TCVN 5966
: 1995
ISO 4225 : 1990
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - THUẬT NGỮ
Air quality - General - Terminology
Tiêu chuẩn này giải nghĩa những thuật ngữ thông dụng liên quan đến việc lấy mẫu và đo đạc các khí, hơi và bụi để xác định chất lượng không khí.
Thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương ứng cho ở phụ lục A
Tiêu chuẩn ISO 9169: Chất lượng không khí. Xác định tính năng đặc trưng của các phương pháp đo, được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này
3.1. Sự làm giảm
Làm giảm bớt chất ô nhiễm hoặc một kiểu thải nào đó mà bắt buộc phải loại bỏ
3.2. Sol khí (Aerosol)
Thể lơ lửng trong môi trường khí của các hạt nhân chất rắn, hạt chất lỏng hoặc các hạt chất rắn và lỏng có tốc độ rơi không đáng kể
3.3. Chất ô nhiễm không khí
Mọi chất thải vào khí quyển hoặc do hoạt động của con người hoặc do các quá trình tự nhiên, và tác động có hại đến con người hoặc môi trường
3.4. Sự ô nhiễm không khí
Sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự nhiên, và nếu nồng độ đủ lớn và thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái dễ chịu, sức khoẻ hoặc lợi ích của người hoặc môi trường
3.5. Các nhân Altken
Những hạt có đường kính nhỏ hơn 0,1 Pm thường tồn tai trong khí quyển từ vài ngàn đến vài trăm ngàn hạt trong 1 ml. Chúng được thải vào khí quyển do các quá trình tự nhiên và các quá trình có nguồn gốc từ sự hoạt động của con người. Chúng cũng được tạo thành trong khí quyển do các quá trình vật lí và hoá học
3.6. Không khí xung quanh
Không khí ngoài trời mà con người, thực vật, động vật hoặc vật liệu có thể tiếp xúc với nó
3.7. Chất lượng không khí xung quanh
Trạng thái của không khí xung quanh được biểu thị bằng độ nhiễm bẩn
3.8. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
Chất lượng không khí xung quanh được qui định có tính pháp lí, thường được xác định thống kê bằng cách đặt một giới hạn nồng độ của một chất ô nhiễm không khí trong một thời gian trung bình qui định
3.9. Máy tách bụi
Thiết bị được thiết kế để tách hạt bụi khỏi môi trường khí
3.10. Tro
Phần rắn còn lại sau khi đốt các chất chứa cacbon. Mặc dù tro có thể chứa nhiên liệu cháy dở nhưng với mục đích phân tích thì vẫn thường coi như là đốt cháy hoàn toàn
3.11. Khí quyển (của quả đất)
Toàn bộ khối không khí bao quanh quả đất
3.12. Thời gian trung bình
Khoảng thời gian trong đó chất lượng không khí được biểu diễn dưới dạng một số trung bình (Tham khảo các phương pháp đo, xem ISO 9169)
3.13. Nồng độ nền (của ô nhiễm không khí)
Phần chất lượng không khí xung quanh không liên quan trực tiếp đến các nguồn ô nhiễm đang nghiên cứu
3.14. Túi lọc
Túi bằng vải được dùng để lọc bụi khỏi một dòng khí
3.15. Bộ lọc túi
Thiết bị gồm các túi lọc và một cơ cấu xả bụi vào thùng chứa đặt trong một cấu trúc bảo vệ, (xem 3.14, Túi lọc)
3.16. Vùng thở
Phần khí quyển trực tiếp mà con người thở, thường được chấp nhận là một bán cầu có bán kính 3 dm trùm trước mặt người mà tâm điểm là điểm giữa đường nối hai tai.
