Industrial safety helmets
Lời nói đầu
TCVN 6407 : 1998 tương đương với ISO 3873 : 1977 với các thay đổi biên tập cho phép.
TCVN 6407 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC94
Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
MŨ AN TOÀN CÔNG NGHIỆP
Industrial safety helmets
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra và ghi nhãn đối với mũ an toàn công nghiệp.
Những yêu cầu bắt buộc được áp dụng cho mũ an toàn dùng chung trong công nghiệp. Những tính năng kỹ thuật đưa thêm để lựa chọn chỉ áp dụng khi có đòi hỏi đặc biệt.
3.1 Mũ an toàn : loại mũ nhằm bảo vệ phần trên của đầu người đội chống lại những va đập.
3.2 Thân mũ : vật liệu cứng, nhẵn hoàn chỉnh tạo thành hình dáng cơ bản của mũ.
3.3 Lưỡi trai : phần cố định chìa ra của thân mũ phía trên mắt.
3.4 Vành mũ : vành bao quanh thân mũ.
3.5 Bộ phận bên trong : toàn bộ phần lắp ráp bên trong có tác dụng giữ cho mũ đúng vị trí trên đầu và tiêu hao năng lượng va đập. Thí dụ, gồm những chi tiết sau :
3.5.1 Băng cầu : phần của bộ phận bên trong quấn vòng quanh đầu ở vị trí nền hộp sọ.
3.5.2 Cầu mũ : bộ phận lắp ráp cố định hay có thể điều chỉnh của bộ phận bên trong tiếp xúc với đầu.
3.5.3 Đệm lót : vật liệu dùng để tăng cảm giác dễ chịu khi đội.
3.5.4 Bộ giảm chấn : những giải băng đỡ để tiêu hao lực va đập.
3.6 Đệm bảo vệ : vật liệu góp phần tiêu hao động năng khi bị va chạm.
3.7 Lỗ thông khí : lỗ ở thân mũ giúp lưu thông khí ở bên trong mũ.
3.8 Các chi tiết phụ của mũ : tất cả các phần bổ sung thêm dùng cho những mục đích riêng biệt như quai mũ, phần bảo vệ cổ, tấm choàng gáy, và các bộ phận đính vào mũ dùng cho đén và cáp đèn.
3.9 Chiều sâu bên trong : khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mép dưới của băng cầu đến điểm cao nhất của đầu, hay của khuôn đầu.
3.10 Khe hở thẳng đứng : khoảng cách theo phương thẳng đứng từ đỉnh của khuôn đầu đến mặt trong của thân mũ.
3.11 Khe hở xung quanh : khoảng cách theo phương nằm ngang từ băng cầu đến mặt bên trong thân mũ hay đến bất cứ chỗ nào lồi ra của mặt trong thân mũ.
4 Yêu cầu về vật liệu và kết cấu
4.1 Vật liệu
Các khuyến nghị về chọn vật liệu được nêu trong phụ lục B.
4.2 Kết cấu chung
Các khuyến nghị về chọn kết cấu được nêu trong phụ lục B.
4.3 Thân mũ
Thân mũ cần có độ bền càng đồng đều càng tốt và không có điểm nào được gia bền đặc biệt. Điều này không loại trừ sự gia tăng dần độ dầy của thân mũ hoặc có các gân, các cơ cấu liên kết bộ phận bên trong. Ngoài ra không cho phép có sự gia bền cục bộ nào khác.
Bề mặt thân mũ phải nhẵn và tất cả các đường mép phải nhẵn và uốn tròn. Mặt nghiêng mép mũ phía trước không được cản trở việc đeo các loại kính bảo vệ.
4.4 Khe hở thẳng đứng
Khi đo trong những điều kiện quy định ở 6.4 khe hở thẳng đứng không được nhỏ hơn 25 mm và không được lớn hơn 50 mm.
4.5 Khe hở xung quanh
Khi đo trong những điều kiện quy định ở 6.4, khe hở xung quanh không được nhỏ hơn 5 mm và không được lớn hơn 20 mm.
4.6 Chiều sâu bên trong
Khi đo trong những điều kiện quy định ở 6.4, chiều sâu bên trong không được nhỏ hơn :
- 80 mm đối với mũ đội trên khuôn đầu loại D;
- 85 mm đối với mũ đội trên khuôn đầu loại G;
- 90 mm đối với mũ đội trên khuôn đầu loại K;
4.7 Khối lượng
Khối lượng của mũ hoàn chỉnh, kể cả bộ phận bên trong nhưng không kể các chi tiết phụ, nếu vượt quá 400 g thì phải ghi rõ vào nhãn đính kèm mũ, khối lượng này được xác định chính xác tới 30 g.
5.1 Yêu cầu bắt buộc
5.1.1 Độ giảm chấn
Khi thử theo phương pháp quy định ở 6.5, ở nhiệt độ cao và thấp và trong điều kiện ẩm thì lực truyền xuống khuông đầu không được quá 5,0 kN hoặc sự giảm tốc của vật va đập 5kg không được lớn hơn 100gn .
