TRƯỜNG TIỂU HỌC - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Primary school - Design requirements
Lời nói đầu
TCVN 8793 : 2011 thay thế TCVN 3978 : 1984 .
TCVN 8793 : 2011 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TRƯỜNG TIỂU HỌC - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Primary school - Design requirements
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế khi xây dựng mới hoặc cải tạo các trường tiểu học.
Tiêu chuẩn cũng có thể được áp dụng cho các trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác.
CHÚ THÍCH: Trường tiểu học gồm các lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622 :19951), Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 4474 : 19871), Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4513 :19881), Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5687 :2010, Thông gió, điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 6772 : 2000, Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép.
TCVN 7114-1 : 2008, Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 1: Trong nhà.
TCVN 7114-3 : 2008, Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 3: Yêu cầu chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà.
TCVN 7490,Ecgônômi - Bàn ghế học sinh tiểu học và trung học cơ sở - Yêu cầu về kích thướccơ bản theo chỉ số nhân trắc của học sinh.
TCVN 7491, Ecgônômi -Bố trí bàn ghế học sinh trong phòng học.
TCVN 8052-1 : 2009, Tấm lợp bi tum dạng sóng- Phần 1- Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8053 : 2009, Tấm lợp dạng sóng- Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt.
TCVN2),Côngtrình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyếttật tiếp cận sử dụng.
TCXD 16 :19863), Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
TCXD 25 :19911) - Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 27 :19911) - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiếtkế.
TCXD 29 :19913), Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXDVN 46 : 20073), Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCXDVN 394 : 20073), Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng - Phần an toàn điện.
3.1.Quy hoạch trường tiểu học phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho học sinh đến trường. Chỉ tiêu quy hoạch được xác định từ 65 chỗ học đến 80 chỗ học cho 1.000 dân.
3.2.Trường tiểu học được thiết kế tối đa 30 lớp với số học sinh mỗi lớp không lớn hơn 35 học sinh.
CHÚ THÍCH: Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau. Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học
3.3.Quy mô của trường tiểu học có nội trú được xác định tùy điều kiện cụ thể và được thiết kế theo nhiệm vụ thiết kế riêng.
3.4.Có thể thiết kế xây dựng trường tiểu học, lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học trên cùng một khu đất nhưng phải đảm bảo sự hoạt động riêng biệt của từng cấp học.
CHÚ THÍCH: Tỷ lệ giữa các cấp học tùy thuộc quy mô và yêu cầu thực tế nơi xây dựng và các quy định có liên quan.
3.5.Trường tiểu học được thiết kế với cấp công trình theo quy định trong văn bản phân loại, phân cấpcông trình dân dụng, công nghiệp vàhạ tầng kỹ thuật đô thị [1].
3.6.Trong một trường được phépthiết kế xây dựng các hạngmụccócấp công trìnhkhácnhau,nhưng phải ưu tiên cấp công trình cao nhất cho khối nhà học.
3.7.Các yêu cầu đảm bảo an toànsinh mạng và sức khoẻ chohọc sinhphải tuân thủcácquy địnhtrong văn bản về an toàn sinh mạng và sức khỏe trong nhà và công trình [2].
3.8.Khi thiết kế, xây dựng trường tiểu học phải tính đến nhu cầu tiếp nhận học sinh khuyết tật và tuântheo quy định trong TCVN2):-Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảmbảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
4.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng
4.1.1. Trường tiểu học được bố trí trên địa bàn xã, phường.
4.1.2.Khu đất xây dựng trường tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch được duyệt;
b) Thuận tiện, an toàn về giao thông;
c) Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt;
d) Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
e) Không gần các nguồn gây ồn thường xuyên hoặc nguồn chất thải độc hại;
f) Đảm bảo có nguồn cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc từ mạnglướicungcấpchung.
CHÚ THÍCH: Trường hợp khu đất xây dựng gần các cơ sở có tiếng ồn hoặc có chất thải độchạithìphảiđảm bảokhoảngcách ly cây xanh với chiều rộng không nhỏ hơn 30 m.
4.1.3.Khuđất xây dựng trường tiểuhọcphảicó hàng ràobảo vệvới chiềucao khôngnhỏ hơn1,5 mvà đảm bảo mỹ quan.
4.1.4.Bán kính phục vụ của trường tiểu học được quy định như sau:
- Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư: không lớn hơn 0,5 km.
- Khu vực ngoại thành, nông thôn:không lớn hơn 1 km.
- Khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:không lớn hơn 2 km.
4.1.5.Diện tích khu đất xây dựng trường tiểu học được xác định trên cơ sở chương trình,kếhoạchđào tạo, số lớp học, số học sinh. Căn cứ đặc điểm của từng vùng miền, tiêu chuẩndiện tíchtốithiểuđược quy định như sau:
- Khu vực thành phố, thị xã: 6 m2/học sinh;
- Khu vực nông thôn, miền núi: 10 m2/học sinh.