Đáy của bán cầu là mặt phẳng đi qua đường này, đỉnh đầu và thanh quản
3.17. Bình sục khí
Một dụng cụ để dẫn mẫu khí qua một môi trường hấp thụ lỏng. Phần cuối ống dẫn khí vào nằm dưới bề mặt chất lỏng và có thể được lắp thêm bộ phân phối để phân tán khí vào trong chất lỏng
3.18. Bộ va đập phân loại
Thiết bị dùng để thu gom bụi đồng thời gây va đập để tách riêng từng cỡ hạt dựa vào động lượng
3.19. Hiệu ứng ống khói
Hiện tượng chuyển động lên cao của một khối không khí cục bộ hoặc của các khí khác do chênh lệch nhiệt độ
3.20. Ngưỡng
Cỡ hạt từ đó hiệu quả thu giữ của một máy tách bụi giảm xuống thấp hơn giá trị qui định trong những điều kiện xác định
3.21. Xiclon
(1) Thiết bị tách bụi hoặc giọt nhỏ bằng cách dùng lực li tâm sinh ra từ sự chuyển động của khí
(2) Hiện tượng gió lớn thổi vòng quanh một vùng áp thấp (khí tượng học)
3.22. Các thông số phân tán Gauss
Các thông số thường gọi là giá trị xích ma, mô tả sự tăng kích thước của một chùm hoặc luồng không khí theo mô hình ganuss là hàm của khoảng cách lan truyền hoặc thời gian lan truyền. Chúng thay đổi theo độ ổn định của khí quyển
3.23. Giọt nhỏ
Hạt chất lỏng nhỏ có kích thước và khối lượng riêng ở mức sẽ bị rơi xuống trong điều kiện tĩnh, nhưng có thể vẫn lơ lửng trong các điều kiện cuốn xoáy, chủ yếu là các hạt nhỏ hơn 200Pm
3.24. Tốc độ giảm nhiệt độ đoạn nhiệt khô Xem 3.53 tốc độ giảm nhiệt độ
3.25. Bụi
Những hạt nhỏ của chất rắn (thường hiểu là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75Pm), tự lắng xuống do trọng lượng của chúng những vẫn có thể lơ lửng một thời gian (Xem 3.41 bụi thô)
3.26. Chiều cao hiệu dụng của ống khói
Chiều cao dùng để tính sự phát tán của các khí thải ra từ ống khói, chiều cao này khác với chiều cao thực của ống khói một lượng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ khí thoát ra, hiệu ứng nổi và tốc độ gió; chiều cao này có thể bị ảnh hưởng của địa hình
3.27. Thiết bị thu gom tĩnh điện
Thiết bị để tách bụi khỏi dòng khí. Khí được cho đi qua một dãy các điện cực được duy trì ở điện thế rất cao. Các hạt bị tích điện rồi bị hút về các điện cực tích điện cao và bám vào đó.
3.28. Lắng đọng
Phương pháp tách các hạt bằng cách sử dụng tốc độ sa lắng khác nhau của các hạt khi chúng lơ lửng trong một chất lỏng đang chảy.
3.29. Phát thải
Sự thải các chất vào khí quyển. Điểm hoặc bề mặt từ đó sự thải xảy ra được gọi là "nguồn". Thuật ngữ này được dùng để mô tả sự thải và tốc độ thải. Thuật ngữ này cũng được áp dụng cho tiếng ồn, nhiệt v.v...
3.30. Nồng độ phát thải
Nồng độ của chất ô nhiễm không khí phát ra ở điểm thải
3.31. Hệ số phát thải
Tỉ số giữa tốc độ chất ô nhiễm không khí thải ra do một hoạt động nào đó và tốc độ của hoạt động ấy. Ví dụ: Lượng S02 tính bằng kilôgam phát thải khí sản xuất được 1 tấn thép.
3.32. Thông lượng phát thải
Tốc độ phát thải trên một đơn vị diện tích bề mặt của nguồn thải
3.33. Tốc độ phát thải
Khối lượng (hoặc một tính chất vật lí khác) của chất ô nhiễm truyền vào khí quyển trong một đơn vị thời gian
3.34. Tiêu chuẩn phát thải
Tốc độ phát thải được qui định có tính pháp lí, thường được xác định thống kê bằng cách đặt một giới hạn cho tốc độ phát thải hoặc nồng độ ở mức pha loãng xác định hoặc độ mờ
3.35. Đường kính tương đương
Đường kính của một hạt hình cầu có tác dụng về mặt hình học, quang học, điện và khí động giống như hạt đang được nghiên cứu
3.36. Tro bay
Những hạt tro rất nhỏ bị cuốn theo khí ống khói do đốt nhiên liệu
3.37. Sương mù
Thuật ngữ chung dùng chỉ trạng thái lơ lửng của các giọt nhỏ trong khí. Trong khí tượng học thuật ngữ này để chỉ trạng thái lơ lửng của những giọt nước nhỏ bé làm tầm nhìn giảm xuống dưới 1 km
3.38. Khói kim loại
Sol khí của các hạt rắn, thường sinh ra từ các quá trình luyện kim do sự ngưng tụ của các chất nóng chảy bay hơi và thường kèm theo các phản ứng hoá học như sự ôxi hoá.