5.1.2 Độ bền đâm xuyên
Khi mũ được thử theo phương pháp quy định ở 6.6 thì đỉnh của mũ thử không được chạm vào bề mặt của khuôn đầu
5.1.3 Độ bền cháy
Khi thử theo phương pháp qui định ở 6.7 thì vật liệu cuả thân mũ không được cháy thành ngọn lửa sau 5 giây kể từ khi khử bỏ ngọn lửa đốt
5.2 Yêu cầu để lựa chọn
5.2.1 Thử nhiệt độ thấp
Sau khi được điều hoà ở nhiệt đô thấp ư 200C, mũ được thử độ giảm chấn theo 6.5 và thử độ bền đâm xuyên theo 6.6. Kết quả phải đạt yêu cầu nêu ở 5.1.1 và 5.1.2.
Mũ đạt được những yêu cầu đó thì phải ghi kết quả vào nhãn đính kèm mũ theo quy định ở 7.2
5.2.2 Độ cách điện
Khi thử theo phương pháp đã nêu ở 6.8, dòng điện dò không được quá 1,2mA. Yêu cầu này nhằm dảm bảo an toàn đối với điện áp tới 440 V.
Mũ đạt được yêu cầu này thì phải ghi kết quả vào nhãn đính kèm mũ theo quy định ở 7.2.
5.2.3 Độ cứng ép ngang
Khi thử theo phương pháp nêu ở 6.9, độ biến dạng ngang tối đa của mũ không được quá 40 mm, và độ biến dạng dư không được quá 15 mm.
Mũ đạt được yêu cầu này thì phải ghi kết quả vào nhãn đính kèm mũ theo quy định ở 7.2.
6.1 Mẫu thử
Mũ để thử phải ở tình trạng giống khi bày bán, có các lỗ thủng cần thiết ở thân mũ, và những bộ phận khác để gắn các chi tiết phụ dùng cho các mục đích đặc biệt.
Mũ đã đưa vào thử nghiệm thì không được bày để bán. Số mẫu tối thiểu cần cho một lần thử quy định như sau:
a) Các chỉ tiêu bắt buộc
1 mũ để thử độ giảm chấn ở -100C (hay ở -200C)
1 mũ để thử độ giảm chấn ở điều kiện ẩm
1 mũ để thử độ giảm chấn ở + 500C, sau đó để thử độ bền cháy
1 mũ để thử độ bền đâm xuyên
b) Các chỉ tiêu để lựa chọn
1 mũ để thử cách điện
1 mũ để thử độ cứng ép ngang
1 mũ để thử độ bền đâm xuyên ở nhiệt độ thấp.
6.2 Điều kiện thử
6.2.1 Phòng ổn định mẫu
Phòng phải đủ rộng để đảm bảo đặt mũ sao cho chúng không chạm vào nhau và phải có quạt để
không khí lưu thông tốt.
6.2.2 ổn định sơ bộ
Mũ phải đặt trong điều kiện nhiệt độ 200C ± 20C và độ ẩm tương đối 65% ± 5% ít nhất 7 ngày trước khi đưa xử lý ổn định riêng biệt tiếp theo.
6.2.3 Nhiệt độ thấp
Mũ phải để ở nhiệt độ -100C ± 20C trong ít nhất 4 giờ. Nếu có yêu cầu đặc biệt (xem 5.2.1) thì nhiệt độ phải giảm xuống -200C ± 20C.
6.2.4 Nhiệt độ cao
Mũ phải để ở nhiệt độ 500C ± 20C trong ít nhất là 4 giờ.
6.2.5 Làm ẩm
Phun nước có nhiệt độ 200C ± 20C khắp bên ngoài mũ, tốc độ phun 1l/phút trong thời gian không ít hơn 4 giờ.
6.3 Khuôn đầu
6.3.1 Cấu tạo
Khuôn đầu trong thử nghiệm phải làm bằng gỗ cứng hay kim loại.
Mặt cắt phía trên đường chuẩn phải được xác định trong hình 1, hình 2 và bảng. Mặt cắt phía dưới đường chuẩn có thể thay đổi để phù hợp với cách đội.
Chú thích1 - Các phương pháp này tương ứng với khuôn đầu loại D, G và K của ISO/R 1511.
Phương pháp dựng khuôn đầu bằng gỗ được giới thiệu ở Phụ lục A.
6.3.2 Chọn cỡ
Mũ có bộ phận bên trong điều chỉnh được, phải thử trên khuôn đầu phù hợp như đã chọn bằng cách điều chỉnh bộ phận bên trong đến cỡ trung bình trong dãy cỡ điều chỉnh.
Mũ có bộ phận bên trong không điều chỉnh được phải thử trên cỡ khuôn đầu tương ứng.
6.4 Kiểm tra khe hở và chiều sâu bên trong
Khe hở thẳng đứng, khe hở nằm ngang và chiều sâu bên trong của mũ phải được đo ở vị trí đội lên khuôn đầu tương ứng. Đối với những mũ có bộ phận bên trong điều chỉnh được, thì phải đo với cả hai cỡ lớn nhất và nhỏ nhất của khuôn đầu tương ứng với khoảng điều chỉnh của mũ đó.
6.5 Thử dộ giảm chấn
6.5.1 Nguyên tắc
Độ giảm trấn được đo trực tiếp bằng lực lớn nhất truyền tới khuôn đầu cứng đã đội mũ, hoặc đo bằng sự giảm tốc lớn nhất của vật va đập.
6.5.2 Thiết bị
Bệ của thiết bị thử được làm bằng đá liền khối và đủ lớn để chống được tác động của lực va đập. Bệ phải có khối lượng ít nhất 500kg và phải được đặt phù hợp để tránh sự phản hồi của sóng nén. Khuôn đầu phải được lắp chắc chắn vào bệ ở vị trí thẳng đứng.
1
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.