RAU TƯƠI – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU TRÊN RUỘNG SẢN XUẤT
Fresh vegetables – Sampling method on the field
Lời nói đầu
TCVN 9016:2011 do Viện nghiên cứu rau quả biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
RAU TƯƠI – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU TRÊN RUỘNG SẢN XUẤT
Fresh vegetables – Sampling method on the field
Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp lấy mẫu rau tươi ngoài đồng ruộng, trong nhà kính, nhà lưới, nhà màng để phân tích các chỉ tiêu vật lý, hoá học và vi sinh vật.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 5102:1990 (ISO 874:1980) Rau quả tươi – Lấy mẫu.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Rau tươi (fresh vegetables)
Bộ phận lá, thân, củ, hoa, quả hoặc các bộ phận khác dùng làm thực phẩm, còn tươi và chưa qua chế biến.
3.2 Chất lượng rau tươi (quality of fresh vegetable)
Tập hợp các đặc tính về cảm quan, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm của rau tươi phù hợp với tiêu chuẩn công bố và các quy định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3.3 Lô ruộng sản xuất (vegetable production field)
Khu vực có diện tích xác định của ruộng sản xuất, nhà kính, nhà lưới, nhà màng, được trồng cùng một loài hoặc một giống rau và có cùng điều kiện sản xuất.
3.4 Điểm lấy mẫu (sampling point)
Vị trí xác định trong lô ruộng sản xuất từ đó một hoặc nhiều đơn vị mẫu được lấy ra để tạo thành mẫu đơn.
3.5 Đơn vị mẫu (sample unit)
Lượng nhỏ nhất nguyên chiếc được lấy ra từ điểm lấy mẫu để tạo thành toàn bộ hay một phần của mẫu đơn.
3.6 Mẫu đơn (increment sample) Mẫu ban đầu (primary sample)
Một hoặc nhiều đơn vị mẫu được lấy ra từ một điểm lấy mẫu xác định trong lô ruộng sản xuất.
3.7 Mẫu chung (bulk sample) Mẫu hỗn hợp (gross sample)
Mẫu được tạo nên từ việc trộn lẫn các mẫu đơn.
3.8 Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)
Mẫu lấy ra từ mẫu chung hay mẫu rút gọn, được chuyển tới phòng thử nghiệm để phân tích các chỉ tiêu vật lý, hoá học và vi sinh vật.
3.9 Mẫu lưu (storage sample)
Mẫu được lấy từ mẫu hỗn hợp hoặc mẫu rút gọn để lưu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ sở sản xuất hoặc phòng thử nghiệm, nếu cần.
3.10 Cỡ mẫu phòng thử nghiệm tối thiểu (minimum sampling size)
Số lượng hay khối lượng rau tối thiểu cần lấy đủ để thực hiện quá trình phân tích và lưu mẫu.
3.11 Dụng cụ lấy mẫu (sampling device)
Vật dụng dùng để thu, cắt mẫu rau như dao, kéo…
3.12 Vật chứa mẫu (sampling container)
Vật dụng dùng để chứa, đựng rau sau khi lấy mẫu.
CHÚ THÍCH: Vật chứa mẫu trực tiếp: túi nilon, túi dẻo, túi giấy không thấm nước…, vật chứa mẫu gián tiếp: sọt, thùng nhựa, khay nhựa, hộp giấy, hộp xốp…
3.13 Tấm lược mẫu (simplified sample sheet)
Tấm phẳng dùng để hỗn hợp và giản lược mẫu.
CHÚ THÍCH: Tấm lược mẫu được làm từ chất dẻo, nilon, giấy, loại không thấm nước.
4.1 Yêu cầu chung đối với lấy mẫu rau tươi
Việc lấy mẫu phải được tiến hành sao cho mẫu thử nghiệm thu được mang tính đại diện cho lô ruộng sản xuất.
Quá trình lấy mẫu ngoài đồng ruộng đến khi đưa mẫu vào phân tích tại phòng thử nghiệm phải đảm bảo rằng mẫu không bị thay đổi các tính chất cơ, lý, hóa học hay thành phần vi sinh vật.
Phương pháp lấy mẫu, khối lượng mẫu thử nghiệm phụ thuộc vào mục đích của việc lấy mẫu, qui mô, cách thức sản xuất và từng loại rau cụ thể.
