ANTEN MÁY THU HÌNH
Television receiving antenna
Lời nói đầu
TCVN 5771 -1993 được xây dựng trên cơ sở Tài liệu kỹ thuật của Nippon antenna CO LTD và DOCT 11289 - 80.
TCVN 5771 - 1993 do Viện Điện tử và Tin học Bộ Công nghiệp nặng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học , Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 1849 ngày 31 tháng 12 năm 1993.
ANTEN MÁY THU HÌNH
Television receiving antenna
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại anten dàn (yagi) máy thu hình (sau đây gọi là anten ) có 3,5,7 và 14 chấn tử với chấn tử tiếp xạ là loại chấn tử vòng dẹt, dùng để thu các tín hiệu truyền hình trong dải sóng mét (VHF) của chương trình truyền hình theo tiêu chuẩn OIRT và CCIR.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại anten chuyên dụng và các loại anten co chấn tử tiếp xạ khác.
1. Thông số và kích thước cơ bản
1.1 Anten khi chế tạo phải đảm bảo được các thông số cơ bản như quy định trong bảng 1.
Bảng 1
Các thông số | Loại anten | |
3,5,7 chấn tử | 14 chấn tử | |
1. Dải tần số thu chọn trong khoảng, MHz, | 48 - 230 | |
2. Độ tăng ích không nhỏ hơn, dB. | 3,5 | 8 |
3. Góc thu sóng không lớn hơn, jo | 50 | 40 |
4. Trở kháng của chấn tử tiến xạ, W | 300 ± 20 | 300 ± 20 |
1.2. Hình dạng anten phải phù hợp với hình 1 và các kích thước theo quy định trong các bảng 2,3,4 và 5.
Hình 1a ANTEN 3 CHẤN TỬ | Hình 1b CHẤN TỬ TIẾP XẠ VÒNG DẸT | |
Hình 1c ANTEN 5 CHẤN TỬ | Hình 1f Hình dạng anten 3 chấn tử | |
Hình 1g Một dạng hình anten 7 chấn tử | ||
Hình 1e Anten 14 chấn tử (có 5 chấn tử phản xạ) | ||
Kích thước của anten 3 chấn tử
Bảng 2
Kích thước và khoảng cách giữa các chấn tử, mm | Dùng cho các kênh truyền hình | |||
2, 3 | 6, 7, 8 | 9, 10, 11, 12 | 6 - 12 | |
A | 1780 | 765 | 650 | 640 |
B | 2000 | 860 | 830 | 840 |
C | 1550 | 665 | 570 | 620 |
a | 580 | 250 | 215 | 275 |
b | 390 | 170 | 145 | 110 |
Kích thước của anten 5 chấn tử
Bảng 3
Kích thước và khoảng cách giữa các chấn tử, mm | Dùng cho các kênh truyền hình | |||
2, 3 | 6, 7, 8 | 9, 10, 11, 12 | 6 - 12 | |
A | 1800 | 780 | 660 | 630 |
B | 2035 | 880 | 750 | 830 |
C | 1630 | 705 | 600 | 620 |
D | 1620 | 700 | 595 | 580 |
E | 1580 | 680 | 585 | 550 |
a | 780 | 340 | 285 | 275 |
b | 475 | 205 | 175 | 110 |
c | 455 | 195 | 170 | 220 |
d | 480 | 205 | 175 | 345 |
Kích thước của anten 7 chấn tử
Bảng 4
Kích thước và khoảng cách giữa các chấn tử, mm | Dùng cho các kênh truyền hình | |||
2, 3 | 6, 7, 8 | 9, 10, 11, 12 | 6 - 12 | |
A | 1810 | 680 | 650 | 680 |
B | 2120 | 850 | 815 | 800 |
C | 1450 | 640 | 620 | 620 |
D | 1400 | 620 | 600 | 620 |
E | 1400 | 600 | 575 | 600 |
F | 1350 | 575 | 555 | 600 |
G | 1350 | 570 | 515 | 580 |
a | 645 | 285 | 255 | 260 |
b | 250 | 120 | 100 | 110 |
