VẬT LIỆU CHỊU LỬA – VỮA CAO ALUMIN
Refractories –High alumina mortars
Cấp | Ký hiệu | Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), % |
Vữa cao alumin cấp III | VCA III – B | Từ 45 đến nhỏ hơn 55 |
VCA III – A | Từ 55 đến nhỏ hơn 65 | |
Vữa cao alumin cấp II | VCA II | Từ 65 đến nhỏ hơn 75 |
Vữa cao alumin cấp I | VCA I | Từ 75 đến 90 |
Vữa Corun | V corun | Lớn hơn 90 |
Bảng 2 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của vữa cao alumin
Tên chỉ tiêu | Cấp vữa | ||||
VCorun | VCA I | VCA II | VCA III | ||
VCA III - A | VCA III - B | ||||
1. Thành phần hoá: - Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), % | Lớn hơn 90 | Từ 75 đến 90 | Từ 65 đến nhỏ hơn 75 | Từ 55 đến nhỏ hơn 65 | Từ 45 đến nhỏ hơn 55 |
2. Độ chịu lửa, oC, không nhỏ hơn | 1800 | 1790 | 1770 | 1750 | 1730 |
3. Độ co (nở) dài sau nung , %, ở nhiệt độ, oC: 1450 1500 1550 1600 | - - - +1 đến - 5 | - - +1 đến – 5 - | - +1 đến – 5 - - | +1 đến – 5 - - - | +1 đến – 5 - - - |
4. Thành phần cỡ hạt, %: |
|
|
|
|
|
- Lượng qua sàng 1,0mm - Lượng qua sàng 0,075mm, không nhỏ hơn | 100 50 | 100 50 | 100 50 | 100 50 | 100 50 |
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CO (NỞ) DÀI CỦA VỮA
Độ co (nở) dài của vữa được xác định bằng sự thay đổi kích thước mẫu vữa sau khi tạo hình, sấy và nung ở nhiệt độ thử.
A.2. Thiết bị, dụng cụ
- Cân kỹ thuật trong phòng thí nghiệm có độ chính xác tới 0.1 g; - Khuôn mẫu: Bằng thép có kích thước 40 mm x40 mm x 160 mm, bề mặt tiếp xúc giữa khuôn và mẫu thử phải nhẵn , chặt , kín;- Thước cặp: Có vạch chia đến 0,05mm;- Tủ sấy: Có nhiệt độ làm việc không nhỏ hơn 110oC và phải có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ;- Tấm sấy: Bằng kim loại có thể sấy đồng thời được 3 viên mẫu thử và phải có các lỗ thông đường kính 10mm phân bố đều đặn, khoảng cách tâm của các lỗ là 15mm ;- Lò nung : Phải đạt tới nhiệt độ và tốc độ nâng nhiệt theo yêu cầu ở A.3.3 ; - Que đảo : Bằng gỗ, bán kính cong của đầu que khoảng 10mm.A.3.1 Chuẩn bị mẫu thử
- Lấy mẫu thử theo Điều 5. Khối lượng 2kg;- Trộn đều mẫu với lượng nước vừa đủ để đóng khuôn ;- Cho vữa vào khuôn tạo hình, dùng que đảo trộn đảo mẫu và dùng dao gạt phẳng mặt mẫu; - Đặt một tờ giấy mỏng lên mặt mẫu, đặt nhẹ tấm sấy lên trên tờ giấy, lật ngược khuôn và tấm sấy để tấm sấy trở thành đáy và nhẹ nhàng nhấc tấm khuôn ra. Khi tháo khuôn không được làm cho mẫu thử bị biến dạng ;- Chuẩn bị sẵn thước cặp với khoảng cách chính xác L0 = 140mm, sau khi tháo khuôn, ngay lập tức dùng hai đầu nhọn của thước cặp ấn nhẹ lên mặt mẫu với độ sâu 2mm theo đường tâm để đánh dấu.