3.39. Khói hoá chất
Thuật ngữ thường dùng để chỉ các chất nặng mùi, khó chịu bốc ra từ các quá trình hoá học
3.40. Sự hun khói
Hiện tượng khí quyển trong đó sự ô nhiễm bị giữ lại ở tầng nghịch chuyển được đưa nhanh xuống mặt đất do sự chuyển động cuốn xoáy khi sự nghịch chuyển bị phá huỷ
3.41. Bụi thô
Các hạt rắn trong khí quyển hoặc trong các ống khói (xem 3.25 bụi), cỡ hạt lớn hơn 75 Pm
3.42. Bụi bặm
(xem 3.25 bụi và 3.41. bụi thô
Thuật ngữ chung để chỉ các hạt rắn có kích thước khác nhau và nói chung có thể lơ lửng trong khí một thời gian nhất định
3.43. Nồng độ mặt đất
Lượng chất khí, lỏng hoặc rắn trên một đơn vị thể tích không khí thường được đo ở một chiều cao qui định
4.44. Mù
Trạng thái lơ lửng trong khí quyển của những hạt cực kì nhỏ, không nhìn thấy được từng hạt bằng mắt thường nhưng nếu lượng đủ lớn chúng làm cho khí quyển có vẻ trắng đục và tầm nhìn bị giảm
4.45. Sự nhận
Sự chuyển các chất ô nhiễm từ khí quyển tới "vật nhận"; Ví dụ: các chất ô nhiễm được phổi giữ lại. Nó không đồng nghĩa với nồng độ mặt đất nhưng nghịch nghĩa với sự phát thải
4.46. Liều nhận
Toàn bộ dòng nhận đi vào trong vật nhận trong suốt thời gian tiếp xúc
4.47. Thông lượng nhận
Tốc độ nhận vào qui về một đơn vị diện tích bề mặt của vật nhận
4.48. Tốc độ nhận
Khối lượng (hoặc một tính chất vật lí khác) của chất ô nhiễm chuyển vào vật nhận trong một đơn vị thời gian
3.49. Bộ lấy mẫu va đập
Thiết bị lấy mẫu dùng sự va đập và lưu giữ để thu gom bụi và khí
3.50. Không khí trong nhà
Không khí trong không gian kín, thí dụ trong các nhà ở hoặc nhà công cộng
3.51. Chất cản trở
Bất kì thành phần nào đó của mẫu không khí (trừ thành phần được đo) ảnh hưởng đến kết quả của phép đo
3.52. Lấy mẫu đẳng tốc
Phương pháp lấy mẫu bụi lơ lửng trong một dòng khí mà tốc độ lấy mẫu (tốc độ và hướng) bằng tốc độ của dòng khí ở điểm lấy mẫu
3.53. Tốc độ giảm (nhiệt độ)
Sự thay đổi của một thông số khí quyển theo độ cao, đó là nhiệt độ, trừ khi có qui định khác.
