(ISO l 1990)
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA VÀ MÃ HIỆU
Road vehicles – Masses – Vocabulary and codes
Lời nói đầu
TCVN 6529 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 1176 : 1990
TCVN 6529 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 "phương tiện giao thông đường bộ" phối hợp với Cục đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lượng - chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ, định nghĩa và mã hiệu của phương tiện giao thông đường bộ theo tiêu chuẩn TCVN 6211: 1996 (ISO 3833), chúng có thể là các phuơng tiện hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh để đưa ra sử dụng. Các mã hiệu được sử dụng để trao đổi dữ liệu về phương tiện và xử lý trên máy tính.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại phương tiện sau:
- Các loại phương tiện được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các mục đích khác, không dùng để chở hàng hóa và /hoặc chở người.
- Các loại môtô và xe máy được quy định trong tiêu chuẩn ISO 6726;
- Các loại rơ moóc kiểu nhà lưu động được quy định trong tiêu chuẩn ISO 7237.
Tiêu chuẩn này không quy định phương pháp đo, đơn vị hoặc dung sai.
TCVN 6211:1996 (ISO 3833) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa
ISO 6726 : 1998 Môtô và xe máy hai bánh - Khối lượng - Thuật ngữ
ISO 7237:1981 Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng và kích thước của rơ moóc kiểu nhà lưu động - Thuật ngữ và định nghĩa.
3.1. Những định nghĩa này nhằm mục đích thuận tiện cho việc so sánh các khối lượng của phương tiệncó cùng điều kiện chất tải giống nhau, được biên soạn có xét tới khả năng áp dụng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhà sản xuất và người sử dụng.
3.2. "Tải trọng" đuợc coi như lực truyền từ phương tiện hoặc phần xác định của phuơng tiện tới mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với phương tiện ở trạng thái tĩnh.
"Khối lượng" là lượng vật chất của phương tiện hoặc các bộ phận cấu thành phương tiện, sinh ra trọng lượng và hiện tuợng quán tính, đặc chưng cho sự chống lại gia tốc của phương tiện.
Khối luợng và tải trọng được đo trong điều kiện phương tiện ở trạng thái tĩnh và các bánh xe ở vị trí thẳng hướng về phía trước.
3.3. Trong một số định nghĩa, các chi tiết cụ thể đã được đánh dấu (*): có nghĩa là các chi tiết này không cần tinh vào khối lượng của phương tiện. Ngược lại, các chi tiết không được liệt kê như mâm kéo của ôtô đầu kéo, các bộ phận bổ trợ chống trượt có thể được tính thêm vào khối lượng của phương tiện. Trong cả hai trường hợp, nhà sản xuất phải ghi rõ khối lượng của phương tiện ứng với một trong hai thuật ngữ trên sẽ ghi là "TCVN - ISO. M..." và có danh sách liệt kê, sau đó không được tính thêm bất kỳ một chi tiết nào vào khối lượng.
Nếu tính cả khối lượng của nguời lái xe thì việc này phải được nêu rõ.
3.4 Sự phân bổ khối lượng lên mỗi trục (hoặc lên mỗi bánh) có thể được chỉ rõ bằng cách kèm theo số thứ tự của trục xe tương ứng vào mã hiệu. Trục xe số 1 là trục đầu tiên. Ví dụ:
TCVN ISO - M06 khối lượng bản thân của ôtô hoàn chỉnh khi xuất xưởng
TCVN ISO - M061 Sự phân bổ khối lượng không tải của phương tiện lên trục đầu tiên
TCVN ISO - M062 Sự phân bổ khối lượng không tải của phương tiện lên trục thứ hai ...vv
TCVN ISO - M15 Tải trọng cho phép lớn nhất của lốp xe
TCVN ISO - M151 Tải trọng cho phép lớn nhất lên một bánh của trục đầu tiên
TCVN ISO - M152 Tải trọng cho phép lớn nhất lên một bánh của trục thứ hai...vv
4 Thuật ngữ, định nghĩa và mã hiệu
4.1 Khối lượng khô của sát-xi trần (bare chassis dry mass)
Khối lượng của sát - xi trần gồm có phần cơ và chỉ các bộ phận cần thiết để hoạt động, theo quy định của nhà sản xuất.
đối với sát-xi trần của phương tiện cơ giới đường bộ khi được cung cấp nhiên liệu, dầu mỡ và chất lỏng làm mát (nếu cần thiết) thì phương tiện đó có khả năng vận hành được.
Việc lắp ráp các bộ phận hoặc các chi tiết sau là tùy thuộc quyền chọn lựa của nhà sản xuất.
