CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUẢN LÝ TƯỚI NƯỚC VÙNG KHÔNG ẢNH HƯỞNG TRIỀU
Hydraulic structure - Irrigation management for non- tided area
Tiêu chuẩn này quy định việc quản lý hệ thống công trình thủy lợi, lập quy trình vận hành hệ thống và kế hoạch cấp nước đối với các công trình đầu mối là hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, cống lấy nước vùng không bị ảnh hưởng triều (trừ công trình đê điều và công trình phòng chống lụt bão).
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1. Hệ thống công trình thủy lợi (hydraulic structure system)
Tập hợp các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau trong quản lý vận hành và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
2.2. Quản lý tưới (irrigation management)
Công tác đảm bảo cấp nước theo kế hoạch và theo quy trình vận hành hệ thống:
- Đảm bảo tính thống nhất về hệ thống, nguồn nước và quản lý vận hành.
- Đảm bảo tính toàn diện nhằm phục vụ cho mọi yêu cầu về nước đối với các hộ dùng nước loại cây trồng ở vùng trong hệ thống đã được xác định trong nhiệm vụ thiết kế.
3.1. Hệ thống công trình thủy lợi vùng không ảnh hưởng triều phải mang tính độc lập nhất định cho một khu vực (có ranh giới tự nhiên như bờ vùng, đê, kênh tiêu…).
3.2. Khu vực cấp nước tưới phải được khoanh vùng độc lập với khu vực khác và có các công trình đảm bảo cấp nước và được mô tả chi tiết trên bản đồ tỉ lệ 1:5000.
4. Các quy định cụ thể nội dung công tác quản lý tưới
4.1. Quản lý nguồn nước, nhu cầu dùng nước
- Tính toán theo dõi, dự báo số lượng, chất lượng nước đến.
- Tính toán nhu cầu dùng nước theo từng thời kỳ, thời điểm đối với đơn vị dùng nước.
4.2. Quản lý vận hành hệ thống công trình
- Tài liệu quy hoạch hệ thống và thiết kế công trình
- Tài liệu khí tượng, thủy văn trong quá trình quản lý khai thác.
- Tài liệu hiện trạng công trình và yêu cầu cấp thoát nước trong hệ thống.
4.3. Quản lý phòng chống hạn, bảo vệ môi trường
Theo dõi, cập nhật các số liệu về việc thực hiện các biện pháp, giải pháp chống hạn qua các năm, cập nhật số liệu về môi trường trong hệ thống.
5. Kế hoạch dùng nước và phân phối nước cho các hộ dùng nước sản xuất nông nghiệp
5.1. Xây dựng kế hoạch
- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất (như hộ sản xuất nông nghiệp: cơ cấu cây trồng, lịch canh tác, chất đất, tổ chức lao động và sức kéo v.v…) mà trước mỗi vụ sản xuất, đơn vị dùng nước phải lập biểu yêu cầu dùng nước (Phụ lục A).
- Dựa trên căn cứ vào nguồn nước, khả năng làm việc của công trình và yêu cầu nước của các đơn vị dùng nước, tổng hợp tính toán cân bằng giữa khả năng cung cấp và yêu cầu nước, lập kế hoạch dùng nước suốt vụ trong toàn hệ thống (Phụ lục B).
5.2. Xác định nguồn nước
a) Đối với nguồn nước lấy từ sông suối, căn cứ vào tài liệu mực nước, lưu lượng, chất lượng thực của nguồn nước từ trạm đo đến công trình đầu mối đầu hệ thống và căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn để sơ bộ xác định nguồn nước có thể cung cấp cho hệ thống và phân bổ cho từng tháng, tuần trong vụ.
b) Đối với nguồn nước lấy ở hồ chứa sẽ căn cứ vào lượng nước chứa trong hồ và các tài liệu lượng mưa, lượng bốc hơi, lượng thấm và dòng chảy trong hồ, tính toán cân bằng xác định lượng nước có thể cung cấp cho hộ dùng nước trong suốt vụ và phân bổ cho từng tháng.
c) Nguồn nước trữ trong hệ thống gồm: nước ao, dung tích chết của hồ có thể sử dụng được v.v…. phải được sử dụng hợp lý trong trường hợp thiếu nước.
