Ổ TRƯỢT - THỬ ĐỘ CỨNG KIM LOẠI Ổ - PHẦN 1: VẬT LIỆU HỖN HỢP
Plain bearings - Hardness testing of bearing metals - Part 1: Compound meterials
Lời nói đầu
TCVN 9863-1:2013 hoàn toàn tương đương ISO 4384-1:2000.
TCVN 9863-1:2013 do Viện Nghiên cứu Cơ Khí - Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 9863 (ISO 4384) Ổ trượt - Thử độ cứng kim loại ổ bao gồm các phần sau:
- TCVN 9863-1:2013 (ISO 4384-1:2000) Phần 1: Vật liệu hỗn hợp.
- TCVN 9863-2:2013 (ISO 4384-1:2011) Phần 2: Vật liệu nguyên khối.
Ổ TRƯỢT - THỬ ĐỘ CỨNG KIM LOẠI Ổ - PHẦN 1: VẬT LIỆU HỖN HỢP
Plain bearings - Hardness testing of bearing metals - Part 1: Compound meterials
Tiêu chuẩn này quy định các thông số thử độ cứng của vật liệu hỗn hợp để chế tạo ổ trượt. Vật liệu hỗn hợp bao gồm áo thép và các kim loại lót ổ có nền cơ bản là chì, thiếc, đồng và nhôm được chế tạo bằng phương pháp đúc, thiêu kết hoặc mạ phủ. Nó cũng bổ sung để ban hành tiêu chuẩn hiện hành thử độ cứng và do đó chỉ bao gồm nội dung các mở rộng và hạn chế so với lần xuất bản này.
Phương pháp đo độ cứng phụ thuộc vào độ dày của lớp kim loại để chế tạo ổ, độ cứng và cấu trúc của lớp kim loại đó.
Do sự không đồng nhất về cấu trúc của phần lớn các kim loại chế tạo ổ trượt nên dùng phương pháp đo độ cứng Brinell là thích hợp hơn. Phương pháp đo độ cứng Vicke được dùng trong trường hợp chiều dày của lớp kim loại được thử rất mỏng.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 258-1:2007 (ISO 6507-1) - Thử độ cứng Vicke - Phần 1: Phương pháp thử
Bề mặt của mẫu thử tại vùng thử phải có ánh sáng kim và phải đo được vết ấn khi thử. Trong quá trình chuẩn bị mẫu thử, không được phép làm vật liệu của mẫu bị nóng lên.
Bề mặt của mẫu tại vùng thử có thể phẳng hoặc cong. Liên quan đến các hệ số hiệu chỉnh khi thử trên các bề mặt trụ, xem TCVN 258-1:2007 (ISO 6507-1)
Các điều kiện thử phải phù hợp với chỉ dẫn trong Bảng 1
Vật liệu tổ hợp | Chiều dày lớp kim loại ổ, | Điều kiện thử a | Nhiệt độ thử, | |
Thép Hợp kim Pb Hợp kim Sn | £ 0,2 | Thử độ cứng với tải trọng nhỏ b | 18 đến 24 | |
> 0,2 | £ 1,5 | HB 1/1 | ||
> 1,5 | £ 4 | HB 2,5/15, 625/30 | ||
> 4 | £ 7 | HB 5/62, 5/30 | ||
> 7 | HB 10/250/30 | |||
Thép Hợp kim CuPbSn Hợp kim Al | £ 0,25 | Thử độ cứng với tải trọng nhỏ b | ||
> 0,25 | £1,5 | HB 1/5/30 | ||
> 1,5 | HB 2,5/31, 25/30 | |||
Thép | £ 0,5 | Thử độ cứng với tải trọng nhỏ b | ||
> 0,5 | HB 1/30 | |||
a Ví dụ HB 5/62, 5/30 chỉ thị số đọc độ cứng Brinell được xác định khi dùng viên bi đường kính 5 mm và lực thử 612,9 N, tác dụng trong 30s. HB phải khác nhau: HBS, khi đo bằng bi thép; HBW, khi đo bằng bi kim loại cứng b Không qui định. |
Báo cáo thử phải bao gồm các thông tin sau:
a. Viện dẫn TCVN 9863-1:2013 (ISO 4384-1:2000);
b. Toàn bộ các chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu thử.
c. Các điều kiện thử và kết quả nhận được;
d. Toàn bộ các quy trình không quy định trong tiêu chuẩn này là tùy chọn;
e. Các chi tiết của bất cứ sự cố ảnh hưởng đến kết quả.
CHÚ THÍCH 1: Không có quy trình chung để chuyển đổi chính xác độ cứng Brinell sang các thang độ cứng khác hoặc sang độ bền kéo. Do vậy cần tránh các chuyển đổi này, trừ khi có cơ sở chuyển đổi tin cậy nhận được khi thử so sánh.
CHÚ THÍCH 2: Phải lưu ý rằng đối với các vật liệu không đẳng hướng, ví dụ vật liệu làm việc ở nhiệt độ cực lạnh sẽ có sai khác các chiều dài của hai đường kính vết lõm. Đặc tính của sản phẩm phải chỉ ra được các giới hạn của sai khác này.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.