4.2 Người lấy mẫu
Người lấy mẫu phải có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu rau theo quy định hiện hành. Người lấy mẫu phải có biện pháp thích hợp tránh nhiễm bẩn mẫu từ bên ngoài.
4.3 Thời điểm lấy mẫu
Mẫu được lấy tại thời điểm thu hoạch, tránh thời gian nắng gắt hay đang mưa.
4.4 Xác định lô ruộng sản xuất cần lấy mẫu
Trước khi tiến hành lấy mẫu, cần xác định:
– Chủ lô ruộng sản xuất, địa chỉ, sơ đồ giải thửa và diện tích của lô ruộng, chủng loại rau cần lấy mẫu. Trường hợp lô ruộng có kích thước lớn phải chia thành các lô ruộng nhỏ theo quy định tại 6.1.
– Số mẫu thử nghiệm, mẫu lưu (nếu cần); số mẫu đơn tối thiểu trên một mẫu thử nghiệm; sự phân bố các điểm lấy mẫu trên lô ruộng sản xuất.
5.1 Dụng cụ lấy mẫu
5.1.1 Dụng cụ lấy mẫu để phân tích chỉ tiêu vật lý và hoá học
Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô, sắc bén, không gỉ, không gây dập nát và không làm thay đổi thành phần hóa học của sản phẩm.
5.1.2 Dụng cụ lấy mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật
Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô sắc bén, không gỉ, không gây dập nát, không làm thay đổi hệ vi sinh vật của sản phẩm và phải được khử trùng trước khi sử dụng. Có thể khử trùng bằng một trong các phương pháp sau:
a) khử trùng khô ở nhiệt độ 170 0C trong tủ sấy tối thiểu 60 min;
b) khử trùng ướt ở nhiệt độ 121 0C trong nồi hấp tiệt trùng tối thiểu 15 min;
c) chiếu xạ bằng đèn tử ngoại với liều lượng và thời gian vừa đủ.
Sau khi khử trùng bằng một trong các phương pháp trên, dụng cụ lấy mẫu phải được bảo quản trong điều kiện vô trùng cho đến khi sử dụng.
Nếu trong trường hợp đặc biệt, không có điều kiện áp dụng một trong ba phương pháp trên thì có thể dùng một trong các phương pháp thay thế sau đây:
d) đốt trên ngọn lửa thích hợp;
e) nhúng ngập trong dung dịch etanol rồi để khô;
f) lau sạch bề mặt bằng bông tẩm etanol 70 %;
g) nhúng ngập trong nước ở nhiệt độ sôi 100 0C trong thời gian từ 10 min đến 20 min.
Dụng cụ lấy mẫu được khử trùng bằng phương pháp thay thế phải được sử dụng ngay sau khi khô hay nguội.
5.2 Vật chứa mẫu
5.2.1 Yêu cầu chung
Vật chứa mẫu phải có dung tích và hình dạng phù hợp với kích thước của các đơn vị mẫu. Vật liệu của vật chứa tiếp xúc trực tiếp với mẫu phải không thấm nước, không hòa tan, không hấp thụ và không gây tổn thương cơ giới cho rau.
5.2.2 Vật chứa mẫu để phân tích chỉ tiêu vật lý và hoá học
Vật chứa mẫu phải sạch, khô, có tác dụng bảo vệ được mẫu, không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích tính chất vật lý và hoá học của mẫu.
5.2.3 Vật chứa mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật
Vật chứa mẫu phải sạch, khô, có tác dụng bảo vệ được mẫu, không làm thay đổi hệ vi sinh vật của mẫu.
5.3 Tấm lược mẫu
5.3.1 Yêu cầu chung
Tấm lược mẫu phải có diện tích phù hợp với kích thước và khối lượng mẫu chung.
5.3.2 Tấm lược mẫu để phân tích chỉ tiêu vật lý và hoá học
Tấm lược mẫu phải sạch, khô, không làm thay đổi tính chất vật lý và hoá học của mẫu.
5.3.3 Tấm lược mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật
Tấm lược mẫu phải sạch, khô, không làm thay đổi hệ vi sinh vật của mẫu.
6.1 Xác định số mẫu thử nghiệm tối thiểu và số mẫu đơn tối thiểu
6.1.1 Lô ruộng sản xuất do một hộ hoặc một doanh nghiệp quản lý
Lô ruộng sản xuất có diện tích ≤5 ha: mỗi lô lấy tối thiểu một mẫu thử nghiệm.