5.3. Xác định yêu cầu tưới đối với hộ sản xuất nông nghiệp
a) Lượng nước tưới từng đợt, tưới suốt vụ cho mỗi héc ta, số lần tưới, thời gian tưới, hệ số lợi dụng kênh mương (khi chưa có tài liệu thí nghiệm phù hợp với điều kiện hệ thống thì phải căn cứ vào tài liệu điều tra trong hệ thống).
b) Căn cứ vào diện tích hợp đồng tưới nước của tổ chức dùng nước.
c) Chế độ tưới hợp lý, tiết kiệm nước qua thực nghiệm đã cho năng suất cao trong hệ thống.
5.4. Lập kế hoạch dùng nước
- Tính toán cân đối khả năng nguồn nước có thể cung cấp và lượng nước yêu cầu tưới từng tháng trong vụ tưới. Nếu thiếu nguồn nước phải có biện pháp chủ động giải quyết cho phù hợp với khả năng cung cấp nguồn nước.
Trong kế hoạch dùng nước suốt vụ, phải xác định diện tích tưới tự chảy, diện tích phải bơm hoặc tát hỗ trợ, diện tích phải tưới ải, lấy phù sa, chống lấy thụt, diện tích tưới cho cây trồng cạn v.v…
- Kế hoạch tưới của hệ thống bao gồm phạm vi của từng công trình đầu mối đến khoảnh ruộng. Để xác định rõ kế hoạch tưới: dự thảo kế hoạch tưới của hệ thống, lập trên căn cứ nhu cầu cần và cân đối với nguồn nước thực tế.
- Đầu vụ, nếu nguồn nước thực tế chênh lệch quá nhiều so với dự kiến khi lập kế hoạch, làm cho lưu lượng đầu kênh giảm trong phạm vi 25% thì có thể điều chỉnh lại kế hoạch đã lập trên cơ sở đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch tưới đã được duyệt. Trường hợp lưu lượng đầu kênh giảm nhiều hơn 50 % thì phải lập kế hoạch tưới.
- Sau khi thống nhất kế hoạch tưới suốt vụ phải thông báo chính thức cho các hộ dùng nước và tổ chức ký hợp đồng với từng hộ. Căn cứ vào yêu cầu nước của các hộ dùng nước, tiến hành tính toán cân đối lập kế hoạch cung cấp nước tưới trên toàn hệ thống (Phụ lục E) và thông báo cho đơn vị có yêu cầu nước biết trước khi thực hiện 2 ngày (Phụ lục G). Tổ chức hợp tác dùng nước căn cứ vào kế hoạch phân phối nước được thông báo, lập kế hoạch phân phối nước cho từng cánh đồng theo yêu cầu tưới và phải xong trước khi được phân phối nước 1 ngày. Kế hoạch phân phối nước đều thống nhất xây dựng theo 10 ngày (từ ngày 1-10; 10-20; 20-30).
5.5. Nguyên tắc lập kế hoạch phân phối nước từng đợt
a) Khi lưu lượng nguồn nước nhỏ hơn lưu lượng thiết kế nhỏ hơn hoặc bằng 75 %. Lượng nước yêu cầu vẫn phải phân phối nước bình thường cho tất cả các khu tưới nhưng có thể giảm mức tưới.
b) Khi lưu lượng nguồn nước nhỏ hơn 50 % lưu lượng yêu cầu phải căn cứ vào yêu cầu nước của cây trồng, tình hình thời tiết và yêu cầu tưới, tận dụng nguồn nước sẵn có trong hệ thống hoặc điều chỉnh kế hoạch phân phối nước. Trường hợp đặc biệt, sau khi thực hiện các biện pháp trên vẫn không đảm bảo đủ nước, thì phải thông báo cho các đơn vị dùng nước biết, đồng thời có biện pháp chống hạn đặc biệt.
c) Trong mỗi đợt tưới phải dẫn nước liên tục qua các cấp kênh, đáp ứng nhu cầu tưới để đảm bảo nguyên tắc tưới đồng thời.
d) Tình tự dâng nước kênh cấp trên đạt mức nước thiết kế mới được phân phối nước cho kênh cấp dưới và trong quá trình tưới nước phải có biện pháp duy trì mực nước thiết kế trên kênh tới khi hết đợt tưới.
