TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
CÀ
PHÊ NHÂN - BẢNG THAM CHIẾU ĐÁNH GIÁ KHUYẾT TẬT
Green coffee - Defect reference chart
Lời nói đầu
TCVN 7032 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 10470 : 1993;
TCVN 7032 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành.
Mục lục
1. Phạm vi áp dụng
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
3. Định nghĩa
4. Cà phê Arabica chế biến ướt (WPA)
4.1 Khuyết tật ở cà phê nhân
4.1.1 Nhân bị hư hại ở ngoài đồng hoặc trong chế biến
4.1.2 Nhân bị hư hại do thu hoạch hoặc trong chế biến
4.1.3 Khuyết tật xảy ra trong quá trình chế biến
4.1.4 Khuyết tật xảy ra trong bảo quản
4.2 Các khuyết tật có nguồn gốc từ quả cà phê
4.2.1 Những phần khô của quả cà phê
4.3 Tạp chất lạ
4.3.1 Que hoặc cành khô, hoặc cuống quả cà phê, hoặc vật thể thực vật hóa gỗ khác
4.3.2 Đá và các khoáng vật khác
5. Cà phê Arabica chế biến khô (DPA)
5.1. Khuyết tật ở cà phê nhân
5.1.1 Nhân bị hư hại ở ngoài đồng hoặc trong chế biến
5.1.2 Nhân bị hư hại do thu hoạch hoặc trong chế biến
5.1.3 Khuyết tật xảy ra trong quá trình chế biến
5.1.4 Khuyết tật xảy ra trong bảo quản
5.2 Khuyết tật có nguồn gốc từ quả cà phê
5.2.1 Những phần khô của quả cà phê
5.3 Tạp chất lạ
5.3.1 Que hoặc cành khô, hoặc cuống quả cà phê, hoặc vật thể thực vật hóa gỗ khác
5.3.2 Đá và các khoáng vật khác
6. Cà phê Robusta chế biến khô (DPR)
6.1 Khuyết tật ở cà phê nhân
6.1.1 Nhân bị hư hại ở ngoài đồng hoặc trong chế biến
6.1.2 Nhân bị hư hại do thu hoạch hoặc trong chế biến
6.1.3 Khuyết tật xảy ra trong quá trình chế biến
6.1.4 Khuyết tật xảy ra trong bảo quản
6.2 Khuyết tật có nguồn gốc từ quả cà phê
6.2.1 Những phần khô của quả cà phê
6.3 Tạp chất lạ
6.3.1 Que hoặc cành khô, hoặc cuống quả cà phê, hoặc vật thể thực vật hóa gỗ khác
6.3.2 Đá và các khoáng vật khác
Các phụ lục
A Các thí dụ về tỷ lệ tương đương của khuyết tật cà phê nhân
B Tài liệu tham khảo
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin về các dạng khuyết tật chủ yếu thường gặp trong cà phê nhân và đánh giá định tính về sự gây hại tương đối của các lỗi trong bất cứ hệ thống phân loại chất lượng cà phê nhân nào.
Không thể đánh giá định lượng tỉ mỉ hơn vì việc đánh giá khuyết tật nhất định có tính chủ quan, tùy thuộc vào ý nghĩa quan trọng của lỗi đối với người tiêu dùng hoặc người sản xuất (sau khi rang/pha chế) và các nhân tố ngoại hình, riêng lẻ hoặc kết hợp, trong loại cà phê có liên quan.
Tiêu chuẩn này cung cấp bảng liệt kê các dạng khuyết tật chính yếu được coi là có khả năng xuất hiện trong cà phê nhân. Mỗi một loại cà phê nhân thương phẩm dưới đây được xem xét riêng như sau:
- cà phê chè (Arabica) chế biến ướt (WPA);
- cà phê chè (Arabica) chế biến khô (DPA);
- cà phê vối (Robusta) chế biến khô (DPR).
Bảng dưới đây đưa ra những định nghĩa và đặc trưng của từng khuyết tật, cùng với những nguyên nhân có thể và có ảnh hưởng của chúng trong khi rang và mùi vị nước pha của cà phê rang.
Đánh giá định tính về ảnh hưởng của các khuyết tật đến ngoại hình và mùi vị cũng được nêu theo tầm quan trọng đã được thừa nhận.
TCVN 4334 : 2001 (ISO 3509 : 1989) Cà phê và các sản phẩm của cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6601 : 2000 (ISO 6667 : 1985) Cà phê nhân - Xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa nêu trong TCVN 4334 : 2001 (ISO 3509). Để tiện lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn, ở đây các định nghĩa được nhắc lại trong dấu trích dẫn và số điều được đặt trong dấu ngoặc.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.