Lô ruộng sản xuất có diện tích >5 ha: phải chia thành nhiều lô nhỏ có diện tích ≤5 ha, mỗi lô nhỏ lấy tối thiểu một mẫu thử nghiệm.
Số mẫu đơn tối thiểu trên một mẫu thử nghiệm phụ thuộc vào loại rau và diện tích lô ruộng (xem Phụ lục B).
6.1.2 Lô ruộng sản xuất do nhiều hộ quản lý (hợp tác xã, tổ hợp tác)
Lô ruộng sản xuất có diện tích ≤5 ha: mỗi lô lấy tối thiểu một mẫu thử nghiệm.
Lô ruộng sản xuất có diện tích >5 ha: phải phân thành nhiều lô nhỏ có diện tích ≤5 ha, mỗi lô nhỏ lấy tối thiểu một mẫu thử nghiệm.
Số mẫu đơn tối thiểu cho một mẫu thử nghiệm phụ thuộc vào số hộ tham gia sản xuất trong lô ruộng đó (n).
Số mẫu đơn tối thiểu = Số hộ lấy mẫu tối thiểu = nhưng không được ít hơn 5 mẫu.
Trường hợp lô ruộng do nhiều hộ quản lý nhưng không cùng điều kiện sản xuất thì phải lấy mẫu riêng của từng hộ và mẫu chỉ đại diện cho hộ sản xuất đó.
6.2 Xác định cỡ mẫu phòng thử nghiệm tối thiểu
Cỡ mẫu phòng thử nghiệm tối thiểu tuỳ thuộc vào loại rau, được quy định cụ thể ở Phụ lục C.
6.3 Xác định cỡ mẫu đơn tối thiểu
Cỡ mẫu đơn tối thiểu của các loại rau, m, tính bằng kilogam hoặc cây, củ, quả, bắp theo công thức sau:
trong đó:
A là cỡ mẫu phòng thử nghiệm tối thiểu, tính bằng kilogam hoặc cây, củ, quả, bắp;
a là số mẫu đơn cần lấy;
k là số lần giản lược mẫu (k = 0 hoặc 1):
– đối với loại rau cỡ lớn (>250 g/đơn vị) và không cần lưu mẫu: k = 0;
– đối với các loại rau còn lại và cần lưu mẫu: k = 1.
6.4 Xác định vị trí lấy mẫu đơn
6.4.1 Đối với rau chưa thu hoạch còn nguyên vẹn trên cây
Vị trí lấy mẫu đơn đối với rau chưa thu hoạch phụ thuộc vào diện tích, hình dạng lô ruộng sản xuất (xem Phụ lục D).
a) Rau tươi đã phân cỡ loại lớn, đơn vị có khối lượng trung bình >250 g: lấy mẫu đơn phân phối đều theo đường chéo (Hình D.1) hay hình zigzag 5 điểm (Hình D.2).
b) Rau đã phân cỡ loại trung bình, đơn vị có khối lượng trung bình đạt từ 25 g đến 250 g và loại rau đã phân cỡ loại nhỏ, đơn vị có khối lượng trung bình nhỏ hơn 25 g:
– Lô ruộng sản xuất có hình dạng hẹp chạy dài: lấy mẫu theo hình zigzag (Hình D.2), số điểm lấy mẫu đơn tuỳ thuộc vào diện tích trồng (Phụ lục B).
– Lô ruộng sản xuất có hình dạng cân đối: lấy mẫu phân phối đều theo đường chéo (Hình D.1), theo tuyến dọc (Hình D.3) hoặc theo tuyến ngang (Hình D.4), số điểm lấy mẫu đơn cũng tuỳ thuộc vào diện tích trồng (Phụ lục B).
6.4.2 Đối với rau đã thu hoạch nhưng còn nằm trên ruộng
a) Rau thu hoạch xong được xếp thành đống trên ruộng: số mẫu đơn cũng được tính theo diện tích trồng theo 6.4.1. Mẫu đơn được lấy phải phân bổ đều ở các đống theo tỷ lệ tương ứng về khối lượng hay kích thước của đống rau. Các vị trí lấy mẫu phải phân bổ đều trong đống tại 3 lớp: lớp trên; lớp giữa và lớp đáy.
b) Rau đã thu hoạch và đã được xếp vào vật chứa (bao, thùng, hộp, sọt...) thì số mẫu được lấy theo TCVN 5102:1990 (xem Phụ lục E của tiêu chuẩn này).