- Để mẫu khô tự nhiên trong không khí 24 giờ. A.3.2. Sấy mẫu thử- Đặt mẫu thử vào tủ sấy, tăng nhiệt độ lên 650 C ± 50C, lưu nhiệt khoảng 5 giờ đến 6 giờ ; - Nâng nhiệt độ tủ sấy lên 1100 C ± 50C, lưu nhiệt khoảng 3 giờ đến 5 giờ;- Lấy mẫu thử ra cân và cứ cách 1 giờ cân mẫu một lần cho đến khi sai lệch của hai lần cân kế tiếp nhau không quá 0,2% ;- Làm nguội mẫu thử trong tủ sấy đến nhiệt độ môi trường và đo khoảng cách L1 của hai điểm đã đánh dấu trên mẫu thử.A.3.3. Nung mẫu thử- Rải trên bề mặt lò một lớp sạn chịu lửa có kích thước hạt 0,5 mm và không có phản ứng với mẫu thử;- Đặt mẫu thử vào lò nung, khoảng cách giữa các mẫu thử và giữa mẫu thử với thành lò không được nhỏ hơn 20 mm;- Nâng nhiệt độ lò lên10000C với tốc độ 50C/phút đến 100C/ phút , từ trên 10000C nâng đến nhiệt độ thử với tốc độ là 30C/phút đến 50C/ phút;- Lưu mẫu ở nhiệt độ nung 3 giờ, giao động nhiệt độ trong lò khi lưu mẫu không được vượt quá ± 100C; - Làm nguội mẫu thử trong lò đến nhiệt độ môi trường;- Đo khoảng cách L2 giữa hai điểm đã đánh dấu trên bề mặt của mẫu thử.A.3.4. Tính kết quả A.3.4.1 Độ co(nở) dài của mẫu sau sấy ( D Ls ) và sau nung (D Ln ) được tính theo công thức (1) và (2) như sau :DLs= | L1 - Lo | X100 (1) |
Lo | ||
DLn = | L2 – L0 | X100 (2) |
L0 |
- DLs : Độ co (nở) dài của mẫu sau sấy , %;
- D Ln : Độ co (nở) dài của mẫu sau nung , %;
- L0 : Khoảng cách giữa hai điểm sau khi tháo khuôn , mm ;
- L1 : Khoảng cách giữa hai điểm sau khi sấy, mm.
- L2 : Khoảng cách giữa hai điểm sau khi nung , mm .
A.3.4.2. Độ co (nở) dài sau sấy và sau nungđược tính bằng trung bình cộng kết quả của ba viên mẫu thử ;- Độ co ( giảm chiều dài ) được biểu thị bằng giá trị âm ( - ) , độ nở ( tăng chiều dài ) được biểu thị bằng giá trị dương (+) viết trước kết quả thử;- Trong quá trình thử, nếu viên mẫu có vết nứt bằng hoặc lớn hơn 0,5 mm thì phải tiến hành thử lại.A.3.5. Báo cáo thí nghiệmNội dung của báo cáo kết quả thí nghiệm bao gồm: - Tên phòng thí nghiệm;- Tên cơ sở (sản xuất, gửi mẫu);- Tên và ký hiệu mẫu;- Số lượng mẫu;- Nhiệt độ thử và độ co (nở) dài tương ứng;- Ngày, tháng, năm tiến hành thí nghiệm;- Tên người thí nghiệm.Kết quả thí nghiệm có thể trình bày theo bảng A.1.Bảng A.1 – Kết quả xác định độ co (nở) dài của vữa
TT | Ký hiệu mẫu | Khoảng cách đo mẫu, mm | Nhiệt độ thử, 0C | Độ co (nở) dài, % | ||||
L0 | L1 | L2 | Sấy | Nung | Sau sấy DLs | Sau nung DLn | ||
X = | m0 - m1 | x 100 |
m0 |
Bảng B.1 – Kết quả xác định thành phần cỡ hạt của vữa
TT | Ký hiệu mẫu | Lượng mẫu cân ban đầu (m0), gam | Lượng mẫu còn lại trên sàng (m1), gam | Lượng mẫu dưới sàng, % | Ghi chú (lượng mẫu còn lại trên sàng 1mm,…) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.