TCVN 8657 : 2010
MÁY LÂM NGHIỆP – TỜI – KÍCH THƯỚC, TÍNH NĂNG VÀ AN TOÀN
Machinery for forestry – Winches – Dimensions, perpormance and safety
Lời nói đầu
TCVN 8657:2010 thay thế TCVN 6818-4:2001.
TCVN 8657:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 19472:2006.
TCVN 8657:2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 8657 : 2010
MÁY LÂM NGHIỆP – TỜI – KÍCH THƯỚC, TÍNH NĂNG VÀ AN TOÀN
Machinery for forestry – Winches – Dimensions, perpormance and safety
Tiêu chuẩn này xác định kích thước, tính năng và các yêu cầu an toàn cho các tời dùng trong lâm nghiệp. Tiêu chuẩn áp dụng cho tời cốđịnh và tháo ra được và các thành phần của chúng lắp trên máy lâm nghiệp di động và tự hành như là xe trượt và xe ủi như xác định tại ISO 6814 và trên máy kéo nông nghiệp sử dụng để kéo trượt trong các thao tác lâm nghiệp.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho tời sử dụng trong các thao tác kéo lên trên các cần cẩu, máy xúc gầu, máy đốn cành cao, hệ thống cáp đôn gỗ hay rào kho, bãi.
TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996), An toàn máy. Khoảng cách an toàn để ngăn chặn tay con người không vươn tới vùng nguy hiểm.
TCVN 7020:2002 (ISO 11684:1995), Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ. Ký hiệu và hình vẽ mô tả nguy hiểm. Nguyên tắc chung.
ISO 3457:2003, Máy san ủi đất - Bộ phận chắn - Định nghĩa và yêu cầu.
ISO 3600:1996, Máy kéo, máy nông lâm nghiệp, thiết bị cắt cỏ và làm vườn có động cơ - Hướng dẫn sử dụng - nội dung và cách trình bày.
ISO 3767-4:1993, Máy kéo, máy nông lâm nghiệp, thiết bị cắt cỏ và làm vườn có động cơ- Biểu tượng bộ phận điều khiển cho người lái và các biểu trưng khác - Phần 4: Biểu tượng máy lâm nghiệp.
ISO 6814:2000, Máy lâm nghiệp - Máy di động và tự hành - Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại.
ISO 8084:2003, Máy lâm nghiệp - kết cấu bảo vệ người vận hành - Yêu cầu về thí nghiệm trong phòng và tính năng.
ISO 9244:1995, Máy san ủi đất - Dấu hiệu an toàn và cảnh báo nguy cơ- Nguyên tắc chung.
ISO 10968:2004,Máy san ủi đất - Các bộ phận điều khiển.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Đường kính tang trống (barrel diameter)
A
Đường kính của lõi tang trống quấn cáp tính bằng milimet.
Xem Hình 1.
3.2. Đường kính mặt bích (flange diameter)
B
Đường kính của mặt bích tang trống quấn cáp tính bằng milimet.
Xem Hình 1
3.3. Khoảng cách giữa các mặt bích (distance between flanges)
C
Khoảng cách giữa các mặt bích của trống quấn cáp tính bằng milimet tại nửa chiều sâu của mặt bích trừ khoảng hở của cáp.
Xem Hình 1
3.4. Chiều sâu mặt bích (depth of flange)
D
Khoảng cách theo hướng kính từ đường kính ngoài của trống quấn cáp đến bề mặt của lõi tang trống quấn cáp tính bằng milimet.
Xem Hình 1
3.5. Khoang chứa cáp (throat clearance)
E
Khoảng cách tối thiểu từ lõi trống quấn cáp đến vỏ tời tại bất cứ điểm nào nằm giữa hai mặt bích của tang trống
Xem Hình 1
3.6. Khoảng hở dây (rope clerance distance)
S
Khoảng cách từ mặt ngoài cùng của mặt bích hoặc vỏ tời đến mặt cáp cần bỏ tang trống đểbảo đảm cho cáp nằm trên tang trống.
Xem Hình 2
Hình 1 - Kích thước cơ bản của tang trống tời
A. Đường kính lõi, tính bằng milimét (mm);
B. Đường kính mặt bích, tính bằng milimét (mm);
C. Khoảng cách giữa các mặt bích, tính bằng milimét (mm):
D. Chiều sâu mặt bích, tính bằng milimét (mm).
E. Khoang chứa cáp, tính bằng milimét (mm);
L. Chiều dài cáp, tính bằng mét (m);
S. Khoảng hở cáp, tính bằng milimét (mm);
d. Đường kính cáp, tính bằng milimét (mm);
F. Lực kéo, tính bằng N;
h. Tần số quay của trục dẫn tính bằng vòng trên giây (r/s);
T. Momen trục đầu vào: tính bằng Niutơn mét (N,m);
R. Tổng hệ số giảm tốc giữa trục đầu vào và tang trống tời;
u. Hiệu suất của tổng hệ số giảm tốc giữa trục đầu vào và trống tời tại vận tốc tương ứng với momen xoắn T;
n. Vận tốc kéo tính bằng mét trên giây (m/s)
5.1. Dung lượng chứa cáp của tang trống
5.1.1. Khoảng hở cáp, S
Khoảng hở cáp sử dụng trong tính toán theo 5.1.2 phải bằng 2 lần đường kính cáp (s = 2 d).
5.1.2. Cách tính
Đối với những tời có S nằm trong phần vỏ bọc lớn hơn mặt bích trống tời như ví dụ trên Hình 2a, chiều dài của cáp tính bằng mét có thể chứa trên trống tời phải tính theo phương trình (1)
L = (A + D) x D x C x K x 10-3 (1)
Với tất cả các tời khác như ví dụ trên hình 2a, chiều dài của cáp tính bằng mét có thể chứa trên tang trống tời, có tính đến S, phải tính theo phương trình (2)
L = (A + D – S) x (D – S) x C x K x 10-3 (2)
Trong đó tại phương trình 1 và 2, K là yếu tố phụ thuộc vào đường kính d của cáp sử dụng (xem Bảng 1) và theo công thức
K = (3)
CHÚ THÍCH: Giá trị K cho trong Bảng 1 cho phép cáp vượt quá 4 % là bình thường.
Công thức để tính K dựa trên cơ sở cáp quấn đều đặn và không cho số liệu đúng khi cáp quấn không đều trên tang trống.
a) Tời có vỏ bọc tang trống | b)Tời không có vỏ bọc tang trống |
CHÚ THÍCH: Vật liệu vỏ có thể bọc quanh 360 ° hay một phần với giá trị thay đổi đủ bảo đảm cho cáp nằm trên trống.
Hình 2 – Khoảng hở cáp của tang trống tời
Bảng 1 - Hệ số K phụ thuộc đường kính cáp d theo hàm số
|
|