đ) Chấp hành đúng quy trình vận hành hệ thống.
e) Thực hiện tưới riêng, tiêu riêng, không dùng kênh tiêu để dẫn nước tưới; phải lấy nước theo hệ thống kênh, không lấy nước ngang tắt, thực hiện phân phối nước nơi cao, nơi xa trước, nơi thấp, nơi gần tưới sau; nơi cần trước tưới trước, nơi cần sau tưới sau; phải tưới nước theo phương pháp khoa học cho phù hợp với yêu cầu của từng loại cây, từng thời gian sinh trưởng của cây.
5.6. Ngừng cung cấp nước
1) Khi công trình làm việc không an toàn.
2) Khi đơn vị dùng nước không có hợp đồng dùng nước.
3) Khi đơn vị dùng nước vi phạm hợp đồng dùng nước quá ba lần sau khi đã được đơn vị cung cấp nhắc nhở bằng văn bản.
5.7. Vận hành cấp nước
a) Trong thời gian tưới, đơn vị quản lý hệ thống phải bố trí tổ thường trực để điều khiển vận hành toàn hệ thống và thực hiện kế hoạch phân phối nước. Tổ này có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo đóng mở công trình đầu mối và các công trình phân chia nước;
- Theo dõi mực nước, lưu lượng trong kênh và tình hình thời tiết trong hệ thống;
- Theo dõi quá trình tưới nước của từng khu vực và tình hình sản xuất trong hệ thống có liên quan đến tưới nước.
- Chấp hành nguyên tắc phân phối nước của hệ thống đồng thời hướng dẫn các tổ chức dùng nước thực hiện đúng kế hoạch phân phối nước và kỹ thuật dẫn tháo nước.
b) Trước mỗi vụ ít nhất 15 ngày, đơn vị quản lý hệ thống phải làm xong các công việc sau đây:
1) Kiểm tra tu sửa công trình, máy bơm, kiểm tra tu sửa các cửa cống, máy đóng mở, hệ thống kênh dẫn nước v.v… bảo đảm hệ thống sẵn sàng hoạt động.
2) Chuẩn bị điện, dầu vận hành máy bơm, kiểm tra, sửa chữa hoặc mua sắm phương tiện quản lý và thiết bị quan trắc.
3) Tổ chức lực lượng trong đơn vị để thực hiện kế hoạch; sắp xếp cán bộ, công nhân quản lý vận hành, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, kiểm tra tay nghề xếp hạng, nâng bậc v.v…
b) Trước mỗi đợt tưới, đơn vị quản lý hệ thống cũng phải tiến hành khẩn trương tu sửa lại công trình, thiết bị để hệ thống hoạt động tốt.
6. Công tác thủy văn trong hệ thống
6.1. Nội dung công tác thủy văn trong hệ thống
- Xây dựng các công trình và thiết bị đo nước phục vụ cho công tác quản lý nước và quản lý công trình.
- Quan trắc, thu thập, chỉnh lý, tính toán các yếu tố thủy văn khí tượng gồm: mực nước, lưu lượng, lượng mưa, độ bốc hơi, chất lượng nước tưới, các yếu tố có liên quan tới công tác tưới như độ chua mặn, độ ấm của đất và của không khí nếu thấy cần thiết.
- Theo dõi, phân tích tình hình khí tượng thủy văn, làm dự báo tình hình giúp cho việc điều hành hệ thống phục vụ sản xuất;
- Đo đạc, tính toán, kiểm nghiệm các yếu tố thủy văn phục vụ cho công tác quản lý khai thác và tham gia vào việc nghiên cứu khoa học giúp cho công tác quy hoạch và thiết kế như: kiểm nghiệm lưu lượng bơm, đường mực nước thiết kế, lưu lượng đến hồ chứa, lưu lượng qua cống, kiểm nghiệm quan hệ dung tích và mực nước trong hồ chứa v.v…
6.2. Quy định chế độ đo đạc một số yếu tố thủy văn khí tượng chủ yếu
Mực nước, một ngày đo hai lần vào lúc 7h và 19h tại các điểm đo quy định trong hệ thống và đo đạc khi bắt đầu đóng, mở công trình, khi bắt đầu và khi ngừng bơm, mực nước trên kênh tưới đo thêm một lần vào 13h (Phụ lục H).
Lượng mưa: cần đo lượng mưa ngày và lượng mưa trận (Phụ lục I). Tùy theo sự cần thiết mà tiến hành đo cường độ mưa theo nội dung và phương tiện hiện dùng.
