TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
LẤY MẪU
Spices and condiments. Sempling
Cơ quan biên soạn
Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực I
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số 695/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 948 - 1980.
1.1. Lô hàng giao nhận: là số lượng gia vị giao hoặc nhận cùng một thời điểm, theo cùng một hợp đồng hoặc chứng từ vận chuyển. Lô hàng giao nhận có thể bao gồm một hoặc nhiều lô hàng.
1.2. Lô hàng: là số lượng gia vị nhất định trong một lô hàng giao nhận, được coi là đồng nhất về các đặc tính và có thể đánh giá được chất lượng.
1.3. Mẫu ban đầu: là số lượng gia vị được lấy từ một vị trí của lô hàng đồng nhất. Phải lấy loạt mẫu ban đầu từ những vị trí khác nhau của lô hàng.
1.4. Mẫu chung: là số lượng gia vị thu được bằng cách đấu trộn các mẫu ban đầu của một lô hàng xác định.
1.5. Mẫu thí nghiệm: là số lượng gia vị lấy từ mẫu chung dùng để phân tích hoặc các thử nghiệm khác.
2.1. Người mua và người bán cùng thỏa thuận việc chỉ định người lấy mẫu. Nếu một trong hai bên yêu cầu, việc lấy mẫu sẽ được tiến hành có sự chứng kiến của người mua, (hoặc đại diện của người mua) và người bán (hoặc đại diện của người bán).
2.2. Việc lấy mẫu, chuẩn bị, bảo quản và xử lý mẫu phải rất cẩn thận sao cho không gây ảnh hưởng đến các đặc tính của sản phẩm. Cần tuân theo những điều hướng dẫn sau đây:
2.2.1. Mẫu phải lấy ở nơi không bị ảnh hưởng của không khí ẩm, bụi bậm, bồ hóng.
2.2.2. Dụng cụ lấy mẫu phải khô, sạch.
2.2.3. Phải giữ gìn cẩn thận để mẫu, sản phẩm được lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu không bị nhiễm bẩn
Dụng cụ lấy mẫu gồm những thứ sau đây:
3.1. Lấy mẫu trong bao: xiên lấy mẫu trong bao
3.2. Trộn mẫu và chia mẫu: các dụng cụ trộn và chia mẫu phù hợp.
Trong một lô hàng giao nhận, tất cả các kiện gia vị có cùng “thứ”, năm sản xuất và hạng chất lượng được lập thành một lô hàng đồng nhất.
Theo bản khai hoặc theo thông báo, nếu lô hàng giao nhận gồm nhiều “thử”, nhiều cấp chất lượng, khác năm sản xuất; hoặc lô hàng giao nhận biểu hiện sự không đồng nhất thì những kiện sản phẩm có cùng đặc tính sẽ được xếp thành một nhóm. Mỗi nhóm như vậy lập thành một lô hàng riêng biệt.
5. Phương pháp lấy mẫu ban đầu
5.1. Số lượng đơn vị bao gói (n) được chỉ định để lấy mẫu trong một lô hàng phụ thuộc vào cỡ lô (N) và theo bảng dưới đây:
Cỡ lô (N) | Số lượng đơn vị bao gói để lấy mẫu (n) |
Từ 1 đến 5 | Tất cả |
Từ 6 đến 49 | 5 |
Từ 50 đến 100 | 10% số đơn vị bao gói |
Trên 100 | Căn bậc hai (đã được làm tròn số) của số đơn vị bao gói |
Những đơn vị bao gói để lấy mẫu, được lấy một cách ngẫu nhiên, bằng cách sử dụng một bảng số ngẫu nhiên do người mua và người bán thỏa thuận. Nếu không có sẵn bảng số này, cần áp dụng quy trình sau đây:
Bắt đầu từ một đơn vị bao gói bất kỳ nào đó, đếm các đơn vị bao gói tiếp theo theo thứ tự 1, 2, 3… cho tới r và tiếp tục đếm như trên, những đơn vị bao gói thứ r sẽ được lấy mẫu; trị số r được tính như sau:
Trong đó:
N là cỡ lô
n là số lượng đơn vị bao gói để lấy mẫu nếu r là số thập phân thì lấy phần nguyên của số đó.
5.2. Khi sản phẩm đang trên đường vận chuyển. Có thể lấy mẫu khi xếp hoặc dỡ hàng. Số lượng đơn vị bao gói lấy mẫu theo bảng trị số r được xác định như trên. Trong quá trình xếp, dỡ, những đơn vị bao gói thứ r được đưa ra ngoài để lấy mẫu.
5.3. Dùng dụng cụ thích hợp lấy các mẫu ban đầu ở những vị trí khác nhau của mỗi đơn vị bao gói được chỉ định lấy mẫu.
Trộn cẩn thận các mẫu ban đầu nói trên để thành mẫu chung. Lượng mẫu chung phải không ít hơn 3 lần lượng mẫu cần dùng cho tất cả các phép thử tùy theo quy cách phẩm chất của mỗi loại gia vị.
Chia mẫu chung thành ít nhất 3 phần bằng nhau tùy theo số mẫu thí nghiệm cần có. Đó là các mẫu thí nghiệm. Một phần giao cho người mua, một phần giao cho người bán, phần thứ ba có dấu niêm phong của người mua và người bán (hoặc đại diện của mỗi bên) nếu họ có mặt khi lấy mẫu, hoặc có dấu niêm phong của người lấy mẫu. Mẫu này là mẫu trọng tài trong trường hợp có tranh chấp giữa người mua và người bán. Mẫu trọng tài được lưu giữ tại nơi mà hai bên mua bán đều chấp nhận.
8.1. Bao gói mẫu
Mẫu thí nghiệm được đựng trong lọ thủy tinh hoặc bao bì thích hợp; khô, sạch, kín và không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Bao bì đựng mẫu có kích thước sao cho kho chứa được gần đầy mẫu, có nắp đậy kín để không khí không lọt vào. Bao bì đựng mẫu phải được niêm phong cẩn thận sao cho nếu bị mở ra và niêm phong lại thì chắc chắn phát hiện được.
8.2. Ghi nhãn mẫu
Nhãn của các mẫu thí nghiệm cần có các thông tin liên quan đến mẫu và việc lấy mẫu sau đây:
- Ngày lấy mẫu;
- Tên và địa chỉ người lấy mẫu;
- Tên sản phẩm;
- Hạng;
- “Thứ”;
- Năm sản xuất.
Khi lấy mẫu, nếu phát hiện có côn trùng phá hoại thì phải ghi lại chi tiết vào nhãn của mẫu.
Mẫu thí nghiệm được giữ sao cho nhiệt độ của sản phẩm không quá chênh lệch so với nhiệt độ bình thường của môi trường. Các mẫu cần lưu giữ lâu phải được bảo quản ở nơi mát và ít ánh sáng.
Những mẫu thí nghiệm dùng để xác định các chỉ tiêu phải được chuyển đến các phòng thí nghiệm trong thời gian ngắn nhất.
Ngoài những thông tin thông thường, biên bản phải nêu tình trạng phẩm chất của gia vị, kỹ thuật lấy mẫu… (nếu những điểm đó chưa được quy định trong tiêu chuẩn này) hoặc mọi sự kiện ảnh hưởng tới việc lấy mẫu.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.