Sự thay đổi này được coi là dương nếu nhiệt độ giảm theo chiều tăng độ cao. Nếu điều kiện khí tượng có tốc độ giảm nhiệt độ khí quyển bằng tốc độ để nâng đoạn nhiệt một lượng không khí khô (khoảng 100C km) thì khí quyển được coi là có tốc độ giảm nhiệt độ đoạn nhiệt khô
3.54. Thời gian đo
Khoảng thời gian giữa các phép đo đầu và cuối
3.55. Vi khí tượng
Một phần của khí tượng học giải quyết việc quan sát và giải thích những hiện tượng vật lí và động học nhỏ nhất trong khí quyển
Cho đến nay những nghiên cứu trong lĩnh vực này được giới hạn ở lớp bề mặt biên của khí quyển nghĩa là từ bề mặt quả đất đến một độ cao mà ảnh hưởng của bề mặt ngay dưới đó lên thành phần và chuyển động của không khí trở nên không đáng kể
3.56. Sương
Thuật ngữ không chặt chẽ dùng để chỉ trạng thái lơ lửng của những giọt nhỏ không khí. Trong khí tượng học nó làm cho tầm nhìn nhỏ hơn 2 km nhưng lớn hơn 1 km
(xem 3.37 sương mù)
3.57. Monitoring
(1) Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này để chỉ phép đo lặp lại để theo dõi sự biến đổi của một thông số trong suốt một quãng thời gian
(2) Theo nghĩa hẹp của thuật ngữ là phép đo định kì mức độ ô nhiễm theo một tiêu chuẩn nào đó hoặc để đánh giá tính hiệu quả của một hệ thống điều chỉnh và kiểm soát
3.58. Tháng
Để thông báo phân tích tổng thể không khí xung quanh được thực hiện hàng tháng giá trị trung bình được tính trên cơ sở tháng là 30 ngày
3.59. Nồng độ nền tự nhiên
Nồng độ của một chất (loại) đã cho trong một khối lượng khí nguyên sơ trong đó sự phát thải có nguồn gốc do hoạt động của con người là không đáng kể
3.60. Chất có mùi
Chất có mùi đặc trưng và dễ phân biệt
3.61. Mùi
Tính chất của một chất kích thích khứu giác
3.62. Nhóm thử mùi
Nhóm người so sánh cường độ mùi của một chất với thang so sánh hoặc nhận biết một chất nhờ mùi của nó
3.63. Ngưỡng mùi
Ngưỡng phát hiện mùi hoặc ngưỡng nhận ra mùi
3.64. Ngường phát hiện mùi
Nồng độ tối thiểu để một nửa số dân có thể phát hiện được mùi. Để xác định ngưỡng mùi các nhóm thử mùi được sử dụng như là mẫu đại diện của một số dân
3.65. Ngưỡng nhận ra mùi
Nồng độ tối thiểu để một nửa số dân có thể phát hiện được mùi. Để xác định ngưỡng nhận ra mùi các nhóm thử mùi được sử dụng làm đại diện của một số dân
3.66. Hạt
Khối nhỏ riêng rẽ của chất rắn hoặc chất lỏng
3.67. Phản ứng quang hoá
Phản ứng có thể xẩy ra khi một số chất xác định tiếp xúc với bức xạ quang hoá
3.68. Sương mù quyện khói quang hoá
Kết quả của các phản ứng trong khí quyển giữa các nitơ ôxít, các hợp chất hữu cơ và các chất ôxi hoá do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời dẫn đến sự tạo thành các hợp chất ôxi hoá hoặc có thể gây ra sự giảm tầm nhìn, làm cay mắt hoặc làm hư hại vật liệu và cây cối nếu nồng độ của chúng đủ lớn
3.69. Chùm (luồng)
Luồng tuôn ra (thường thấy được) từ chỗ thoát như ống khói hoặc lỗ thoát
3.70. Độ nâng chùm (luồng)
Chiều cao của đường tâm của một chùm so với mức từ đó nó được phát thải vào khí quyển
3.71. Chất ô nhiễm sơ cấp
Chất ô nhiễm không khí được phát thải trực tiếp từ nguồn, còn chất ô nhiễm thứ cấp được tạo thành trong khí quyển
3.72. Đầu lấy mẫu
Thiết bị thướng có dạng ống dùng để lấy mẫu hoặc đo bên trong đường ống hoặc ống khói
3.73. Cuốn do mưa
Cơ chế mà nhờ đó các hạt nhỏ trong mây bị loại đi do tạo thành những giọt mưa
(xem 3.95 Rửa do mưa)
3.74. Nhận biết từ xa
Sự xác định các chất trong khí quyển hoặc sự phát thải hoặc các thông số khí tượng trong khí quyển nhờ những công cụ không tiếp xúc trực tiếp với mẫu đang được nghiên cứu
3.75. Hiệu quả lưu giữ