- Nắp đậy khoang máy, hộp chứa lốp xe dự phòng, bộ phận móc kéo rơ moóc, hộp số phụ, hộp trích côg suất, bộ phận khởi động phụ của động cơ, chất lỏng làm mát trong trường hợp hệ thống làm mát tuần hoàn kín, các lốp xe dự phòng, các bộ phận nâng hạ thủy lực hoặc cơ khí;
- Các bộ phận cần phải trang bị theo luật giao thông
Ví dụ: Bộ phận chiếu sáng và tín hiệu, còi
Các bộ phận hoăc chi tiết trên nếu được lắp ráp vào phải được ghi rõ
Mã hiệu: TCVN – ISO M01
Khối lượng khô của sát - xi trần (thuật ngữ 4.1) cộng thêm khối lượng các chi tiết và thành phần sau:
- chất lỏng làm mát;
- dầu mỡ bôi trơn
- chất lỏng rửa kính*;
- nhiên liệu (nhiên liệu trong thùng chứa ít nhất là 90% thể tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất);
- lốp dự phòng*;
- bình dập lửa*;
- phụ tùng dự trữ theo tiêu chuẩn*;
- dụng cụ chèn xe;*
- dụng cụ sửa chữa theo tiêu chuẩn;*
Mã hiệu: TCVN – ISO M02
4.3 Khối lượng khô của ôtô sát-xi (sát – xi và buồng lái) (chassis and cab dry mass):
Khối lượng khô của sát-xi trần (thuật ngữ 4.1) cộng thêm khối lượng của toàn bộ buồng lái và cộng thêm khối luợng của các chi tiết được trang bị theo tiêu chuẩn hoặc trang bị thêm theo quy định của nhà sản xuất, các chi tiết này phải được ghi rõ trong bảng kê.
Mã hiệu: TCVN – ISO M03
4.4 Khối lượng bản thân của ôtô sát-xi (sát – xi và buồng lái) (chassis and cab dry mass):
Khối lượng khô của ôtô sát - xi (thuật ngữ 4.3) cộng thêm khối luợng của những chi tiết và thành phần sau:
- chất lỏng làm mát;
- dầu mỡ bôi trơn
- chất lỏng rửa kính*;
- nhiên liệu (nhiên liệu trong thùng chứa ít nhất là 90% thể tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất);
- lốp dự phòng*;
- bình dập lửa*;
- phụ tùng dự trữ theo tiêu chuẩn*;
- dụng cụ chèn xe;*
- dụng cụ sửa chữa theo tiêu chuẩn;* Mã hiệu: !"#$(:(bcd(efX
4.5 Khối lượng khô của ôtô hoàn chỉnh (Complate vehicle shipping mass):
Khối lượng khô của sát-xi (thuật ngữ 4.3) cùng với thân xe, được lắp với toàn bộ thiết bị điện và thiết bị kèm theo khác phụ trợ cần thiết để phương tiện hoạt động bình thuờng, cộng thêm khối luợng của các chi tiết được trang bị theo tiêu chuẩn hoặc trang bị thêm theo quy định của nhà sản xuất, các chi tiết này phải được ghi rõ trong bảng kê.
Mã hiệu: TCVN – ISO M05
4.6 Khối lượng bản thân của ôtô hoàn chỉnh (Complete vehicle berb mass):
Khối lượng khô của ôtô sát-xi (thuật ngữ 4.5) cộng thêm khối luợng của những chi tiết và thành phần sau:
- chất lỏng làm mát;
- dầu mỡ bôi trơn
- chất lỏng rửa kính*;
- nhiên liệu (nhiên liệu trong thùng chứa ít nhất là 90% thể tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất);
- lốp dự phòng*;
- bình dập lửa*;
- phụ tùng dự trữ theo tiêu chuẩn;
- dụng cụ chèn xe;*
- dụng cụ sửa chữa theo tiêu chuẩn;*
Mã hiệu: TCVN – ISO M06
4.7 Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất (Maximum design total mass):
Khối lượng lớn nhất của phương tiện theo quy định của nhà sản xuất. Khối lượng này có thể lớn hơn khối lưọng toàn bộ cho phép lớn nhất do cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định (xem chú thích ở 4.8)
Mã hiệu: TCVN – ISO M07
4.8 Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (Maximum authorized total mass):
Khối lượng lớn nhất của phương tiện do cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định
Chú thích
1 Đối với các phương tiện kéo theo một rơ moóc hoặc sơmi-rơmoóc có tải trọng thẳng đứng đáng kể tác động lên móc kéo hoặc mâm kéo thì tải trọng này chia cho gia tốc trọng trường tiêu chuẩn sẽ được tính vào khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất (thuật ngữ 4.7) hoặc khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (thuật ngữ 4.8)
2 Đối với các sơmi-rơmoóc, khối luợng toàn bộ cho phép lớn nhất bao gồm cả tải trọng thẳng đứng tác động lên mâm kéo, được cơ quan có thẩm quyền quy định dựa trên đặc tính kỹ thuật của ôtô đầu kéo.
Mã hiệu: TCVN – ISO M08
4.9 Khối lượng chuyên chở cho phép lớn nhất (Maximum design pay mass):
Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất (thuật ngữ 4.7) trừ đi khối luợng bản thân của ôtô (thuật ngữ 4.6) không kể khối lượng của người lái.