c | 485 | 235 | 315 | 220 |
d | 505 | 370 | 325 | 250 |
e | 520 | 385 | 330 | 345 |
f | 540 | 400 | 360 | 365 |
Kích thước của anten 14 chấn tử
Bảng 5
Kích thước và khoảng cách giữa các chấn tử, mm | Dùng cho các kênh truyền hình | |||
2, 3 | 6, 7, 8 | 9, 10, 11, 12 | 6 - 12 | |
A | 1810 | 710 | 630 | 680 |
B | 2120 | 850 | 750 | 800 |
C | 1450 | 670 | 620 | 615 |
D | 1450 | 670 | 620 | 615 |
E | 1400 | 650 | 580 | 600 |
F | 1400 | 650 | 580 | 600 |
G | 1350 | 630 | 570 | 585 |
H | 1350 | 630 | 570 | 585 |
I | 1300 | 600 | 555 | 570 |
K | 1300 | 600 | 555 | 570 |
a | 710 | 400 | 355 | 350 |
b | 275 | 195 | 170 | 140 |
c | 530 | 370 | 305 | 200 |
d | 530 | 370 | 305 | 220 |
e | 560 | 390 | 325 | 220 |
f | 560 | 390 | 325 | 250 |
g | 590 | 405 | 360 | 250 |
h | 590 | 405 | 360 | 300 |
i | 590 | 405 | 360 | 300 |
Chú thích
1. A là chấn tử tiếp xạ
2. B là chấn tử phản xạ có thể bố trí theo các cách khác nhau.
3. C, D, E, F, G, H, I, K là chấn tử hướng xạ
4. Cho phép sai số kích thước: 2%
5. Khoảng cách giữa các chấn tử là khoảng cách giữa các trục của ống làm chấn tử.
2.1. Kết cấu anten phải phù hợp với hình dạng, kích thước và thông số cơ bản của tiêu chuẩn này.
2.2. Anten phải làm việc an toàn, tin cậy và ổn định trong điều kiện khí hậu phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 1443 -77
2.3. Anten phải đảm bảo bền vững chắc chắn, không được biến dạng dưới tác động của môi trường sử dụng.
2.4. Các chấn tử của anten phải song song và nằm trên mặt phẳng theo thiết kế.
2.5. Các chấn tử của anten phải làm bằng kim loại màu, nếu làm bằng ống nhôm cần phải tròn đều, chiều dày ống không được nhỏ hơn 1 mm, đường kính ống không được nhỏ hơn 10 mm
Chú thích: Các chấn tử có thể làm bằng các kim loại màu uốn tròn nhưng không đuợc có khe hở
2.6. Các chi tiết bằng kim loại phải đảm bảo độ chính xác theo thiết kế để khi lắp ráp anten được dễ dàng, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật. Các chi tiết này nên xi mạ để chống gỉ và chống ăn mòn.
2.7. Các chi tiết bằng nhựa cần đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng, không được nứt vỡ, biến dạng dưới tác động của môi trường sử dụng.
2.8. Hộp đấu dây giữa chấn tử tiếp xạ và dây fiđơ phải được che kín, các chỗ đầu dây phải được bắt ốc chắc chắn để đảm bảo tiếp xúc tốt. Giữa anten và dây fiđơ nên có bộ phối hợp trở kháng.
3.1. Qui định chung
3.1.1. Các phép đo thử anten được tiến hành trong điều kiện làm việc bình thường như:
- Nhiệt độ môi trường thử: 27 ± 5°C
- Độ ẩm tương đối: 65 ± 15%
- Không có mưa bão, sấm chớp
3.1.2. Khi đo thử, tất cả các máy đo đều phải được cung cấp nguồn điện áp danh định với sai số không vượt quá ± 2% và sai số về tần số (nếu dùng điện xoay chiều) so với giá trịnh danh định không vượt quá ± 1 Hz.