Tỉ số của lượng bụi bị lưu giữ bởi thiết bị tách và lượng bụi đi vào thiết bị tách (nói chung được biểu diễn bằng %)
3.76. Số Ringelmann
Giá trị biểu thị độ tối của một chùm khói được đánh giá bằng cách nhìn so sánh với bộ thang màu được đánh số từ 0 (trắng) đến % 5 (đen) (Biểu đồ khói của Ringelmann)
3.77. Lấy mẫu
3.77.1.Lấy mẫu liên tục
Lấy mẫu không ngắt quãng suốt một công đoạn hoặc một thời gian đã xác định trước
3.77.2.Lấy mẫu tức thời
Lấy mẫu trong thời gian rất ngắn, cũng còn gọi là lấy mẫu nhanh
3.78. Thời gian lấy mẫu
Khoảng thời gian để lấy được một mẫu riêng biệt
3.79. Sự quét sạch
Sự loại các chất ô nhiễm khỏi khí quyển bằng các quá trình tự nhiên
3.80. Bộ rửa ướt
Thiết bị nhờ đó mà các chất ô nhiễm là bụi hoặc khí bị loại bỏ khỏi dòng khí bằng cách cho tiếp xúc hoặc va chạm với những bề mặt ướt, hoặc bằng cách phun sương chất lỏng
3.81. Sự rửa khí
Quá trình được sử dụng trong lấy mẫu khí hoặc làm sạch khí, trong đó một số thành phần trong dòng bị loại bỏ nhờ tiếp xúc với bề mặt chất lỏng trên vật liệu tẩm ướt, trên những giọt sương phun hoặc giọt nhỏ trong bình sục khí v.v...
3.82. Các chất ô nhiễm thứ cấp
Các chất ô nhiễm có thể được sinh ra trong khí quyển bằng các quá trình lí, hoá học từ các chất ô nhiễm sơ cấp, hoặc từ các chất khác có mặt do các nguồn tĩnh hoặc động phát ra
3.83. Buồng lắng
Buồng được thiết kế để giảm tốc độ khí nhằm thúc đẩy sự sa lắng bụi ra khỏi dòng khí
3.84. Sương mù quyệt khói
(Thuật ngữ bắt nguồn từ các thuật ngữ khói và sương mù): Sự ô nhiễm khí quyển mạnh bởi các sol khí sinh ra từ các quá trình tự nhiên và từ những hoạt động của con người (xem 3.68. sương mù quyện khói quang hoá)
3.85. Khói nhiên liệu
Sol khí nhìn thấy được, thường sinh ra từ sự đốt nhiên liệu (không kể hơi nước)
3.86. [Khói]
(Xem 3.38 Khói kim loại, 3.39 Khói hoá chất, và đặc biệt 3.85 Khói nhiên liệu để chọn lấy thuật ngữ phù hợp)
Toàn bộ các khí sinh ra do sự cháy và bụi cuốn theo chúng
(Suy rộng ra gồm cả các khí kéo theo các hạt sinh ra từ quá trình hoá học hoặc từ quá trình luyện kim)
3.87. Muội than
Những khối kết tụ của mồ hóng tự tách khỏi thành ống khói và được thổi ra bởi khí ống khói và sau đó rơi xuống vùng xung quanh
3.88. Mồ hóng
Các hạt cacbon được tạo thành khi sự đốt cháy không hoàn toàn và bị lắng đọng trước khí phát ra
3.89. Nguồn thải
Xem 3.29 Sự phát thải
3.90. Độ bền (của khí quyển)
Trạng thái cân bằng thuỷ tinh của khí quyển trong đó một khối khí được dời khỏi mức ban đầu phải chịu một lực thuỷ tinh có xu hướng trả nó lại vào mức cũ. Nếu khối khí dời chuyển mà không chịu một lực thuỷ tĩnh, thì đó được gọi là điều kiện bền trung hoà; nếu nó chịu một lực thuỷ tinh có xu hướng dời chuyển nó xa hơn mức ban đầu của nó thì đó là điều kiện không bền tĩnh (hoặc thuỷ tinh)
3.91. Bụi lơ lửng
Tất cả những bụi trong khí quyển hoặc trong dòng khí ống khói, bền trong quãng thời gian dài vì chúng rất nhỏ nên có tốc độ rơi không đáng kể
3.92. Kim loại vết
Kim loại tìm được ở nồng độ thấp trong khí quyển
3.93. Sự lan truyền
Hiệu ứng kết hợp của sự vận chuyển và các phản ứng khí quyển lên các chất ô nhiễm
3.94. Hơi
Pha khí của chất có thể tồn tại đồng thời ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái rắn của chất ấy
3.95. Rửa do mưa
Loại bỏ khí, và đôi khi là bụi, khói khí quyển nhờ dung dịch của chúng ở trong hoặc dính vào những giọt mưa khi chúng rơi xuống; đôi khi cũng gồm cả mưa (xem 3.73 cuốn do mưa)
3.96. Không khí nơi làm việc
Khí quyển trong nhà hoặc ngoài trời mà con người phải tiếp xúc trong những giờ làm việc ở nơi làm việc.