CHÚ THÍCH: Trường hợp học 2 buổi/ngày tiêu chuẩn diện tíchtăng thêm 25 % so với quy định trên.
4.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
4.2.1.Trường tiểu học bao gồm các khối chức năng sau :
- Khối phònghọc;
- Khối phòngphụcvụ học tập;
- Khối phònghànhchính quản trị;
- Khu sân chơi, bãitập;
- Khu vệ sinh;
- Khu để xe.
- Khối phục vụ sinhhoạt (nếu có).
4.2.2.Tổngmặt bằng các khối công trình trongtrường tiểu học cầnđảm bảo quy định sau:
a) Khối phòng học cần được đặt ở vịtrí ưu tiên: trực tiếpnhận ánhsáng tự nhiên; đóngiómát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời hướng Tây;
b) Khốiphònghọcphảiđược bố trí riêngbiệtvà ngăncáchvớicác khu chứcnăngkhácbằng dải cây xanh;
c) Bố trí các khối công trình rõ ràng,đáp ứng nhu cầu sử dụng vàquản lý; đảmbảo giaothông nội bộ an toàn và hợp lý.
4.2.3.Diện tích sử dụng đất được quy định như sau:
- Diện tích xây dựngcôngtrình: không quá 40 %;
- Diệntíchsân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập): không nhỏ hơn 40%;
- Diệntíchgiao thông nội bộ: không nhỏ hơn 20 %.
CHÚ THÍCH:
1- Trường hợp khu đất xây dựng trường học tiếp giáp với công viên, vườn hoa thì cho phép giảm 10 % diện tích cây xanh trong trường.
2- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tăng diện tích xây dựng công trình nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4.2.4. Trường tiểu học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng. Trường hợp thiết kế trên 3 tầng cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH:
1- Không được bố trí các phòng học cho học sinh lớp 1 ở tầng trên cùng.
2- Đối với các trường không đủ tiêu chuẩn diện tích đất cho phép tăng chiều cao công trình nhưng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt.
4.2.5. Các sân tập thể thao phải bố trí cách cửa sổ phòng học không nhỏ hơn 15m và có ngăn cách bằng dải cây xanh.
4.2.6. Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng tuân thủ điều lệ quản lý quy hoạch của khu vực.
4.2.7. Các chỉ tiêu về quy hoạch khác phải tuân thủ quy định trong văn bản về quy hoạch xây dựng [3].
5. Nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc
5.1. Yêu cầu chung
5.1.1.Giải pháp thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất trong trường tiểu học cần đảmbảo an toàn,phùhợp hợp với yêu cầu giáo dục và tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
5.1.2.Khối phòng học, khối phục vụ học tập, khu sân chơi, bãi tập phải đảm bảo cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng. Nếu có sự thay đổi độ cao phải thiết kế đường dốc, vệt dốc hoặc sử dụng các thiết bị nâng. Đường dốc dành cho học sinh khuyết tật dùng xe lăn có độ dốc từ 1/14 đến 1/22. Độ dài đường dốc từ 3 m đến 5 m. Chiều rộng đường dốc không nhỏ hơn 1200 mm.
5.1.3.Đối với các khu vực mà lối vào có bậc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
£Chiều cao bậc không lớn hơn 150 mm;
£Bề rộng mặt bậc không nhỏ hơn 300 mm;
£Nếu có quá 3 bậc thì phải bố trí tay vịn. Đường kính tay vịn từ 25 mm đến 30 mm được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 900 mm.
5.1.4.Các phòng thuộc khối phòng học, khối phục vụ học tập không bố trí ở tầng hầm, tầng nửa hầm hay tầng giáp mái và phải được ngăn cách với các phòng có nguồn gây tiếng ồn hoặc có mùi vị.
5.1.5.Trong khối phòng học phải thiết kế chỗ để mũ, nón và áo mưa của học sinh.
5.1.6.Các trường có tổ chức nội trú cần tổ chức các phòng ngủ theo hệ lớp, đặc trưng của nhómtuổi và thiết kế riêng cho nam, nữ học sinh.
5.1.7.Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường tiểu học được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường tiểu học
Kích thước tính bằng mét
Tên phòng | Chiều cao thông thuỷ |
1. Các phòng khối học, khối phòng hành chính quản trị, khối phục vụ sinh hoạt | 3,30 - 3,60 |
2. Các phòng khối phục vụ học tập | 3,60 - 3,90 |
3. Phòng vệ sinh, kho | 2,70 |
4. Hành lang, nhà cầu | 2,40 |
CHÚ THÍCH: Chiều cao thông thủy là chiều cao tính từ sàn đến trần đã hoàn thiện. Đối với diện tích hạn chế cho phép lấy theo chiều cao từ sàn tới sàn. |