng Đá trắng Đá hao đào Đá cẩm vân Đá son Đá vàng Đá xanh Đá xanh Đá xanh Hòa Pháp Đá đen núi nhồi Đá núi bền |
Nam Hà Lào Cai Hà Tây Thái Nghuyên Chương Mỹ Hà Tây Thanh hóa Hà Tây Thanh Hóa Sơn La Nghệ An Hà Sơn Bình Thanh Hóa Thanh Hóa |
Trắng đục Trắng xanh Trắng vôi Trắng xanh cẩm thạch Mỗu hao đào Mận chín Son Vàng Xanh Xanh xám Vân xám trắng Đen Vân đen xám |
Thành phần:
a) Sáp 10kg (sáp ong hoặc nến)
b) Ét săng thông 10kg
c) Vađơlin y tế 4% (khối lượng sáp + ét săng thông).
Cách pha chế:
Đun nóng chẩy sáp, sau đó hòa ét săng thông vào. Nấu vađơlin y tế, đun chẩy sáp, bỏ ra khỏi bếp hào vadơlin vào, sau đó cho ét săng thông quấy đều; đổ thành từng bánh hoặc thỏi để dùng dần.
Liều lượng pha trộn vữa trát đá băm (tính cho 1m vuông)
Vật liệu |
Trát dầy 10mm |
Trát dầy 15mm |
Đá hạt Bột đá Xi măng trắng Bột màu |
14,00kg 7,00kg 7,50kg 0,10kg |
16,50kg 9,50kg 9,50kg 0,105kg |
Liều lượng vữa trát đá mài dùng để láng nền, sàn, cầu thang (tính cho 1m vuông)
Vật liệu |
Đơn vị tính |
Nền, sàn |
Cầu thang |
Đá trắng Bột đá Bột mầu Xi măng trắng |
Kg Kg Kg Kg |
12,00 5,60 0,07 5,60 |
16,50 9,50 0,105 9,50 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.