3.1.3. Anten thử phải đặt ở ngoài trời cách xa các vật cản, vật che chắn hoặc gây phản xạ sóng.
3.1.4. Anten thử được nối với thiết bị đo bằng dây fiđơ song hành có trở kháng đặc tính 300 ± 21W chiều dài dây nên lấy bằng nl/2 (n là số nguyên, l là bước sóng).
3.2. Phương tiện thử:
Phương tiện để đo các thông số và kích thước của anten gồm các thiết bị sau đây:
1) Máy đo cường độ trường, đo được trong dải sóng VHF với sai số cho phép là 5%.
2) Máy tạo dao động cao tần hoặc máy phát hình trong dải sóng VHF, có công suất từ 1 – 5W, với sai số cho phép là 5%.
3) Vôn mét cao tần có sai số đó không lớn hơn 5%.
4) Wat nét cao tần có sai số đó không lớn hơn 5%.
5) Thiết bị quay tròn anten
6) Phương tiện đo kích thước như thước lá, panme có sai số đo theo phương tiện quy định.
3.3. Tiến hành thử
3.3.1. Đo độ tăng ích của anten được tiến hành theo những bước sau đây:
- Để anten hướng về phía đài phát hình theo kênh sóng đã chọn (hướng của các chấn tử dẫn xạ về phía đài phát hình).
- Nối dây fiđơ song hành một đầu vào chấn tử tiếp xạ của anten và một đầu vào máy đo cường độ trường như hình 2. - Điều chỉnh anten cho đúng hướng để cho cường độ trường chỉ trên máy đo là lớn nhất. Ghi lại giá trị này gọi là E1, tính bằng dB. - Giữ nguyên hướng của anten, tháo hết các thanh chấn tử hướng xạ và phản xạ (chỉ để lại chấn tử tiếp xạ). Khi đó cường độ trường thu được từ anten chỉ trên máy đo sẽ giảm đi, gọi giá trị này là E2. Độ tăng ích G của anten, tính bằng dB, được xác định theo công thức: G = E1 - E2 (dB) | |
1. Anten thu 2. Máy đo cường độ trường |
|
Hình 2 |
|
Nếu độ tăng ích của anten thu ở kênh đã chọn không nhỏ hơn giá trị qui định trong bảng 1 thì độ tăng ích của anten đạt yêu cầu.
3.3.2. Đo thử góc thu sóng của anten
Sơ đồ nguyên lý góc thu sóng của anten được trình bày trên hình 3.
Cách đo được tiến hành theo các bước sau đây:
- Hướng anten về phía đài phát hình và điều chỉnh chúng sao cho cường độ trường chỉ trên máy đo là lớn nhất gọi giá trị này là Eo.
- Điều chỉnh đường 0 - 0’ trên tọa độ cực trùng với hướng của anten này. Trên trục 0 - 0’ lấy một điểm ứng với giá trị Eo (Eo tương ướng với 0 dB)
- Dùng thiết bị quay tròn xoay anten theo chiều kim đồng hồ với các góc j1 = 10o; j2 = 20o; j3 = 30o; ……..jn = 360o và ghi lại giá trị cường độ trường E1; E2; E3 … En tương ứng với các góc xoay đó.
- Trên các trục ứng với các góc j1; j2; j3; … jn lấy các điểm có giá trị bằng Eo - E1; Eo - E2; Eo - E3, …. Eo - En (tính bằng dB).
- Từ điểm có cường độ trường Eo ứng với 0o và các điểm trên nối với nhau sẽ vẽ được đồ thị đặc tính phương hướng của anten.
- Từ điểm 00 trên đồ thị của tọa độ cực, theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, tìm được 2 điểm đối xứng với trục 0 - 0’ có giá trị Eo - Ex = 3 dB (0,707). Góc ứng với giá trị 3 dB là góc jx.
Góc thu của anten jo chính bằng 2jx (xem hình 4).
Nếu jo không lớn hơn giá trị quy định trong bảng 1 thì góc thu sóng của anten đạt yêu cầu thử.