6.5 Xác định và lấy đơn vị mẫu
Mỗi điểm lấy một mẫu đơn từ một hay nhiều cây sao cho đủ khối lượng hoặc số lượng mẫu đơn tối thiểu. Cây được lấy mẫu phải sinh trưởng bình thường, không dị dạng, không bị sâu bệnh gây hại và cách bờ tối thiểu 1 m, bỏ hàng ngoài cùng.
Thao tác lấy đơn vị mẫu: sử dụng găng tay bằng nilon hay chất dẻo loại dùng một lần, lấy mẫu nhẹ nhàng bằng tay, không làm dập nát rau. Mỗi mẫu đơn phải để riêng một túi rồi chuyển về tấm lược mẫu (5.3).
Đối với rau ăn quả: quả được lấy đều ở phần thân và nhánh nhưng không lấy quả ngọn, quả gốc; ngắt cuống quả bằng tay nếu quả nhỏ hoặc dùng dụng cụ lấy mẫu (5.1), thu lấy từng quả.
Đối với rau ăn lá: cắt cây loại bỏ phần gốc, lá già, lá gốc hoặc cắt lấy phần thân lá ngọn ăn được.
Đối với rau ăn củ: nhổ nhẹ nhàng từng củ lên khỏi mặt đất hoặc phải đào bới, lật đất thu cắt lấy từng củ. Trong trường hợp rau quả được lấy bị vấy bùn bẩn và ướt, nên sử dụng giấy mềm sạch lau chùi thật nhẹ nhàng đến khi sạch khô.
6.6 Thiết lập mẫu thử nghiệm
Hỗn hợp mẫu, giản lược mẫu được tiến hành trên tấm lược mẫu (5.3).
Đối với rau ăn quả, củ đã phân cỡ loại nhỏ: đưa toàn bộ mẫu đơn vào tấm lược mẫu (5.3), trộn đều thành mẫu chung. Dàn mỏng, chia lượng mẫu chung thành 4 phần, lấy 2 phần đối diện dùng làm mẫu thử nghiệm. Phần còn lại dùng làm mẫu lưu.
Đối với các loại rau ăn lá; rau ăn quả, củ đã phân cỡ loại trung bình và loại lớn; cần lưu mẫu: lần lượt từng mẫu đơn được trộn đều, tách thành 2 (hay 4) phần, lấy 1 phần (hay 2 phần đối diện) dùng làm mẫu thử nghiệm. Phần còn lại dùng làm mẫu lưu.
Đối với loại rau có khối lượng lớn và không cần lưu mẫu (k = 0) thì tấm lược mẫu chỉ là nơi hỗn hợp các mẫu đơn thành mẫu thử nghiệm.
7 Bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng thử nghiệm
7.1 Yêu cầu chung
Sau khi lấy mẫu phải bao gói, bảo quản và vận chuyển ngay đến phòng thử nghiệm để giảm thiểu tối đa sự thay đổi trạng thái, tính chất ban đầu của mẫu. Thời gian gửi mẫu càng nhanh càng tốt và tốt nhất là trong vòng 24 h mẫu được xử lý tại phòng thử nghiệm.
Bao gói mỗi mẫu rau bằng một trong các loại màng bao như PE (polyetylen), LDPE (polyetylen tỉ trọng thấp), HDPE (polyetylen tỉ trọng cao). Sau đó đặt gói mẫu vào thùng, hộp chứa mẫu, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Không xếp chồng chất quá nhiều thùng hộp, không nèn quá chặt vì có thể gây dập nát mẫu.
Bảo quản mẫu ở nhiệt độ từ 10 oC đến 15 oC trong khoang của xe lạnh chuyên dụng hoặc sử dụng thùng cách nhiệt có chứa đá lạnh (được điều chỉnh nhiệt độ bằng nhiệt kế thông qua khối lượng đá cho vào thùng).
7.2 Đối với mẫu dùng để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật
Mẫu đều phải bảo quản ở nhiệt độ từ 10 oC đến 15 oC và mỗi mẫu được để riêng trong một thùng hoặc vật chứa tránh sự lây nhiễm chéo và sự nhân nhanh của vi sinh vật.