Mã hiệu: TCVN – ISO M09
4.10 Khối lượng chuyên chở cho phép lớn nhất (Maximum authorized pay mass):
Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (thuật ngữ 4.8) trừ đi khối luợng bản thân của ôtô (thuật ngữ 4.6) không kể khối lượng của người lái.
Mã hiệu: TCVN – ISO M10
4.11 Tải trọng trục thiết kế lớn nhất (Maximum design axle load):
Tải trọng trục lớn nhất theo quy định của nhà sản xuất
Mã hiệu: TCVN – ISO M11
4.12 Tải trọng trục thiết kế nhỏ nhất (Maximum design axle load):
Tải trọng trục nhỏ nhất theo quy định của nhà sản xuất
Mã hiệu: TCVN – ISO M12
4.13 Tải trọng trục cho phép lớn nhất (Maximum authorized axle load):
Tải trọng trục lớn nhất do cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định
Mã hiệu: TCVN – ISO M13
4.14 Tải trọng thiết kế lớn nhất của lốp xe (Maximum design type load):
Tương ứng với khả năng chịu tải lớn nhất của lốp xe theo quy định của nhà sản xuất
Mã hiệu: TCVN – ISO M14
4.15 Tải trọng cho phép lớn nhất của lốp xe (Maximum authorized tyre load):
Tương ứng với khả năng chịu tải lớn nhất của lốp xe do cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định.
Mã hiệu: TCVN – ISO M15
4.16 Khối lượng kéo thiết kế lớn nhất (Maximum design towed mass):
Khối lượng lớn nhất phương tiện có thể kéo, theo quy định của nhà sản xuất
Mã hiệu: TCVN – ISO M16
4.17 Khối lượng kéo cho phép lớn nhất (Maximum authorized towed mass):
Khối lượng lớn nhất phương tiện có thể kéo, do cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định
Mã hiệu: TCVN – ISO M17
4.18 Khối lượng thiết kế lớn nhất của đoàn xe (tổ hợp xe) (Maximum design mass of vehicle combination):
Tổng các khối lượng toàn bộ theo thiết kế lớn nhất của phương tiện kéo và phương tiện được kéo (rơ moóc, sơmi-rơmoóc), theo quy định của nhà sản xuất phương tiện kéo.
Mã hiệu: TCVN – ISO M18
4.19 Khối lượng cho phép lớn nhất của đoàn xe (Maximum authorized mass of vehicle combination):
Tổng các khối lượng toàn bộ lớn nhất của phương tiện kéo và phương tiện được kéo (rơ moóc, sơmi- rơmoóc), do cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định.
Mã hiệu: TCVN – ISO M19
4.20. Khối lượng thiết kế lớn nhất của phương tiện được nối bằng khớp nối (Maximum design mass of articulated vehicle):
Tổng khối lượng lớn nhất của phương tiện được nối bằng khớp nối, theo quy định của nhà sản xuất phương tiện kéo.
Mã hiệu: TCVN – ISO M20
4.21. Khối lượng cho phép lớn nhất của phương tiện được nối bằng khớp nối (Maximum authorized mass of articulated vehicle):
Tổng khối lượng lớn nhất của phương tiện được nối bằng khớp nối, do cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định.
Mã hiệu: TCVN – ISO M21
4.22 Tải trọng tĩnh thiết kế lớn nhất của ôtô đầu kéo (Maximum design static load borne by semi – trailer towing vehicle):
Tải trọng tĩnh thẳng đứng lớn nhất tác động lên mâm kéo của ôtô đầu kéo, theo quy định của nhà sản xuất phương tiện kéo.
Mã hiệu: TCVN – ISO M22
Hình 1
4.23. Tải trọng tĩnh thiết kế - lớn nhất của sơmi – rơmoóc tác động lên ôtô đầu kéo (Maximum design static load imposed by semi – trailer towing vehicle):
Tải trọng tĩnh thẳng đứng lớn nhất của sơmi-rơmoóc tác động lên ôtô đầu kéo , theo quy định của nhà sản xuất sơmi-rơmoóc (xem hình 2).
Mã hiệu: TCVN – ISO M23
Hình 2
4.24. Tải trọng tĩnh thiết kế lớn nhất tác động lên móc kéo (Maximum desgn static load on coupling device):
Tải trọng tĩnh thẳng đứng lớn nhất tác động lên móc kéo của phương tiện kéo , theo quy định của nhà sản xuất phương tiện.
Mã hiệu: TCVN – ISO M24
4.25. Tải trọng tĩnh cho phép lớn nhất tác động lên móc kéo (Maximum authorized static load on coupling device):
Tải trọng tĩnh thẳng đứng lớn nhất tác động lên móc kéo của phương tiện kéo do cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định.
Mã hiệu: TCVN – ISO M25
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.