1. Anten 2. Thiết bị quay anten 3. Máy đo cường độ trường. | Hình 4 Đặc tính phương hướng của anten |
Hình 3 |
|
3.3.3. Đo trở kháng của anten
Sơ đồ nguyên lý đo trở kháng chấn tử tiếp xạ của anten được trình bày trên hình 5.
1. Anten
2. Đường dây đo
3. Máy phát hình
Hình 5
Cách đo được tiến hành theo các phương thức sau đây:
1. Chưa đấu anten vào đường dây đo mà nối tắt ở cuối đường dây đo và cho máy phát làm việc để tạo chế độ nóng đúng trên đường dây đo. Dùng đầu đo để xác định các vị trí điểm nút điện áp trên đường dây đo.
2. Đấu anten vào điểm nút điện áp trên đường dây đo.
3. Dùng Wat mét cao tần để đo công suất tới Pt và công suất phản xạ Ppx. Từ đó tính ra hệ số sóng chạy Ke.
4. Dùng đầu đo để xác định vị trí mới của điểm nút điện áp trên đường dây đo và xác định khoảng cách dịch chuyển DL của vị trí điểm nút điện áp mới so với vị trí của điểm nút điện áp nói ở bước 1.
5. Với các trị số Ke và DL/l nói trên, dùng đồ thị vòng tròn Smith, để xác định các thành phần R và X của trở kháng chấn tử tiếp xạ anten và từ đó tính Z theo công thức:
Trong đó R là điện trở thuần của chấn tử tiếp xạ anten.
X là thành phần kháng của chấn tử tiếp xạ anten.
Nếu Z phù hợp với giá trị qui định trong bảng 1 thì trở kháng của chấn tử tiếp xạ anten đạt yêu cầu.
3.3.4. Kiểm tra kết cấu và hình dáng bên ngoài của anten
Khi kiểm tra kết cấu và hình dáng bên ngoài của anten phải kiểm tra các điểm sau đây:
- Hình dáng của anten, xem có phù hợp với bản vẽ thiết kế hoặc anten mẫu đã được xét duyệt không.
- Vật liệu chế tạo các thanh đỡ và các chấn tử cũng như hình thức bên ngoài của anten.
- Kiểm tra độ bền vững của anten bằng việc xem xét các chi tiết kim loại, các chi tiết bằng nhựa các mối tiếp xúc bằng ốc vít, các chi tiết này không được ảnh hưởng đến tới độ bền vững của anten.
3.3.5. Kiểm tra kích thước của anten:
Khi kiểm tra kích thước phải kiểm tra các kích thước của chiều dài các chấn tử, và khoảng cách giữa chúng, đường kính, chiều dầy các ống chấn tử bằng phương tiện đo như thước lá, panme và phải đảm bảo yêu cầu qui định trong bảng 2, 3, 4 và 5 của tiêu chuẩn này.
3.3.6. Phần bao gói phải kiểm tra nội dung ghi nhãn, chất lượng nhãn, số lượng các chấn tử và các phụ kiện kèm theo như ốc vít, tài liệu hướng dẫn cách lắp đặt và sử dụng như qui định ở điều 4 tiêu chuẩn này.
4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.
4.1. Khi xuất xưởng, anten phải được bao gói để đảm bảo không bị mất mát các chi tiết và hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
4.2. Nhãn hiệu cần phải in rõ bằng chất (mực hoặc sơn) không phai với nội dung sau đây:
- Tên sản phẩm;
- Tên kênh sóng sử dụng;
- Ký hiệu hoặc nhãn hiệu hàng hóa;
- Tên và địa chỉ sản xuất;
- Dấu kiểm tra KCS.
4.3. Kèm theo anten phải có bản hướng dẫn sử dụng, trong đó phải ghi rõ cách lắp đặt và các chỉ tiêu kỹ thuật chính của anten.
4.4. Anten cần được bảo quản trong kho khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ bảo quản từ 5 đến 40oC, độ ẩm tương đối với môi trường không khí không lớn hơn 85%, trong môi trường không có chất axit, kiềm và các hóa chất ăn mòn khác.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.