7.3 Đối với mẫu dùng để phân tích chỉ tiêu vật lý và hoá học
Nếu vận chuyển mẫu gửi nhanh ngay trong ngày và nhiệt độ ngoài trời thấp có thể sử dụng xe thông thường để chuyên chở.
8 Bao gói, ghi nhãn, niêm phong đối với mẫu thử nghiệm và mẫu lưu
Mẫu thử nghiệm phải được bao gói, ghi nhãn và niêm phong (nếu cần) để đảm bảo rằng chúng được bảo quản tốt, không bị lây nhiễm chéo và thể hiện đầy đủ thông tin để nhận biết về sản phẩm và về người chịu trách nhiệm lấy mẫu. Thực hiện tương tự đối với mẫu lưu, nếu cần.
a) Bao gói: gói từng đơn vị mẫu vào trong vật chứa mẫu thích hợp (5.2) như màng bao, túi nilon đục lỗ, túi dẻo, túi giấy không thấm nước.
b) Ghi nhãn: nhãn phải có kích cỡ thích hợp, sáng màu, không thấm nước, khó tẩy xóa, dễ đọc và bao gồm một số thông tin cần thiết để nhận biết như:
– ký hiệu mã hoá của mẫu;
– thời gian lấy mẫu;
– chỉ tiêu phân tích;
– tên người lấy mẫu, chữ ký.
c) Niêm phong: Niêm phong được dán ở phần mép ngoài của mỗi gói mẫu (nếu cần). Dấu niêm phong được sử dụng là con dấu riêng của đơn vị lấy mẫu.
Biên bản lấy mẫu được lập sau khi niêm phong mẫu. Người lấy mẫu và đại diện của các bên liên quan (người sản xuất, tổ chức sản xuất) cùng chứng kiến quá trình lấy mẫu và ký vào biên bản (xem Phụ lục F).
SỐ MẪU THỬ NGHIỆM TỐI THIỂU VÀ SỐ MẪU ĐƠN TỐI THIỂU
Bảng B.1 – Số mẫu thử nghiệm tối thiểu và số mẫu đơn tối thiểu
Loại rau | Diện tích lô ruộng sản xuất, ha | Số mẫu thử nghiệm tối thiểu | Số mẫu đơn tối thiểu trên một mẫu thử nghiệm |
Rau đã phân cỡ loại lớn (khối lượng trung bình lớn hơn 250 g/đơn vị) | ≤ 5 | 1 | 5 |
Rau đã phân cỡ loại trung bình và loại nhỏ (khối lượng trung bình <250 g> | ≤ 0,1 | 1 | 5 |
từ 0,1 đến 1 | 1 | từ 5 đến 8 | |
từ 1 đến 5 | 1 | từ 8 đến 12 | |
5 | 1 | từ 12 đến 16 |
CỠ MẪU PHÒNG THỬ NGHIỆM TỐI THIỂU
Bảng C.1 – Cỡ mẫu phòng thử nghiệm tối thiểu
Nhóm rau | Loại rau | Bộ phận được lấy mẫu | Cỡ mẫu phòng thử nghiệm tối thiểu |
Rau gia vị | Mùi tây, rau húng, thì là, ngổ, tía tô, kinh giới… | Phần ăn được | 0,5 kg |
Rau ăn lá | Đối với loại rau đã phân cỡ loại lớn, đơn vị có khối lượng trung bình >250 g (cải bắp, cải bao…) | Phần ăn được (nguyên cây) | 10 cây |
Đối với loại rau đã phân cỡ loại trung bình, đơn vị có khối lượng trung bình đạt từ 25 g đến 250 g (rau cải, ngọn rau bí, ngọn su su, cần tây, tỏi tây...) | Phần ăn được | 2 kg | |
Đối với loại rau đã phân cỡ loại nhỏ, đơn vị có khối lượng trung bình <25 g (rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, cải cúc, rau muống, rau cần...) | Phần ăn được | 1 kg | |
Xà lách cuộn, rau diếp, cải xoăn… | Phần ăn được (nguyên cây) | 10 cây | |
Rau ăn hoa | Suplơ | Phần ăn được (nguyên hoa) | 10 cây |
Hoa thiên lý… | Phần ăn được | 0,5 kg | |
Rau ăn quả | Đối với loại rau đã phân cỡ loại lớn, đơn vị có khối lượng trung bình >250 g (bí xanh, mướp, bầu, bí ngô, bí ngồi, dưa chuột, cà tím, su su, ngô ngọt, đậu bắp, cà chua…) | Nguyên quả | 10 quả (bắp) |
Đối với loại rau đã phân cỡ loại trung bình, đơn vị có khối lượng trung bình đạt từ 25 g đến 250 g (cà chua, ớt, cà pháo, dưa chuột…) | Nguyên quả | 20 quả (hay 1 kg) | |