Các yếu tố khác có liên quan đến công tác quản lý nước thì tùy theo sự cần thiết và khả năng, quan trắc theo chế độ và phương pháp chung của công tác thủy văn khí tượng.
6.3. Vị trí đặc điểm đo lưu lượng, mực nước
- Tại đầu mối hệ thống để đo nguồn nước đến hệ thống và hồ chứa;
- Tại thượng hạ lưu cống phân chia nước, cống lấy nước, cống đập điều tiết, v.v…
- Tại bãi tràn và cửa tiêu nước để đo cân bằng nước.
a) Điểm đo mưa: các hệ thống thủy lợi phải tiến hành đo mưa để phục vụ cho công tác quản lý nước và điều hành hệ thống.
Vị trí điểm đo: ngoài các điểm đo mưa của ngành khí tượng, nếu thấy cần thiết thì có thể đặt thêm điểm đo ở những nơi điểm đo của ngành khí tượng đặt quá thưa hoặc có thể đặt ở những nơi làm việc của đơn vị quản lý;
Số lượng đo phải tùy theo sự cần thiết nhưng phải đủ để phục vụ cho công tác điều hành hệ thống.
b) Điểm đo các yếu tố khác:
- Điểm đo lượng phù sa đặt ở cửa vào công trình đầu mối đầu kênh chính và đầu kênh cố định cấp cuối cùng;
- Điểm đo lấy mẫu chất lượng nước (trường hợp bị ô nhiễm) ở nơi dẫn nước thải của nhà máy hoặc của thành phố đổ vào hệ thống thủy lợi theo tiêu chuẩn TCVN 8367 : 2010 Hệ thống công trình thủy lợi - mạng lưới lấy mẫu chất lượng nước.
Các tài liệu thủy văn khí tượng quan trắc hoặc thu thập phải được chỉnh lý (tính toán phân tích) cho từng vụ, từng năm và phải được lưu trữ cẩn thận để sử dụng cho việc phục vụ sản xuất trước mắt và nghiên cứu lâu dài.
- Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đặc biệt;
- Đơn vị quản lý có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ kiểm tra đã được quy định thuộc hạm vi chức trách của mình.
- Ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các chế độ kiểm tra như trong các quy định, trong thời gian tưới nước, đơn vị quản lý phải tiến hành kiểm tra trong khu vực của mình về các nội dung sau:
+ Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật việc thực hiện kế hoạch tưới, mực nước, lưu lượng, thời gian, diện tích tưới;
+ Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng tưới nước.
Sau mỗi đợt tưới nước, đơn vị quản lý tưới nước phải cùng hộ dùng nước kiểm tra, xác nhận kết quả tưới về diện tích và chất lượng tưới đồng thời phải lên sơ đồ khu vực được tưới (Phụ lục K). Cuối vụ tưới đơn vị quản lý hệ thống phải lập bản đồ kết quả diện tích được tưới.
Đơn vị quản lý có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo như sau:
8.1. Báo cáo thường xuyên
Trong thời gian tưới nước, đơn vị quản lý hệ thống phải thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày với các đơn vị liên quan.
8.2. Báo cáo định kỳ và báo cáo sau mỗi vụ
Đơn vị quản lý hệ thống phải báo cáo định kỳ 10 ngày một lần và báo cáo tổng kết kết quả tưới chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc mỗi vụ cho các đơn vị liên quan.
8.3. Báo cáo đặc biệt
Trong trường hợp khẩn cấp phải báo cáo kịp thời bằng phương tiện nhanh nhất.
9. Chế độ quản lý tài liệu hồ sơ kỹ thuật
9.1. Tài liệu kỹ thuật để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước
1) Bản đồ bố trí hệ thống công trình kênh mương và khu vực tưới của từng cấp kênh theo tỷ lệ 1/10 000 hoặc 1/25 000 giản đồ bố trí hệ thống kênh tưới và công trình trên kênh;
2) Các bản vẽ thiết kế công trình kênh mương trong hệ thống;
3) Các tài liệu thuyết minh, nhiệm vụ thiết kế và cơ sở thiết kế sơ bộ đã được duyệt. Các số liệu thủy văn, khí tượng thống kê diện tích tưới tiêu, điện năng đã được sử dụng để bơm nước, các báo cáo kết quả từng vụ, từng năm;
4) Bản đồ thổ nhưỡng trong hệ thống 1/10 000 - 1/25 000;
5) Bản đồ cơ cấu cây trồng 1/10 000 - 1/25 000.
