PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC KHÍ Ô NHIỄM DO MÔTÔ LẮP ĐỘNG CƠ XĂNG THẢI RA
Road Vehicles - Measurement method of gaseous pollutants emitted by motorcycles equipped with a controlled ignition engine
Lời nói đầu
TCVN 6012-1995 hoàn toàn tương đương với ISO 6460-1981;
TCVN 6012-1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 - Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC KHÍ Ô NHIỄM DO MÔTÔ LẮP ĐỘNG CƠ XĂNG THẢI RA
Road Vehicles - Measurement method of gaseous pollutants emitted by motorcycles equipped with a controlled ignition engine
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp do khí thải ô nhiễm do các xe môtô, như đã định nghĩa trong ISO 3833, lắp động cơ xăng hai kỳ hoặc bốn kỳ thải ra.
Tiêu chuẩn xác định chu trình thử phù hợp với các yêu cầu của các kiểu xe môtô khác nhau và đưa ra các đặc tính kỹ thuật của các phương pháp đo khí thải ô nhiễm, hệ thống đo, và băng thử.
ISO 3833, Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.
ISO/TR 6970, Phương tiện giao thông đường bộ - Các phép thử về ô nhiễm cho môtô và xe máy - Băng thử công xuất kiểu khung.
CEC/RF-05-T-76, Đặc tính kỹ thuật.
CEC/RF-05-77, Đặc tính kỹ thuật.
3.1. Tự trọng của xe môtô: Tổng trọng lượng của xe môtô có chứa lượng nhiên liệu chiếm ít nhất 90% dung tích bình chứa mà nhà chế tạo đã qui định, dụng cụ sửa chữa và bánh xe dự phòng (nếu bắt buộc phải có)
3.2. Trọng tải: Trọng lượng tương ứng với tự trọng của xe môtô (xem 3.1) cộng với một khối lượng tương ứng với 75kg.
Chú thích: Thuật ngữ trọng tải “Weight” và tải trọng “load” được sử dụng trong tiêu chuẩn này thay cho thuật ngữ chính xác là khối lượng “Mass”.
3.3. Quán tính tương đương: Tổng quán tính của các khối lượng quay trên băng thử được xác định phù hợp với trọng tải của xe môtô (xem 3.2).
3.4. Khí thải ô nhiễm: Cacbon monoxit, hydrocacbon và oxit nitơ.
Tùy theo từng loại, xe môtô có thể qua 3 kiểu thử:
4.1. Thử kiểu 1
Đo lượng khí thải ô nhiễm trung bình mà một xe môtô có lắp động cơ xăng thải ra khi thực hiện một chu trình thử.
4.1.1. Xe môtô phải được đặt lên băng thử có trang bị phanh và hệ thống quán tính. Phép thử phải bao gồm 4 bước như trình bày trong 5.1 và được tiến hành liên tục.
Trong khi thử, khí thải phải được trộn với không khí để tạo thành hợp chất có thể tích không đổi. Một phần của hợp chất phải được gom lại liên tục và chứa trong một chiếc túi, sau đó được phân tích để xác định nồng độ trung bình của Cacbon monoxit; hydrocacbon và oxit nitơ.
4.1.2. Phép thử phải được tiến hành phù hợp với phương pháp miêu tả trong điều 5.
4.2. Thử kiểu 2
Đo lượng khí thải ở vận tốc khi chạy không tải. Phép thử phải được tiến hành phù hợp với phương pháp miêu tả trong điều 6.
4.3. Thử kiểu 3
Đo khí tỏa ra ở đáy các te. Cho tới nay chưa cho phép xác định phương pháp đo lượng hydrocacbon chứa trong khí ở đáy các te không được động cơ sử dụng lại (phương pháp này sẽ được đề cập tới trong phần phụ lục bổ sung sau này).
5. Đo lượng khí thải do môtô lắp động cơ xăng thải ra trong một chu trình thử (thử kiểu 1)
5.1. Chu trình thử trên băng thử
5.1.1. Mô tả chu trình
Chu trình vận hành trên băng thử được trình bày ở bảng 1 và minh họa trên đồ thị hình 1.
5.1.2. Những điều kiện chung để tiến hành một chu trình thử
Nếu thấy cần, nên tiến hành các chu trình thử sơ bộ để xem bướm ga, hộp số, li hợp và hệ thống phanh hoạt động như thế nào là tốt nhất và cũng để thực hiện một chu trình thử xấp xỉ với một chu trình thử lý thuyết trong một giới hạn cho phép.
5.1.2.1. Nếu gia tốc của xe môtô đã đủ thì chu trình lý thuyết miêu tả trong 5.1.1 phải được thực hiện.
5.1.2.2. Nếu gia tốc của xe môtô không đủ để tiến hành các giai đoạn tăng tốc trong giới hạn dung sai cho phép, xe được chạy với bướm ga được mở hoàn toàn cho tới khi đạt được vận tốc đã cho đối với chu trình thử và chu trình được tiến hành bình thường.
5.1.3. Sử dụng hộp số
Việc sử dụng hộp số phải theo qui định của nhà sản xuất, tuy nhiên, nếu không có hướng dẫn, phải chú ý các điểm sau:
5.1.3.1. Hộp số cơ khí
Trong mỗi giai đoạn ở vận tốc không đổi, vận tốc quay của động cơ nếu có thể phải ở trong khoảng 50-90% vận tốc tương ứng với công suất tối đa của động cơ. Khi vận tốc này đạt được bởi hai hay nhiều số, xe môtô phải được thử với tay số cao hơn.
Khi tăng tốc, xe môtô phải được thử ở tay số nào thích ứng với việc tăng tốc do chu trình thử đặt ra. Số cao hơn sẽ được sử dụng ở giai đoạn cuối khi vận tốc quay đạt 110% của vận tốc phù hợp với công suất tối đa của động cơ.
Khi giảm tốc, giảm số trước khi động cơ bắt đầu quay không đột ngọt, ở giai đoạn cuối khi vận tốc quay của động cơ bằng 30% vận tốc ứng với công suất tối đa của động cơ. Khi đang giảm tốc không nên vào số một.
5.1.3.2. Hộp số tự động và bộ biến đổi momen. Sử dụng vị trí “khớp nối”.
5.1.4. Dung sai
5.1.4.1. Cho phép dung sai 1km/h so với vận tốc lý thuyết khi tăng tốc, vận tốc không đổi và khi giảm tốc. Nếu môtô giảm tốc nhanh mà không dùng phanh, thì áp dụng các điều qui định trong 5.5.5.3. Cho phép dung sai vận tốc lớn hơn dung sai đã nói ở trên khi đổi giai đoạn, nhưng trong bất cứ lúc nào sự vượt quá của dung sai vận tốc cũng không được diễn ra trong thời gian lớn hơn 0,5s.
5.1.4.2. Dung sai thời gian là 0,5s.
5.1.4.3. Dung sai vận tốc và thời gian được kết hợp và minh họa trên hình 1.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.