Đối với loại rau đã phân cỡ loại nhỏ, đơn vị có khối lượng trung bình <25 g (đậu rau các loại…) | Nguyên quả | 1 kg | |
Rau ăn thân | Su hào | Nguyên củ | 10 củ |
Măng tây… | Phần ăn được (nguyên cây) | 10 cây (hay 1 kg) | |
Củ cải, cà rốt, khoai tây, khoai sọ, củ hành tây, củ tỏi tây… | Nguyên củ | 10 củ (hay 1 kg) | |
Rau ăn củ | Hành củ, tỏi củ (tươi) | Nguyên củ | 1 kg |
Hành lá, hẹ | Phần ăn được (nguyên cây) | 1 kg | |
Loại khác | Rau mầm | Phần ăn được (nguyên cây) | 0,5 kg |
Nấm thực phẩm các loại | Phần ăn được (nguyên cây) | 0,5 kg | |
– | Rau quả phân cỡ loại rất lớn (>2 kg/đơn vị sản phẩm) | – | 5 đơn vị |
CÁCH CHỌN ĐIỂM LẤY MẪU ĐƠN ĐỐI VỚI RAU CHƯA THU HOẠCH
Hình D.1 – Lấy mẫu đơn theo đường chéo Hình D.2 – Lấy mẫu đơn theo hình zigzag
Hình D.3 – Lấy mẫu đơn theo tuyến dọc
Hình D.4 – Lấy mẫu đơn theo tuyến ngang
SỐ MẪU ĐƠN, CÁCH LẤY MẪU ĐƠN ĐỐI VỚI RAU ĐÃ THU HOẠCH, ĐƯỢC XẾP VÀO VẬT CHỨA
Bảng E.1 – Số mẫu đơn, cách lấy mẫu đơn đối với rau đã thu hoạch, được xếp vào vật chứa
Số vật chứa (bao, gói) giống nhau | Số mẫu đơn được lấy (mỗi bao, gói lấy 1 mẫu đơn) |
≤ 100 | 5 |
101 đến 300 | 7 |
301 đến 500 | 9 |
501 đến 1000 | 10 |
> 1000 | từ 11 đến 15 |
TÊN CƠ QUAN LẤY MẪU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
Lấy mẫu rau tươi trên ruộng
..…., ngày…. tháng…. năm….
Số hiệu biên bản lấy mẫu:
- | Tên cơ sở sản xuất/ chủ hộ: | Địa chỉ: |
- | Tên người lấy mẫu: | Mã số chỉ định (của người lấy mẫu) |
- | Đơn vị quản lý: |
|
- | Phương pháp lấy mẫu: |
|
- | Thông tin về mẫu đã được lấy: |
|
STT | Tên mẫu | Số lượng mẫu | Khối lượng mẫu | Ký hiệu mẫu |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Đại diện bên có mẫu (Họ tên và chữ ký) | Người lấy mẫu (Họ tên và chữ ký) |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 4441:2009 , Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên sản phẩm dạng đơn chiếc.
[2] TCVN 4731:1989 , Kiểm dịch thực vật – Phương pháp lấy mẫu.
[3] TCVN 5139:2008 (CAC/GL 33-1999), Phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL).
[4] Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng, 2006. Giáo trình Phương pháp thí nghiệm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[5] Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/1/2010 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường.
[6] Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu rau quả nội bộ VNCRQ, Viện Cây ăn quả miền Nam.
[7] Viện Bảo vệ thực vật. Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản nông nghiệp 1997.
[8] Global GAP, 2009. General Regulations Integrated Farm Assurance. Version V3.1, Nov 2009, Part II – Certification Body Rules.
[9] FAO Guidelines on Producing Pesticide Residues Data from Supervised Trials, FAO Rome 1990.
Recommended sampling method for supervised field trial.
[10] Fresh fruit and vegetable sampling for Laboratory testing. Sampling and Shipping Procedures of the Fresh fruit and vegetable Inspection Manual, 1996. Canadian Food Inspection Agency.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.