9.2. Tài liệu bảng biểu sau mỗi vụ nước tưới
9.2.1. Biểu bảng
- Biểu đồ theo dõi mực nước hoặc các yếu tố thủy văn khí tượng liên quan tới các công tác quản lý nước;
- Biểu đồ theo dõi điện năng, lượng dầu sử dụng và lượng nước tưới;
- Biểu đồ theo dõi quá trình tưới và làm đất, gieo cấy theo mỗi vụ;
9.2.2. Tài liệu, sổ sách
- Số liệu mực nước, lưu lượng thực đo của nguồn nước và kênh;
- Lượng nước tưới, tiêu thực đo;
- Lượng mưa và các yếu tố khí tượng chủ yếu liên quan đến công tác quản lý khai thác;
- Lượng nước thấm dọc kênh, hệ số sử dụng kênh mương (h) của các cấp kênh, lượng nước thấm mặt ruộng (nếu có quan trắc);
- Chế độ tưới, tiêu nước khoa học và các tài liệu nông nghiệp có liên quan;
- Tài liệu tổ chức dùng nước của đơn vị dùng nước;
- Các biên bản hợp đồng dùng nước;
- Sổ nhật ký công tác quản lý nước;
- Sổ nhật ký vận hành các công trình chủ yếu: hồ chứa, trạm bơm, cống đầu mối.
Thủ trưởng đơn vị quản lý phải ban hành nội quy bảo quản lưu trữ, sử dụng hồ sơ, tài liệu.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Vụ …………………. năm ………… 20 ………….
A. CHỈ TIÊU SẢN XUẤT |
Biểu số 1 |
|||||||||
Diện tích canh tác |
Diện tích gieo trồng trong vụ |
Ghi chú |
||||||||
Trong đó lúa |
Rau |
Hoa màu |
Cây công nghiệp |
Tổng cộng |
||||||
Mạ |
Chiêm |
Xuân |
|
|||||||
Cấy |
Gieo thẳng |
Mùa |
||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. YÊU CẦU CUNG CẤP NƯỚC
Kênh tưới |
Tên cánh đồng |
Tổng số |
Trong đó lúa |
|
|
|
|
|
Thời gian |
Lượng nước tưới (m3) |
Ghi chú |
|||||||||
Tưới ải |
Tưới dầm |
Tưới dưỡng |
Rau |
Hoa màu |
Cây công nghiệp |
mạ |
……… |
Bắt đầu |
Kế thúc |
|||||||||||
Chiêm |
Xuân |
Cộng |
Chiêm |
Xuân |
Cộng |
Chiêm |
Xuân |
Cộng |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ………. tháng ………. năm 20………. Đơn vị dùng nước |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
KẾ HOẠCH DÙNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG
Vụ …………………. năm ………… 20 ………….
Thời gian |
Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng |
Diện tích tưới nước (ha) |
Lượng nước tưới (103m3) |
|||||||||||||||
Tổng số |
Lúa |
Mạ |
Rau |
Hoa màu |
Cây công nghiệp |
………….. |
Lúa |
Mạ |
Rau |
Hoa màu |
Cây công nghiệp |
………….. |
||||||
Ải |
Dầm |
Dưỡng |
Ải |
Dầm |
Dưỡng |
|||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng lượng nước cần ở mặt ruộng (103m3) |
Hệ số sử dụng kênh mương h |
Tổng lượng nước hệ thống phảI cung cấp (103m3) |
Tổng lượng nước lấy vào hệ thống với tần suất thiết kế (103m3) |
Tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong vụ (103m3) |
Tổng lượng mưa sử dụng được với tần suất thiết kế (103m3) |
Cân bằng nước |
Điều chỉnh kế hoạch sản xuất |
Kế hoạch sử dụng điện |
Ghi chú
|
||||
Thừa (103m3) |
Thiếu (103m3) |
Thời gian tưới nước (ngày) |
Diện tích giao trồng (ha) |
Số giờ bơm nước |
Công suất điện yêu cầu (kw) |
Điện năng yêu cầu (kwh) |
|||||||
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ……. tháng …… năm 20………. Đơn vị quản lý tưới |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.