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP TƯƠNG ỨNG
Số mục trong tiêu chuẩn |
Tiếng Anh |
Tiếng Pháp |
1 |
2 |
3 |
3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13
3. 14 3.15 3. 16 3.17 3.18 3.19 3.20 3.21 3.22 3.23 3.24 3.25 3.26 3.27 3.28 3.29 3.30 3.31 3.32 3.33 3.34 3.35 3.36 3.37 |
abatement aerosol air pollutant air pollution Aitken nuclei ambient air ambient air quality ambient air quality Standard arrester ash atmosphere averaging time background concentration (of air pollution) bag filter bag house breathing zone bubbler cascade impactor chimney effect cut-off cyclone dispersion parameters droplet drV adiabatic lapse rate dust effective chimney height electrostatic precipitator elutriation emission emission concentration emission factor emission flux emission rate emission standard equivalent diameter fly ash fog |
réduction aerosol pollutiant de l'air pollution d'air noyaux d'Aitken ambiant air qualité l'air ambiant norme de qualité đe l'air ambiant séparature cendre atmosphére (de la terre) temps moyen bruite de fond (de la pollution de l'air ) filtre à manches batterie de filtres a manches zone respiratoire barboteụr impacteur en cascade effect de cheminée diamètre de coupure cyclone paramètres gaussiens de dispersion gouttelette gradient sec adiabatique
hauteur de cheminée efflcace depoussìéréúr électrostatique élutriation émission concentration de l'émission facteur d'élnission flux d'ểmission débi d'émission norme d'émission diamètre équivalent cendre volante brouillard |
3.38 |
fume |
|
3.39 |
fumes |
|
3.40 |
fumigation |
fumigation |
3.41 |
grit |
|
3.42 3.43 3.44 3.45 3.46 3.47 3.48 3.49 3.50 3.51 3.52 3.53 3.54 3.55 3.56 3.57 3.58 3.59 3.60 3.61 3.62 3.63 3.64 3.65 3.66 3.67 3.68 3.69 3.70 3.71 3.72 3.73 3.74 3.75 3.76 3.77 3.77.1 3.77.2 3.78 3.79 3.80 3.81 3.82 3.83 3.84 3.85 3.86 3.87 3.88 3.89 3.90 3.91 3.92 3.93 3.94 3.95 3.96 |
dust and grit ground level concentration haze immission immision dose immission flux immission rate impinger indoor air interference isokinectic sampling lapse rate measurement period micrometorology mist monitoring month natural background concentration odorant odour odour panel odour threshold odour detection threshold , odour recognition threshold particle photochemical reaction photochemical smog' plume plume rise primary pollutant probe rain – out remote sensing retention efficency Ringelmann number sampling continuous sampling grab sampling sampling time scavenging scrubber scrubbing secondary pollutants settling chamber smog smoke (fume: fumes, smoke) smuts soot source stabilitty (of the atmosphere) suspended matter trace metal tlasmission vapour wash - out workplace air |
poussière concentration au niveau du sol brume sèche immission dose d'immission flux d'immission débit d'immission impacteur air intérieur interférent échantillonnage isocinétique gradient période de mesuragt micrométéorologie brume contrôle mois bruit de fond naturel substance odorante odeur panel seuil d'odeur seuil de détection d'odeur seuil de perception d'odeur particule réaction photochimique panache montée panache pollut'mt primaire sonde entrainement par la plute détection à distance rendement d'un séparateur nombre de Ringelmann échantillonnage échantillonnage continu échantillonnat,ơe instantané durée d'échantillonnage scavenging laveur humide lavage polltants secondaires chambre de sédimentation fumée fumée fumerons suie source stabilité (de l'atmosphère) matière en suspension métal - trace transmission vapeur lavage par la pluie air des lieux de travail |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.